Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sự chuyển hóa từ định hướng tư tưởng của Nghị quyết 05 đến sức sống trong Văn học, nghệ thuật

Bắt tay vào công việc sáng tạo, nhà nghệ sĩ cần có ba yếu tố sau đây:

- Tài năng

- Cảm hứng sáng tạo

- Điều khiện nghề nghiệp

Chúng tôi muốn khảo sát ba yếu tố trên để tìm hiểu Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) sau 15 năm ra đời chuyển hóa thành sức sống trong văn học nghệ thuật như thế nào.

1. Tài năng, là yếu tố tiên thiên, đóng vai trò quyết định. Nhưng nó không phải là yếu tố bất biến. Nó có thể thui chột hoặc phát triển tùy thuộc vào việc cá nhân người nghệ sĩ tu dưỡng, rèn luyện như thế  nào. Trong các nghị quyết của Đảng trước đây và Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) đều yêu cầu văn nghệ sĩ gắn bó máu thịt với cuộc sống của nhân dân và thực tiễn của đất nước. Thời gian qua, việc tổ chức đi thực tế đã được các Hội VHNT đặc biệt quan tâm. Vượt qua nhiều khó khăn, nhiều văn nghệ sĩ cũng tự đến thâm nhập thực tế dài ngày tại các cơ sở thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống, coi đó là một kỷ luật làm việc bắt buộc. Các chuyến đi Trường Sa, Tây Nguyên, Tây Bắc, các trọng điểm kinh tế, các đơn vị lực lượng vũ trang, đặc biệt là cuộc sống ở nông thôn với những thay đổi mau lẹ, là đối tượng của các chuyến đi đó. Kết quả trước hết là giúp các nhà nghệ sĩ tích lũy vốn sống, sau đó, là những chuyển hóa về nhận thức, tư tưởng, tình cảm. Tắm mình trong thực tiễn sôi động của đất nước đã giúp nhà nghệ sĩ trả lời câu hỏi: Cuộc sống đang cần gì? Công chúng đang cần gì? Tổ quốc đang cần gì? Người nghệ sĩ cần đáp lại câu hỏi đó như thế nào? Từ đó, một sự điều chỉnh lớn đã diễn ra. Nếu những năm đầu đổi mới, văn học, nghệ thuật cũng giống như báo chí, có lúc nghiêng về phê phán một chiều và cường điệu mặt trái, mặt tối của đời sống, dẫn đến một hệ quả là phủ một màu xám lên đời sống tinh thần của xã hội. Thì 15 năm qua, người ta đã chứng kiến một tình hình khắc hẳn. Những mảnh sáng, tươi mới, sống động; những con người bình dị, đầy năng động, sáng tạo đã xuất hiện ngày càng nhiều trên trang sách, trên sân khấu, màn ảnh, đem đến biết bao tình cảm nồng ấm, tin yêu, thấm đẫm nghĩa tình trên tất cả các lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Tất cả những điều đó đã chứng minh, đi vào đời sống là cách tốt nhất, là phương thuốc mầu nhiệm để phát triển tài năng.

2. Cảm hứng sáng tạo. Đó là trạng thái tinh thần kỳ diệu của nhà nghệ sĩ, phút giây sinh thành các tác phẩm nghệ thuật. Cảm hứng dựa trên hai yếu tố: Sự tích lũy vốn sống và sự thăng hoa về tình cảm và tư tưởng. Nhớ lại buổi đầu Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) ra đời, tôi nhớ cái không khí hồ hởi, phấn chấn trong các cuộc học tập, các cuộc mạn đàm. Người ta cảm thấy thực sự có một luồng sinh khí mới thổi vào đời sống văn học, nghệ thuật. Đối với người nghệ sĩ, còn có gì hạnh phúc hơn là được nói những điều mình suy nghĩ; được bày tỏ những điều từng canh cánh trong lòng; được ký thác tâm huyết với đời sống. Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) đã thực sự đi vào lòng người, giải đáp trúng nhiều vấn đề mà người nghệ sĩ hằng nung nấu. Không gian sáng tạo được mở rộng. Đề tài, chủ đề, nhân vật, biên độ suy tưởng, phương pháp sáng tác không còn bị gò bó như trước. Ai cũng cảm thấy được làm nghề một cách thoải mái hơn. Thoải mái, tự tin làm cơ sở để giải phóng tiềm năng sáng tạo. Viết về cái gì, viết như thế nào là do nhà nghệ sĩ lựa chọn. Đảng tôn trọng quyền tự do sáng tác, quyền suy nghĩ độc lập của văn nghệ sĩ, chỉ yêu cầu các tác phẩm phải đạt chất lượng cao, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người. Nói gọn lại, sáng tác về cái gì cũng được, miễn là hay. Đứng về tầm chiến lược, xây dựng con người là mục tiêu bao quát nhất, quan trọng nhất và lâu dài nhất của phát triển văn hóa. Cái gì xa lạ với con người, quay lưng lại với con người là đi ngược lại chủ nghĩa nhân văn, là phản văn hóa. Từ những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tư tưởng đã đẩy tới một chặng đường phát triển mới trong văn học, nghệ thuật, có thể nhận diện qua các biểu hiện sau đây:

+ Một là, xu hướng trở về với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực vănhọc, sân khấu, điện ảnh, múa, mỹ thuật, kịch bản truyền hình. Có thể nói, đó là một mùa gặp lớn với nhiều tác phẩm có giá trị, tác dụng đề cao hào khí dân tộc, kết tinh truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam qua các triều đại lịch sử.

+ Hai là, đã xuất hiện một số lượng lớn các tác phẩm về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Đó là các sự tích phi thường, những chiến công oanh liệt, những con người anh hùng một cách tự nhiên còn chưa được biết tới, trả một phần gánh nợ với nhân dân và chiến sĩ anh hùng. Văn học viết về hai cuộc chiến tranh có bước tiến mới là sự đồ sộ về tư liệu, vốn sống, sự soi chiếu từ nhiều chiều các bình diện của chiến tránh, có thể đi sâu vào những mất mát đau thương vô hạn mà không gây cảm giác bi lụy, ngậm ngùi, ngược lại, có tác dụng đề cao chủ nghĩa anh hùng và tầm vóc vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân.

+ Ba là, sau một thời kỳ bỡ ngỡ ban đầu, văn học nghệ thuật 15 năm qua, đã có bước tiếp cận mới về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những nhân vật truyền thống, chúng ta thấy xuất hiện các nhân vật mới của thời kỳ xây dựng: Đó là các nhà doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà tri thức, các cán bộ khoa học, kỹ thuật, các chiến sĩ bảo vệ an ninh và bình yên cuộc sống. Nếu nói văn học, nghệ thuật là lẽ phải và tình thương thì tiếng nói đó được thể hiện sâu sắc, sống động hơn bao giờ hết qua những vấn đề đạo đức xã hội, một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhân dân. Có thể nói, đạo đức xã hội là chủ đề được văn nghệ sĩ đầu tư tài năng, tâm huyết nhất hiện nay, có nhiều tác phẩm làm rung động lòng người, thể hiện trách nhiệm và tính tích cực xã hội của văn nghệ sĩ. Trong đó, những tác phẩm viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị giáo dục to lớn và có tiếng vang trong xã hội.

Bên cạnh sáng tác, hoạt động lý luận, phê hình có nhiều chuyển động tích cực. Sự phối hợp giữa Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam với Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật TW đi vào chiều sâu, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, vừa có tác dụng tuyên truyền, giáo dục định hướng sáng tác vừa có tác dụng bồi dưỡng đội ngũ và chống lại các quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật.

Bên cạnh sự chuyển hóa về sáng tác, 15 năm qua đã xuất hiện một đội ngũ đông đảo các tài năng trẻ trên tất cả các lĩnh vực, đem đến sinh khí mới cho đời sống văn học nghệ thuật nước nhà.

3. Điều kiện hoạt động nghề nghiệp

Thành tựu quan trọng của lĩnh vực này là việc thể chế hóa nghị quyết, bước đầu tạo ra những tiền đề vật chất cho văn nghệ sĩ hoạt động nghề nghiệp. Ấn tượng nhất là Quyết định hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật và báo chí theo nhiệm kỳ của Chính phủ. Đây là sự điều chỉnh lớn của Nhà nước sau nhiều năm xóa bỏ bao cấp triệt để đối với văn học, nghệ thuật, giúp các Hội văn học nghệ thuật thoát khỏi tình trạng tồn tại hay không tồn tại. Việc Đảng mới đây có quyết định hỗ trợ văn nghệ sĩ tiêu biểu gặp khó khăn được văn nghệ sĩ rất phấn khởi.

Để văn học nghệ thuật tiếp tục phát triển, chúng ta còn phải làm rất nhiều việc. Chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây:

Một là: Cần phải tiếp tục làm chuyển biến sâu sắc nhận thức về vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật với tư cách là bộ phận nòng cốt của văn hóa. Chỉ trên cơ sở chuyển biến về nhận thức tư tưởng, mới có cách ứng xử đúng đắn với văn học, nghệ thuật như là sự ứng xử với phần vi diệu nhất, tinh tế nhất của con người. Tổng kết Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) không thể không nhắc đến, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X) là sự phát triển một bước rất quan trọng của Nghị quyết TW 5 (khóa VIII). Trong nghị quyết đó, Đảng đánh giá văn học, nghệ thuật là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa. Ứng xử với văn học, nghệ thuật là ứng xử với các tài năng, bộ phận tinh hoa sản xuất các giá trị tinh thần. Tài năng thực sự bao giờ cũng hiếm, và vì hiếm nên rất đáng quý. Trong văn học, nghệ thuật, không có tài năng thì có nghĩa là không có gì cả. Nghị quyết 23 xem tài năng là vốn quý của xã hội. Chăm lo, bồi dưỡng tài năng phát triển là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị. Chăm sóc, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho tài năng phát triển là linh hồn của chính sách văn hóa. Tôi tán thành đề xuất của Đồng chí Đinh Thế Huynh thay mặt Ban Tuyên giáo Trung ương, kiến nghị với Trung ương cần có nghị quyết mới về văn hóa, đáp ứng những yêu cầu mới về lĩnh vực rất khó khăn và rất quan trọng này.

Hai là: Khó khăn lớn nhất đối với văn học, nghệ thuật hiện nay là việc thể chế hóa nghị quyết. Đảng có chủ trương nhưng Nhà nước chưa có chính sách đồng bộ và xứng tầm để phát triển văn học, nghệ thuật. Các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh bị tụt hậu rất xa so với khu vực và quốc tế. Nhiều đoàn nghệ thuật không có nhà hát. Nói chung, văn nghệ sĩ không sống được bằng nghề. Các chính sách với diễn viên đã lạc hậu, chậm đổi mới. Chế độ với các danh hiệu vinh dự Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú còn rất sơ sài. Văn hóa đọc bị suy thoái nghiêm trọng. Các chế độ nhuận bút tuy đã được ban hành nhưng không đi vào đời sống. Các nhà xuất bản không được đầu tư, thua lỗ nặng nề, đầu ra rất khó khăn nên chỉ có thể trả nhuận bút một cách tượng trưng. Đó là nguyên nhân của tình trạng “nhà báo hóa nhà văn”. Mặt khác, rất đáng lo ngại là tình trạng thỏa hiệp với thị trường, sa vào chiều nịnh thị hiếu thấp kém. Nghị quyết thì định hướng nhưng thị trường thì điều phối. Thị trường rất tinh quái, dùng các bánh lái lợi ích để tác động đến người sáng tác. Một sự tác động vô cùng tinh vi, rủ rê và ngọt ngào. Và xu hướng chung của thị trường là vượt qua các giới hạn. Đây là một trong những nguyên nhân của sự hỗn loạn giá trị, lạc chuẩn, lệch chuẩn trong hoạt động văn học, nghệ thuật. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước đồng thời làm tốt 3 khâu: định hướng, đầu tư và quản lý đầy hiểu biết và xứng tầm để nêu cao chính khí văn hóa dân tộc mà vẫn đảm bảo sự đang dạng của cá thể sáng tạo.

Ba là: Nền văn học, nghệ thuật của bất cứ quốc gia nào cũng có cơ sở và được nuôi dưỡng từ trong nhà trường. Nuôi dưỡng thói quen đọc sách, nâng cao chất lượng dạy và học môn văn, nâng cao chất lượng sách giáo khoa là những giải pháp đồng bộ để làm nảy nở các tài năng văn học. Trong đó bài phát biểu gần đây nhất với các nhà hoạt động văn học, Tổng thống nước Nga Putin nói “Ngôn ngữ và văn học làm nên con người Nga”. Tại Hoa Kỳ, người ta bắt đầu lại chế độ thi bắt buộc với môn văn sau nhiều năm bị hủy bỏ. Có lẽ là do coi thường văn học mà dẫn đến hàng loạt các vụ xả súng trong trường học chăng? Sự kiện đó nhắc chúng ta một lần nữa, ở đâu coi nhẹ văn học, nghệ thuật ở đó sẽ diễn ra đại thảm họa với con người và xã hội.

Văn học, nghệ thuật luôn hướng đến con người. Vì con người mà tạo điều kiện chăm lo đầu tư, phát triển văn học, nghệ thuật tương xứng với sứ mệnh thiêng liêng của nó. Đầu tư cho văn học, nghệ thuật là đầu tư cho văn hóa, đó là giải pháp hàng đầu nhằm góp phần hữu hiệu chặn đứng đà suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay. Để kết thúc, tôi xin nhắc lại câu nói nổi tiếng của một nhà văn hóa Nga: “Tiết kiệm đầu tư cho văn hóa sẽ dẫn đến lãng phí rất nhiều trong việc xây thêm các nhà tù”.

H.T

HỮU THỈNH
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 237 tháng 06/2014

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground