Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 02/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn (7/4/1907 – 7/4/1986) Một danh nhân văn hóa tiêu biểu thời hiện đại

1 - Đồng chí Lê Duẩn là nhà chính trị kiệt xuất, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tư duy sáng tạo độc đáo… thì nhiều người biết, nhưng trong lĩnh vực văn hóa (theo nghĩa rộng của Hồ Chí Minh) không phải ai ai cũng tỏ tường. Những đối tượng văn hóa được ông khảo sát có hệ thống và nhiều đóng góp. Ví dụ luận điểm: Nói nghệ thuật tức là nói qui luật riêng của tình cảm. Nghệ thuật vận dụng qui luật riêng của tình cảm. Công bằng mà nói, yếu tố tình cảm, tiếng nói tình cảm trong nghệ thuật đã có một vài nhà văn lớn ở nước ngoài và trong nước đề cập. Nhưng nói qui luật riêng của nghệ thuật thì ông là người phát kiến. Luận điểm này không chỉ làm sáng tỏ đặc trưng của nghệ thuật, thừa nhận những yếu tố nằm ngoài nhận thức lôgic như: Trực giác, phi lý tính, sức tưởng tượng, linh cảm, vô thức … của chủ thể sáng tạo. Đồng thời, đấu tranh có hiệu quả chống chủ nghĩa duy tâm cực đoan, đem văn hóa đối lập với chính trị, đòi tự do tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật và chủ nghĩa duy vật máy móc một thời hiện diện trong học thuật ở nước ta. Luận điểm này có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn cho đến hôm nay, khi ở khu vực sáng tác, nhiều nghệ sĩ, nhất là lớp trẻ vừa mơ hồ về lý tưởng xã hội, bất tri về lý tưởng thẩm mỹ vừa chạy theo vô lối bản năng, tính dục trần trụi; kết quả là những trang viết, giờ diễn của họ gây phản cảm cho người đọc, người xem. Ở lĩnh vực tuyên huấn, giáo dục, đó đây vẫn tồn tại cách “nói lấy được”, áp đặt, thiếu sức thuyết phục khi quảng bá đường lối, chính sách, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Còn dân chúng thì nửa tin nửa ngờ: Đài, báo, cán bộ lãnh đạo nói vậy mà không biết con người thực có nghĩ như họ không, lời nói có đi đôi với việc làm không. Người xưa nói: “Kim ngô ư nhân dã, thính kỳ ngôn, quan kỳ hành” (Luận ngữ); dịch nghĩa: Nay ta đối với người, không chỉ nghe lời nói, mà phải xem việc làm. Tự nhiên, tôi nhớ đến câu nói của Hồ Chủ tịch: “Chủ nghĩa xã hội là làm việc gì cũng phải có lý, có tình”. Còn nhà thơ Tố Hữu (khi còn là Trưởng ban Tuyên huấn TW) cũng góp ý: “Làm tuyên giáo mà không biết, không hiểu văn nghệ là uổng lắm!”. Đủ biết vai trò của tình cảm trong đời sống to lớn biết nhường nào!?

2 - Là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhãn quan văn hóa rộng, Lê Duẩn viết nhiều đề tài về con người Việt Nam, truyền thống dân tộc, người phụ nữ Việt Nam, quan hệ giữa con người và thiên nhiên, về triết học văn hóa, về các giáo phái, tín ngưỡng Nam Bộ v.v… Đã có nhiều bài viết chung quanh đề tài này. Ở đây, chúng tôi xin bình luận hai ý tưởng lớn của ông. Một làTa là người Việt Nam, nhưng ta hiểu rõ ta không dễ, hiện chúng ta chưa phải hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu. Tôi hiểu ý ông muốn nói đến những giá trị truyền thống của dân tộc khi đi vào thời kỳ hiện đại. Trong lịch sử suốt mấy nghìn năm, ngay cả thời kỳ hưng thịnh nước ta đều lấy Nho giáo làm ý thức hệ chủ đạo. Nho giáo là sản phẩm của các triều đại phong kiến phương Bắc. Việt Nam bị kẹt vào cái vỏ bọc phong kiến Trung Hoa. Nho giáo có một số mặt sáng khi được sự vận dụng linh hoạt, tiến bộ của các vương triều thịnh trị. Còn lại, nói chung, sức ỳ, sự níu kéo đối với tiến trình lịch sử dân tộc là nặng nề khủng khiếp. Trong một xã hội nông nghiệp lâu đời với tầm nhìn nông cạn, hạn hẹp với tư duy trực giác, bằng lòng với cái sẵn có của quá khứ, của bên ngoài, ít có sự thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm. Ngày nay nhìn nhận lại truyền thống văn hóa theo quan điểm của Lê Duẩn là không dễ. Cần có tư duy năng động, cởi mở, khoa học mới minh định những giá trị truyền thống. Truyền thống không phải là cái bất biến. Có cái được kế thừa nếu phù hợp với xu thế hiện đại, có cái mất đi do không có tiền đề bảo tồn, lại có cái tái sinh cả tiến bộ và lạc hậu. Tư duy nhân loại không ngừng phát triển. Ngoài những giá trị cơ bản về logic là cái đúng và cái sai, nay thêm một giá trị nữa là xác suất (*). Có nhiều hiện tượng về loại giá trị này. Trong lĩnh vực chính trị - đạo đức, có người cho thượng võ là một phẩm chất của tính cách Việt. Có lẽ không đúng. Từ Lê Lợi, Nguyễn Trãi đến Quang Trung, Hồ Chí Minh, chúng ta chưa hề khiêu chiến, hiếu chiến, đe dọa ai đâu!? Mà chính sách hòa hiếu, lòng nhân nghĩa, văn hóa ngoại giao đầy trí tuệ (bây giờ thế giới gọi là quyền lực mềm) làm nên đại thắng của các cuộc chiến tranh tự vệ. Ở phương diện văn hóa tâm linh bây giờ có sự khủng hoảng, số đông dân chúng thiếu sự tư duy phân hoạch giữa chủ thể vàkhách thể, giữa người nhận biết và vật nhận biếtNgười nhận biết ở trình độ dân trí thấp, mất niềm tin, tâm lý vụ lợi tìm trốn vào mê tín, cuồng si, xem sao, đoán mệnh, kỳ phương, dị thuật… của vật nhận biết sinh ra hiện tượng đầu cơ Thần Thánh, biến cái thiêng thành cái tục, biến đối tượng tôn vinh thành nơi buôn bán phàm tục. Rồi nữa, hiện tượng này có vẻ khoa học hơn, vừa phức tạp vừa tế nhị: đó là chuyện cõi âm, đi tìm mộ, thế giới bên kia, có linh hồn hay do thần giao cách cảm hoặc các luồng điện hiện lên trong trường sinh học… Cả duy tâm lẫn duy vật chưa ai thuyết phục được ai, đòi hỏi sự tư duy suy định khi nhiều ngành khoa học nhân học vào cuộc. Hai là: Muốn hiểu rõ ta là ai thì phải đối chiếu với người khác, nếu không thì mình sẽ không hiểu được mình. Để so sánh với người, ít nhất các nước trong khu vực, trước hết phải biết ta là ai? Cho đến nay, khi nói đến những tố chất tích cực của người Việt như lòng yêu nước, hành động anh hùng, tình thương người, sức chịu đựng lao động dẻo dai, v.v… thì dễ đồng thuận. Nhưng bàn đến lề thói xấu cố hữu của đồng bào mình thì số đông dễ mặc cảm, cảm thấy lòng tự hào, ý thức tự tôn bị xúc phạm. Sự thật đó đòi hỏi phương pháp tư duy suy định, duy lý thực tiễn, rủ bỏ không thương tiếc những sức cản không phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa. Tất cả đều lấy con người làm trung tâm, lấy tư tưởng khai phóng làm động lực, lấy lý tưởng chủ nghĩa nhân đạo làm mục đích (Marx nói: thực chất của chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo). Đối với những nền văn hóa gần ta, ta nên học cái hay một cách thực lòng. Ở Trung Quốc, nhiều năm gần đây đã xuất bản cuốn Trung Quốc văn hóa Sử khái yếu (do các nhà khoa học ở Viện KHXH và Đại học Bắc Kinh biên soạn) khảo sát toàn diện nền văn hóa lâu đời với thái độ cởi mở, thận trọng. Trong lời Tựa nêu mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại có câu: “Mọi người đều biết, về nhiều mặt, văn hóa truyền thống của Trung Quốc không phù hợp với yêu cầu thực hiện hiện đại hóa, đang ngăn cản chúng ta đi lên hiện đại hóa”. Ngay cả Khổng Tử người ta cũng không coi là “thiên kinh, địa nghĩa” trong công cuộc hiện đại hóa. Nhà sử học Anh Joseph Needhan, người lãnh đạo Viện nghiên cứu mang tên ông tại Cambridge đã chỉ đạo biên soạn đề tài: Văn minh Trung Hoa, gọi nước này là người tiên báo nền khoa học hiện đại. Người Nhật tự biết những nhược điểm nước mình, con người mình, họ học các nước Đông Á với thái độ cởi mở, gọi Trung Quốc, Hàn Quốc… là những “đại sư”, “qui hóa nhân” (có nghĩa là đem văn hóa đến cho Nhật). Luận ngữ được họ coi là cuốn khai hóa văn minh Nhật. Còn ở nước ta tại sao vào những năm 50, xuất phát điểm của Việt Nam không khác mấy so với Hàn Quốc, Thái Lan và vài nước Đông Nam Á, nhưng nước ta đến nay trình độ phát triển cách xa họ khoảng vài chục năm? Do chiến tranh, do thiên tai, do Mỹ cấm vận v.v… Có cả, nhưng cái chủ yếu là do nội lực yếu kém mà nhiều Đại hội Đảng đã nêu, coi đó là những thách thức.

3 - Một luận điểm thường được gặp trong nhiều bài viết, bài nói của Lê Duẩn: Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể. Nói sáng tạo không chỉ ở đường lối, ở sự chỉ đạo chiến lược, ở khả năng tập hợp lực lượng cách mạng mà còn ở yếu tố thời cơ. Nắm được thời cơ là được tất cả, còn ngược lại thì không. V.I.Lênin nói đại ý: Làm cách mạng trên lý thuyết phức tạp hơn nhiều so với thực tế. Cuộc cách mạng tháng Tám thành công trọn vẹn chính là nhờ cuộc khởi nghĩa nổ ra vào lúc phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh (thời cơ), nhờ sự sáng suốt của Đảng dự báo khả năng để đối phó với những thách thức mới và đặt thế giới, kể cả các kẻ thù (quân Pháp quay trở lại, quân Tưởng) trước sự việc đã rồi, mặc dù nhiều địa phương chưa liên lạc được với Trung ương đã buộc phải tự hành động (sáng tạo). Không phải ngẫu nhiên mà W.J.Duiker coi Cách mạng tháng Tám là một thành tựu phi thường (Xem: Hồ Chí Minh, New York, 2000). Nói chân lý là cụ thể, thì có nhà lão thành cách mạng gần gũi ông kể lại rằng, Lê Duẩn có một cái đầu lúc nào cũng suy nghĩ. Ông thường nói: Từ nhỏ tôi là người hay cãi. Điều gì chưa rõ tôi thường hỏi vì sao?... Tôi thích tò mò, tìm rõ ngọn ngành mọi thứ, không chấp nhận chân lý có sẵn khi chưa được thuyết phục, khi thiếu thực tiễn. Lê Duẩn thường khuyên đồng sự: Phải có tư duy độc lập, tự chủ vì chân lý bao giờ cũng cụ thể. Mỗi dân tộc có điều kiện địa lý, chính trị, lịch sử, con người khác nhau, nên vấn đề giải phóng dân tộc, cách mạng Xã hội chủ nghĩa phải làm theo cách của mình, không học đòi, bắt chước, giáo điều. Học tập kinh nghiệm nước ngoài là quí và cần thiết, nhưng phải sàng lọc, không nên coi là bất biến. Lê Duẩn hoàn toàn không tán thành nội dung, chủ trương và phương pháp chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức (như cách thức của Trung Quốc), mà ta đã vận dụng thiếu sáng tạo vào những năm 1953 - 1956 ở nước ta. Tranh luận, tranh biện, phản biện của cố Tổng bí thư là một phương pháp khoa học: biện chứng, cởi mở, khám phá đối tượng khảo sát, lấy thực tiễn kiểm nghiệm lý luận, lấy lý luận soi sáng đời sống thực tiễn. Khi thực tiễn đã có những thành tựu, hiệu quả xã hội thì dùng phương pháp quy nạp tổng kết để có lý luận cao hơn, trí tuệ cao hơn. Phương pháp tìm ra kiến thức. Chân lý hình thành do có kiến thức thực tiễn được tranh luận và có kết luận. Đến đây tôi nhờ câu ngạn ngữ Pháp: Tranh luận tìm ra ánh sáng (De la discussion jaillit la lumière). Ánh sáng của trí tuệ, tri thức. Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh có được là nhờ vốn trí tuệ của con người: của cải, bạo lực, tri thức thì tri thứcđứng vị trí hàng đầu. Bill Gates trăm lần đúng, khi cho rằng: Tri thức là sức mạnh (Knowdge is power).

Theo nhiều công trình khảo cứu về danh nhân cho hay rằng, Danh nhân văn hóa tiêu biểu là người có đủ năm tiêu chí: nhân vật lịch sử kiệt xuất có đóng góp đặc biệt xuất sắc, sáng tạo cho văn hóa dân tộc; có đạo cao, đức trọng với ba đức tính: Nhân, Trí, Dũng; Có tài năng đặc biệt xuất sắc; có trình độ học vấn nhất định; được nhân dân yêu chuộng, tôn vinh, thì Tổng bí thư Lê Duẩn xứng đáng với danh hiệu cao quí: Danh nhân văn hóa tiêu biểu thời hiện đại ./.

Đ.T

 

 

 

_________

(*) Xác suất đặc trưng bằng số không âm  nằm giữa 0 và 1 cho biết khả năng xuất hiện một biến cố ngẫu nhiên B trong những điều kiện xác định, ký hiệu P. Giá trị của XS, của biến cố B có thể xác định gần đúng bằng cách lấy tỷ số: m/n (n là số phép thử và m là số lần B xuất hiện. N càng lớn thì kết quả càng chính xác. Ví dụ: XS xuất hiện mặt ngữa khi tung đồng tiền bằng ½. Theo từ điển BKVN tập 4, 2005, tr. 973.

  

 

 

Đông Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 211 tháng 04/2012

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

03/05

25° - 27°

Mưa

04/05

24° - 26°

Mưa

05/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground