Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Để biết thêm về doanh nhân Nguyễn Hữu Thận

Họ Nguyễn ở Đại Hòa, Triệu Đại, Triệu Phong có quyển gia phổ khá đặc sắc. Đọc kỹ nó trong nhiều đợt, tôi biết từ đời thứ 9, ông Nguyễn Hữu Thận đã có ý thức không chỉ dừng lại ở chỗ ghi đủ các đời từ ngài thủy tổ trở xuống theo dòng đích, dòng thứ, chi này, chi kia rạch ròi phân minh mà còn ghi phần lớn tiểu sử tóm tắt của từng đời có nét gì tiêu biểu, nổi bật, người làm quan cũng như dân thường có tài cán gì đều được chú ý. Nhờ vậy khi đọc xong quyển phổ, có thể nắm bắt được khá rõ nét diện mạo của một dòng họ.

Tuy nhiên quyển phổ cũng có những vấn đề mà tiền nhân chưa làm rõ được để truyền lại cho đời sau, đó là nhũng vấn đề thuộc các thế hệ từ đời thứ 9 trở về trước, người đời sau muốn hiểu được, cần phải dày công nghiên cứu. Là kẻ hậu bối có ý thức tìm rõ cội nguồn, tôi mạo muội nêu một số vấn đề với những kiến giải sơ bộ nhằm góp thiển ý vào việc tìm hiểu tổ tiên đã sinh ra danh nhân Nguyễn Hữu Thận.

Ông Nguyễn Hữu Tháp cháu đời thứ 17, nhân cung cấp tư liệu cho tôi có nhờ vả một việc xem ra hết sức nan giải, đó là xác định gốc gác Ngài thủy tổ ở đâu, niên đại lúc lập làng vào khoảng năm nào? Thực ra đó lại là vấn đề tồn nghi, né tránh không được mà lý giải lại là việc khó. Đến như bậc thức giả tiền bối uyên bác Nguyễn Hữu Thận có đầy đủ ý thức, lại chưa xa đời thứ nhất là mấy, rất có điều kiện để tìm kiếm xác minh như làm quan lớn trong triều, ngoài tỉnh rồi đi sứ mà không soi sáng được thì hậu bối như chúng ta đây khó mà làm nổi, trừ phi đối chiếc được gia phổ đâu đó ngoài Bắc có ghi rõ sự kiện này. Về niên đại, đành phải được ước tính nhưng chắc chắn rằng, trung bình mỗi thế hệ 25 năm, từ ông Nguyễn Hữu Thận ngược lên 8 đời, tròn 200 năm, thì thủy tổ họ Nguyễn ở Đại Hòa vào Quảng Trị khoảng đầu thế kỷ XV trùng hợp với đợt đi dân lớn vào thời Hồng Đức (1471-1491). Lần lại gia phổ họ Nguyễn ở các đời trước, có nhiều vấn đề đang được quan tâm, và giúp chúng ta suy đoán được nhiều điều. Về thủy tổ, bản phổ hệ gốc ghi: "Ông Xá Nguyễn Đại lang", không có tên húy, ngày sinh và ngày giỗ, tức mất. Ngôi mộ nguyên sơ ban đầu không rõ ở đâu, chỉ biết truyền tụng táng ở kiệt Nhà Hán, tục gọi Vũng Nghiêm. Ngôi mộ hiện nay bên cạnh mộ ngài khai khẩn chỉ là ngôi mộ gió, năm Tân Dậu 1801, họ Nguyễn rước thầy về làm chay và theo dấu tích bói tìm bốc về chỗ mới. Cụ được thờ trong đình làng  như một trong năm vị khai canh đi theo ngài khai khẩn. Bài vị ghi: "Nguyễn tánh thủy tổ khai canh chi thần". Gia phổ 6 họ đều không ghi rõ, có điều đáng lưu ý là cụ tổ đến sinh cơ lập nghiệp ở Đại Hòa không vì một lý do riêng mà theo một tổ chức do ngài khai khẩn Lê Đình Lâu điều khiển, cùng 4 vị thủy tổ của 4 họ Hồ, Trương, Đỗ, Đoàn đều là những vị khai canh. Cái tên ông Xá có ý nghĩa gì?

Từ lâu dân ta có tục kiêng gọi tên húy. Thường lấy chức vụ gọi nhau ông Tham, ông Thị, ông Cai... giả như người không có địa vị xã hội thì lấy tên con gọi thay cha mẹ. Cái tên ông Xá đối chiếu gia phổ không hề trùng với tên con thì đây có thể là một chức vị. Huống nữa ngài khai khẩn Đại Hòa là một đề lĩnh, tức một chức quan dưới đề đốc, thì trong các vị khai canh cùng đi với ngài, cùng cai quản số dân đinh đi khẩn hoang có chức vị là chuyện thường tình. Vậy chữ Xá theo chức, thì là chức vị gì dưới triều Lê cũng như ở xứ đàng Trong? Theo Lê Quý Đôn, niên hiệu Hồng Đức, triều Lê có định thể lệ: con cháu quan viên đi thi Hội trúng 3 kỳ sung vào "Thượng Xá Sinh, mỗi người mỗi tháng được cấp một quan tiền; trúng 2 kỳ sung vào Trung Xá Sinh, mỗi người mỗi tháng được 9 tiền; trúng 1 kỳ sung vào Hạ Xá Sinh, mỗi người được cấp mỗi tháng 8 tiền, là cốt đãi ngộ nhà gia thế hơn nhà bạch đinh. Năm Hồng Đức thứ 2 (1471), Thánh Tông hạ lệnh: lại điển các nha môn nếu thi Hương được trúng cách sẽ được bổ làm quan chính thức; lại điển có người nào thanh liêm, cần mẫn sẽ bổ giữ chức Tá nhị. Năm thứ 13(1482) trở về sau, đặt ra phép thi có một kỳ ám tả, một kỳ thi viết và tính. Về chức Tá nhị, người nào thi đỗ môn viết, môn toán mà dự vào việc biên chép thì cho giữ các chức Sở sứ hoặc phó phương sứ, người nào không thi đỗ mà phụng mệnh chầu chực dự vào chức "Thủ tả công văn lệnh sử" "Tướng thần lại", Xá nhân, "hoa văn" và "đô lại". Như vậy còn có, và có thể hiểu Xá nhân là một chức quan nhỏ (Tá nhị) chầu chực trong nội điện bên cạnh các vua chúa để sai bảo. Trong khi ở xứ Đàng Trong, từ thời Nguyễn Hoàng có đặt Ty Xá sai là một trong ba ty ở chính dinh do một Đô tri và một Ký lục cai quản. Hai ty kia là ty "Tướng thần lại" và ty "Lệnh sử". Ở các dinh cũng đều có ty Xa sai do một ký lục đứng đầu, ty này giữ việc từ tụng, văn án. Ngoài người đứng đầu còn có các thuộc lại như "Câu kê", "Cai hợp", "Thủ hợp" và Xá lại thuộc . Như vậy trong các chức danh có chữ Xá (Xá Sinh, Nhân, Lại) chắc chắn cụ thủy tổ có dính đến một.

Cụ Nguyễn Văn Trinh ở đời thứ năm có hai người con trai tu Phật. Con đầu Nguyễn Phúc Vinh thi đậu "Thích giáo chi tăng chính" sau thăng hàm Tri phủ Triệu Phong. Con thứ hai Nguyễn Phú Ngạn thi đậu "Trụ trì kinh điển Đức quan tự tăng". Qua đời thứ sáu, cụ Nguyễn Phú Ngạn cũng có hai người con trai tu hành theo đạo Phật: Nguyễn Phú Lãnh thi đậu "Tăng lục ty viên tăng", và Nguyễn Phú Tuấn thi đậu "trụ trì kinh điển Đức quang tự tăng". Ở đời này, phổ hệ đã ghi ngày sinh , ví dụ Nguyễn Phú Lãnh sinh năm 1664, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tân và lớn lên dưới thời hai chúa Phúc Tân lẫn Nguyễn Phúc Chu. Chi tiết này có một ý nghĩa khách quan trong việc ước lệ niên đại dòng họ, nhưng sẽ bàn sau. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao trong hai đời họ Nguyễn ở Đại Hòa có nhiều người không lập thân theo đạo Nho mà theo đạo Phật? Ngoài cái tâm mộ đạo đáng trân trọng của các cụ e rằng còn có những nguyên nhân xã hội khác. Đó là những yếu tố thuộc vào phạm trù thời cuộc, là lợi thế của đạo Phật dưới thời các chúa Nguyễn. Một mặt cuộc chiến tranh liên miên có tính chất huynh đệ tương tàn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn vì lợi ích của dòng họ khiến cho nhân dân vô cùng oán ghét, chính nghĩa và phi nghĩa không rõ ràng thì tiến thân bằng con đường hoạn lộ chẳng bằng nương náu cửa thiền chăng? Mặt khác theo Lê Quý Đôn thì các chúa Nguyễn rất sùng đạo Phật. Họ đã lập rất nhiều chùa công trên đất Thuận Hóa và chùa nào cũng có Tăng lục do "Ty tăng lục" coi sóc. Như vậy là có chùa nhà nước và thầy chùa nhà nước. Tăng lục cũng có những quyền lợi như quan chức. Con cháu họ được tập ấm quan viên. Muốn làm tăng trưởng, tăng phó phải qua thi cử, và họ cũng được thăng quan tiến chức bằng những vinh hàm. Ví như cụ tổ Nguyễn Phú Diêu sinh năm 1725 được tập ấm quan viên tôn của ông nội, có vào học ở Kinh thành. Không rõ cụ có dự khoa thi nào không nhưng theo Lê Quý Đôn thì trong cả một thời gian dài các chúa Nguyễn chuyên dùng "loại tứ", không chuộng văn học . Họ chỉ mở khoa thi Hương lấy học sinh "hoa văn" nhiều gấp năm lần "chính đồ". Những nơi quan yếu, ủy cho người họ hàng coi giữ và cho người đậu hoa văn giúp việc. Người đậu thi Hương bổ làm tri huyện thì cũng coi nhũng việc kiện tụng hoặc bổ làm ký lục giữ việc đòi thu thuế khóa. Việc thi cử cũng rất thất thường, tuy có định lệ sáu năm một kỳ thi "tuyển trường" vào tháng giêng và năm năm có một kỳ thi "quân thí" mùa xuân để lấy "nhiêu học tuyển trường", chín năm có một kỳ thi "Hội thí" mùa xuân để lấy hạng giáp là hương cống bổ làm tri phủ, tri huyện, hạng ất và hạng bính là sinh đồ bổ làm học quan huấn đạo, hoặc bổ làm lễ sinh, nhiêu học suốt đời. Thế nhưng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tân trong gần 40 năm không lấy một nhiêu học nào . Thời Nguyễn Phúc Chu lấy nhiêu học có một khoa thi, nhưng do "dư luận học trò sôi nổi", chúa khiến gọi đến Dinh ra đề thi lại, học trò bỏ ra không thi bị truất bỏ cả không lấy một người nào. Thời Nguyễn Phúc Thuần trong khoảng 35 năm chỉ có một khoa "thu thí"... Coi đó thì biết cụ tổ đời thứ 8 do tập ấm mà cầu được chức "Lệnh sử ty" tại cựu Dinh Châu Thị, sau được thăng Nho học huấn đạo. Phải đến đời thứ 8 này mới bắt đầu có văn học, mới có quan chức. Khi ra làm việc ở Châu Thị, Nguyễn Phú Diêu kết duyên với con gái nhà quan là bà Hoàng Thị Kiệm, con gái Tuy lộc nam Hoàng Văn Thông, đề lại huyện Châu Thị và huyện Đăng Xương.

Những chất lượng mới đó đã có ảnh hưởng tất nhiên đến sự sản sinh ra con người hiển hách nhất của dòng họ là danh nhân Nguyễn Hữu Thận ở đời thứ 9. Một danh nhân mà lâu nay mọi người thường nhắc nhở nhưng chưa đặt ông vào đúng vị trí của một nhà khoa bảng, một nhà ngoại giao, nhà toán học, là ông quan cai trị đồng thời là người soạn lịch cho vua quan và trăm họ. Thật là một người trí lực phi thường.

A.T

Anh Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 20 tháng 05/1996

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

46 Phút trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

31/01/2025 lúc 22:41

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground