Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Năm Apec Việt Nam 2017 cơ hội và hy vọng

TCCV Online-Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực; với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

            Gần 30 năm hình thành và phát triển, APEC đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như đưa Châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, đại diện 39% dân số, 57% GDP và 49% thương mại thế giới; góp phần tích cực nâng cao nâng lực hội nhập, liên kết của các nền kinh tế thành viên đang phát triển, đồng thời góp phần vào sự phát triển và liên kết  kinh tế của Châu Á – Thái Bình Dương. APEC đã triển khai hơn 1.600 dự án nâng cao năng lực trị giá 23 triệu USD. Hằng năm APEC triển khai khoảng 150 dự án. Các thành viên  APEC đi đầu thúc đẩy hợp tác, liên kết  kinh tế thương mại  và đầu tư khu vực, góp phần cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư. Tiên phong trong việc đẩy mạnh tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo, cải cách cơ cấu, hợp tác trong vấn đề thương mại, đầu tư thế hệ mới, kết nối, liên kết các chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, thương mại dịch vụ, góp phần hình thành và điều phối các thỏa thuận, các khu vực thương mại tự do như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Cộng đồng ASEAN, Liên minh Thái Bình Dương… Hướng tới hình thành Khu vực th ương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương  (FTAAP). Đóng góp quan trọng vào việc củng cố hệ thống thương mại đa phương và xử lý các vấn đề toàn cầu.

Tháng 11 năm 1998, Việt  Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC. Trong gần 20 năm qua, diễn đàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Diễn đàn APEC hội tụ hầu hết các đối tác hàng đầu của Việt Nam về chiến lược kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, công nghệ, viện trợ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. 17 thành viên APEC là các đối tác FTA của Việt Nam, gồm:  Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xinh–ga-po, Phi-líp-pin, Thái Lan, Ốt–xtrây-lia, Niu Di lân và Chi-lê 18 thành viên APEC là các đối tác FTA của Việt Nam, 7 trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là các nền kinh tế thành viên APEC, gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công –Trung Quốc, Ma-lai–xi- a và Xinh–ga–po. Việt Nam luôn là một trong những thành viên tích cực  và có trách nhiệm của Diễn đàn APEC. Năm 2006, lần đầu tiên đảm nhận trọng trách chủ nhà APEC, tổ chức thành công  hàng trăm hoạt động mà trọng tâm là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 14 và đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC. Tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21 họp ngày 05 - 07/10/2013 ở Bali, Inđônêxia, các nền kinh tế thành viên đã nhất trí ủng hộ Việt Nam tổ chức Năm APEC 2017. Điều này thể hiện sự tin cậy và tính nhiệm cao của các nền kinh tế thành viên đối với nước ta.

            Với thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao sau gần 30 năm đổi mới và kinh nghiệm tổ chức thành công năm 2006, việc một lần nữa đăng cai Năm APEC là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với Diễn đàn nhằm thúc đẩy quan tâm chung trong bối cảnh mới. Năm APEC 2007 còn có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt  Nam trở thành thành viên của Diễn đàn (1998 - 2018). Cùng với việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 cũng như nỗ lực hoàn tất các cam kết gia nhập WTO vào năm 2018. Năm APEC 2017 khẳng định quyết tâm của Việt Nam tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện. Việc đăng cai Năm APEC  2017 còn giúp chúng ta có thêm những cơ hội mới để tranh thủ nhiều hơn sự ủng hộ và hỗ trợ của APEC phục vụ việc hoàn tất các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của đất nước.

            Với chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương của Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016), việc tổ chức thành công Năm APEC 2017 là một trọng tâm của  đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Việt Nam có thể đóng góp thiết thực vào sự phát triển của tiến trình APEC, làm cho hợp tác APEC thực chất và có hiệu quả hơn. Trước những thách thức đan xen đối với  phát triển, APEC cần tìm kiếm động lực mới thúc đẩy tăng trưởng bền vững và làm sâu rộng liên kết, kết nối khu vực. Trong đó, then chốt là việc hoàn tất các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại - đầu tư vào năm 2020. Kết quả hoạt động của năm 2017 tiếp tục nâng cao vị thế APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu, tiên phong khởi xướng và hình thành liên kết khu vực sâu rộng hơn cũng như thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị cho APEC bước vào thập niên phát triển thứ tư. Thông qua Năm APEC 2017 để tăng cường tình hữu nghị, làm sâu sắc quan hệ đối tác với các nền kinh tế thành viên hiện là những trung tâm kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Quảng Trị có thêm điều kiện kết nối, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác hàng đầu thế giới. Quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, giàu tiềm năng và tích cực hội nhập; mang lại những cơ hội phát triển, quảng bá, giao lưu cho các vùng miền, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và hiểu biết về Diễn đàn APEC.

            Chủ đề của Năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Đề xuất của Việt Nam nhận được sự ủng hộ của tất cả các nền kinh tế thành viên, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu khu vực. Ý nghĩa chủ đề thể hiện trên ba khía cạnh: Phản ánh sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của Châu Á - Thái Bình Dương. Thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và Châu Á - Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng. Thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới.

            Để cụ thể hóa chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam đã đề xuất bốn hướng ưu tiên lớn: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMES)  trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Những trọng tâm đó là nhằm đáp ứng nhu cầu chung về khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần hoàn tất các Mục tiêu Bogor và thực hiện Chương trình nghị sự của Liên hiệp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030.

Là chủ nhà, Việt Nam dự kiến sẽ đón hàng chục nghìn đại biểu và tổ chức khoảng 200 sự kiện lớn nhỏ của APEC trên khắp cả nước trong năm 2017, đồng thời chủ trì hoạt động của nhiều Ủy ban, Nhóm công tác từ năm 2016 đến năm 2018. Hợp tác của APEC  cũng đang chuyển mình sang một giai đoạn mới, với hợp tác và liên kết sâu rộng hơn. Vì vậy, việc lần thứ hai tổ chức Năm APEC cũng đòi hỏi công tác chuẩn bị triển khai sớm, chu đáo và đồng bộ mọi mặt: nội dung, chính sách, tuyên truyền, văn hóa, lễ tân, hậu cần, an ninh, y tế, công tác vận động quốc tế và xây dựng bộ máy tổ chức. Công tác chuẩn bị nội dung phải bảo đảm các đề xuất về chủ đề, ưu tiên và  các ý tưởng, sáng kiến vừa phù hợp với quan tâm chung, vừa đáp ứng lợi ích lớn của Việt Nam và ASEAN, thể hiện khả năng đóng góp cao hơn của Việt Nam. Việc sớm tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các nền kinh tế thành viên APEC các tổ chức  quốc tế là rất cần thiết để tạo sự đồng thuận chung. Công tác tổ chức nhất là về cơ sở vật chất, hậu cần, văn hóa và truyền thông, lễ tân, an ninh, y tế… cần tương xứng với thế và lực mới của nước ta. Sự chủ động tham gia của các tỉnh thành được lựa chọn tổ chức các sự kiện APEC là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm các sự kiện diễn ra thành công. Nhân tố then chốt là xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngủ cán bộ, trong đó Ủy ban Quốc gia APEC 2017 có vai trò chỉ đạo, điều phối. Việc tổ chức các hoạt động APEC đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp, báo chí, tình nguyện viên, đội ngũ phục vụ… đủ năng lực, có kỹ năng và tâm huyết.

            Theo thông lệ và với mong muốn đóng góp tích cực cho hợp tác APEC, Việt  Nam sẽ tổ chức khoảng 20 hội nghị lớn trên khắp ba miền đất nước. Hội nghị không chính thức của các quan chức cao cấp (ISOM) từ ngày 08 - 09/12 - 2016 tại thủ đô Hà Nội; Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất (ISOM 1) và các cuộc họp liên quan từ ngày 18/2 - 03/3/2017 tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa; Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ  hai (ISOM 2) và các cuộc họp liên quan từ ngày 07- 18 /5/ 2017 tại thủ đô Hà Nội; Đối thoại chính sách cao cấp về đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số từ ngày 07 - 18/5/2017 tại thủ đô Hà Nội; Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) từ  ngày 20 - 21/5/2017 tại thủ đô Hà Nội; Đối thoại chính sách cao cấp  về du lịch bền vững từ ngày 20 - 22/6/2017 tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh; Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu từ ngày 21 - 25/8/2017 tại thành phố Cần Thơ; Hội nghị các quan chức cấp cao lần thứ ba (ISOM 3) và các cuộc họp liên quan từ ngày 15 - 30/8/2017 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC (SMEMM) từ ngày 11 - 15/9/2019 tại thành phố Hồ Chí Minh; Đối thoại chính sách cao cấp về phụ nữ và kinh tế từ ngày 20 - 29/9/2017 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính (FMM) từ ngày 19 - 21/10/2017 tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. Tuần lễ cấp cao APEC  lần thứ 25 tại thành phố Đà Nẵng là sự kiện lớn nhất, với các hội nghị quan chức cao cấp, cấp Bộ trưởng và cấp cao sẽ tổ chức từ ngày 06 - 11/11/2017 tại thành phố Đà Nẵng.

Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 06 - 11/11/2017. Khoảng hơn 10.000 đại biểu quốc tế, trong đó có lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên, hàng nghìn doanh nghiệp hàng đầu khu vực và trên thế giới cũng như đại diện các cơ quan truyền thông lớn của quốc tế sẽ đến dự. Tuần lễ cấp cao APEC năm 2017 gồm các hoạt động nổi bật như: Hội nghị lần thứ 25 các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC; Hội nghị Liên Bộ trưởng  Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 29 (AMM29); Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp (CSOM); Cuộc họp Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC  (ABAC); Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit); Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo kinh tế APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Trong dịp này, dự kiến sẽ diễn ra một số hoạt động do Việt Nam đề xuất nhằm tăng cường giao lưu, quảng bá văn hóa… của APEC, giữa APEC với các đối tác, tổ chức khu vực và quốc tế cũng như về Việt Nam.

Các hoạt động phong phú của APEC sẽ diễn ra trên khắp cả nước và trong suốt năm 2017 là những cơ hội lớn để các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh, kết nối, hoạt động du lịch, quảng bá hình ảnh, giới thiệu các sản phẩm vùng miền với các đối tác then chốt và các tập đoàn hàng đầu thế giới. Với sự chuẩn bị chu đáo có thể tranh thủ nhiều hơn tiềm năng to lớn về thị trường, tài chính, công nghệ của APEC; gặp gỡ lãnh đạo, quan chức và các tập  đoàn khu vực để tìm kiếm đối tác đầu tư, đối tác chiến lược, ký kết thảo thuận hợp tác…Qua tham gia, đóng góp tổ chức các sự kiện, nhận thức và kỹ năng hội nhập của cán bộ, doanh nghiệp và người dân có điều kiện nâng cao, góp phần hình thành văn hóa hội nhập của địa phương./.

N.V.D

(Nguồn TCCV)

Nguyễn Văn Dùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 276 tháng 09/2017

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground