Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh

M

ột trong những tố chất quan trọng bậc nhất vằng vặc sáng ngời của Hồ Chí Minh, lãnh tuh thiên tài của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân thân thiết của toàn thể nhân dân cần lao, yêu chuộng hòa bình trên khắp năm châu bốn biển, danh nhân Văn hóa thế giới - là chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng, trong phẩm cách, trong hành động của Người.

Nếu như chủ nghĩa nhân văn được hiểu như hệ thống các quan điểm coi trọng nhân phẩm, thương yêu con người vì sự phát triển tự do của con người, vì lợi ích tha thiết mang lại hạnh phúc cho con người; thì chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện ở một mức độ cao và nhuần nhị những tiêu chí đó. “Hồ Chí Minh là hình ảnh hoàn chỉnh của sự kết hợp: đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của C. Mác. Thiên tài cách mạng của V.I. Lenin và tình cảm của người chủ Gia tộc - tất cả đều hòa hợp trong một dáng dấp tự nhiên”(1).

Có  lẽ là chưa bao quát hết, nhưng nhận xét trên của Hêlen Tuốcmêrơ về Hồ Chí Minh đã nêu được một số khía cạnh về chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành, cũng cố bền vững qua sự chắt lọc những tinh hoa văn hóa phương Đông; nhiều tư tưởng cách mạng và tiến bộ phương Tây và của nhân loại trong đó đặc biệt là hệ tư tưởng Mác xít - Lêninít; những truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, của quê hương Nghệ Tĩnh, của truyền thống gia đình… Tất cả các tố chất ấy được Người thâu nhận xử lý qua bộ lọc tinh tế của tâm hồn cao thượng, trái tim nhân hậu, trí tuệ tuyệt vời, lại qua bao gian nan thử thách của suốt cuộc hành trình cách mạng vô cùng phong phú, sôi động của Người.

Vậy nên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh có sắc thái đặc biệt, có một sức mạnh trường tồn, có sức lan tỏa kỳ diệu, thật cao quý mà rất gần gũi, thân thuộc, thật sâu sắc nhưng lại giản dị thân thương như một lẽ thường tình. “Qua phong thái thanh cao trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta nghe như thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới… Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa tương lai”(2). “Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này: hơi giống Găng-đi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam(3).

Chính chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh làm cho Người có một sức cảm hóa mạnh mẽ, đến ngay những kẻ thực dân xâm lược, đối nghịch với giai cấp cũng phải tôn kính. Nhiều khuynh hướng khác nhau về trạng thái tư tưởng đều bị thuyết phục, tranh thủ được sự đồng tình của mọi tầng lớp, mọi giai cấp dân tộc, mọi tôn giáo theo về với lẽ phải, với cội nguồn dân tộc, với lẽ sống cao đẹp của con người. Cùng với chiều sâu khoa học của một nhà tổ chức thiên tài, phong phú làm việc sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt, trong những ngày đầu dựng nước Việt Nam mới, tố chất nhân văn Hồ CHí Minh đã giúp Người tập hợp và lập ra một chính phủ bao gồm những đại trí thức thuộc nhiều lĩnh vực của nước ta thời đó. Một đất nước hàng nghìn năm phong kiến lạc hậu, cả trăm năm thực dân đô hộ với tàn tích của nghèo nàn, thất học là thế mà quy tụ lại được một chính phủ như thế mới thật tài tình, mới đúng là Hồ Chí Minh.

Tố chất nhân văn Hồ Chí Minh là sự lấp lánh tỏa sáng của lòng nhân ái, là sự cảm thông sâu sắc nhân tình thế thái, là một lòng một dạ yêu nước thương nòi, là khát vọng cháy bỏng cho độc lập - tự do - hạnh phúc của nhân dân. Để thực hiện được hoài bão đó, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện ở sự nhìn xa trong rộng, biết bỏ qua cái thứ yếu để nắm chắc và tạo ra cái chính yếu, biến cái bình thường thành cái phi thường, biến cái không thể thành cái có thể, nâng tầm vóc của mỗi một người, mỗi một bộ phận và của cả cộng đồng. Chất nhân văn đó được Bác dày công chăm chút thành sức sống thắm đượm trong chủ trương đường lối chính sách, đơm hoa kết trái trong đời sống hiện thực, tạo thành một sự gắn kết bền vững, tạo thành một cốt cách cao đẹp trong xã hội, làm ngời sáng hơn những nét đẹp bản sắc của văn hóa Việt Nam. Như thể chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh khởi nguồn từ văn hóa Việt Nam và lại đúc kết nâng tầm cho văn hóa Việt Nam, giúp thêm sức vóc cho nó gắn với văn minh, tiến bộ của nhân loại.

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh được biểu hiện ở tình yêu thương nhân dân, ở tình thương bao la đối với con người, đối với quê hương, đất nước. Lòng bác ái, bao dung, độ lượng của Hồ Chí Minh đã giúp Người hiểu thấu những tâm tư tình cảm của con người để “thương người như thể thương thân”, để đồng cảm và gắn bó, biến thành trách nhiệm hiển nhiên, thành lẽ sống vì sự tốt đẹp cho con người, cho mọi người, cho xã hội. Nhận thức và chứng kiến tận mắt nỗi thống khổ từ xứ sở thuộc địa quê hương đất nước mình, đến cả nơi “chính quốc”, nơi “nước mẹ”, Hồ Chí Minh đã tìm ra nét chung và phác họa đúng chân dung chung nhất của người cùng khổ. Tiếng nói của báo “Người cùng khổ” do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập chính là những tố chất đậm đà nhân văn, là tiếng nói chính trực của những người cần lao chân chính; là sự đồng cảm sâu sắc và là những thức tỉnh giác ngộ khuyến khích cho con người hiểu biết và biến thành hành động. Từ đó, những ý tưởng trong các bài nói trên “Người cùng khổ”, trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”… đã trở thành những tiêu đề quan trọng cho một sự khám phá mới là tìm cách đấu tranh giải phóng, tìm con đường giải phóng cho giai cấp cần lao, là phong cách tháo bỏ tù đày xiềng xích áp bức, bất công, đau khổ, đọa đầy.

Chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ là nhận thức và không dừng ở nhận thức, mà là tư tưởng để chỉ đạo hành động; và hành động tiếp theo đó là giải phóng giai cấp, giai cấp con người một cách toàn diện. Ước mong và mục tiêu đấu tranh do Hồ Chí Minh đặt ra, tổ chức quần chúng nhân dân cùng thực hiện chính là làm sao dân tọc được  độc lập, hòa bình thống nhất đất nước; làm sao cho đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, làm sao nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc. Chủ nghĩa nhân văn như thế là của một người nhưng lại cho cả triệu người, thành của triệu người, biến thành lý tưởng, được nhân dân đón nhận để thành niềm tin, thành sức mạnh dời non, lấp biển.

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh mang lại cho nhân dân niềm tin vào lý tưởng cao đẹp của cách mạng, tin vào Đảng, tin vào chế độ xã hội, đồng thời chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của nhân dân, vào sự sáng tạo vô bờ của quần chúng. Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Vậy nên, với Hồ Chí Minh, tất cả mọi công việc của tổ chức, của xã hội, của cách mạng đều phải từ nhân dân, đều vì nhân dân và muốn làm được đến kết quả, phải là do dân làm. Chính Người đã tổ chức mặt trận đoàn kết toàn dân, tổ chức ra lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân. Người đã thường căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thương dân gắn với tin dân, trở thành một sự đan kết vững chắc đặc biệt trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Từ thương dân, tin dân, theo một lẽ đương nhiên là lòng quý trọng con người, tôn kính nhân dân. Hồ Chí Minh quan niệm: “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì bằng nhân dân”4. Trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, tôn trọng nhân dân, thương yêu qúy trọng sinh mạng con người và mọi người là một nét trong sáng, cao cả. Để có hạnh phúc cho nhân dân, độc lập thống nhất cho Tổ Quốc, dân tộc Việt Nam phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng. Khi buộc phải cầm vũ khí để chống lại bọn hiếu chiến thực dân, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “Theo tin thần bốn bể đều là anh em, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam. Đối với tôi, sinh mệnh một người Pháp hay một người Việt Nam đều đáng quý như nhau… Trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt Nam cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt Nam đều là người”5.

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động ở lòng tin vào tương lai của dân tộc và tương lai loài người là chủ nghĩa xã hội. Bởi vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự giải phóng cho con người, mới thực sự làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa, mới biến ước mơ: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thành hiện thực. Vì thế nên chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh có nội dung sâu sắc nhất, có ý nghĩa đầy đủ và phong phú nhất. Chủ nghĩa nhân văn đó có thể được thâu tóm là:  vì con người, cho con người; thương yêu, kính trọng, tin tưởng, biết đòi hỏi và biết phát huy con người; đối với dân tộc Việt Nam và đối với các dân tộc trên thế giới, đối với đông đảo nhân dân lao động vào đối với từng người.

                                                                                                   T.N.D

 

 

 

_____________

1Hêlen Tuốcmêrơ: Trở thành người Bác như thế nào, Nxb Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, 1986, Tạp chí cộng sản, số 3, 1982, tr.8.

2Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995,t1, tr.478, 479.

3Đavít Hambơcxtan, Hồ, Nxb Răngdom, NY, 1971.

4Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t8, tr.276.

5Sđd, t4. 303, 457.

Trần Ngọc Dung
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 140 tháng 05/2006

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground