C |
ó một người đàn ông đang đứng ở một bức tường ghi tên những người Mỹ chết ở chiến trường Việt Nam cứ nhìn mãi theo tôi. Dù là ở Washinton thành phố của đấ nước Hợp chủng quốc nơi người ta ít tò mò theo dõi nhau nhưng có lẽ do quần áo dáng đi, chiếc cặp xách tay còn hiện rõ màu sắc của khách từ Hà Nội sang, nên người đàn ông ấy chú ý đến tôi chăng? Lúc tôi quay lại anh ta liền chìa tay ra bắt, nét mặt lộ một chút vui vui, một chút phân vân hỏi:
- Trông anh hai quen quá ta?
Tôi nhìn con người tầm tầm tóc đa nhiều sợi bạc, nhưng không bạc theo lối muối tiêu, mà sợi rất trắng, số đen vẫn còn đen nhánh.
Tôi nói:
- Vâng, hình như tôi cũng đã được gặp anh ở đâu đó.
Nghe tôi nói thế, anh ta vỗ hai bàn tay vào nhau thốt lên:
- Thôi đúng rồi. Mấy ngày nay tôi cứ dõi theo anh mãi... Tôi gặp anh ở vĩ tuyến 17 vào một dịp tết của những năm 60. Hơn ba chục năm đi qua, tôi vẫn không quên cái giọng nói nằng nặng, chắc chắn như lưỡi dao lúc nào cũng chém vào tôi của anh.
Tôi nói:
- Anh là dân Vĩnh Linh à?
Anh ta trả lời:
- Tôi là cảnh sát. Nè ta qua kia, gải khát chút xíu anh Hai, để mừng cho cuộc hội ngộ đầy xót xa và cũng đầy thú vị.
Tôi cười, đùa:
- Để mừng cho cuộc hội ngộ, hay là anh tìm cớ để gây sự. Mấy hôm nay ở một vài nơi, thấy chúng tôi đến là số người Việt di tản sang đây tụ tập lại biểu tình, phản đối, đòi chúng tôi cút khỏi nước Mỹ.
Anh ta nói:
- Chấp gì số người hằn học cố cùng ấy anh Hai.
Ngồi với anh ta trước cốc cà phê nóng thơm phức, không đường, hơi khó uống, hỏi và trả lời nhau những câu chung chung bởi tôi vẫn chưa nhận ra đã gặp anh ta ở một điểm cụ thể nào trên đôi bờ sông Bến Hải.
Đấy là những năm đất nước còn chia cắt, chính quyền ngụy Sài Gòn lê máy chém đi khắp miền Nam tiêu diệt những người cộng sản ở lại và bắt bớ giam cầm những người ủng hộ cộng sản. Hồi ấy tôi ở tiểu đoàn 2, trung đoàn 270 làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời, đóng quân ở thôn Lai Đức xã Vĩnh Thủy, sát ngay chân đồi 74.
Giờ đây gặp người cảnh sát đã tùng sống ở vĩ tuyến 17 tôi lại dạt dào nhớ đến Vĩnh Linh, nhớ đến những câu thơ mộc mạc của Trần Nguyên Hữu một người lính trẻ, như là sự đồng cảm là nỗi lòng của chiến sĩ bảo vệ giới tuyến: ..."Quanh năm ở đây không có ngày chủ nhật, văn công chiếu bóng ít khi được xem, ước gì mà nghỉ một ngày... đi đây đó cho đả thèm. Hồ Xá, Vĩnh Lâm, Trãng Cù, Chợ Huyện..."
Những năm tháng làm bảo vệ giới tuyến sao mà căng thẳng đến thế, chưa kể thiên nhiên khắc nghiệt, nắng như lửa đốt, mưa như đổ dầu xuống, đất rộng, dân thưa, mật độ lính dày đặc: Chúng tôi luôn luôn mặc quần áo chiến thuật, vòng ngụy trang bao giờ cũng cài lá tươi xanh rậm rịt, đèo trên lưng, một ngày một đêm không biết bao nhiêu lần báo động, chạy ra trận địa phòng ngự triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, vì bên kia giới tuyến chúng thường cho quân đột nhập vào khu phi quân sự.
Chiều ba mươi tết, tôi được lệnh tăng cường cho đơn vị gác phía bắc cầu Hiền Lương. Theo hiệp định Geneve từ bờ sông Bến Hải ra phía Bắc, cũng như vào phía Nam 5 ki-lô-mét là khu cấm các đơn vị vũ trang chính quy hoạt động. Mỗi bên chỉ được một đại đội đóng quân ở đầu cầu của hai phía.
Chuẩn bị đồ đạc xong, được phép nghỉ Tết hai giờ đồng hồ, tôi liền đi bộ ba ki-lô-mét, qua một on sông ra Hồ Xá Trung, thăm gia đình mẹ Quảng.
Thấy tôi, từ bố rồi anh Quảng, Thời, cô Em, Hương và các cháu reo vui, đặc biệt là mẹ Quảng mừng hơn cả, mẹ nói: "Vậy là tết này, gia đình mẹ, có con cùng đón gaio thừa".
Tôi nói: "Con chỉ ra thăm gia đình, thăm mẹ được ba mươi phút thôi, sau đó con phải về ngay để đi công tác gấp".
Mẹ Quảng ngồi thừ ra mấy phút, rồi như bừng tỉnh, mẹ giục cả nhà soạn mâm cỗ đặt lên bàn thờ và bảo bố Quảng thắp hương, cúng vái tổ tiên. Mẹ nói: "Nhà cúng giao thừa vào buổi chiều cũng được. Hoàn cảnh nước nhà đang bị chia cắt. Tổ tiên thông cảm". Khi bố Quảng thắp hương, khấn vái cúng xong, mẹ Quảng soạn hết các thức ăn chuẩn bị cho tết, bày ra mâm cho tôi ăn tết trước... Về đơn vị, khoảng ba giờ sáng mồng một, tôi đi bộ vào cầu Hiền Lương.
Tôi có giấy được quyền ra vào khu phi quân sự cả hai bờ Nam-Bắc do cấp tướng của hai bên ký. Nhưng tôi ít khi đi mà chỉ cùng với vài anh em nữa xuống khu nhà gác của họ để đưa bưu thiếp, hoặc công hàm. Thường là sau những lúc bàn giao giấy tờ xong, họ rủ chúng tôi đánh bóng bàn, hoặc chơi cò tướng.
Những người cảnh sát Sài Gòn bao giờ cũng có lối chơi trịnh thượng, mộ cách hơi ngố. Ví như khi quả bóng bàn văng ra chỉ có chúng tôi chạy theo nhặt, còn họ lấy ngay ở hai túi quần đã nhét đầy bóng. Bóng trong túi quần người này hết, là người khác vào thay.
Lúc chơi cờ tướng, vừa đặt bàn xuống, là họ đẩy quân đỏ về phía chúng tôi rồi nói: Các anh là cộng sản cho quân đỏ! Xếp quân xong bên họ giành nhau đánh, người nói đu quân này, người nói đi quân khác, anh nào cũng thò tay nắm lấy quân cờ, cãi nhau ầm ĩ. Chúng tôi nói, nếu cứ mất trật tự thế này, thì thôi không chơi nữa. Phải nói luật. Tức là bất cứ dù ai, đã nắm quân cờ nào lên tay là phải đi quân cờ ấy và đã đi nước nào rồi là không được hoãn nữa. Họ tuân thủ nhưng đến lúc cờ bị dồn vào nước bí thì họ cãi nhau, hai người cùng cầm quân cờ trên tay, không ai chịu nghe ai, cuối ucngf họ hất tung bàn cờ, xúy xóa tất cả...
Trong số chơi bóng bàn, chơ cờ tết năm ấy có anh chngf cảnh sát này không? Tôi đang lục tìm quá khứ, thì anh ta hỏi:
- Anh còn chơi bóng chuyền nữa không?
Câu hỏi ấy làm tôi nhớ ra ngay, tôi bắt tay anh ta, nói:
- Bây giờ tôi mới thực sự nhớ ra là đã gặp anh ở đâu rồi.
Đấy là một dịp vào mồng hai tết, trên đất Cửa Tùng phía Bắc. Để tạo quan hệ cho đỡ căng thẳng, ta bàn với họ nên tổ chức thể thao, bằng giao hữu bóng chuyền. Họ đồng ý, nhưng với điều kiện không nói chuyện chính trị, mà chỉ nói chuyện thể thao thôi.
Sau trận đấu hai bên ngồi lại cùng uống cốc bia, chén rượu. Tôi đập tay trái, có nhiều đường bóng khá lắt léo, dẫn nhiều điểm cho đội, nên số cảnh sát là cầu thủ đến trao đổi kinh nghiệm. Sau đó có người gặp riêng tự giới thiệu tên là Bằng và nói thêm nếu không nhầm thì cùng đồng hương.
Tôi hỏi anh ta quê ở đâu. Anh ta cho biết là quê ở Hà Tĩnh. Học ở Nghệ An mấy năm liền, học trường Huỳnh Thúc Kháng. Tôi hỏi anh ta học lớp mấy, năm nào. Anh ta cho biết là học sinh lớp chín năm 1954. Tôi bảo, thế là anh học sau tôi rồi, tôi học lớp chín năm 1953. Anh ta hỏi, sao tôi vào đây. Tôi nói là làm giáo viên và hỏi lại: Còn anh sao lại rời bỏ quê hương Hà Tĩnh. Anh ta nói là năm 1954 theo gia đình di cư và sau đó thi đậu vào trường cảnh sát.
Anh ta hỏi tôi là thích nghề giáo à. Tôi trả lời rất thích, vì làm nghề giáo trước khi dạy người phải tự dạy mình đã, mình phải đủ nhân cách, học vấn mới làm được nghề giáo, hơn nữa mình đã đóng góp cho dân tộc, cho xã hội, giáo dục các em hai mặt trí và đức.
Anh ta nói nghề giáo dục bạc bẽo lắm? Tôi nói bạc bẽo hay không là do từ cách suy nghĩ của mình, còn hơn làm nghề khác bắn giết đồng bào. Anh ta cười, đưa tay lên ngăn: Đã quy ước là không bàn đến chính trị. Tôi nói: Có điều gì không bàn đến chính trị. Chính trị cũng đơn giản như cơm ăn, nước uống, khí trời...
Anh ta chọc khéo: Vậy ta tới kia thưởng thức khí trời, thưởng thức chính trị!
Chúng tôi ra đứng ngắm phong cảnh đầu xuân của Cửa Tùng. Mây trời ngan ngát, dương liễu xanh biếc hòa cùng mặt biển, thiên nhiên quả là tuyệt diệu. Nhìn cảnh đó anh ta thốt lên: Sông Bến Hải đẹp quá! Tôi cải một ý: Thế mà có người định lấp sông Bến Hải đấy. Anh ta nói: Ai? Tôi nói: Mấy hôm nay đài phát thanh cứ ra rả phát lời của Tổng Tham mưu trưởng các anh hô hào phải lấp sông Bến Hải, thực hiện Bắc tiến. Anh ta bảo đấy là lấp theo ý khác, nghĩa kéo miền Bắc về với miền Nam. Tôi cười: Còn đối với chúng tôi thì miền Bắc và miền Nam là một không có gì phải kéo cả.
Có tiếng gọi. Anh ta bắt tay tôi và nói lời tạm biệt, hy vọng gặp lại nhau tết sang năm tại Cửa Tùng. Tôi bảo: Hẹn gặp ở Sài Gòn. Anh ta trả đũa: gặp ở Hà Nội. Tôi cười: chờ xem!
Ba mươi năm bây giờ mới gặp lại nhau. Chúng tôi cả hai, chắc đều đã trải qua vinh quang, hạnh phúc, đắng cay, nhọc nhằn. Điều đó nói rõ nhất trên những nếp hằn, xếp dọc xếp ngang ở má và ở trán. Tôi hỏi:
- Các cháu nhà anh chắc đã trưởng thành cả rồi chứ?
Anh ta buồn rầu trả lời:
- Tôi không có con!
Tôi buột miệng hỏi:
- Vậy anh chạy sang đây để làm gì?
Anh ta tâm sự:
- Năm 1975, tôi không nghĩ đến câu hỏi đó. Vì lúc ấy mình còn trẻ, khỏe và bồng bột trong sự hận thù. Còn bây giờ... Sau hai mươi năm ra đi, chạy khỏi đất nước, đời không còn gì nữa, nhiều lúc tôi tự đặt câu hỏi như anh vừa hỏi.
Tôi gợi ý:
- Ở nước ta, bằng phương pháp đông y họ chữa được vô sinh đấy. Nhưng do chị ấy hay do anh?
Anh ta vội vàng nói như thanh minh:
- Không, không phải là tôi không có con.... năm 1968, tôi không ở cảnh sát nữa, vì một chuyện đã xảy ra ở Cửa Tùng riêng mình tôi và một người nữa biết thôi. Kết hợp là người miền Bắc nên tôi được chuyển sang một đơn vị đặc biệt hoạt động dọc theo hành lang Trường Sơn theo dõi các cánh quân đối phương di chuyển để phán đoán hướng chiến dịch. Đã sáu tháng liền tôi ăn ngủ, sinh sống trong vùng Mỹ rải chất độc hóa học.
Tôi hỏi:
- Anh ở tring đội biệt kích, hay thám báo?
Anh ta giải thích là không phải biệt kích boặc thám báo. Vì biệt kích hoặc thám báo là chỉ thâm nhập vào hậu phương của đối phương, đi dọc Trường Sơn giả vờ đo đạc như định mở một tuyến đường mới. Nhóm anh ta đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Nhưng anh ta bị nhiễm chất độc hóa học. Nếu có con sẽ thành quái thai, thiếu mắt, mũi hoặc thiếu chân tay. Mười năm nay, anh ta đang được một bệnh viện săn sóc chu đáo, nghiên cứu tẩy rửa chất độc hóa học đã nhiễm vào người. Anh ta thở dài kết luận phần tâm sự:
- Có tẩy rủa được thì mình cũng già rồi. Vợ tôi cũng qua đây, nhưng cô ấy đi lấy chống khác cách đây mười năm. Chắc anh cũng biết, phụ nữ Việt Nam ở Mỹ có giá lắm, nhất là đối với người Mỹ.
Tôi đã gặp hàng trăm nỗi đau do người Mỹ gây ra đối với bạn bè, đồng đội ở chiến trường hay ở hậu phương, những dị dạng đến khủng khiếp, nhưng lần đầu tiên tôi gặp một người nhiễm chất độc hóa học từ phía Mỹ. Biết nói gì đây? Mỉa mai, trả đũa, đay nghiến, hau an ủi, động viên? Tất cả vô nghĩa. Tôi cũng bất lực, không còn lời gì để nói với con người mang nỗi đau khủng khiếp như thế.
Anh ta hỏi:
- Bao giờ anh về Việt Nam?
- Tôi ở Washinton thêm hai ngày nữa, sau đó đi Boston một tuần, rồi về Việt Nam.
Anhta hỏi tiếp:
- Lâu nay anh trở lại Cửa Tùng không?
Tôi thú nhận là mình rất có lỗi, kết thúc chiến tranh đã hai mươi năm mà chưa sắp xếp được một lần về thăm Vĩnh Linh, thăm Cửa Tùng, thăm gia đình mẹ Quảng, cũng như bà con thân yêu, đã chăm sóc, nuôi nấng, giúp đỡ mình trong những tháng năm căng thẳng nhất. Và hỏi:
- Anh còn nhớ ai ở Cửa Tùng không?
Với vẻ trầm ngâm anh ta nói:
- Dạo sang gác ở Bắc Cửa Tùng, tôi có quen một cô gái tên là Út Sâm. Cô ta có dáng người thanh mảnh, da trắng, đẹp, xinh, thái độ rất lễ phép, lịch sự. Cô ta đã gần gũi với tôi. Chúng tôi đã ăn nằm với nhau. Về sau cô ta có chửa. Cô khuyên tôi nên trở về miền Bắc, trở về với quê hương. Có như thế cô ta mới không bị búa rìu của miệng lưỡi thế gian. Hai vợ chồng sống cảnh gia đình ấm cúng, nuôi dạy con khôn lớn.
Nghĩ rằng đây là gián đêịp của Cộng Sản, hoạt động lôi kéo người của quốc gia, nên tôi xỉ vả cô ta, cô ta khóc sưng húp cả hai mắt và nói là tại duyên số thôi chứ cô ta không có ý định lôi kéo, và cũng không có ai giao nhiệm vụ gì cả. Tôi cự tuyệt, và căm ghét cô ta, rồi làm đơn xin tình nguyện đến một nơi khó khăn nhất, để tiêu diệt cộng sản.
Tôi nói:
- Sau khi đất nước thống nhất, anh không đi tìm cô ấy à?
Anh ta lắc đầu:
- Tôi sợ cô ta còn giận tôi. Và thế này nữa, theo tin thu nhận được từ màng lưới rieng, cô ta đã lấy chồng, mặc dầu người thanh niên đó biết cô ta đã có thai với người khác, nhưng vẫn săn sóc đứa con riêng của cô ta như con đẻ. Hàng xóm láng giềng cũng không ai biết chuyện, ngoài người chồng đó.
Tôi hỏi:
- Bây giờ anh có muốn tìm cô ấy không? Khi về nước tôi sẽ làm một chuyến vào thẳng Cửa Tùng.
Với vẻ chán chường, anh ta nói:
- Thôi anh ạ, biển đã lặng rồi, xin sóng đừng nổi lên. Nếu có thể xin nhờ anh, hãy tìm hiểu giúp đứa con của tôi bây giờ sống ra sao.
Tôi phân vân:
Nhưng mà còn có căn cứ gì để tìm?
Anh ta nói:
Tôi có tấm ảnh cô ấy. Nhưng đang ở New York. Xin anh địa chỉ, tôi sẽ gửi tấm ảnh ấy sau. Mong anh sẽ là đầu mối liên lạc giữa tôi với quê hương.
Chúng tôi ngồi uống với nhau những cốc cà phê đắng và nghe câu chuyện càng đắng hơn, chát hơn. Đất nước đã hoàn toàn thống nhất, vĩ tuyến 17 nơi ranh giới sau hai mươi năm hòa bình, người nơi khác không thẻ biết đây là nơi đã bị chia cắt. Song nỗi đau chiến tranh còn nằm ở phía trong, còn tác hại đến nhiều thế hệ, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn kéo dài đến tận đất nước Mỹ...
C.T.L