Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những nhà văn mới hay nền văn học mới?

TCCV Online - Khi thế kỷ XX đi đến những tháng ngày cuối cùng và tại thời điểm này, chính bản thân những thử nghiệm hậu hiện đại lặp lại văn học cổ điển và văn học Xô Viết cũng cạn kiệt, thì người ta thấy rằng người Nga đã bắt đầu đọc ít hơn nhiều, rằng nghề viết văn đã mất đi sức quyến rũ của nó với những người trẻ (trong bối cảnh nghề ngân hàng - dầu khí có sức hút mạnh mẽ hơn), rằng ấn bản của các tạp chí văn học đã giảm rõ rệt, rằng những tên tuổi mới trong các tạp chí này hầu như vắng bóng…

Lúc này là thời điểm xuất hiện tư tưởng về sự cần thiết của việc “tiêm” một “dòng máu văn học tươi mới”, việc tìm kiếm và nâng đỡ những nhà văn mới, sự tăng cường hơn nữa (vì những lí do khác nhau, có thể không hoàn toàn là lí do văn học) những mối liên hệ văn hóa giữa các trung tâm văn hóa truyền thống và nước Nga lớn vốn đã trở nên yếu đi rất nhiều. Để mai một đi một trong những đối tượng quan trọng nhất của niềm tự hào quốc gia - văn học Nga và việc đọc của người Nga - là điều mà người ta hoàn toàn không muốn.

Trong tháng 4/ 2001, Hội nghị bàn tròn về vấn đề văn học trẻ đã họp tại Quỹ các chương trình xã hội - kinh tế và các chương trình trí tuệ, đứng đầu là Alexandrovich Filatov.  Rất nhiều sự kiện sau nhiều năm lần đầu tiên đã tái diễn tại Hội nghị bàn tròn này: các bậc thầy và các nhà văn trẻ ngồi cạnh nhau, nói chuyện với nhau một cách bình đẳng, các vị đại diện của các tạp chí và các xu hướng văn chương khác nhau thận trọng họp cùng bàn - và khi bắt đầu nói về những vấn đề chung sống còn trong điều kiện mới của thị trường, hóa ra là, những vấn đề chung này, còn rất nhiều. Trò chuyện về vấn đề “tài năng cần được giúp đỡ, sự bất tài tự đào thải”, một chương trình hành động đã được soạn ra: các nhà văn nổi tiếng và chủ bút của các tạp chí đã chia nhau đi đến 20 thành phố và các ngôi làng khác nhau của Nga để gặp mặt độc giả nhằm tìm kiếm tên tuổi của các nhà văn mới và các tác phẩm mới (giống như việc chúng ta đã làm trong những năm qua). Và cũng trong mùa thu năm đó, vào tháng 10, 150 nhà văn trẻ được tuyển chọn từ một cuộc thi sáng tạo ở khắp các miền khác nhau của nước Nga đã tập trung tại thành phố Lipki gần thủ đô Matxcova tham dự Diễn đàn (và sau này thậm chí các tác giả nước ngoài gần, xa cũng tham dự).

Đó là một sự kiện, một sự bùng nổ của đề tài, tên tuổi, sự kiếm tìm, hy vọng, sự làm quen, sự phát hiện. Người ta mong muốn văn học chứng minh được nó là một hiện tượng xã hội và thấm nhuần tinh thần của thời đại… Tôi nhớ mãi hình ảnh không ngừng lặp đi lặp lại của chiếc máy bay, đâm vào tòa tháp đôi ở New York trên màn hình tivi tắt tiếng trong hành lang của quỹ, mà khi chạy ngang qua, nhìn thấy hình ảnh ấy tôi đã không thể nào hiểu ra đó là bộ phim gì, vì sao lại được chiếu đi chiếu lại mà không có kết thúc, còn thời gian để dừng lại và hiểu cũng không đủ: bởi lúc đó là những ngày sôi sục cuối cùng chuẩn bị cho Diễn đàn đầu tiên. Như vậy tất cả nhập vào làm một trong trí óc tôi: ngày 11 tháng 9 và diễn đàn đầu tiên của các nhà văn trẻ ở Nga. Nền văn học mới tập hợp lực lượng của mình, bị tiếng vang mạnh mẽ của lịch sử đương đại gây choáng.

Truyền thống của văn học Nga - sự tập hợp các nhà văn xung quanh các tạp chí văn học, đã được củng cố và giữ chỗ đứng vững chắc trong thời kỳ đầu thế kỷ XXI. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu có ít nhất 5 trong số 150 người (chúng tôi không dám mơ về con số lớn hơn) có tác phẩm được đăng trên các trang tạp chí, đó sẽ là một thành công lớn. Nhưng ngay trong năm đầu tiên các tạp chí đã tiếp nhận trong kho danh mục các văn bản đầu tư của mình tác phẩm của hơn 30 nhà văn mới.

Với những phát hiện mới cũng có những nghi ngờ: liệu tiềm lực của thế hệ này có bị cạn kiệt hay không? Sau lần tuyển mộ đầu tiên liệu có những tên tuổi vang dội khác như người chiến thắng giải booker Denis Gutxko, Dimitri Novikov được trao tặng một vài giải thưởng, Zakhar Prilepin thành công,  Roman Setrin đầy biến hóa, Ilya Kotregin lãng mạn… hay không? Sau đó người ta phát hiện tên tuổi của các tác giả văn xuôi (cũng có tiếng vang) như German Sadulaiev, Irina Mamaeva, Alekxandr Sneigirev, Mikhail Zemskov, Irina Bogatưreva, Alekxandr Morev, các nhà thơ Anna Russ, Andrei Nittrenko, Ekaterina Sokalova… Người ta viết về họ, in tác phẩm của họ, tranh luận về họ. Và mỗi cuộc gặp gỡ ở Lipki lại nhen nhóm thêm niềm hi vọng.

Vladimir Makanin đã có lần nhận xét rằng thế hệ các nhà văn trẻ hiện nay, giống thế hệ của ông, thế hệ đã từng tuyên bố về bản thân họ trong 60 năm, như con cháu giống ông bà của mình. Có lẽ, sự tương đồng này - là kết quả của kinh nghiệm lịch sử giống nhau - kinh nghiệm “cuộc sống sau cuộc sống”: những năm 90, cũng như những năm 50, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ những định hướng của tinh thần. Thế hệ “không còn phải chịu sự trừng phạt bằng roi vọt ở trường” đầu tiên, không phải thử thách qua “cơn đau đẻ” của sự kiếm tìm tự do, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đã bắt đầu nghiên cứu những chuyển động thầm kín nhất của tâm hồn của mình, nghiên cứu những sự kiện có tính không chạm tới được nhất, không sợ đối lập cái “tôi” của mình với mỗi người và tất cả mọi người.

Sự bổ sung những ý nghĩa, những vấn đề, những ý tưởng lớn, mà không có những yếu tố đó, văn học không nâng lên được trình độ văn chương nghệ thuật - chủ yếu rơi vào bộ phận các nhà văn lớn tuổi hơn của thế hệ hình thành xung quanh diễn đàn ở Lipki. Ý thức của họ đã tồn tại (hình thành và không thay đổi) từ những năm 80 – 90 (của thế kỷ XX), họ vẫn còn nhớ đến cấu trúc xã hội Xô Viết, họ cũng đã kịp thử sức mình trong những công cuộc cải cách kinh tế vào giai đoạn cuối chế độ Xô Viết, ngoài ra họ kịp chiến đấu trong cuộc “xung đột” ở Chechnya, chia nhau lăn lộn trên các mặt trận khác nhau trong thời kỳ khó khăn của sự hình thành nước Nga mới. Một số nhà văn, như Ilia Kochergin và Dmitri Novikov, đã đưa các nhân vật của mình vào chuyến viễn du trong thế giới tự do đáng thèm muốn của thiên nhiên miền Bắc, Xibir bao la, bát ngát - tránh xa nền văn minh đô thị xa lạ thù địch với con người tự nhiên. Đối với các nhân vật của họ, hạnh phúc của con người tự do là  - trong sự hòa hợp hoặc trong cuộc chiến đấu đơn độc với thiên nhiên vì sự sống còn.

Những người khác, như Xenchin Roman, trái ngược lại - đưa nhân vật hướng tới tâm lý của con người thành thị, đi qua các vòng quay của những cám dỗ của nền văn minh: rượu, ma túy, tình yêu tự do, khát khao giàu có, sự tan rã của gia đình, mong muốn tới đạt tới danh vọng. Nhóm thứ 3, gồm những tên tuổi như Denis Lutxko, German Xadulaiev, Irina Mamaeva, Vaxili Xigarev, Vladimir Zuev, Ksenia Xtepanucheva, đã cố gắng tìm ra nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết rộng lớn, những cuộc xung đột và nội chiến sau sự sụp đổ này, sự triệt hạ các ngôi làng, bi kịch của nhân dân tuy lạc thời nhưng vẫn giữ hi vọng và niềm tin. Một trong những hiện tượng nổi bật nhất của văn học đầu thế kỷ XXI là văn xuôi mới về chiến tranh, mà tác giả của nó là người bước ra từ chiến dịch Chechnya nhục nhã (câu văn rút ra từ truyện vừa của German Xadulaiev: “Ai nổ súng đầu tiên, đó là người viết truyện vừa này”).

Sự khác biệt về tuổi tác giữa các thế hệ tham gia Diễn đàn ở Lipki, thậm chí chỉ là 10 năm ngắn ngủi, dẫn đến sự khác biệt về tư tưởng là điều hiển nhiên. Tiếp theo những nhà văn mà một phần cuộc sống tự chủ của họ đã trôi qua trong những năm tháng mang tính chất bước ngoặt đối với đất nước, là những nhà văn vì lứa tuổi trẻ hơn của mình, không hít thở bầu không khí đó, bầu không khí nếu không phải của sự chết chóc, thì cũng của sự nguy hiểm, của mối lo ngại tiềm ẩn, mơ hồ, của tương lai đang đến gần. Được tự do hơn về mặt tinh thần, thì thế hệ này lại bị cùm vào một xiềng xích khác, đó là sự mất tự do bởi những công việc văn phòng dồn dập, bởi sự phụ thuộc vào cuộc đấu tranh vì áo cơm hàng ngày. Những môtip về việc tái cấu trúc căn bản trật tự hiện có của sự vật bắt đầu thấp thoáng, chủ nghĩa lãng mạn có tính chất xã hội cuối thế kỷ đã trở nên khó hiểu và xa lạ, còn tự do cá nhân thì biến thành tự do hành động (Xergei Shargunov, Zakha Prilepin). Hình ảnh của chim bồ câu, loài chim hòa bình và mang đến những tin tức tốt đẹp, bị thay thế bằng hình ảnh của dịch bệnh gia cầm tai hại đe dọa toàn thế giới, cái đẹp, - thứ cần phải có để cứu rỗi thế giới, bị bao phủ bởi “những vết dầu mỏ loang”. Ẩn dụ mãnh liệt ấy nằm trong nền tảng cốt truyện tiểu thuyết của Aleksandr Snegirev với tên sách mang tính chất tượng trưng Vệ nữ tắm trong dầu (Нефтяная Венера – Petroleum Venus). Nhân vật chính, con trai của một gia đình Xô Viết bình thường, chết ngay từ khi sinh ra, và rồi được các bác sỹ hồi sinh, nhưng sau này “cậu bé” lại sinh ra một đứa trẻ mắc bệnh Đao bẩm sinh, và chỉ có đứa trẻ ốm yếu này là có năng lực đồng cảm, là người duy nhất lành mạnh trong xã hội tiêu dùng. Số phận của cậu bé có liên quan tới bức tranh Vệ nữ tắm trong dầu mà cậu bé tìm thấy trong tác phẩm1.

Cùng với những nhà văn mới trong văn học, giai đoạn đầu thế kỷ XXI cũng xuất hiện những nhà phê bình mới: Xergei Beliakov (Ekaterinburg), Alixa Ganhieva (Daghextan - Matxcova), Lidia Dovletkieva (Chechnya), Valeria Pustovaya (Moxkva), Andrei Rudalev (Xeverodvinky)… Sự đổi mới trong văn học của thế hệ những năm 2000 - 2010 đã đem đến cuộc thảo luận về “chủ nghĩa hiện thực mới”, “văn xuôi chiến tranh” mới, làm náo loạn cộng đồng mạng, cả các phương tiện thông tin đại chúng, và thậm chí cả trong giới chính trị đầu sỏ. Sự hồi sinh của các cuộc bàn luận văn học - xã hội, đặc biệt là khi nó có liên hệ chặt chẽ với hoạt động sáng tạo của các nhà văn trẻ, đang gieo một hi vọng: có lẽ, chính những nhà văn mới sẽ thành công trong việc phục hồi lại vị thế đã mất của họ như người dẫn dắt tinh thần. Nhưng cũng không thiếu sự chú ý và những câu hỏi về chính tính chuyên nghiệp của văn học, thi pháp. Trong số những người quan tâm thực sự tới ngôn ngữ văn học hiện đại, có Ekaterina Uvanova (Xaratov), Vladimir Kozlov (Roxtov - bên bờ sông Đông), Elena Lutxenko (Vologda - Matxcova), Elena Pogorelaya (Penza - Matxcova), Artem Xkvortxov (Kazan).

Trong những năm gần đây rất nhiều những cám dỗ mới xuất hiện, ví dụ như một khuynh hướng nguy hiểm đối với các tác giả trẻ được gọi tên là “những dự án xuất bản”. Các nhà xuất bản chộp lấy một tên tuổi mới, phát hành hàng loạt tác phẩm chưa được hiệu đính, chưa được gọt giũa, cũng không giúp đỡ nhà văn trẻ gọt giũa tác phẩm. Các tác giả trẻ này dưới sức ép của sự nổi tiếng sớm, vội vàng tin rằng tất cả các tác phẩm của mình đều tuyệt vời và sự nổi tiếng của mình là xứng đáng. Niềm vui đến từ đời sống văn học đối với họ đã trở nên quan trọng hơn, đáng khao khát hơn việc sáng tạo những tác phẩm văn học có chất lượng.

Tôi nhớ là, vào năm 1990 - đã tiến hành một trong những hành động “Cải tổ” đầu tiên - một nhóm các nhà hoạt động nghệ thuật, văn học, đã vượt biển Địa Trung Hải, đến thăm Napoli và lưu lại ở Pompei. Buổi tối rất thú vị, cả nhóm bị sửng sốt bởi những gì đã nhìn thấy, trong đó có cả những bức tranh tường thủ công thế kỷ I sau công nguyên: những người sáng tạo đã khéo léo mô tả một chuyến bay, một chuyến du ngoạn trong không khí, với một hiệu ứng, mà Xavador Dali (một họa sĩ nổi tiếng của Nga hiện nay) sẽ chỉ có thể đạt được ở thời điểm sau đó 2000 năm với sự giúp đỡ của các tính toán toán học. Lúc đó Viachexlav Vxevolodovitr Ivanov đã bày tỏ cảm xúc: “Tấn bi kịch của nghệ thuật nằm ở chỗ, khi nó đã đến một điểm nhất định, thì nó bắt mọi thứ xuất phát lại từ đầu”.

Vậy các nhà văn mới, các nhà thơ mới, các nhà phê bình mới, các nhà viết kịch mới đầu thế kỷ XXI… có mang đến được cái gì mới mẻ trong văn học Nga, bên cạnh kinh nghiệm cá nhân không? Hay tất cả vẫn còn ở phía trước?

(Thái Vân dịch từ bản tiếng NgaИрина Ковалева, Новые писатели или новая литература?, Nguồn: Вопросы литературы, Hомер 5/2010).

 


1 Câu này người dịch thêm vào dựa trên nội dung tiểu thuyết. 

 

Nguồn: Tạp chí Phê bình Lí luận, phê bình văn học nghệ thuật, số tháng 6/2014

Irina Kovaleva
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 272

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

5 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

8 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground