Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức mãi mãi sáng ngời

C

hủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng Người để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời. Đó là đạo đức của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng mà toàn Đảng, toµn quân và toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.

Thứ nhất, chúng ta học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại.

Ở mỗi một con người bình thường ai cũng phải xác định cho mình về một lý tưởng và lẽ sống: Sống cho ai, sống để làm gì? Với Hồ Chí Minh, khi Người sinh ra và lớn lên thì nước đã mất, phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX đã hoàn toàn thất bại, một không khí bi quan bao trùm toàn xã hội đương thời. Mỗi con người đứng trước bối cảnh ấy sẽ có những lựa chọn khác nhau. Song, được uống "nguồn sữa" yêu nước từ khi mới lọt lòng, từ một  gia đình có truyền thống cách mạng, thương dân sâu sắc, từ quê hương Nghệ An sản sinh biết bao thế hệ anh hùng của dân tộc, thì Nguyễn Tất Thành không có sự lựa chọn nào khác. Người hiến dâng đời mình cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”, câu nói ấy chính đã được hình thành từ tuổi ấu thơ đầy chí khí của Người. Trong hoàn cảnh chung của đất nước, hoàn cảnh riêng của gia đình đã thúc đẩy Người đi theo lý tưởng vì nước, vì dân, không có bất kỳ sự băn khoăn, do dự nào, vì đó là lẽ sống, là lý tưởng chính trị đồng thời là lý tưởng đạo đức của Người.

Hồ Chí Minh có chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, nhưng Người không đi theo đạo đức "tu thân" của Nho giáo mà đi theo đạo đức "dấn thân" của người cách mạng. Ham muốn tột bậc của Người là “Làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính ham muốn tột bậc ấy đã tạo cho Người một sức mạnh, một ý chí, một nghị lực phi thường để “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”, cho đến khi từ biệt thế giới này thì điều mà Người luyến tiếc nhất để lại trong Di chúc là “không còn được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, biểu hiện lý tưởng cách mạng có những nội dung mới. Hiện nay, sau khi đất nước đã giành được độc lập tự do, chúng ta phải phấn đấu thực hiện hoài bảo, ham muốn tột bậc của Bác Hồ “sẽ xây dựng lại ®Êt n­íc ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, làm sao ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành. Nói như ông Putin - Tổng thống Liên bang Nga: “Tôi làm Tổng thống nhưng tôi vô cùng xấu hổ khi thấy dân tộc mình, đất nước mình còn nghèo nàn, lạc hậu”. Nghe lời nói đó, chắc chắn mọi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải trăn trở, áy náy, phải thấy được trách nhiệm của mình để phấn đấu xây dựng dân tộc Nga hùng cường.

Thứ hai, chúng ta học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là ý chí và nghị lực phi thường để vượt qua mọi thử thách, khó khăn nhằm đạt mục đích cách mạng.

Cuộc đời của Bác Hồ là chuçi năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ, vượt qua bao khó khăn, thử thách. Người tự răn mình: “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần phải càng cao”.

Người đã từng có ba m­¬i năm bôn ba ở nước ngoài, vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, làm rất nhiều nghề khác nhau, như làm bồi bàn, quét tuyết, bưng bê, đốt lò, bán báo, bán diêm... để hoạt động cách mạng. Đấy chính là một thách thức rất lớn. Ngay từ buổi đầu, một người bạn được Người rủ đi cùng đành phải bỏ cuộc, vì không thể trả lời câu hỏi: lấy tiền đâu? Chỉ có những người như Hồ Chí Minh mới có thể xoÌ hai bàn tay ra nói rằng “tiền đây!” và  dũng cảm vượt đại d­¬ng ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, vượt qua bao hiểm nguy, Người đã phải hai lần ngồi tù, thậm chí chịu lĩnh án tử hình, phải hàng chục lần thay tên, đổi họ để tránh sự truy đuổi của mật thám. Con đường đi tìm đường cứu nước dù khó khăn chồng chất nhưng Người không hề nao núng, có lúc Người lâm vào hoàn cảnh bị nghi kỵ, bị đồng chí hiểu lầm. Nhưng với ý chí, nghị lực cách mạng kiên cường, Người luôn vững một niềm tin vào đường lối cách mạng đúng đắn mà mình đã chọn.

Thứ ba, chúng ta học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đó là phẩm chất tuyệt đối tin tưởng vào  sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

Ở Hồ Chí Minh có một có tấm lòng thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người. Người luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, luôn dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Đường lối chính trị của Hå ChÝ Minh là đường lối “Dân vi bản”, lấy dân làm gốc, lấy dân làm xuất phát điểm cho mọi đường lối, chính sách của mình. Người nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tư tưởng “Dân vi bản” không phải chỉ là tư tưởng của Nho giáo, mà đó cũng chính là tư tưởng “yêu nước thương dân” của đạo đức Việt Nam, và đó cũng chính là quan điểm Mác-Lênin: “Quần chúng nhân dân chính là người quyết định vận mệnh của lịch sử”. Bấy nhiêu yếu tố chung đúc lại “cán bộ, đảng viên phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” đã tạo nên chủ nghĩa nhân bản ở Hå ChÝ Minh mà suốt đời Người theo đuổi, suốt đời Người dạy dç cho cán bộ, đảng viên chúng ta.

Với quan điểm “nước lấy dân làm gốc, dân là gốc của nước”, cả cuộc đời của Người là hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Không phải ngẩu nhiên tháng 2/1965, trước khi viết bản Di chúc (năm 1965), Bác Hồ về Côn Sơn thăm mộ Nguyễn Tr·i, sau khi viết xong bản Di chúc Người sang Sơn Đông- Trung Quốc (19/5/1965) thăm Khổng Miếu (Đền thờ Khổng Tử). Mà qua đó Người muốn chắt lọc tư tưởng vĩ đại lấy “Dân là gốc” của hai vĩ nhân tiền bối, để nâng lên quan điểm nhân dân lao động là người chủ và làm chủ thực sự đất nước mình.

 Luôn quan tâm, gần gòi nhân dân, nên cứ trung bình một tuần Bác có một chuyến đi về cơ sở. Đi đến đâu Bác nắm trước rất kü tình hình, góp ý rất cụ thể, kịp thời những vấn đề quan tâm, bức xúc. Bác đi vào những nơi rất cụ thể, thiết thực của đời sống, như khu ăn ở, khu nghỉ dưỡng, khu vệ sinh...vì nơi đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhu cầu thiết yếu của quần chúng. Thương dân, trọng dân, nên mỗi khi nhân dân gửi biếu một quả bí, một bắp ngô... hay một lời chúc, một bức thư, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để tự tay viết thư cảm ơn, thư trả lời một cách trân trọng, chu đáo. Người nêu một tấm gương ứng xử văn hoá hiếm có ở một vị lãnh tụ tối cao.

Thứ tư, chúng ta học tập và noi theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh về lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.

Có thể nói tình thương mênh m«ng của Người có chç dành cho tất cả mọi người, Người không quên ai. Suốt đời hết lòng, hết dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân nên trái tim nhân hậu của Người ôm trọn nổi đau khổ của mọi người. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nçi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nçi đau khổ của tôi”. Những người con lầm lạc, theo Bác có yêu thương, giúp đỡ  họ thì họ mới có điều kiện quay về thành người lương thiện, năm ngón tay cũng có ngón dài, ngón ngắn.

Nói đến Bác Hồ là chúng ta nói đến muôn vàn tình thân yêu. Tình thương yêu đó Người không chỉ dành riêng cho đồng bào, đồng chí trong nước mà hướng về  cho tất cả nhân dân lao động toàn thế giới. Được tiếp xúc với Người, dù là người bình thường hay những chính khách đều nhận được từ con người Hồ Chí Minh sự toả sáng về tinh thần lạc quan cách mạng, yêu đời và sự thăng hoa về trí tuệ. Như nhà thơ Tố Hữu từng viết:                     

     Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bçng lớn ở bên Người một chút.

   Thứ năm,chúng ta học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là  phẩm chất cần kiệm - liêm chính - chí công vô tư; đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

Suốt cả cuộc đời của Bác, trong mọi sinh hoạt và công tác, Người đã nêu một tấm gương sáng về cần kiệm, giản dị, không có lòng tham muốn về vật chất. Tư cách của người cách mạng, Người đề lên hàng đầu là không tham muốn vật chất. Vì nếu có lòng tham muốn về vật chất thì đi tới những sa ngã, thoái hoá, phản bội. Người có phong cách sống giản dị, chân thành, không cầu kỳ xa hoa, hình thức. Chính sự giản dị ấy làm nên sự cao quý của một vĩ nhân. Người dặn giản dị nhưng phải chỉnh tề, đàng hoàng và tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh: “Bao giờ chúng ta cũng phải sống đúng theo hoàn cảnh, điều kiện của mình, nếu vượt qua điều kiện ấy tức là xâm, là phạm, cái đó không được phép”.

Cuộc đời của Người hết sức thanh bạch, tao nhã, không có một tài sản riêng gì ngoài một chiếc hộp khảm bằng sơn mài. Trong hộp chỉ có một vài thứ riêng tư như: bức ảnh chụp mộ cụ Bảng Sắc do cán bộ miền Nam tập kết chụp tặng Bác, và vài thứ khác.

Sự cần kiệm của Bác ở đây không phải là sự khổ hạnh, mà chính sự cần kiệm là nền tảng của sự hào hiệp, hào phóng. Vì có cần, kiệm mới có của để dành, mới có tiền để dành mua “Sữa để em thơ, lụa tặng giàmua nước giải khát gửi cho bộ đội trực công sự pháo dưới nắng gắt tháng b¶y, mua quà biếu cho các nhân sĩ trí thức, để động viên họ thi đua yêu nước, đoàn kết toàn dân. Ở Hồ Chí Minh đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, sự  nhất quán giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.

Cuộc đời của Người thanh bạch và giản dị, để lại muôn vàn tình yêu thương cho nước non. Trên ngực áo của Người không một tấm huân chương, nhưng bên sau làn vải ấy là một trái tim vĩ đại, cao quý gấp ngàn vạn lần.

 Khi tiếp cận với Hồ Chí Minh ai cũng phải rút ra bài học: “Không thể có một thành công lớn lao trong sự nghiệp chính trị mà lại có sai sót nhỏ trong đời sống bình thường”. Nếu không thực hiện được sự thống nhất ấy cũng chỉ là người vô đạo đức, giả đạo đức.

Những tư tưởng lớn, những phẩm chất đạo đức trong sáng tuyệt vời và chủ nghĩa nhân văn cộng sản toả sáng ở Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trên con đường xây dựng Tổ quốc Việt nam theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta tự hào về Người, biết ơn Người, tôn kính Người xin hãy nguyÖn ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

                N.V.H

 

Nguyễn Văn Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 154 tháng 07/2007

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

12 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground