Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Gò bồng đảo và lạch đào nguyên trong thơ Hồ Xuân Hương

T

rong thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay có hai bức tranh phác hoạ vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ được mọi người hết sức quan tâm. Chung quanh hai bức tranh này có rất nhiều lời bình phẩm, nhận xét, đánh giá khác nhau. Ở bài viết này, tôi muốn trao đổi thêm đôi điều về bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương.

Khi đề cập đến bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày, giáo sư Nguyễn Lộc có nhắc đến Nguyễn Du: Nguyễn Du tả cảnh Thuý Kiều tắm. Nhà thơ gọi cơ thể của Thuý Kiều là một toà thiên nhiên trong trắng ngọc ngà. Nhưng nhà thơ vẫn kiểu cách bày biện ra cái buổi tắm ấy “ Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa” chứ Hồ Xuân Hương thì không cần bày biện gì hết... (Hồ Xuân Hương. Tuyển thơ và bình - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1986). Nguyễn Du nghiêng về vẻ đẹp hình thể, tổng quát. Thân thể của nàng Kiều “rõ ràng” mà không thật “rõ ràng” vì thiếu những “điểm nhấn”cần thiết. Ở bức tranh Thiếu nữ ngủ ngày, Hồ Xuân Hương đã bổ sung  thêm hai điểm nhấn hết sức quan trọng, càng tôn thêm vẻ đẹp tuyệt mỹ của thân thể người phụ nữ. Vì thiếu nữ “nằm chơi quá giấc nồng” giữa ban ngày ban mặt, lại vô ý để cho chiếc yếm đào “trễ xuống dưới nương long” nên mới lộ ra : Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm / Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông” ! Đúng là một vẻ đẹp thần tiên. Chỉ cảnh tiên mới có Bồng Đảo, mới có Đào Nguyên. Gò Bồng Đảo đã đẹp rồi “sương còn ngậm” lại càng đẹp hơn nữa. Lạch Đào Nguyên đã hấp hẫn rồi “suối chửa thông” lại càng hấp dẫn hơn. Tất cả hãy còn trinh nguyên! Cho dù nhà thơ vẫn sử dụng cách nói ẩn dụ nhưng cách nói ẩn dụ ở đây trực tiếp hơn, khác với cách nói ẩn dụ ở  các bài thơ Bánh trôi nước, Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ... “Đôi gò Bồng Đảo” dẫu sao thì tôi cũng đã từng thấy đây đó ở các bức phù điêu, các bức tranh dân gian còn cái “lạch Đào Nguyên” trong thi ca và cả trong hội hoạ, điêu khắc trung đại Việt Nam thì quả thật tôi mới thấy lần đầu. Chỉ có Hồ Xuân Hương mới bạo dạn đặc tả cái “lạch Đào Nguyên” hết sức ấn tượng và tuyệt vời đến như vậy. Nhưng dù táo bạo đến mấy  thì Hồ Xuân Hương lẫn Nguyễn Du đều mang phong cách Á Đông. Người phụ nữ Phương Đông nói chung rất ít khi chủ động phô vẻ đẹp thân thể của mình cho mọi người nhìn ngắm. Dưới các triều đại phong kiến, điều đó càng ít xảy ra. Thuý Kiều tắm một mình, nàng đâu ngờ có chàng Thúc Sinh đang ngắm trộm. Thiếu nữ vì “ngủ chơi quá giấc nồng” nên  mới vô tình để lộ “đôi gò Bồng Đảo”, “một lạch Đào Nguyên”. Nàng đâu biết có chàng “quân tử” đang “dùng dằng đi chẳng dứt / Đi thì cũng dở ở không xong”. Vì Nguyễn Du để cho chàng Thúc đứng ở góc khuất nên ít ai chú ý, tội nhất là chàng quân tử trong Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương. Tôi không hiểu vì sao người đời cứ  chê bai, dè bỉu chàng. Có một số vị còn quả quyết rằng Hồ Xuân Hương đã “trói chàng vào đây để cho chàng ê mặt cả bên ngoài lẫn bên trong”. Tôi thì tôi không nghĩ như vậy. Quả tình nữ sĩ có cười chàng quân tử thật. Nhưng là cái cười đầy rộng lượng và thông cảm. Mấy ai may mắn có được cái cơ hội trời cho như vậy! Đôi gò Bồng Đảo và một lạch Đào Nguyên đẹp như thế, trinh nguyên như thế ai mà không muốn nhìn, muốn ngắm. Chàng quân tử đang rơi vào một tình thế hết sức khó xử: đi thì quá tiếc nhưng cứ đứng nhìn mãi thì sợ bị người ta phát hiện mình đang nhìn trộm. Vì thế nên chàng mới “dùng dằng”. Hồ Xuân Hương rất hiểu tâm trạng của chàng. Đứng trước đôi gò Bồng Đảo, một lạch Đào Nguyên đẹp như vậy, nguyên trinh như vậy mà không biết chiêm ngưỡng mới là sự lạ, mới là bệnh hoạn. Không chỉ chàng quân tử ở trong bài thơ này mà ngay cảì những bậc hiền nhân, quân tử, những bậc anh hùng, vua, chúa trong các bài thơ Vịnh cái quạt, Đèo Ba Dội tôi cũng không hề thấy Hồ Xuân Hương mỉa mai, chế diễu họ. Đó là nụ cười của một người đàn bà từng trải, quá thấu hiểu bản tính của giới mày râu. Những bậc”hiền nhân, quân tử” thời nay đứng trước vẻ đẹp của “Đèo Ba Dội” thì cũng thế thôi “mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo”. Chỉ có những kẻ hách dịch, luôn làm ra vẻ đạo mạo mới đáng chế diễu : Ban ngày quan lớn như thần / Ban đêm quan lớn tần mần như ma. Tác giả (thơ Nguyễn Công Trứ được dân gian hóa) tỏ thái độ khinh miệt hết sức rõ ràng : ban ngày - ban đêm, như thần - như ma đối nhau chan chát. Động tác “tần mần” của các vị quan này đã nói lên tất cả. Mà đâu chỉ thời phong kiến, các vị quan như thế ở thời nào mà chẳng có. Hai cách nói với hai mục đích khác nhau. Cách nói của Hồ Xuân Hương trong các bài Thiếu nữ ngủ ngày, Vịnh cái quạt, Đèo Ba Dội là nhằm tôn vinh cái đẹp trời cho của người phụ nữ. Còn cách nói  trong bài “Ban ngày quan lớn...” là nhằm vạch trần bản chất dâm ô của những vị tai to mặt lớn cường hào, hách dịch. Lối phê bình áp đặt có một thời khá thịnh hành ở nước ta và đến nay không phải là đã chấm hết.

Mấy năm lại đây, trong xu thế đổi mới, hoà nhập một vài cây bút trẻ có những cách nói khá táo bạo, gây ra không ít lời khen, tiếng chê. Riêng tôi, tôi vẫn thích Hồ Xuân Hương. Mặc dù hơn hai thế kỷ đã trôi qua  nhưng gò Bồng Đảo và lạch Đào Nguyên của Hồ Xuân Hương vẫn còn làm bao chàng quân tử dùng dằng... đi thì cũng dở ở không xong !

M.V.H

 

 

Mai Văn Hoan
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 197 tháng 02/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground