Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cụ Lê Thế Vỹ và làng Tân Tường

Cụ Lê Thế Vỹ, còn có tên là Lê Quang Vỹ, sinh năm 1858, tại làng Tường Vân, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Thân sinh ra cụ Lê Thế Vỹ là Lê Thế Nhuận, húy là Dị. Mẹ cụ Lê Thế Vỹ là bà Chánh thất Nguyễn Thị Hương.

Ông bà Lê Thế Nhuận sinh hạ được 8 người con trai và 5 người con gái. Cụ Lê Thế Vỹ là con thứ tám của cụ Lê Thế Nhuận.

Năm 1880, cụ Lê Thế Vỹ đỗ bằng cử nhân, cụ từ chối không làm quan dưới triều vua Nguyễn, cụ trở về làng mở trường dạy chữ Nho.

Năm 1908, cụ Lê Thế Vỹ tham gia phong trào yêu nước, vận động nhân dân chống sưu cao thuế nặng. Cũng trong năm 1908, cụ bị Pháp và Chính phủ Nam triều bắt, cụ bị kết án 3 năm tù giam. Cụ Lê Thế Vỹ kháng án và được các sĩ phu yêu nước trong tỉnh ủng hộ chống án. Cụ bị giam mười một tháng thì được tha về nhà.

Năm 1914, cụ đứng ra vận động dân làng Tường Vân lên khai hoang làm ăn ở đường số 9 thuộc huyện Cam Lộ.

Làng được thành lập lấy tên là làng Tân Tường, có nghĩa là làng Tường Vân mới, vì tất cả các gia đình trong làng mới đến gốc rễ ở làng Tường Vân. Cũng trong thời gian ở Tân Tường, cụ Lê Thế Vỹ cũng đi tìm thêm một mảnh đất nữa ở làng Sơn Nam vùng Cùa. Hiện nay dân làng Sơn Nam đưa cụ vào thờ chung với một số cụ khác đã có công khai phá thành lập làng.

Trong thời gian ở huyện Cam Lộ, cụ Lê Thế Vỹ gia nhập “Việt Nam quang phục hội” cùng với ông Nguyễn Hữu Bảo (tức là Khóa Bảo) là người Cam Lộ và ông Lê Mậu Bảo (tức Âm Bảo) người Triệu Phong. Cụ Lê Thế Vỹ và hai cụ Bảo đã liên lạc được với các ông Trần Cao Vân và Thái Phiên là hai vị quan đại thần đang phục vụ vua Duy Tân, giúp đỡ vua Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, cụ Lê Thế Vỹ bị bắt cùng với Nguyễn Hữu Bảo năm 1916.

Năm 1918, sau khi ra tù, cụ Lê Thế Vỹ lâm bệnh nặng và mất tại làng Tường Vân vào ngày 20 tháng 7 năm Mậu Ngọ tức năm 1918. Phần mộ của cụ Lê Thế Vỹ chôn tại Cồn Sáo làng Tường Vân.

Cụ bà Lê Thế Vỹ là Phan Thị Đạm, người làng Giáo Liêm, phủ Triệu Phong. Cụ bà Phan Thị Đạm là vợ chánh nhất của cụ Lê Thế Vỹ. Hai cụ sinh được 8 người con trai và 5 người con gai, tất cả có 13 người con. Tám người con sinh trước đều mất từ khi còn nhỏ, 5 người con sinh sau nuôi được đến tuổi trưởng thành. Trong 13 người con có 2 người là liệt sĩ cách mạng: Lê Thế Hiếu và Lê Thế Tiết.

Cụ Lê Thế Vỹ là một danh nhân yêu nước. Cụ có đầy đủ đức tính: Nhân- Nghĩa- Trí- Dũng. Các học trò của cụ là người ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế và Quảng Trị. Có nhiều học trò của cụ thi đỗ và làm quan trong triều Nguyễn các chức Hường lộ tự khanh, Hoàn giáp, Ngự sử và đa số người trở thành người dạy chữ Nho.

Công lao và tên tuổi của cụ được ghi vào trong sổ sách của tỉnh Quảng Trị.

Như đã nói, năm 1914, cụ Lê Thế Vỹ vận động hai người cùng làng Tường Vân cùng đi với cụ từ làng Tường Vân, huyện Triệu Phong lên Cam Lộ để tìm đất khai hoang lập làng mới. Cụ Lê Thế Vỹ và hai người làng là ông Nguyễn Văn Khiển và ông Tú Hoằng, đến vùng đất hai bên đường 9. Sau khi xem xét, cụ Lê Thế Vỹ thấy ở đây có thể đưa dân lên khai phá làm ăn được. Được hai ông Khiển và Hoằng đồng tình, cụ Lê Thế Vỹ về làng Tường Vân tiếp tục vận động nhân dân lên khai phá ở đây. Việc đưa lên khai phá làm ăn ở Tân Tường, cụ Lê Thế Vỹ nhằm một mục đích: Một là ở làng Tường Vân đất ít hơn người, tuyệt đại bộ phận dân ở đây không có đất, hàng năm phải đấu thầu nhận ruộng công về làm và đi làm thuê cho những gia đình có ruộng đất mà thiếu người canh tác. Hai là cụ Lê Thế Vỹ sau khi bị bắt ở tù về tội tham gia phong trào Văn Thân trở về, cụ cũng muốn có một nơi cư trú để tiện bề hoạt động cách mạng. Ở đây cụ có chỗ dựa vào số bạn bè cùng hoạt động với cụ. Cụ Vỹ trở về làng tiếp tục vận động thêm được 8 người nữa, đó là: Ông đồ Cháu, ông Lê Đinh, ông Nguyễn Văn Duyến, ông Phạm Thuyết, ông Phạm Thảng, ông Lê Thả, ông Lê Điển, ông Nguyễn Văn Nghẹc.

Sau khi cụ Vỹ mất thì việc di dân bị dừng lại, một mặt thiếu người cầm đầu, mặt  khác do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, bệnh tật phát sinh, nhất là bệnh sốt rét ngã nước nên dân làng không muốn đi tiếp.

Đến năm 1928, ông Lê Thế Tiết con trai cụ Lê Thế Vỹ từ chức Thừa phải đi tham gia phong trào cách mạng trở về, ông Lê Thế Tiết quyết tâm tiếp tục sự nghiệp của cha và đồng thời xây dựng ở Tân Tường một căn cứ để dễ bề hoạt động cách mạng. Ông Lê Thế Tiết tiếp tục vận động dân làng trở lại Tân Tường làm ăn. Một số dân cũ bỏ về nay quay trở lại và vận động thêm số người mới, gồm có các ông:

Lê Bốn, Nguyễn Văn Các, Phạm Khiết, Lê Công Hoán, Lê Công Hiếu, Lê Công Hảo, Nguyễn Văn Cựt, Nguyễn Hoán, Nguyễn Văn Thi.

Làng Tân Tường ở gần hai phía của đường 9. Từ đường Cùa đi lên phía bên phải là gia đình ông Lê Thế Tiết. Ông Lê Thế Tiết xây dựng ở đây nhà nuôi tằm dệt vải. Đây là cơ sở hoạt động tài chính của Tỉnh ủy Quảng Trị. Phía bên trái đường 9 là toàn thể dân làng ở. Làng Tân Tường lúc này đã thành một làng hoàn chỉnh, có lý tưởng là Nguyễn Văn Các.

Đến năm 1933 sau khi ông Lê Thế Tiết ra tù, ông bỏ hẳn không ở phía nhà Tằm nữa mà sang phía trái đường 9 làm nhà ở sâu vào trong núi, ven đường phía phải có một gia đình ở, có trại trồng chè đó là gia đình Tri Hòe, người Ngô Xá, Triệu Phong. Và đây là nhà khá nhất của làng Tân Tường lúc bầy giờ.

Sau cách mạng tháng Tám và đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, làng Tân Tường vẫn sống và làm ăn bình thường, nhưng đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn quyết liệt thì một số dân bỏ về làng cũ là Tường Vân.

Trong chống Mỹ làng Tân Tường bị Mỹ ngụy dùng làm ấp chiến lược. Cho đến nay ở đây dân của nhiều tỉnh đến. Còn dân gốc rễ từ đầu thì chỉ còn vài ba hộ. Làng Tân Tường trước đây một làng nghèo, đến nay vẫn là một làng nghèo, chưa có nghề truyền thống, chưa có các di tích lịch sử, nhưng nó là một địa danh có tiếng trong tỉnh đó là “Nhà Tằm”. “Nhà Tằm” là nơi đi lại hội họp của một số đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, là nơi hoạt động của nhà cách mạng lão thành, người Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Quảng Trị.

Các nhà cách mạng có tiếng trong tỉnh và ngoài tỉnh đã từng biết tới, hội họp ở nơi đây như đồng chí: Nguyễn Hữu Mão, Nguyễn Ôn, Lê Duẩn, Hoàng Thị Ái, Trần Hữu Dực, Hoàng Anh, Hoàng Hữu Nam, Lê Văn Kiểu, Nguyễn Tâm, Trương Sĩ Doãn, Phan Thị Hường.v.v… Mảnh đất  “Nhà Tằm” của làng Tân Tường cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của huyện Cam Lộ.

Làng Tân Tường hiện tạm thời đang nghèo, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Quảng Trị, sẽ vươn lên theo nhịp điệu phong trào dân giàu nước mạnh… xứng đáng là mảnh đất đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

L.T.D.M

Lê Thị Diệu Muội
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 11 tháng 08/1995

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground