Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Rưng rưng nỗi nhớ

C

ó một Hồ Nguyên Kha bận rộn với nghề báo, thường tất tả ngược xuôi với dáng vẻ lo toan công việc, đôi lúc pha chút ồn ào, bụi bặm khi ngụp lặn giữa đời-thường-không-đơn-giản. Lại có một Hồ Nguyên Kha khác trong những đêm về ngồi đối diện với chính mình lặng lẽ suy tư và đa cảm, thấy cần phải giãi bày tâm sự, nhất là khi ngược lối trở về ký ức tươi xanh và đau đáu.

Rồi Kha cầm bút và viết.

Tập tạp bút “Rưng rưng màu khói” của Hồ Nguyên Kha không nói đến những điều to tát. Vả chăng điều đó cũng không dễ thích hợp với những tâm tình riêng tư của một con người đang muốn trút niềm riêng. Tác giả như muốn thầm thì với những ai đồng điệu, trước tiên về những kỷ niệm làng quê dấu yêu và đắng đót. Những kỷ niệm từ làng Mai Xá - Gio Linh cứ cuộn lên như màu khói bếp lam chiều khiến chàng trai ra chốn thị thành cồn cào nỗi nhớ: “Chiều nay, tôi chợt thấy làn khói mỏng manh bay lên từ cánh đồng ven sông vừa xa lạ vừa thân quen. Dù chỉ là thoáng chốc nhưng đã làm sống dậy ký ức một thời nghèo khó nhưng rất đỗi thanh bình; là mái ấm gia đình đầy yêu thương sau lũy tre, dưới mái nhà rơm rạ; là những ngày thơ bé êm trôi bên miền quê thôn dã là khoảng trời yêu thương đằm thắm và thổn thức...”(Rưng rưng màu khói). Chợt nhớ đến một câu thơ kinh điển của Huy Cận trong nỗi nhớ “Tràng giang”: “Lòng quê dờn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi nhớ làng quê cứ như con sóng liên hồi vỗ nhịp miên man vào những bến bờ của miền ký ức. Ngòi bút Hồ Nguyên Kha dẫn lối người đọc từ “Nhớ ngọn rơm vàng”, “Nhớ bác phó cối” đến “Nghe ký ức dòng sông”. Người viết rủ rê, kết bạn để cùng trải nghiệm trên một chuyến đò quê chở đầy phong vị miệt làng trên sông Hiếu: “Tôi ngồi giữa ngổn ngang quang gánh, ngổn ngang rau, dưa, vịt, gà, cá, mắm; ngổn ngang tiếng cười nói mộc mạc hương quê. Những mùi vị và âm thanh đặc trưng ấy chính là hồn cốt của đời tôi, luôn gần gũi và gắn bó khi đã từng lãng du cùng con sông nối tiếp cuộc hành trình xuôi về nguồn cội” (Khúc tự tình sông nước).

Như một lẽ tự nhiên, khi nhớ về làng quê thân thuộc thì hình ảnh bao trùm vẫn là bóng dáng người mẹ. Chao ôi, người mẹ, nhất là người mẹ quê có bút mực nào tả xiết. Tác giả nhớ mẹ đến chới với khi “Cài bông hồng trắng mùa Vu Lan”, một biểu tượng trong mùa báo hiếu cho những ai không còn mẹ. Chỉ còn lắng đọng lại một tâm sự mồ côi thương nhớ khôn nguôi: "... Kể từ đó tôi không còn mẹ. Tôi mất hết tình thương yêu vô bờ bến mà mẹ đã dành cho anh em tôi. Mỗi mùa Vu Lan về tôi lại ngậm ngùi cài lên ngực áo chiếc hoa màu trắng đầy cam phận và tủi hờn...Và trong từng giấc mơ tôi đã bao lần cuống quýt trước hình bóng mẹ nhưng khi tỉnh dậy đành ngậm ngùi: “Ví mà tôi đổi thời gian được/Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”.

Mượn tên một bài hát nổi tiếng của Đoàn Chuẩn- Từ Linh "Gởi gió cho mây ngàn bay”, Hồ Nguyên Kha lại nhớ tiếc về những đồng nghiệp đàn anh không may quá cố như Nguyễn Đăng Thơ, Võ Minh Lâm Tiến, Nguyễn Tiến Đạt. Những kỷ niệm vui buồn với người đã khuất cứ mồn một hiện về như một cuốn phim quay chậm. Đó là nhà báo Nguyễn Đăng Thơ đi công tác miền núi “cứ lầm lì đánh vật từng cung đường” và “Trong nghề, Đăng Thơ viết chậm nhưng chắc bởi anh luôn trăn trở với đề tài và phải thừa nhận Đăng Thơ đặt tít rất có duyên”, hay nhà báo Võ Minh Lâm Tiến vốn lành tính, lại yêu thơ “... trong công việc và đời thường anh coi tôi như một đứa em út. Ngoài những bảo ban trong nghề, anh luôn dành cho tôi những cử chỉ chăm sóc ân cần đôi khi rất vụn vặt đời thường nhưng lại rất cần thiết cho một đứa trai làng lên phố thị, cho một người mới chân ướt chân ráo vô nghề báo”. Và nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Đạt tài hoa mà yểu mệnh, ra đi để lại nhiều tiếc nhớ trong lòng anh em đồng nghiệp. Rồi Kha nói về những đứa con của những đồng nghiệp đã khuất núi mà như tự nhủ với lòng mình: “Thật mừng cho anh vì con cái đều chăm ngoan. Đó chính là ân phúc mà anh đã từng gieo cho người đời nay hưởng lại. Tôi nhớ lời Phật đã từng dạy "...hãy tự thắp đuốc mà đi”.

Và hễ là sinh viên Huế thì chắc hẳn sẽ đồng cảm với “Sân ga...hoài niệm” của Hồ Nguyên Kha khi tác giả vẫn giọng viết mộc mạc, chân phương gợi nhắc về một nơi chốn đầy kỷ niệm nhớ thương ám ảnh:"...Ga Huế chính là nơi để nhớ về, chứ không phải là nơi ở lại. Ga Huế khiến chúng tôi mắc nợ. Nợ cơn mưa dài lê thê trong những đêm đông ngồi dưới mái hiên lạnh lẽo và ấm trà cũng lạnh lẽo, chỉ có ngọn đèn là chứng nhân cho bao hoài vọng đời người...Và món nợ ấy cứ lặng lẽ, thủy chung, theo tuổi tác tháng năm, theo tiếng vọng còi tàu...”.

Còn tôi, tôi vẫn hằng mong, hằng tin rằng trong thẳm sâu của Kha, cũng như mỗi hồn người chúng ta đều ấp ủ những kỷ niệm đẹp và hướng thiện. Những kỷ niệm làm ấm lòng mình và bè bạn giúp chúng ta vượt qua những cám dỗ bọt bèo mà nặng trĩu, những ngổn ngang bất trắc trong hành trình sống còn nhiều lắm nhọc nhằn, lo nghĩ. Để rồi mỗi văn bản ngôn từ được viết ra là một dấu ấn chứng chỉ cuộc đời.

P.X.D 

Tổ

 
<1>P �� a Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế đóng tại Đồng Hới, có mặt tại cuộc mít tinh, đã hết sức ngạc nhiên. Họ nói với cán bộ ta: “Trong đời chúng tôi chưa bao giờ thấy một thủ lĩnh quốc gia nào gần gũi, thân thiết với nhân dân như Bác Hồ của Việt Nam. Ở nước chúng tôi, Tổng thống cũng đọc diễn văn rất hay. Rất tiếc cái hay đó chỉ có một số ít người trong dân chúng hiểu. Còn ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn thì hàng vạn người đều hiểu được và đọc theo, như cha đọc cho con nghe, thầy đọc cho trò nghe…, thật là gần gũi và thân thiết!".

Trong đời sống hàng ngày, Người thường tranh thủ đi thăm, chuyện trò thân tình với các cụ già, gặp gỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương, để nắm tình hình và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Bác Hồ thâm nhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ quần chúng, bằng nụ cười hiền hậu, giọng nói ấm áp và vòng tay rộng mở… Nhân dân ta từ già đến trẻ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, mọi thế hệ đều gọi Người bằng hai tiếng "Bác Hồ" bởi vì Bác đến với mọi người một cách rất bình dị, tự nhiên, không cần một nghi thức nào. Gặp gỡ nông dân đang cấy thì Người cũng bỏ dép, xắn quần, lội ruộng hoặc đi thăm tàu hải quân thì Người cũng cầm lái như một thuỷ thủ… Từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, từ việc lớn đến việc nhỏ của Người đều thể hiện sự quán triệt tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, thành tâm niệm suốt đời của Người.  Ta dễ hiểu vì sao Người thường nhắc đến câu ca truyền miệng của nhân dân Quảng Bình:

Dễ mười lần không dân cũng chịu.

Khó trăm lần dân liệu cũng xong(3)

Giữ được chân lý quý báu này thì sự nghiệp dù khó mấy cũng thành công. Xa rời chân lý này thì cơ đồ cha ông để lại có đồ sộ mấy rồi cũng sẽ ngả nghiêng, sụp đổ.

Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tác phong sâu sát quần chúng. Theo một thống kê chưa thật đầy đủ, chỉ tính trong vòng 10 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955 – 1965), không quản tuổi cao, công việc bộn bề, Bác Hồ đã thực hiện trên dưới 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội… từ miền núi đến hải đảo, để thăm hỏi chiến sỹ và đồng bào, xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Đó là một kỷ lục khó ai có thể vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ ở tuổi 70.(3)

Hồ Chí Minh cũng là tấm gương về lòng yêu mến, tôn trọng và tin tưởng rất mực vào khả năng và sức mạnh của nhân dân. Trọng dân, Người đến với dân. Trọng dân, Người gần gũi với các cụ già, trẻ thơ, thăm hỏi ân cần những người dân lương thiện, lao động cần cù, một nắng hai sương, an ủi họ, tạo mọi điều kiện để họ có cơ hội sống tốt, sống khỏe, sống vì mình, vì người, vì cộng đồng các dân tộc anh em. Chính phong cách đi đúng đường lối quần chúng của Người có sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đến với Người không chút e ngại, bình dị, tự nhiên. Tác phong ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc nhất. Nhờ vậy, mọi người có thể nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình, còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của cuộc sống xung quanh. 

Thật khó mà nói cho hết những việc Chủ tịch Hồ Chí Minh làm suốt ngày, suốt đời, để phục vụ cuộc sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Đó là niềm vui, là khát vọng, là lý tưởng của Người. Vì nhân dân, Người căn dặn: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".(4)

Tư tưởng, đạo đức, tác phong của Bác Hồ là kết quả của sự chắt lọc từ tất cả những gì tốt đẹp nhất của truyền thống Việt Nam, của trí tuệ hiện đại của nhân loại, góp phần tạo nên tầm vóc vĩ đại, nhân cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị hiện nay, nếu chúng ta tìm hiểu, học tập và xây dựng được một tác phong, phong cách theo như Bác Hồ trong đông đảo cán bộ, đảng viên, chắc chắn sẽ góp phần thực hiện thắng lợi những vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay mà Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ IV vừa qua nêu ra.

                                                                 N.V.T 

 

Phạm Xuân Dũng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 224 tháng 05/2013

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground