Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sám hối và tự hủy

T

ừ ngày luồng gió đổi mới thổi ùa vào xã hội, mọi ngõ ngách của đời sống đều có những xáo động, nhiều xáo động đến ngỡ ngàng. Riêng trong đời sống văn học đã có những bước ngoặt rất đáng khích lệ. Sáng tác đã có dấu hiệu chuyển mình. Rõ nhất là thái độ tiếp cận hiện thực ở nhiều chiều, nhiều góc độ, dấu vết cái tôi của nhà văn càng ngày càng rõ thêm ra. Xu hướng đi tìm cái mới trong phương pháp sáng tác cũng khá sôi động. Cùng với đó, trong lý luận phê bình, người ta bắt đầu có thái độ khoa học hơn khi nhận chân lại những giá trị trong quá khứ. Nhiều giá trị do hoàn cảnh lịch sử mà trước đây chưa được ghi nhận thì nay đang được đặt lên bàn xem xét một cách bình đẳng, ví như bộ phận văn học miền nam trước 1975, văn học của cộng đồng người Việt ở nước ngoài v..v..Theo tôi, đó là những dấu hiệu khoa học tích cực và rất đáng khuyến khích.

Tuy nhiên, không hiểu từ đâu, lại xuất hiện xu hướng sám hối và hầu như trở thành “mốt” khi ai đó muốn chứng tỏ mình là con người tiến kịp trào lưu mới thì phải tự sám hối, thậm chí phải tự lên án phỉ báng vào mình và vào tất cả những giá trị có thật đã làm nên một nÒn văn học Cách mạng song hành cùng cuộc sống của dân tộc trong suốt chiều dài đấu tranh giải phóng đất nước.

Sám hối, theo cách hiểu của tôi là tự ăn năn hối cãi vì những việc làm tội lỗi của mình, nó không đồng nghĩa với tự kiểm điểm, tự phê bình trong nguyên tắc sinh hoạt của chúng ta. Tự phê là tự nhận xét mình cả ưu lẫn khuyết để  rút kinh nghiệm. Còn sám hối thì chỉ gắn với tội lỗi, sai lầm. Vậy, chúng ta có tội gì? Văn học cách mạng có tội gì?

Văn học là một bộ phận của văn hóa. Mà văn hóa là dấu ấn của sự sáng tạo con người trong một giai đoạn lịch sử, nó có giá trị rất đặc trưng của giai đoạn lịch sử đó. Cái quạt mo là văn hóa của nông thôn Việt nam khi xã hội Việt chưa có điện. Bây giờ khi ta dùng quạt máy, điều hòa thì chiếc quạt mo có thể không ai dùng nữa (trừ mất điện), nhưng tại sao lại bắt xã hội phải sám hối, lại có thể lên án cái thời quạt mo như là vết nhơ đáng xấu hổ của văn hóa Việt? Tôi nghĩ, cái đáng xấu hổ không phải là quá khứ mà chính là thái độ không biết điều của ai đó hôm nay. Thật không ai như giới văn chúng ta. Giới khoa học quân sự hôm nay đang ứng dụng điều khiển từ xa  bằng ra-đa với vũ khí laze để tiêu diệt mục tiêu, nhưng không ai lại thấy xấu hổ khi nhắc đến thời ông Trần Đại Nghĩa chế ra thứ vũ khí thô sơ đã góp phần to lớn vào chiến thắng thực dân Pháp. Giới khoa học nông nghiệp và nông dân hôm nay đã đưa năng suất lúa lên 12- 14 tấn trên mét ha, đưa Việt Nam trở thành cường quốc về gạo, nhưng họ vẫn tri ân nhà khoa học Lương Đình Của, vẫn rưng rưng tự hào về cái thủa 5 tấn thóc để góp phần đánh Mỹ của dân tộc. Trong giới giáo dục cũng vậy. Không một vị tiến sĩ, một nhà khoa học lớn nào lại cảm thấy xấu hổ khi quay trở lại thăm người thầy giáo tiểu học ở làng, cho dù ngày ấy, ông giáo làng đôi khi còn viết sai chính tả. Nếu có ai đó có thái độ như vậy thì đều bị lên án là kẻ không còn nhân cách, là kΠvô đạo. Chẳng phải truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai ma tốp đã làm ta rơi nước mắt đó sao!

Nhìn ra cả thế giới cũng không ai như ta. Nước Nga bây giờ không còn là nước Cộng sản. Nhưng ngày kỉ niệm chiến thắng Phát xít vẫn là ngày đại lễ, từ Tổng thống đến nhân dân vẫn đứng ngập Quãng trường và lá cờ đỏ búa liềm mà họ coi là lá cờ chiến thắng vẫn được tung bay trong đoàn diễu binh. Chắc chắn nước Nga không ai cảm thấy hổ thẹn , ngược lại vô cùng tự hào với bài thơ Quay trái của Maiacopski vang lên trước hàng quân năm nào góp phần vào chiến công vĩ đại của Liên Xô thế kỉ trước.

“ Vạch lá tìm sâu” để bắt sâu đi, bảo vệ cho những thân cây, những cành lá một thời đã từng “ che bộ đội”, từng “ vây quân thù” được xanh tươi mãi mãi là việc làm cần thiết. Nhưngtự sám hối rồi đốt sạch, phạt sạch, triệt phá tất cả rừng ngàn chỉ có thể là hành động của đám lâm tặc mà thôi!

   X.Đ

 

Xuân Đức
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 168 tháng 09/2008

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground