“Cốc cốc cốc, cốc cốc cốc…” tiếng mõ từ chòi canh đầu làng dồn dập báo về. Dân làng lo sợ, hốt hoảng. Trẻ, già, trai, gái run rẩy nhìn nhau, mặt mày tái nhợt trước cái tin hung dữ: Tây lùng. Tiếng sung thưa thớt từ xa mỗi lúc mỗi nhiều hơn và càng gần lại. Tây lùng có nghĩa là giết người, cướp của, hãm hiếp phụ nữ… Sự chộn rộn, hốt hoảng một lúc một tăng. Tai họa khủng khiếp đã đến bọn địch xua quân vào quê tôi bằng hai phía. Một cánh từ thị xã Quảng Trị theo tỉnh lộ kéo về. Một cánh từ đồn Cửa Việt ngược dòng sông Thạch Hãn đổ lên. Bọn chúng nào Tây trắng, Tây đen, Ma rốc, bảo vệ người Việt… hùng hổ kéo về cùng với tiếng súng nổ chát chúa và tiếng la ó loạn xị tạo nên những âm thanh nghe rùng rợn. Giặc Pháp đến đâu chúng thường tra hỏi đồng bào ta câu mà chúng đã thuộc lòng, dù phát âm còn trọ trẹ: “Việt
Giặc đã đến lục lọi từng nhà. Một thằng Tây trắng, dáng sĩ quan, tiến vào túp lều của mẹ con tôi. Nó nhìn thẳng vào mặt mẹ tôi, trợn mắt hỏi:
- Việt Nam, Việt Minh?
Mẹ tôi tỏ vẻ thật thà nhanh nhảu đáp:
- Dạ, bẩm quan Việt
Mặt thằng Tây dịu lại. Nó khen một tiếng “bông” (nghĩa là tốt) đưa tay xoa đầu tôi rồi bỏ đi.
Một lúc sau bọn Tây đen, Ma rốc kéo đến. Mặt mày chúng trông thật kinh tởm. Một thằng chĩa súng vào mẹ con tôi quát:
- Việt Nam, Việt Minh?
Mẹ tôi run lẩy bẩy ấp úng đáp:
- Dạ, bẩm quan…
Có lẽ không hiểu “bẩm quan” là gì, nó bực tức quay lại:
- Bẩm quan, bẩm quan…
Thằng Tây đánh mẹ tôi một báng súng rồi cùng bọn kéo đi. Hai mẹ con ôm nhau khóc, bỏ chạy qua nhà hàng xóm như tìm chỗ nương thân. Nơi đây bà con trong xóm đã tụ tập đông đến mấy mươi người tòan là đàn bà con nít. Hồi ấy du kích quê tôi còn non yếu, không đủ sức chống nổi một trận càn quy mô của địch nên đã tạm rút qua phối hợp chiến đấu cùng đồng đội bên kia sông. Đàn ông, thanh niên cùng đi theo du kích. Bà già sắp hàng đứng trước, các cô còn trẻ bồng con nhỏ đứng sau. Cô nào không có con thì bồng một cháu nhỏ con người khác. Xóm tôi có một cô rất đẹp, bị ốm không đi theo du kích được, các bà đã đến lấy nhọ nồi bôi vào mặt cho nhem nhuốc đi, lấy hành ném xoa vào người, đắp thêm cho một chiếc chiếu rách nữa. Thế là cô trở thành ốm nặng nằm rên hừ hừ. Môi cô đã sẵn sàng hai tiếng “ma lách” (tiếng Pháp: Madela: ốm) nếu giặc giở trò. Tưởng làm thế che mắt được chúng, nào ngờ bọn giặc dâm ô đã bất chấp. Một thằng Ma rốc xông vào, rẽ đôi đám đông để bắt cô gái. Bà con lại cố bít kín lối vào, quyết bảo vệ cô, như đàn trâu mẹ dàn thế trận quyết bảo vệ chú nghé không cho cọp vồ. Con dã thú đã nổi cơn dâm loạn, nó giật lùi khẩu súng, chĩa mũi xuống đất, bóp cò. Một tràng súng nổ chát chúa kèm theo một tràng tiếng xi lô, xi la đầy vẻ hăm dọa. Bà già còn đứng lại, trẻ con sợ quá chạy tán loạn. Thằng giặc xô ngã mấy người, xông vào túm cô gái kéo đi. Cô kêu khóc thảm thiết. Miệng cứ “ma lách”, “ma lách”. Thấy chẳng làm được gì hơn, họ đành la lớn: “Cứu với, cứu với Tây hiếp người!” Nhưng đấy chỉ là những tiếng kêu tuyệt vọng! Chẳng lẽ giặc lại cứu ta!
Bấy giờ là mùa hè năm 1953, trời nắng chang chang, gió Lào như bão, hắt từng đám nắng lửa vào mặt người. Chưa qua cơn hoảng sợ, chúng tôi đã nghe thấy đầu nam của làng có tiếng khóc la náo động. Mọi người chú mắt về phía ấy. Ôi thôi, cả một trời lửa! Thế là giặc lại đối nhà! Trong một trận càn nếu không bắt được Việt Minh thì chúng đã có việc khác để làm. Việc cuối cùng trước khi rút là đốt nhà. Chúng chia nhau từng nhà mà đốt, miễn sao đừng bỏ sót là được.
Ngôi làng quê hiền hòa sau lũy tre xanh bên dòng Thạch Hãn bỗng chốc trở thành những đống tro tàn, đổ nát. Mọi người tưởng chừng cuộc sống đến đây là hết: không nơi nương tựa, không còn phương tiện để làm ăn. Cày bừa cháy trụi, trâu bò chúng bắn giết, còn sống sót con nào chúng lại lùa theo. Trước mắt dân làng chỉ còn đống tro tàn và cái chết!
Nhưng không, cán bộ, bộ đội Việt Minh lại về, cùng với dân quân du kích họ động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho dân phục hồi cuộc sống và sản xuất. Không thể để giặc tàn sát cướp phá làng tôi lần nữa, chính quyền Việt Minh đã tổ chức, củng cố lực lượng ở đây cùng ăn, cùng ở, cùng làm, chia sớt sự khổ đau, giúp dân chống giặc giữ làng, mở rộng vùng kháng chiến. Còn da lông mọc, còn chồi lên cây. Từ những đống tro tàn đã nhú lên những màu xanh hy vọng. Cuộc sống đã dần dần hồi sinh. Lực lượng kháng chiến ở đây ngày càng lớn mạnh, bọn giặc không dám ngang nhiên càn quét, cướp bóc. Du kích địa phương phối hợp với quân chủ lực hành quân giết giặc, nhiều trận thắng lẫy lừng, tinh thần càng phấn chấn.
Có những buổi từ Linh Yên về Vĩnh Lại
Có những đêm từ Phong Thái đến Phong Thanh
Mưa tuôn rơi ta vẫn tiến bước an lành…
Bộ đội đến đâu đều tuyên truyền giáo dục, động viên đồng bào bằng những hình thức văn nghệ rất hấp dẫn: ca kịch, thơ, hò vè, kể chuyện tếu… Tôi không sao quên được những buổi biểu diễn văn nghệ của bộ đội Vệ quốc đoàn. Ta thử nghe lại tiết mục tếu này: Một anh bộ đội mặc đồ lính mới tinh húi tóc ngắn bước ra sân khấu cúi chào khán giả với vẻ mặt rất tếu. Anh đằng hắng mấy tiếng rồi cất giọng:
Đàn bà chi bầy tui ngó đã quá chừng
Tui ra đi nhập ngũ, hắn bảo ở nhà đừng đi!
Tui hỏi hắn ở nhà mần chi
Hắn đáp lên một tiếng trơn lờn lởn: Muốn mần chi thì mần!
Ôi thôi! Mọi người ôm bụng mà cười, cười chảy cả nước mắt! Cứ sau một trận đánh đồn Tây, chiến thắng trở về thể nào đồng bào cũng được thưởng thức các tiết mục văn nghệ. Những trận đánh Thanh Hương, Nam Đông… chiến thắng lẫy lừng làm cho Trung đoàn 95, đại đội 153 vang tiếng hùng binh với những bài về Thanh Hương, về Nam Đông được nhân dân truyền tụng đến ngày nay. Hồi ấy thanh thiếu niên được tập nhiều điệu múa vui, khỏe, đầy phấn khởi như điệu múa “Kết đoàn”, “Giải phóng Đông Khê”. Vũ khúc lửa trại “Giải phóng Đông Khê” thật hào hứng đầy hấp dẫn, nhất là những đoạn: “ Cầm tay nhau cùng ca vang khúc nhạc chiến thắng”, và “Ánh lửa hồng giải phóng Đông Khê”… Đến bây giờ như còn chập chờn trước mắt tôi.
Thời Việt Minh có phòng trào: “Mẹ nuôi chiến sĩ” rất sôi nổi. Các bà lớn tuổi nhận một chú vệ quốc quân về làm con nuôi. Quê tôi quen gọi là “mẹ đỡ đầu” và “ con đỡ đầu”. Trẻ như mẹ tôi thì nhận một chú vệ quốc quân nhỏ hơn chừng bảy tám tuổi gọi là “em đỡ đầu” và xưng với nhau là chị em. Các mẹ, các chị đón bộ đội về ở nhà mình với cả tấm lòng thương yêu, đùm bọc. “Các anh về không chê làng tôi bé nhỏ, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở”. Hồi ấy mẹ tôi mới trên tuổi ba mươi, nhận một chú Vệ quốc quân người Thừa Thiên chừng trên tuổi hai mươi. Chúng tôi xưng hô với nhau là cậu – cháu. Cậu tên là Thương, trông đẹp trai, dễ thương và làm văn nghệ giỏi. Cậu thường dạy tôi học chữ, tập bài hát và giáo dục tôi lòng yêu Tổ quốc, căm thù giặc Pháp… Một hôm, như để dạy bài chính trị vỡ lòng cho tôi, cậu Thương âu yếm nhìn tôi hỏi:
- Cháu có hiểu hồi Tây về đốt nhà, bọn chúng tra hỏi mẹ cháu “Việt
Tôi còn lúng túng chưa đáp được thì cậu say sưa giảng giải:
- Thế này nhé, chúng gọi bọn Việt gian bán nước làm tay sai cho chúng là “Việt Nam”, còn những người yêu nước đi làm cách mạng là Việt Minh. Chúng quyết đánh bại Việt Minh để chiếm đất nước ta, đày đọa dân ta. Cháu hiểu không?
Đầu óc non nớt của tôi chưa đủ trình độ hiểu hết ý nghĩa đó, nhưng để vui lòng cậu, tôi mạnh dạn đáp:
- Thưa cậu, cháu hiểu.
Cậu tôi lộ vẻ vui mừng, xoa đầu tôi và bảo:
- Giỏi lắm, tối nay sẽ có quà cho cháu.
Tin chiến thắng Điện Biên Phủ truyền về, dân quân nô nức đón mừng, người ôm nhau ca hát nhảy múa, sung sướng, xúc động đến nghẹn ngào. Dân làng tổ chức những bữa cơm thân mật ăn mừng chiến thắng. Bộ đội diễn văn nghệ cho dân xem. Chúng tôi còn được xem phim chiếu về chiến thắng Điện Biên. Mọi người hả hê khi thấy hình ảnh quân giải phóng chiếm hầm Đờ-cát, bắt được tướng giặc và reo mừng khi thấy hình ảnh Bác Hồ trên màn bạc.
Cứ ngỡ từ đây nước nhà được độc lập, thống nhất, dè đâu quân ta còn phải tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơnevơ, đợi hai năm tổng tuyển cử. Được tin này ai nấy đều bàng hoàng. Niềm vui, nỗi buồn, sự lo lắng cứ cuộn vào nhau. Vui vì đã chiến thắng sẽ đưa ta đến chỗ độc lập, buồn vì người thân đã chia ly, lo vì phải ở lại với giặc, người thân trong gia đình chia ly buồn đã đành, các mẹ-con, chị-em đỡ đầu, các cặp trai gái yêu nhau đã từng thề non hẹn biển nay phải chia xa. Tránh sao khỏi những bùi ngùi, bịn rịn.
Cậu Thương của tôi cũng hòa vào đoàn quân giải phóng lên đường tập kết ra Bắc. Dòng sông Bến Hải trở thành vết thương nhức nhối của Tổ quốc. Nhân dân hai miền ngày đêm thương nhớ, ngóng trông nhau kiên nhẫn chờ đợi, hẹn hai năm sau khi đất nước thống nhất, sum họp một nhà.
Hai năm trôi qua, nước nhà vẫn còn chia cắt! Mỹ đã hất cẳng Pháp ngang nhiên xé bỏ hiệp định Giơnevơ, nhảy vào xâm lược Việt
Trong đoàn quân chiến thắng trở về có chú vệ quốc quân năm xưa – Cậu Thương của tôi.
Một buổi trưa mùa hè năm 1975, chú vệ quốc quân đã tìm về thăm lại vùng quê kháng chiến cũ. Chẳng hiểu bằng cách nào, cậu Thương đã tìm ra nhà chúng tôi, sau bao đổi thay của cuộc chiến tranh khủng khiếp. Căn nhà mới dựng tạm của vẫn nằm trên mảnh vườn xưa, nhưng bây giờ lợp bằng tôn, tấm rách tấm lành chứ không còn là túp lều lợp rạ năm xưa. Cảnh hội ngộ thật vô cùng cảm động. Những người thân gặp lại nhau sau bao năm chờ đợi, thương nhớ, âu lo, kể sao hết nỗi niềm tâm sự! Chị em, cậu cháu ôm nhau vừa cười vừa khóc. Người khóc nhiều nhất là mẹ tôi. Nhớ chuyện xưa, chuyện nay bà khóc rồi lại cười, cười rồi lại khóc. Lòng tôi bùi ngùi thương cảm đến lặng người. Chúng tôi tiếp nhau ôn lại chuyện đời xưa. Nhắc lại đoạn Tây đốt nhà, cậu Thương đưa tay làm súng chỉ thẳng vào người tôi, quát lớn:
- Việt Nam, Việt Minh?
Tôi nhanh nhảu làm bộ khúm núm, run rẩy của mẹ tôi thời ấy, ấp úng đáp:
- Dạ bẩm quan… Việt…
Hai cậu cháu cùng cười, cả nhà vui sướng cười theo. Chuỗi cười vừa dứt, cậu tôi lại thân mật hỏi vui:
- Quân này!
- Dạ.
- Thế cháu bảo bây giờ chúng ta là Việt
- Thưa cậu: là Việt
Cậu Thương vỗ tay xuống đùi cười khoan khoái, chìa tay nắm lấy tay tôi, cậu bảo:
- Ôi tuyệt quá. Cháu khá lắm, khá lắm!
Hai cậu cháu ôm nhau cười, cả nhà lại được dịp cười theo. Những chuỗi cười giòn giã cứ nối tiếp nhau âm vang qua những gia đình lối xóm, như muốn mang niềm vui đến chia sớt với mọi người.
Thị xã Quảng Trị 3.1995
V.Q