Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vài suy nghĩ về người đọc, người viết và công tác quản lý văn học, nghệ thuật trong tiến trình hội nhập

C

húng ta đang sống trong một “thế giới phẳng” – theo cách nói của Thomas L.Friedman, do cuộc “cách mạng số” đem lại, ngày càng trở nên một hiện thực hiển nhiên. Hơn thế nữa, quá trình này đang ở giai đoạn tăng tốc. Từng ngày, từng giờ nó đang làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ, khiến mọi biên giới, quốc gia, lãnh thổ, sự ngăn cách giữa các cộng đồng không còn ý nghĩa như trước. Cuộc giao lưu toàn cầu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, không chỉ những phương thức sản xuất, kinh doanh mà cả những tình thế địa – chính trị và địa – kinh tế, văn hóa, xã hội cũng phải thay đổi theo hướng hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử loài người. Đổi mới, mở cửa là xu thế tất yếu, là yêu cầu khách quan mang tính sống còn với bất kỳ quốc gia, dân tộc, cộng đồng nào nếu muốn tiếp tục tồn tại, phát triển, hội nhập với thế giới chứ không phải là tự cô lập để đẩy ra khỏi “đường ray của con tàu đang tăng tốc” của nhân loại. Văn học, nghệ thuật Việt Nam cần làm gì, làm như thế nào để tiếp tục phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường và hội nhập hiện nay.

Theo tôi, có rất nhiều việc phải làm, trong đó có phần quan trọng là phải có sự chuyển biến cơ bản, mạnh mẽ về nhận thức, hành động đồng bộ ở cả ba đối tượng chủ yếu: người đọc, người sáng tạo văn học, nghệ thuật và nhà quản lý.

1. Với người đọc, người thưởng thức văn học nghệ thuật.

Đối tượng người đọc, thưởng thức văn học, nghệ thuật hôm nay đã thay đổi rất nhiều, mang tính đột biến so với trước đây cùng với sự đa dạng hóa sản phẩm, văn hóa loài người. Trước đây, trong xã hội phong kiến phương Đông, trong đó có Việt Nam, sách được coi là chữ nghĩa thánh hiền và người đọc chỉ là những vua quan, tầng lớp nho sĩ, nho sinh, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với đại bộ phận dân không biết chữ. Ngay trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sách báo quốc ngữ đã phát triển, mang tính đại chúng nhưng số người đọc cũng còn rất hạn chế do đại đa số người dân chưa biết chữ. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, với những chiến dịch “diệt giặc dốt”, “toàn dân thanh toán nạn mù chữ”, tiếp đến những chương trình phổ cập giáo dục những năm sau này, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ người biết chữ và phổ cập giáo dục cao trên thế giới thì số người đọc văn học, nghệ thuật cũng không ngừng tăng lên. Nhưng trước khi có công cuộc đổi mới, nền kinh tế chủ yếu là “quan liêu bao cấp” thì sản phẩm văn hóa tinh thần, trong đó có văn học, nghệ thuật được phổ biến bằng phương tiện in ấn truyền thống cũng trong tình trạng tương tự. Tất cả các sản phẩm này được Nhà nước độc quyền quản lý và phân phối cho từng đối tượng. Những văn hóa phẩm được coi là “độc hại”, “ngoại lai”, “ngoài luồng” đều bị cấm, kèm theo những biện pháp chế tài nghiêm ngặt.

Giờ đây tình hình đã đổi khác. Với sự phát triển cao của trình độ dân trí, sự bùng nổ thông tin toàn cầu cùng sự phát triển đa dạng, đổi mới từng ngày của các phương tiện nghe nhìn, số người đọc và yêu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ đã phát triển nhanh chóng.

Nếu như trước đây, phải mất nhiều thời gian, công sức tác phẩm mới đến được tay người đọc, thì nay một người đọc bình thường ngồi trước màn hình vi tính, chỉ cần khẽ nhấp chuột là có thể đọc được bất kỳ tác phẩm nào trên thế giới đã được tải lên mạng. Từ những tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất, tác phẩm của các tác giả tiêu biểu của nhiều dân tộc, các tác phẩm đoạt giải Nobel và các giải thưởng uy tín khác; những thông tin mới nhất về lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, sản xuất kinh doanh, du lịch, giải trí những văn kiện quan trọng của các tổ chức quốc tế; tới những hình ảnh sex, bạo lực kinh hoàng nhất. Những lời tuyên bố, đe dọa của trùm khủng bố Bill Laden và tổ chức Al Qaeda… tất cả đều có thể vượt qua mọi biên giới ngăn cách để hiện ra trước mắt bạn. Có thể nói, người đọc ngày nay vừa có cơ hội thuận lợi để “đưa cả thế giới vào ngôi nhà nhỏ bé của mình” vừa có nguy cơ bị mất phương hướng,… “Trên mạng internet, không ai biết bạn là một chú chó”. Hình ảnh tranh biếm họa trên tạp chí New Yorker của tác giả Peter Steiner về hai chú chó nói chuyện với nhau những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi internet mới phát triển như một lời báo động cho người đọc trên toàn thế giới đến nay vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Do vậy, người đọc ngày nay phải nhanh chóng tập làm quen với môi trường mới của mở cửa và hội nhập. Cần phải hiểu rằng việc đọc ngày nay đã phát triển theo hương ly tán hóa, đa dạng hóa, đa trung tâm, không còn đơn giản chỉ hướng về một trung tâm như trước. Có sản phẩm gây dị ứng với người này, cộng đồng này nhưng lại được ưa thích với người khác, cộng đồng khác. Cách tốt nhất là phải biết tự chọn cho mình những gì phù hợp và phải tăng sức đề kháng bằng chính nội lực của mình. Một con đê không có cốt, chỉ toàn “đất mượn”, thì dù có đồ sộ đến mấy cũng khó lòng đứng vững khi gặp lũ lớn. Bài học về nền tảng và bản lĩnh văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh cùng nhiều nhà văn hóa lớn của Việt Nam khi tiếp thu nhiều nền văn hóa của nhân loại, lúc này, hơn bao giờ hết, cần được suy ngẫm, học tập và vận dụng cho người đọc Việt Nam hôm nay.

2. Với người sáng tác văn học, nghệ thuật.

Chưa bao giờ cơ hội để công bố các tác phẩm của  cá nhân ra cộng đồng lại mở rộng như ngày nay.

Trong lịch sử văn hóa nhân loại, nhiều tác giả lớn, sáng tạo cho nhân loại những tác phẩm vào loại bất hủ nhưng rất khó có điều kiện công bố, thậm chí có người phải sau khi chết nhiều năm, người đọc mới biết tới, thì nay tình hình đã hoàn toàn đổi khác.

Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể tải lên mạng thông tin toàn cầu những tác phẩm mình làm ra, muốn công bố vượt qua mọi quy định quản lý, kiểm duyệt truyền thống. Mỗi cá nhân cũng có thể lập ra những địa chỉ riêng, những trang web riêng để có thể cung cấp thông tin, công bố tác phẩm và giao lưu với người viết, người đọc ở khắp nơi. Do vậy, với người sáng tạo văn hóa, nghệ thuật hôm nay phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình và đặc biệt phải có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng mình đang sống, trước hết là quốc gia, dân tộc mình nếu không muốn vô tình hay cố ý tạo ra những rác văn hóa làm ô nhiễm môi trường sống mà tác hại của nó không thể đo đếm được. Không những thế, mỗi sáng tạo văn học, nghệ thuật của mình, cùng với những nỗi niềm riêng tư muốn gửi gắm, phải có niềm khát khao không thể thiếu là góp phần nâng cao, làm đẹp thêm cho văn hóa dân tộc, cho tâm hồn con người. “Tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” không chỉ là phương châm do Đảng đề ra mà phải trở thành phương hướng, khát vọng lớn cần vươn tới của mỗi người cầm bút. Những tác phẩm lớn của dân tộc không hề có tuyên ngôn, tuyên bố gì nhưng những điều trên dường như đã trở thành máu thịt của họ. Cần hiểu rằng, truyền thống văn hóa phương Tây là luôn coi trọng, đề cao cá nhân, quyền con người còn văn hóa truyền thống phương Đông, văn hóa Việt Nam lại luôn đề cao, rất coi trọng những nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, với hiện tại, quá khứ, tương lai, với người đang sống và cả người đã chết. Học tập các nền văn hóa khác là lựa chọn những điều phù hợp để bổ sung, làm giàu cho mình chứ không thể tự đánh mất mình, chạy theo cái bóng của họ. Bài học của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả Xingapo về phát triển kinh tế và giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc rất đáng để ta suy nghĩ.

3. Với nhà quản lý.

Cách quản lý văn hóa, văn nghệ theo kiểu “người lính gác” trước đây đã trở nên bất cập, không thể tiếp tục duy trì. Do vậy, các nhà quản lý văn hóa, văn nghệ phải nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện, cập nhật thông tin để luôn tự đổi mới mình, trước hết trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa toàn cầu để biết tranh thủ, tận dụng những kinh nghiệm hay và hạn chế tối đa những nguy cơ làm tha hóa con người theo những phương thức hoàn toàn mới. Thời kỳ mà thế giới đã trở nên siêu nhỏ, hầu hết mọi thứ đều có thể được số hóa, ảo hóa, tự động hóa và những thế hệ trẻ tiếp theo đang trưởng thành trên mạng chứ không phải thích nghi với mạng ở tuổi trưởng thành thì bài toán quản lý trên mặt trận văn hóa – tư tưởng hoàn toàn không đơn giản chút nào, không hề có khuôn mẫu và không bao giờ có lời giải cuối cùng. Điều quan trọng, cần quan tâm nhất là tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để khơi nguồn cho những sáng tạo chính thống, dòng chủ lưu của văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Ta chưa có sách hay, chưa có nhiều phim hay thì không thể trách tại sao người đọc, người xem lại ham chuộng hàng ngoại, quay lưng với hàng nội. Trước đây, khi công tác quản lý kém hiệu quả, một trong những nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tiễn.

Có người đưa ra ý kiến cực đoan rằng, trong hội nhập toàn cầu hiện nay có còn cần đến cơ quan quản lý và các nhà quản lý về văn hóa, văn nghệ nữa hay không ? Câu trả lời của chúng ta là cần. Vấn đề đặt ra là phải quản lý như thế nào cho hiệu quả, phù hợp với sự phát triển không ngừng của thực tiễn. Không chỉ những nhà quản lý mà tất cả mọi người, trước hết là các bậc làm cha, làm mẹ, cần làm gì và làm như thế nào với các con khi nhiều thông tin chúng tiếp nhận được nằm ngoài tầm kiểm soát của người lớn… Chúng ta cần có những hội thảo chuyên đề để nhanh chóng có được những đề xuất với Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, phù hợp có sự phối hợp đồng bộ của các ngành từ Trung ương đến địa phương nhằm tiếp sức cho dòng chủ lưu và hướng dẫn dư luận…

Mác và Ăngghen đã nhận định:  mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa lại là một bước tiến mới tới tự do.Điều lạ lùng và thú vị là toàn cầu hóa đã và đang diễn ra với tốc độ chóng mặt hiện nay đã được Mác và Ăngghen dự báo từ năm 1848 trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản khi nói về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: “…Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới”1.

Truyền thống và bản lĩnh văn hóa Việt Nam mà kết tinh tiêu biểu ở Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn của dân tộc và thế giới là mình luôn sẵn sàng tiếp nhận những tinh hoa của các nền văn hóa khác, không bao giờ tự đánh mất mình, để làm giàu thêm cho văn hóa Việt Nam, đóng góp thích đáng cho văn hóa nhân loại.

 

N.G.N

 

Nguyễn Gia Nùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 200 tháng 05/2011

Mới nhất

Tự do xanh quá, mênh mông quá

4 Giờ trước

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

28/04/2024 lúc 16:28

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/05

25° - 27°

Mưa

02/05

24° - 26°

Mưa

03/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground