Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vì một bầu trời và mặt đất thân yêu

T

ôi quen biết Trần Vinh Khâm dễ gần chục năm nay, khi được giới thiệu anh là người có nhiều tác phẩm in trong các tập: Kỷ niệm về những khoảng trời, Đọ cánh, Chiến sỹ miền Đông, Trên đôi cánh tình yêu, Chúng tôi đánh giặc và làm thơ… và là cộng tác viên tích cực của tạp chí Văn, Văn nghệ quân đội, Cửa Việt. n tượng lần đầu gặp anh ở thành phố Hồ Chí Minh sao mà thật khó quên dù năm dù tháng cứ trôi đi một cách lặng lẽ vô tình. Con người ấy có  cái nhìn sâu thẳm, lối nói chuyện thật nhẹ nhàng và thỉnh thoảng nở nụ cười lặng lẽ. Tôi không ngờ trong con người anh chứa một sức sống nội tâm mãnh liệt đến thế. Đó là những khắc hoạ về ký ức chiến tranh, tình yêu tha thiết cuộc sống, nhạy cảm trước cảnh sắc thiên nhiên và có một  cái nhìn thật tinh tế trước chuyện đời, chuyện người và chuyện vặt đâu đó trong bụi bể trầm luân. Dù đảm nhận nhiều trọng trách trong cuộc đời: Người lính, Nhà báo rồi Nhà quản lý, Trần Vinh Khâm vẫn dành riêng một góc hồn mình cho thơ đi về, cho thơ trú ngụ. ý nghĩ về anh thật trọn vẹn trong tôi khi đọc 49 bài thơ của anh in chung trong tập "Bầu trời và thời gian" mà anh vừa tặng.

Năm 1975, Trần Vinh Khâm mặc áo lính bước vào binh chủng phòng không không quân. Đó là những năm tháng ác liệt cuối cùng của cuộc chiến. Những giây phút bay trên bầu trời Tổ quốc thân yêu, giữa các trận đánh hay trở về mặt đất bình an anh đều ghi lại cảm xúc của mình. Bầu trời và mặt đất là hai thái cực đi về trong thơ anh, đó là nơi anh giãi bày, dâng hiến  những mạch nguồn thương cảm hay những phút giây lãng mạn đối với thiên nhiên, bạn bè, với cuộc đời và với cả những người đã khuất. Thuộc thế hệ lớn lên trong chiến tranh, trưởng thành trong cuộc chiến, một thế hệ vắt qua hai thời kỳ trước và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, nên ta không khỏi bùi ngùi khi đọc những câu thơ như thế này, âu cũng là tâm trạng, tình cảm của anh đối với người lính:

"Đơn sơ chiếc áo này thôi

Hôm nay con mặc đất trời bao la

Con là con nhỏ của ba

Cũng là đồng chí đi ra chiến trường"

(Chiếc áo của ba)

Năm tháng nghiệt ngã cùng dân tộc, với con mắt tinh tế của người trong cuộc, anh có  cái nhìn sâu sắc, chính xác hơn mọi góc cạnh của cuộc chiến trong một tâm thế nhẹ nhõm, thông hanh, thanh thản vô cùng và cũng mơ mộng vô cùng.

            "Tuổi hai lăm với quân phục màu xanh

            Anh đi qua những ngày bom đạn

            Những đêm sốt rừng những lần đói gạo

            Anh đã quen như chuyện đời mình

                                                (Tuổi hai lăm)

Những chuyến bay của người lính canh giữ bầu trời tổ quốc được nhắc nhiều đến trong thơ anh: Tâm sự người cha, Đường băng, Bay lên từ thành phố tình yêu, Câu hát bầu trời, Bay lên biên giới, Mùa hạ… Có lẽ đó là vùng đất thơ anh "thâm canh" - nói theo ngôn ngữ nghề nghiệp; còn theo lôgích tư duy thông thường thì đó là nơi gắn bó với cuộc đời anh, là nơi để nhớ, để mơ về. Những chuyến bay cùng đồng đội lên biên giới để lại trong anh nhiều kỷ niệm:

"Tiếp đất rồi cánh quạt còn qua

Bóng áo xanh ào ra như sóng

Những người lái quay tròn chong chóng

Trong vòng tay đồng đội nghĩa tình sâu."

                                                            (Bay lên biên giới)

Hay những câu thơ đầy ý chí, tự tin của anh cũng như đồng đội mình:

"Gắn bó bao năm với đường băng

Người lính dặn nhau đều có thật

Nơi xuất phát là đường băng mặt đất

Đến với bầu trời phải bằng đường bay chiến công

                                                            (Đường băng)

Ký ức về người lính, những gương mặt đồng đội cũng là chủ đề đậm nét trong thơ anh. Đối với người lính giữa các trận đánh hay giữa các chuyến bay  là khoảng thời gian căng thẳng. Vậy mà trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó anh vẫn tìm ra những giây phút cực kỳ lãng mạn, mơ mộng. Không phải  cái lãng mạn để trấn an mình hay mơ mộng để quên đi "Những tiếng bom rền'', "Vầng lửa chói loà" mà là sự mơ mộng được bốc lên từ sự lạc quan, từ tư chất của người lính :

            "Giữa hai chuyến bay anh chạy vội lên đồi

            Bạn tôi hái một  nhành thông đẹp

            Gửi sang Mát - xcơ - va tặng người yêu đang học

            Cành lộc xuân mang hương sắc quê nhà"

                                                                        (Bạn tôi)

Trong loạt bài thơ viết về ký ức chiến tranh của Trần Vinh Khâm, tôi rất thích bài thơ: Anh phi công và con búp bê mất đầu. Bài thơ như một câu chuyện kể nhưng có sức lay động lạ thường. Đó là những hình ảnh của cuộc triển lãm tội ác quân xâm lược có con búp bê bị cụt mất đầu và những quyển vở học trò dấy máu dừng lại ở ngày - tháng - năm. Có một anh phi công lặng người đi vì xúc động trước tội ác của quân thù đã cướp đi mạng sống của các em. Không buồn đau, không nhân ái không thể viết ra được  những câu thơ chân thành mà xót xa đến thế:

            "Tận đáy lòng anh nhức nhối nỗi đau

            Sự thật nói lên tột cùng tội ác

            Những em bé không còn đi học

            Những con búp bê không còn ai chơi"

                                                (Anh phi công và con búp bê mất đầu )

Bài thơ lột tả tội ác của quân thù, chạm vào nó như chạm vào lửa, có nỗi rát bỏng của căm thù và nỗi xót xa về quá khứ không thể nào nguôi quên. Đó là nỗi đau của những phần đời hiện hữu, nỗi đau của con người đang  vẫy gọi thơ anh vào cuộc, để người đọc bất giác sững sờ trước  cái ác, để muốn chia sẽ với những số phận bé nhỏ, muốn hoà nhập suy nghĩ cùng anh.

Trong mảng thơ viết về đời thường sau chiến tranh đa chiều về không gian và thời gian, Trần Vinh Khâm đã có những giải bày với người thân, bạn bè qua nhiều bài thơ: Chùm thơ tháng ba, Mùa xuân ngập ngừng, Những bông hoa mùa hè yêu thương, Màu sim tím, Gió mùa thu, Chiếc áo hồng và tôi, Hạnh phúc, Thư mùa đông, Với con trai, Tôi đang sống… thì đó là niềm tin mảnh liệt vào cuộc sống, lòng nhân ái, nỗi niềm sầu xứ.  Những lời bộc bạch của anh quyến rũ người đọc bởi  những tình cảm sâu nặng, lời thơ như thủ thỉ tâm tình:

            "Mà khi anh bay rộn rã bầu trời

            Anh nhận thấy quê chúng mình đẹp lắm

            Với biển biếc Thành phố như con tàu đầy nắng

            Với núi xanh Thành phố đẹp như tranh"

                                                            (Bay lên từ Thành phố tình yêu)

Tình yêu da diết đối với quê hương Miền Trung nắng gió và nỗi nhớ cồn cào, quay quắt người mẹ tần tảo một nắng hai sương:

            "Và tôi nhìn thấy mẹ của tôi

            Người đang phơi những nong ớt đỏ

            Vị ớt nồng cay ở mắt tôi

            Tôi bật gọi: Mạ ơi! lúc đó

            Người ngước lên thoáng nở nụ cười"

                                                            (Qua cửa sổ máy bay)

Có lẽ người đọc còn "cay" mắt hơn khi đọc những câu thơ đó của anh. Rồi tiếng gọi "Mạ ơi"  Miền Trung như vang mãi trong thinh không để rồi những hình ảnh rất xa từ ngày thơ ấu tưởng đã chìm đâu dưới lớp bụi thời gian bỗng trở về mồn một trong từng chi tiết, thực hư quyện vào nhau tươi rói.

Nhiều địa danh được nhắc đến trong thơ: Sông Cầu, Sông Hồng, Đèo Ngang, Huế… ở những nơi anh đi qua, đều để lại dấu ấn khó quên trong cuộc đời mình. Kỷ niệm đó cứ lung linh trong thơ anh mỗi lần tái hiện và đều để lại những tình cảm yêu thương đằm thắm trong những trang viết. Đó là tình bằng hữu, tình đồng chí, tình yêu thiên nhiên và con người; thơ đã giúp anh biến những tình cảm đó thành tình tri kỷ, tri âm:

            "Mai chia tay chưa nói một lời

            Niềm thương nhớ trào dâng khoé mắt

            Bạn đã bao đêm rồi  thao thức

            Chuyện chúng mình bạn kể tôi nghe"

                                                (Đêm giã bạn)

Là sự hoài niệm về một vùng quê mà anh đặt chân đến rồi với một tâm hồn đa cảm, Trần Vinh Khâm có những câu thơ da diết làm dịu mát trái tim người:

            "Bài hát về sông hát nữa đi em

            Anh đã đến với dòng sông rồi đó

            Hát nữa đi em lời thương nhớ

            Cho tình yêu ta bắc nhịp cầu"

                                                (Bài hát sông Cầu)

Hay những triết lý sâu sắc, đa cảm mà vững chãi:

            "Tôi bám rể sâu trong lòng đất

            Uống đắng, cay, mặn, ngọt của đời

            Trong tôi có anh em bè bạn

            Nhưng không là  cái bóng của riêng ai"

                                                            (Tôi đang sống)

Thơ Trần Vinh Khâm câu buồn xen lẫn câu vui, nhịp đời va chạm nhịp tim hiện lên từng trang giấy. Có nhiều bài thơ hay, câu thơ hay hoặc có những bài, những câu chưa hay, chưa vừa lòng người đọc, âu cũng là điều bình thường đối với bất cứ những người làm thơ nào. Vì thế không thể đọc một lần qua quýt là có thể bắt ấn được cái hồn văn chương trong thơ Trần Vinh Khâm mà phải thanh lọc giữa những hỗn âm vang lên từ những xao động của ngôn từ để tìm  cái âm chủ vang vọng từ con tim thổn thức của anh. Thơ anh thật giản dị, không ma mỵ ngôn từ, dể hiểu, dể cảm, tạo cho đọc giả, người yêu thơ có cảm giác như một phần cảm xúc, một chút tình cảm của mình được gửi  gắm trong đó. Nhưng có lẽ thơ Trần Vinh Khâm là kết tinh những giọt mặn ngọt ở đời nhỏ ra từ đôi mắt trầm tư của anh được xâu chuỗi trên con đường thời gian để tìm đến với một quá khứ, đến với một bầu trời, mặt đất như anh từng bày tỏ "Vì một bầu trời và mặt đất hằng yêu".

                                                                                                                                    T.L

___________________________

* Nhân đọc thơ Trần Vinh Khâm trong tập "Bầu trời và thời gian", in chung với Hồ Sơn Đài, NXB Văn học, 2003

Thùy Liên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 114 tháng 03/2004

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground