Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn học so sánh và văn học so sánh ở Việt Nam

1

. Bộ môn văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp nghiên cứu văn học, được gọi là phương pháp so sánh. Từ thời cổ đại, sự so sánh mới dừng ở mức giản đơn. Mãi đến thời đại Phục Hưng và ở giai đoạn đầu của thời kỳ cổ điển, khi mà có nhiều nền văn học thời bấy giờ đã hướng sự vay mượn vào nền văn học cổ đại Hy- La, thì các nhà phê bình mới thật sự áp dụng phương pháp so sánh văn học. Đến thế kỷ XVIII, khi sự giao lưu văn hoá nói chung và giao lưu văn học nói riêng đã phát triển mạnh, thì phương pháp so sánh văn học được áp dụng một cách có ý thức hơn. Đến năm 1886, một công trình tổng hợp đầu tiên về lịch sử văn học thế giới của Macauly Dosnett (Anh) nhan đề “Văn học so sánh” được công bố. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành của bộ môn văn học so sánh với tính cách là một bộ môn khoa học văn học độc lập. Như vậy, có thể coi năm 1886 vừa nêu là năm khai sinh ra bộ môn văn học so sánh, để rồi sau đó, phương pháp luận của nó có cơ sở để dần dần trở nên hoàn thiện. Bước sang thế kỷ XX, văn học so sánh đã bước những bước dài quan trọng. Hiện nay, hầu hết các nước phương Tây đã thành lập bộ môn văn học so sánh ở trường đại học. Có nơi gọi nó bằng những cái tên khác mang nghĩa rộng hơn: “Văn học thế giới và so sánh” hay là “Văn học thế giới so sánh”.

Khi nói đến văn học so sánh, chúng ta không nên hiểu đó là một nền văn học được so sánh, mà thực chất nó là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học của nước này với nhiều nền văn học của nhiều nước khác, hoặc so sánh các hiện tượng văn học của các nước khác nhau. Văn học so sánh là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc trong tính quốc tế, tính toàn cầu của nó.

Bộ môn văn học so sánh có hai mục đích cơ bản: xác định tính khái quát của văn học nhân loại và chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc. Dưới sự chi phối của triết học trong qui luật cặp phạm trù cái chung và cái riêng, văn học so sánh giải quyết vấn đề cái quốc tế và cái dân tộc thông qua văn học. Văn học so sánh phát hiện ra sự vận động của cái đặc thù này trong mối quan hệ với cái đặc thù khác dẫn đến xu hướng trở thành cái chung. Những yếu tố quốc tế khi đã được cái dân tộc đồng hoá thì sẽ không còn là yếu tố quốc tế, nó sẽ trở thành cái dân tộc, nhưng là cái dân tộc hiện đại. Xét trên quan điểm toàn cầu và lâu dài thì tính quốc tế có một tầm quan trọng hàng đầu. Những nhà so sánh luận văn coi trọng yếu tố dân tộc tiến bộ, hướng nó gặp gỡ cái dân tộc tiến bộ khác nhằm tạo điều kiện cho cái quốc tế tiến bộ được hình thành và phát triển. Khi khẳng định cái dân tộc, không được tuyệt đối hoá nó để tránh sa vào chủ nghĩa sô-vanh.

Văn học so sánh có ba bộ phận nghiên cứu, tức là ba đối tượng hướng đến của nó:

- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học.

- Những điểm tương đồng giữa các nền văn học.

- Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc.

Xét cụ thể ba đối tượng nêu trên, chúng ta thấy rằng:

Đối tượng thứ nhất nói đến sự ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học. Đối tượng thứ hai nói đến những điểm giống nhau giữa các nền văn học sinh ra không phải do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử xã hội giống nhau qui định.

Vừa nhìn bao quát, vừa nhìn vào bản chất, chúng ta thấy văn học so sánh không phải chỉ là để tìm ra những nguồn gốc vay mượn, những ảnh hưởng trực tiếp, hoặc là chỉ để tìm ra những điểm giống nhau, mà có thể còn phải chứng minh sự khác biệt để bác bỏ một giả thiết nào đó về khả năng có sự so sánh.

2. Vị trí phương pháp luận của văn học so sánh. Sự chuyển hoá từ phương pháp so sánh văn học thành phương pháp luận văn học so sánh. Người ta thường nói rằng khoa nghiên cứu văn học bao gồm ba bộ phận: lý luận văn học, lịch sử văn học và phê bình văn học. Mọi vấn đề của phương pháp luận văn học so sánh chỉ có thể giải quyết được trong cái khung qui chiếu của hệ thống phương pháp luận nghiên cứu khoa học, trong đó có phương pháp luận nghiên cứu văn học. Phương pháp luận nghiên cứu văn học là một lĩnh vực nghiên cứu về các phương pháp nghiên cứu văn học, phục vụ cho lý luận, lịch sử và phê bình văn học.

Chúng ta cần phân biệt lý luận văn học với phương pháp luận nghiên cứu văn học. Lý luận văn học thì trả lời cho câu hỏi: “Văn học là gì?”, trong khi đó, phương pháp luận lại giải đáp vấn đề: “nghiên cứu văn học như thế nào?”.

Dù phương pháp luận chung hay phương pháp luận riêng, trước hết phải là khoa học nghiên cứu và đề ra các nguyên tắc chỉ đạo cụ thể, chịu sự chi phối chặt chẽ của ý thức hệ, của quan điểm triết học. Tuy nhiên, không thể quan niệm rằng các khoa học chuyên ngành chỉ cần áp dụng triết học là đủ, không cần phát triển phương pháp luận của riêng mình. Phương pháp luận của các khoa học cụ thể không chỉ tìm thấy cơ sở của nó trong triết học nói chung mà nó còn xác nhận tính chân lý của mình bằng các khám phá riêng.

Văn học so sánh là một khoa học độc lập tương đối, nó có phương pháp luận riêng. Phương pháp này được gọi là phương pháp chuyên biệt. Hệ phương pháp của văn học so sánh bao gồm các phương pháp khác nhau.

Cần phân biệt rạch ròi giữa văn học so sánh, phương pháp so sánh cổ điển và các phương pháp khác, trong đó có phương pháp loại hình. Giữa phương pháp so sánh và văn học so sánh có sự chuyển hoá về cấp độ. Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp so sánh dùng để nghiên cứu các hiện tượng văn học thế giới; nó không phải chỉ là của riêng khoa nghiên cứu văn học. Do sự phát triển của lịch sử, nó trở thành phương pháp luận chuyên biệt, chịu sự chi phối của phương pháp luận nghiên cứu văn học.

Theo TS. Nguyễn Văn Dân, một trong số ít người ở Việt Nam nghiên cứu sâu về văn học so sánh, phương pháp luận nghiên cứu văn học nằm trong hệ thống phương pháp luận khoa học chung. Trước hết là phương pháp luận chung (chủ nghĩa Mác - Lênin), sau đó là phương pháp luận riêng (của một ngành khoa học), cuối cùng là phương pháp luận chuyên biệt (của một lĩnh vực trong một ngành khoa học). Như vậy, vị trí của phương pháp luận văn học so sánh là thuộc cấp độ phương pháp luận chuyên biệt, chịu sự chi phối của phương pháp luận riêng (nghiên cứu văn học) và trên nữa là của phương pháp luận chung.

Hệ phương pháp thì được xác định trong một tương quan khác. Quan hệ bình đẳng giữa phương pháp luận chuyên biệt với hệ phương pháp được biểu hiện bởi sự chuyển hoá linh hoạt của hệ phương pháp. Một phương pháp khi ở trường hợp này có thể trở thành phương pháp luận, ở trường hợp khác nó lại có thể chỉ là phương pháp mà thôi. Việc chuyển hoá từ một phương pháp thành một phương pháp luận là do yêu cầu của thực tiễn.

Phương pháp luận thuộc hệ tư tưởng, còn phương pháp lại có tính độc lập tương đối với hệ tư tưởng. Một phương pháp ở cấp độ hệ phương pháp có thể được áp dụng cho nhiều phương pháp luận chuyên biệt.

Như vậy, xét về quá trình trưởng thành của văn học so sánh, thì ban đầu văn học so sánh chỉ là phương pháp, sau đó nó trở thành một bộ môn, có phương pháp luận riêng. Xét về hoạt động nghiên cứu và sáng tạo, luôn luôn có sự tồn tại của bộ môn văn học so sánh, đồng thời cũng luôn luôn có sự tồn tại của cái so sánh đơn thuần tức là phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh thường áp dụng khi nghiên cứu những tác phẩm của nội bộ một nền văn chương nào đó, hoặc nghiên cứu sự qua lại giữa các thành tố của một tác phẩm cụ thể. Nói đến văn học so sánh là nói đến văn học thế giới, nói đến tính quốc tế. Còn nói đến văn học so sánh thì chỉ đề cập một tác phẩm, một hiện tượng (hoặc nhiều tác phẩm, nhiều hiện tượng) trong một nền văn học của riêng một dân tộc mà thôi.

Tóm lại, nói văn học so sánh trong mối tương quan giữa phương pháp và phương pháp luận, chúng ta thấy:

1. Phương pháp so sánh văn học và bộ môn văn học so sánh là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhau. Sự phát triển từ phương pháp tới bộ môn là sự phát triển từ cấp phương pháp hệ tới phương pháp luận.

2. Nắm vững nguyên tắc về quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái quốc tế và cái dân tộc, chúng ta sẽ tiếp cận được bản chất của các mối quan hệ văn học quốc tế. Việc phân hạng thứ bậc chỉ được tiến hành trong cùng hệ thống. Không thể chấp nhận sự phân hạng thứ bậc giữa các nền văn học.

3. Văn học so sánh biến cái dân tộc tiến bộ thành cái quốc tế tiến bộ. Tính quốc tế có một tầm quan trọng hàng đầu.

4. Hiện nay, yêu cầu về việc thành lập bộ môn văn học thế giới xuất hiện cùng với yêu cầu thành lập bộ môn văn học so sánh, đang trở nên một yêu cầu cấp bách.

5. Ở từng nước, văn học thế giới không thể chỉ là văn học nước ngoài. Với “văn học thế giới so sánh”, văn học thế giới tồn tại đúng nghĩa của nó.

6. Văn học so sánh ngày nay đang có xu hướng mở rộng sang các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật. Khi ấy, văn học vẫn là đối tượng trung tâm, và so sánh là so sánh vì văn học.

7. Những công trình hợp tác quốc tế nếu thực hiện được sẽ làm tăng sự giao lưu văn hoá và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên hành tinh.

P.Đ.A

 

Phạm Đình Ân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 199 tháng 04/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

1 Giờ trước

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

15 Giờ trước

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/05

25° - 27°

Mưa

02/05

24° - 26°

Mưa

03/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground