Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trần Hoàn - Người nhạc sĩ của mọi miền quê

N

hạc sĩ Trần Hoàn sinh ra và lớn lên tại làng Câu Nhi, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nhưng anh là người nhạc sĩ của mọi miền quê hương. Thuở còn thiếu thời anh học ở Huế, sau đó sớm giác ngộ đi trên con đường cách mạng mà âm nhạc là vũ khí của anh.

Có thể nói Trần Hoàn là một nhạc sĩ trên mọi trận tuyến. Lúc 16 tuổi anh đã viết bài hát đầu tay, những bài: Hồn nước, Học sinh tươi vui v.v... và từ đó anh bay xa theo con đường âm nhạc cách mạng của mình. Trong lời ca của một bài hát nào đó, anh đã viết: Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian... Và  đúng như vậy, từ ngày duyên nợ với âm nhạc, 60 năm đã phiêu bạt theo thời gian khắp mọi miền đất nước anh đã để lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn mà niềm vui với anh là cái chính. Bài hát “Sơn nữ ca” anh viết lúc 20 tuổi với lứa tuổi đầy ước mơ lãng mạn. Sơn nữ ca đâu phải là lời ca cho các cô nữ sơn mà chính là lời ví von về những nữ sinh trường Phan Bội Châu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Quảng Bình.

Âm nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn rất thực trong cảm xúc của mình. Ai mà không xao xuyến với bài hát: “Lời người ra đi” anh viết để tặng người vợ của anh là chị Thanh Hồng, “một chiều anh bước đi, em tiễn anh ra tận cuối đồi... cuộc kháng chiến còn trường kỳ và còn gian khổ em ơi...” Trên mọi vị trí  công tác, đến nơi nào anh cũng đều có bài hát. Là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng anh không có thì giờ chuyên nghiệp để sáng tác với những cương vị quản lý văn hóa, văn nghệ, âm nhạc đã quyện trong anh là một.

Mùa thu 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thắng lợi, anh làm Giám đốc Sở Văn hóa Hải Phòng, anh có bài “Xin mời anh chị về thăm Hải Phòng, Kể chuyện người Cộng sản...” Nhân đi công tác nơi nào là anh viết những bài hát về nơi đó. Về với Do Cam giải phóng anh có ngay bài “Tiếng hát trên Do Cam giải phóng, “Lời ru trên nương” phổ thơ của Nguyễn Khoa Điềm rồi anh lại “Về Đồng Lê”...

Trong những năm cuối đời, nhạc sĩ Trần Hoàn đã viết nhiều tác phẩm có chất lượng hơn và mỗi bước đi đến đâu anh đều có tác phẩm để lại: “Về Cà Mau” hay “Trên bến Nhà Rồng” và không chỉ  đặc biệt xúc động với “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” mà ở mọi miền quê hương đều có những giai điệu của anh  vang lên, chẳng những trong nước mà còn ở các nước trên thế giới. Chúng ta nghe “Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” hay “Tạm biệt Paris”... Ở mọi miền quê hương, hầu như anh mới đến vài lần mà đã viết như quê hương mình. Đó là bài “Bình Định quê tôi” bài hát ca ngợi người con của miền dừa xanh Tam Quan Bình Định, bài hát ca ngợi người anh hùng phi công Nguyễn Hồng Nhị trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . Anh đúng là một nhạc sĩ của mọi miền đất nước.

Để kết thúc bài viết ngắn này về người nhạc sĩ đáng yêu, xin được nhắc  lại một câu chuyện thật cảm động mà chính anh đã kể cho tôi nghe về một bài hát trên quê hương Quảng Trị của anh. Những năm chiến tranh ác liệt anh đã nhiều lần về Quảng Trị, đã từng vượt qua hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra. Cảm xúc trước hình ảnh đau thương của quê hương mình, anh đã viết bài “Quê hương ơi! Ta mến yêu Người”. Bài hát viết xong với tựa đề mà chưa ghi tên người viết, đã bị đánh rơi....Trong một trận càn người lính Sài Gòn cũ nhặt được bản nhạc gấp lại, người lính ấy xem không thấy ký tên tác giả xem xong anh bồi hồi cảm động, anh đã rời quân ngũ và mang theo bài hát sang một nước khác. Trong một dịp liên hoan người Việt tại Đức anh ta đã lên hát bài hát này, “Quê hương ơi! Ta mến yêu Người”, không biết ai là tác giả.

Một dịp tình cờ, dạo ấy nhạc sĩ Trần Hoàn có mặt trong đêm liên hoan đó, anh vô cùng xúc động lên sân khấu ôm chặt người hát đã hát bài hát bị đánh rơi.

Thật cảm động biết bao!

Tưởng nhớ và thương tiếc nhạc sĩ Trần Hoàn, những dòng chữ của tôi như muốn dừng lại và luôn nhớ rằng Trần Hoàn là một nhạc sĩ của mọi miền quê hương..

                                                                                                        T.H.P

Trần Hữu Pháp
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 124 tháng 01/2005

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground