Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đạo đức Hồ Chí Minh và ba nét triết thuyết phương Đông

 các vĩ nhân lịch sử và danh nhân văn hoá thế giới, sự kế thừa và sự hội nhập giữa các trào lưu tư tưởng triết học là một qui luật phổ biến. Nhưng cuối cùng những cái tiếp nhận được là những kết quả mang lại điều lợi ích cho nhân dân mình, dân tộc mình, thời đại mình. V.l. Lênin đã ý thức rất sớm điều đó trên quan điểm lợi ích. Ngay từ năm 1908, Người viết: “Tôi cho rằng, người nghệ sĩ có thể tìm thấy cho mình nhiều điều có lợi trong bất cứ triết học nào” (Toàn tập, tập 47, trang 143, tiếng Nga). Đó cũng là nhận thức của Hồ Chủ tịch khi tiếp cận với các trào lưu triết học Phương Đông. Điều này thấy rõ trong nhiều sáng tác vào những năm 40 và nhất là trong những bài nói, văn chính luận đề cập đến đạo đức, lối sống, nhân phẩm của con người mới Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến khi Người qua đời. Trên quan điểm lợi ích của Lê Nin, Bác Hồ đã vận dụng các triết lý của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vào đời sống đạo đức của người Việt Nam như thế nào ? Và ở những khía cạnh nào ?

Nho giáo đã có ở Trung Quốc hơn 2.000 năm nay. Vào Việt Nam dưới thời Ngô, Đinh, Lý, Trần; Nho giáo chưa thịnh và không được trọng thị. Từ Lê trở đi Nho giáo mới trở thành quốc giáo. Mặt tiêu cực của Nho giáo thì ai cũng rõ. Đó là tư tưởng trọng vương khinh bá, trọng văn khinh võ, trọng quan khinh dân. Tư tưởng sùng Hán học mù quáng nô lệ; tự cho mình là man đi. Trung Quốc là Hoa hạ và cố bắt chước mọi thứ cho giống họ. Nhưng vào Việt Nam, Nho giáo đã được bản địa hoá nên có những đặc điểm lịch sử cụ thể sau: Nho giáo nói trời, nhưng chủ yếu là nói người; lo cho đời sống hiện tại mà ít nói đến việc thế giới bên kia; không tin vào Đấng Cứu thế nào hết; không gây ra chiến tranh với các tôn giáo khác như Hồi Giáo, Cơ Đốc giáo . . . Nhiều học giả nước ngoài nhận xét rằng, người Việt Nam vốn không có một tín ngưỡng nào đặc biệt sâu sắc không phải không có lý. Là nhà Hán học uyên thâm, Bác Hồ biết sành điều đó. Lại nữa, nội dung chủ yếu của Nho giáo là dạy luân lý để phục vụ cho việc trị quốc, bình thiên hạ. Nói đến luân lý của Nho giáo là nói ngũ luân, ngũ thường. Ngũ luân là cái mà trời cho được rút lại thành tam cương (quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng), về sau thì còn lại hai: nghĩa vua - tôi, tình cha - con; tức là trung và hiếu. Bác Hồ dùng hai phạm trù này để diễn đạt hai nội dung mới: trung với nước, hiếu với dân. Sớm nữa thì không biết, nhưng từ năm 1948, trong bài thơ Tặng Võ Công, chúng ta đọc: “Sự dân, nguyện tận hiếu, Sự quốc, nguyện tận trung”. Phần tiến bộ của luân lý Nho giáo được nhiều chí sĩ văn nhân thời  trước  tiếp  nhận :

Có trung hếui, nên đứng trong trời đất

 (Nguyễn Công Trứ)

Trai thời trung hiếu làm đầu

                                       (Nguyễn Đình Chiểu)

Có luân thường mà chủ yếu là ngũ thường: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và chữ nhân được coi là phạm trù chủ đạo của năm đức tính ấy. Hồ Chủ tịch không nói tiếp thu mà nói cụ thể và khái quát theo những đòi hỏi mới: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Theo chúng tôi hiểu, trong sáu đức tính cần thiết cho cán bộ cách mạng, chữ nhân được Hồ Chủ tịch nâng thành một triết lý: Chủ nghĩa nhân đạo cách mạng. Chữ nhân mà Bác Hồ thường dùng là lợi ích của con người, là sự phát triển toàn diện của con người. Ham muốn tột cùng của Người là “Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” chứ không dừng lại ở sự ban phát ân huệ như giảm thuế, ân xá phạm nhân, tôn trọng người già, quan tâm đến thế hệ trẻ, trọng dụng nhân tài. Bởi vì chỉ có những hành động nhân đạo này thì chữ nhân của chủ nghĩa Mác không cao hơn chữ nhân của giai cấp phong kiến. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, một câu của đoạn Vi Chính trong sách Luận ngữ, Không Tử nói: “Làm chính trị mà dùng đức thì ví như sao Bắc Đẩu, cứ đứng nguyên một chỗ mà các sao khác hướng chầu về”. . . Đó là nền chính trị “đức hoá”, chính trị theo đạo nhân, một bước tiến của lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại .Trong phạm trù “đức hoá” mà Hồ Chủ tịch tâm đắc có lẽ là ý này của Khổng Tử: “Người có nước có nhà không sợ ít của mà chỉ sợ không đều, không sợ ít dân, chỉ sợ không yên ổn; vì rằng, chia đều thì sẽ không nghèo, hoà mục thì sẽ không ít, yên ổn thì sẽ không nghiêng đổ”. Thì ai cũng dễ liên tưởng câu của Bác Hồ nói đến công bằng xã hội: “Không sợ thiếu mà sợ phân phối không đều, không sợ nghèo mà sợ lòng dân không yên”.

Nói Hồ Chủ tịch đến với Phật giáo và tôn trọng Phật giáo là nói những khía cạnh cấp tiến của thứ tôn giáo này. Người coi Đức Phật là đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn; là vị chí tôn, nên chúng ta tin tưởng(2). Phật giáo cũng có bề dày lịch sử 3.000 năm, thì cũng tồn tại ở Việt Nam chí ít trên 15 thế kỷ. Vào Việt Nam đạo Phật được bản địa hoá, dân gian hoá bởi vì tuyệt đại đa số Phật tử là nông dân, tiểu thương. Người ta không cần biết những triết lý cao siêu, mà chỉ quan tâm đến việc cầu phúc, chuyện quả báo luân hồi. Triết lý Phật giáo đã biến thành một thứ luân lý từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, hỷ xả. . . là nội dung có ích cho cuộc đời. Theo giáo sư tuần Văn Giàu, đến đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương thất bại, vai trò Phật giáo một thời rất nổi bật trong sự nghiệp cứu nước. Nhiều sĩ phu nương cửa Phật là để tham gia các hội kín và phong trào yêu nước. Phật giáo đề cao “Vô ngã vị tha” (không vì lợi ích cá nhân, mà vì lơi ích của mọi người) tức là vô tư - chí công. Câu hỏi của vị quốc sư Trúc Lâm “Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ nhiên hạ chi tâm vi tâm”(lấy ý muốn của nhân dân làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của nhân dân làm tấm lòng của mình) là có gốc từ cụm từ “dân vi bản”. Các vua đời Trần đã dùng, về sau Nguyễn Bình Khiêm cũng dùng: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản”. Nội dung này được Hồ Chủ tịch cụ thể hoá như: Mở đầu bài: Sáu điều không nên và sáu điều nên làm ngày 05/4/1948, Bác viết: “Nước lấy dân làm gốc”, “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải chí công vô tư và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Triết lý của Đạo giáo có ảnh hưởng phần nào đến triết lý sống và nhân cách của Hồ Chủ tịch. Nói đến Đạo giáo, một số người thường nghĩ đến thuyết “Vô vi” theo nghĩa tiêu cực. Thực ra, thuyết “vô vi” của Lão Tử cũng có những yếu tố tích cực. Ông nói: Nếu ta vô vi thì nhân dân tự nhiên ngay thẳng, lòng dân hư không, không dục vọng. Đã có vô vi là có hữu vi. Sách Đạo đức kinh viết: “Nhân dân sở dĩ khó cai trị vì kẻ cầm quyền tích cực hữu vi... Ruộng hoang, kho trống, vậy mà cung thất hoa lệ, mặc gấm mang gươm, ăn món ăn ngon vật lạ, tích luỹ nhiều của riêng, đó là kẻ trộm cướp”. Nếu xét theo những khía cạnh đó thì tư tưởng của Hồ Chủ tịch không xa lạ với tư tưởng Đạo giáo vừa nêu. Chữ “đạo” mà về sau bị Trang Tử thần bí hoá vốn có gốc là “quy luật tự nhiên”. Tự Đức nhận xét, trong tư tưởng Đạo giáo thì trăm cái đều sai, chỉ được mỗi cái đúng, đó là tôn thiên nhiên. Các bậc chân nhân của Đạo giáo thường có lối sống rất “biết điều”... “được ít không chê, được nhiều không mừng”, “ngủ không mộng mị, thức không lo buồn, ăn không cần ngon”, “tâm hồn sáng suốt, dung mạo bình thản”, ‘trán không bị nhăn”, “lặng lẽ như mùa thu, ấm áp như mùa xuân, vui vẽ với bốn mùa, hợp cùng với ngoại vật...”. Mối quan hệ mẫu mực giữa con người với thiên nhiên được tìm thấy ở Hồ Chí Minh. Ở Người đã hình thành một hệ thống ý niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Ở Người, tình cảm đặc biệt đối với thiên nhiên không chỉ dừng lại ở cảm hứng sáng tạo thi ca, ở triết lý sống cao thượng và thanh bạch không màng lợi ích vật chất, vì một lý tưởng nhân văn cao đẹp. Chỉ riêng lĩnh vực này, ở nhà thơ Hồ Chí Minh, một bậc túc nho, có cả một hệ thống trong thơ trữ tình: Sống giữa thiên nhiên (xem sách chim rừng vào cửa đậu); hoà quyện với thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm cảm hứng sáng tạo (những mô típ trăng, sao, rặng đào, tuyết trắng, mùa thu, chim rừng, nắng sớm, mây bay); nhân cách hoá thiên nhiên (Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm) để hỏi chuyện, để giãi bày. Trong thơ trữ tình của Người, cảnh và tình, thiên nhiên và con người ôm quyện lấy nhau. Cảnh nên thơ, trữ tình sinh ra tình cảm bồi hồi lai láng nhớ nước, nhớ bạn:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh

Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa

                           (Mới ra tù tập leo núi)

Hơn thế nữa, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là một hệ thống đặc biệt. Ngay từ cuối những năm 50, tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc, Hồ Chủ .tịch nói: “Việt Nam có hai tiếng Tổ quốc cũng gọi là Đất nước, có đất và có nước mới thành Tổ quốc... Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội” (3). Sự tác động của con người đối với tự nhiên không phải là những việc làm mù quáng, tự phát mà phải trên cơ sở hiểu biết nắm được quy luật của tự nhiên: “Người Cộng sản hiểu biết tự nhiên để buộc tự nhiên phục vụ hạnh phúc loài người ...”. Thiên nhiên không chỉ ban tặng cho người những nguồn của cải quý giá “rừng vàng, biển bạc”, mà còn thách thức con người trước những thảm hoạ khủng khiếp “Lũ lụt, nạn cháy rừng, động đất”v.v..., nếu con người cư xử thô bạo với thiên nhiên không biết “chiều chuộng thiên nhiên. Người cảnh báo “Nếu rừng kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất mùa, gây ra lụt lội và hạn hán”. Việc phá rừng là hành vi “đem vàng đổ xuống biển” v.v... từ rất sớm. Người đã thấy và đã giáo dục cho cán bộ và nhân dân thấy được mối quan hệ biện chứng giữa việc khai thác tự nhiên và phát triển tự nhiên. Đối với sản xuất nông nghiệp, công tác thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu; đối với ngư nghiệp “đánh bắt phải chú ý nuôi cá” đối với

lâm nghiệp thì đốn gỗ, chặt cây phải đi đôi đặc biệt với việc “trồng cây, gây rừng”... Tư tưởng biện chứng đó của Hồ Chí Minh mang đậm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa triết học văn hoá. Ngày nay chúng ta đang kế thừa xuất sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, đất nước mới có những dự án trồng rừng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, chủ trương “Sống chung với lũ” ở đồng bằng sông Cửu Long, cải tạo môi trường sinh thái ở vùng cát ven biển miền Trung để trồng cây ăn quả v.v... Cốt cách, dung mạo lối sống của Bác Hồ không xa lạ, có dáng dấp đôi nét của các bức chân nhân, hiền triết phương Đông thủa trước. Nhiều người giải thích Bác Hồ phục sức giản dị, ăn uống đạm bạc, không thích sống trong cảnh gác tía lầu son, mà thích ở trong nhà sàn bằng gỗ đơn sơ giữa Thủ đô nhộn nhịp là vì Người nghĩ đến đất nước còn khó khăn. Điều đó chỉ đúng một phần, phần quan trọng hơn là Người theo đuổi triết lý sống nhân văn cho mình và cho mọi người. Triết lý sống đó, bản lĩnh độc đáo đó của một bậc túc nho, của một nhà thơ còn thể hiện ở mỗi ước mong, đôi khi cũng rất giản dị, rất đời thường lại được diễn đạt có pha màu sắc của Đạo giáo:

- Không bệnh là tiên, sướng tuyệt trần.

- Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khoẻ.

- Trần mà như thế khác gì tiên.

Nhiều chính khách, văn nhân, nước ngoài thường gọi Bác Hồ là vị tiên, ông già tiên phương Đông không phải là không có lý. Và hơn thế nữa như một đạo sĩ chân chính, một đạo sĩ khác xa với các bậc danh nho, ẩn sĩ ưu thời mẫn thế, muốn thoát tục do không may trên đường đời mà lui về với thú vui ẩn dật. Ngược lại, ông già tiên này vẫn hoạt động cách mạng, vẫn làm thơ, vẫn nhập thế cho đến hơi thở cuối cùng.

Kỷ niệm 35 năm ngày Bác về với tổ tiên

                                                     H. S.V

 

Hồ Sĩ Vịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 134 tháng 11/2005

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground