Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 02/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Lời Bác dạy về "Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm" trong giai đoạn hiện nay

 “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm(1) được Hồ Chí Minh đề cập lần đầu trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), và trongDi chúc, viết năm 1969, Bác cũng không quên nhắc nhở: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” (2). Đó là những phẩm chất không thể thiếu của người cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào.

Thực hiện lời Bác dặn, Đảng ta đã luôn chú ý quan tâm tới công tác xây dựng, củng cố Đảng và xác định công tác xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” (3) Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không chỉ kìm hãm đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sự mất còn của chế độ. Vì vậy, việc quán triệt những luận điểm về đạo đức cách mạng trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay là bài học không bao giờ cũ và là yêu cầu cấp thiết, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, “NHÂN” là tính thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào, kiên quyết chống lại những người, những việc có hại cho Đảng, có hại với dân, sẵn lòng khổ trước mọi người, vui sau thiên hạ, không ham giàu sang, quyền quý, chức vị, không sợ gian khổ, hy sinh.

Chữ “Nhân” của Người bao hàm cả sự “trung hiếu” và được thừa kế, phát triển từ những tư tưởng “từ bi” của Phật giáo góp phần nuôi dưỡng lòng nhân ái, nhưng không chấp nhận sự “nhẫn nhục” để buông xuôi cho số phận. Người thừa kế quan niệm “nhân, trí, dũng” của Nho Giáo để “trừ yêu, diệt đạo” góp phần giáo dục đạo đức nhân văn chứ không theo “Tam cương, Ngũ thường”. Thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã từng giương cao ngọn cờ “ Nhân nghĩa” để “Yên dân” . Nhưng, luận điểm “Nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một trình độ mới, đó là “Tận trung với nước, tận hiếu với dân” nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, giải phóng con người, chống lại những việc làm hại nước, hại dân.

Đi liền với “NHÂN” là “NGHĨA”, là ngay thẳng, phải có tu tâm, không có làm việc bậy, không làm việc gì giấu Đảng, ngoài lợi ít của Đảng, không có gì lợi ích cho riêng tư, việc gì Đảng giao phải hết sức cẩn thận, không sợ phê bình và phê bình người khác, phải đúng đắn. Luận điểm “Nhân, Nghĩa” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn cán bộ, đảng viên hiện nay phải một lòng, một dạ trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tận tâm, tận lực với công việc của Đảng, sẵn sàng chấp nhận sự gian khổ, hy sinh, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của Đảng, lợi ích của nhân dân.

Trước tác động mạnh mẽ của những mặt trái xã hội hiện nay, chúng ta hãy thực hành lời Bác dạy: “Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”(4). Đi liền với thực hành “Nhân, Nghĩa” thì phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân như: bè phái, cục bộ, ăn hối lộ, đút lót, chạy chức, chạy tội, dọa nạt cấp dưới, ức hiếp nhân dân …

Cán bộ, đảng viên đã có “NHÂN, NGHĨA” rồi thì phải có “TRÍ”, là đầu óc trong sạch, sáng suốt, có trình độ giác ngộ chính trị, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận vào thực tiển để tìm ra phương hướng thực hiện đúng đắn. Đó là những cán bộ, đảng viên biết xem người, xét việc, biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian. Để có được phẩm chất đó, cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện mọi lúc, mọi nơi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, những con người hội tụ đầy đủ phẩm chất đức – tài, trong đó đức là gốc. Bước vào giai đoạn chiến lược mới với những điều kiện mới, cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, kịp thời nắm bắt và thích ứng với những tri thức mới của khoc học tự nhiên và xã hội, có phương pháp tư duy khoa học ngày càng tăng thêm trí tuệ cho bản thân.

Trong hoạt động thực tiễn, phải có sự đầu tư trí tuệ cho công việc, tích cực tìm tòi, sáng tạo, mang hết khả năng của mình cống hiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự đoàn thể, phụng sự nhân dân, thường xuyên học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi cán bộ, đảng viên, vì “dốt nát cũng là kẻ địch”. Việc học tập, nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, đảng viên phải được quy định thành chế độ, lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên cập nhật những thông tin, tri thức mới của thời đại cũng là biểu hiện của sự thoái hóa.

“DŨNG”  là dũng cảm, anh dũng, dũng khí, là thể hiện ý chí cách mạng, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, quyết tâm thực hiện mục tiêu của cách mạng là độc lập dân tộc và CNXH. Dũng là dũng cảm đấu tranh với thiên tai như bão lụt; với địch họa, như chiến tranh xâm lược và những âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.Dũng là dũng cảm đấu tranh với sự bóc lột, áp bức bất công, với những quan điểm tư tưởng sai trái với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, với những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan. Dũng còn là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và mạnh dạn đổi mới. Bên cạnh đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu lỗi thời, dũng còn là dũng cảm đấu tranh để bảo vệ cái tốt, cái thiện, cái đúng, bảo vệ chân lý, cái mới đang lên.

 

““TRÍ” và “DŨNG” thường đi liền với nhau, có trí tuệ rồi phải có lòng dũng cảm mới mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc ích nước, lợi dân. Ở thời kỳ cách mạng nào, cán bộ, đảng viên cũng cần phải có phẩm chất ấy. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, lòng dũng cảm là rất cần thiết, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay càng rất cần lòng dũng cảm ở mỗi con người. Có như vậy, họ mới dám xây cái mới, mạnh dạn xóa bỏ cái cũ, lỗi thời, lạc hậu mà lâu nay vẫn tiềm ẩn trong nhận thức và hành động ở từng tổ chức cũng như mỗi cán bộ, đảng viên.

“LIÊM”  là trong sạch, không tham lam, không tham tiền của  , tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên, không cậy quyền, cậy thếm đục khoét, ăn của đút lót  của dân hoặc lấy của công thành của tư, không dìm người để giữ địa vị, danh tiếng của mình. Từ luận điểm đó, cán bộ, đảng viên phải tự mình soi lại bản thân, nhất là những người có chức, có quyền. Lâu nay, trong quan niệm của nhiều người cho rằng: làm quan thì chỉ “nhất thời”, do vậy phải tranh thủ hưởng lộc, bòn rút, nhận “quà biếu” để cho gia đình, vợ con được hơn người, để bản thân có điều kiện vật chất “quan hệ” giành lấy danh lợi. Có tư tưởng khác cho rằng, cán bộ giữ quyền chức liêm khiết, thanh bạch mà vẫn mang tiếng, bởi quan niệm cũ kỷ xưa nay vẫn tồn đọng, “Một người làm quan cả họ được nhờ” … Tuy vậy, cần phải thấy rằng, chữ “Liêm” không đồng nhất với sự cứng nhắc, dập khuôn, máy móc kéo theo sự trì trệ, bảo thủ mà trong thực thi quyền hành và mọi hoạt động thực tiễn rất cần sự năng động, sáng tạo, phát triển cái mới. Trong xử lý khuyết điểm phải có lý, có tình, đánh giá đúng bản chất sự việc, như thế mới không mắc phải các căn bệnh: quan liêu, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền ở mỗi người, mỗi cương vị chức trách, nhất là những cán bộ có chức, có quyền. Để thực hành được chữ “Liêm”, mỗi người phải tự gột rửa sạch những tư tưởng lỗi thời, những lề thói xấu, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng, phong cách tư duy tiến bộ của thời đại mới tạo nền tảng vững chắc cho Đảng đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới.

“NHÂN, NGHĨA, TRÍ, DŨNG, LIÊM” là sự hội tụ đầy đủ các yếu tố, mỗi yếu tố là một luận điểm có nội dung cốt cách riêng, song có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau. Trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải quán triệt và thực hành “Nhân, Nghĩa, Trí , Dũng, Liêm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn trở nên người cách mạng chân chính không có gì mà khó cả. Điều đó, hoàn toàn do lòng mình mà ra, tự mình tu dưỡng, rèn luyện để ngày càng ít khuyết điểm, tặng thêm ưu điểm của mỗi người. Đó là điều kiện, nền tảng nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, cũng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI của Đảng. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, từng tổ chức cho đến toàn đảng phải “ Đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện cán bộ, thực sự là tấm gương  sáng về phẩm chất, lối sống hết lòng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng” (5). Quán triệt, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” đối với cán bộ, đảng viên hiện nay là việc làm cấp bách và phải tu dưỡng suốt đời không ngừng, không nghỉ. “Đảng viên đi trước làng nước theo sau” luôn là phương châm hành động đúng đắn nhất của người cán bộ, đảng viên của một Đảng cách mạng chân chính, Đảng lãnh đạo và cầm quyền đưa công cuộc đổi mới nước ta đi đến mục tiêu cuối cùng.

N.V.T

 

 

 

 

 

 

_______

(1) Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc in trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXBCTQG, H.2002, tr.231-236.

 (2) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2001

 (3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.22)

(4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.251

(5) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, H.2006, trang 286 

 

Nguyễn Văn Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 215 tháng 08/2012

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

03/05

25° - 27°

Mưa

04/05

24° - 26°

Mưa

05/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground