T |
ừ ngay ba mất chú Ngạc đến thăm luôn. Chú ăn uống cũng dễ. Nhiên dọn gì chú ăn nấy. Chú kì kèo xin Nhiên một tấm ảnh của ba, Nhiên không cho, không vì lí do gì đặc biệt. Một lần sau khi mẹ xây lăng cho ông nội Nhiên khi ấy mẹ đã bảy mươi lăm tuổi, nhắn mấy chú cũng không tới. Xây lăng xong Thi phải vất vả lắm mới tìm được người lên lăng chụp ảnh. Nhiên cho chú Ngạc một tấm. Mẹ gửi thư ra rầy Nhiên về tội cho chú ảnh mà không hỏi ý kiến mẹ. Ban đầu cô ngạc nhiên. Tại sao mẹ lại quan trọng chuyện ấy, ông nội là cha của chú mà. Mẹ bảo chú không hề bén mảng đến khi đang xây lăng, lại còn tưởng Thi là con traiu. Bây giờ chú xin một tấm đi khoe chứ gì?
Cuộc đời sao lại có những người như chú Ngạc – đôi khi Nhiên tự hỏi. Chú là con bà thứ. Ba là con bà đích. Vậy mà chú Ngạc không kế thừa được một chút gì của giòng họ sao? Chú và thím li dị gần mười năm. Chú không về ở nhà, chú đi lang thang ăn nhờ ở đậu. Ai nói gì chú cũng không về. Ngày kị ông nội Nhiên, chỉ mình hai cô cháu với ít bà con. Chú nói với Nhiên chú lên mộ thắp hương, chú sống bằng nghề chữa phép cho người, ai trúng thì lành, rủi ai nấy chịu. Say rượu là căn bệnh lớn nhất chú không chữa được. Mỗi lần có tiền ba Nhiên gửi, chú ăn nhậy một đêm với bạn là hết. Li dị chú không nuôi con. Thím lo nuôi hết đứa này đến đứa khác. Điều kỳ quặc là bị kết tội làm đĩ, ngoại tình, thím vẫn cư xử tốt với bà nội. bà mất, thím chạy ngược chạy xuôi mời thầy, lo đi chợ nấu cỗ bàn. Và Nhiên theo nhận xét khách quan của mình, làm đĩ nuôi con trong giai đoạn năm 1975 chồng đi cải tạo học tập, thím đạp xe mười sáu ki lô mét mọt ngày ra chợ kiếm tiền nuôi đến năm miệng ăn, cũng nên tha thứ.
Chú bị ám ảnh bởi việc thím ngoại tình hay không, Nhiên không biết, chỉ thấy nhắc đén tím là chú chưỉo vợ. Hận thù trong dòng máu . Thím còn yêu chú chăng, trong đám tang bà nội, Nhiên và mọi người chọc thím, vì xa thím vẫn ở lì trong nhà cũ không dọn đi chỗ khác, mặc dù toà án phân thím phải đi. Thím ói với Nhiên không bao giờ trở về với một người đàn ông như chú. Một người đã nói với thím những lời nặng nề. Tệ hơn nữa là chú nghiện rượu.
Chú nói với Nhiên chú sẽ đi diện HO. Đi đâu chú cũng khoe với mọi người như vậy. Nhiênhỏi chú có đi học Anh vă không. Chú đáp “không có tiền”. Thỉh thoảg chs mượn Nhiên vài ngàn, Nhiên chắc chú uống rượu. Chưa bao giờ Nhiên cảm thấy cô đơn cho bằng sau ngày ba Nhiên mất. Vì vậy sự có mặt của chú Ngạc làm Nhiên cảm thấy vơi bớt phần nào. Nhiên khuyên chú ở loại làm việc giúp vợ chồng Nhiên một thời gian, cú ừ rồi cũng không ở. Nhiều tin xấu về chú: cô Loan cho biết chú ở coi vườn, coi nhà thờ chú không ở, còn say rượu ngủ dọc đường, người ta biết quan hệ bà con giữa chú và cô. Chú chữa bệnh có bao nhiêu tiền nướng vào rượu và bạn bè. Chú bảo Nhiên xin Tám cho chú hai trịêu để chú đi HO. Nhiên bảo, Tám sẽ không cho chú đồng nào cả. bây giờ lớn tuổi như chú không nên đi HO làm gì. Nhưng Nhiên cũng chuyển thư chú viết cho Tám. Tháng sau Tám về Huế, nói với chị:
- Chú Ngạc xin tiền làm gì. Cho chú để chú tụ họp bạn bè sao?
- Mi cho chú vài chục mua gạp, mới cách đây một tuần chí ghé ăn cơm xin cái mùng cũ kẻo mùng mới mất rồi.
Thi cười:
- Mất ở ngoài chợ ấy.
Tám đưa cho Nhiên năm triệu đồng, rồi trở lại Sài Gòn. Cuối tháng chú trở lại, lần này chú đi với người đàn ông, thoạt nhìn rất quen nhưng Nhiên không thể nhớ ra. Đang bận dở việc, đầu tóc rối bù, Nhiên để Thi ra tiếp.
- Nhiên đi đâu? Chú Ngạc hỏi
Tiếng người đàn ông tiếp theo
- Vườn rộng và đẹp quá, anh trồng nhiều cây ghê.
- Chủ yếu là Sabôchê và hồng
Tiếng chân người đàn ông đi dưới cửa sổ. Một lát Nhiên chải đầu bước ra:
- Chú ạ.
Vừa lúc người đàn ông bước vào:
- Chào chú
- Vườn rộng và đẹp ghê, người đàn ông lập lại. Tui thấy ở đây vườn rộng tui thích ghê.
Chú Ngạc nói:
- Ờ hai vợ chồng sống nhờ vườn mà- chú nhìn Nhiên-Tám nhận thư chú chưa?
- Tám có về Huế một ngày, có gửi cho chú năm triệu đồng. Chú mua gạp ăn.
Người đàn ông:
- Thật tệ quá.
- Không tệ đâu chú, Tám nói chú hay tụ tập bạn bè uống rượu, một triệu cũng hết trong một đêm.
Người đàn ông nhìn thẳng mặt chú Ngạc – Như vậy thì anh hoang phí quá. Nhiên chịu không nhớ ra người đà ông là ai. Chú Ngạc chống chế:
- Mô tui chừ đâu có uống rượu nữa, tôi xin cháu hai trăm đô đi HO.
- Đi HO à? Anh nói thật hay chơi? Anh đi HO, tôi xin chia buồn cùng anh!
Thi mỉm cười:
- Đúng vậy đó! Vốn liếng tiếng Anh chú được mấy chữ ? Trẻ tuổi có bằng cấp mà muốn xin việc phải nói giỏi tiếng Anh, mới xin được. Chú lớn tuổi rồi qua bên ấy làm gì?
- Anh sang bên làm gì? Nói tui nghe.
- Làm báo
Thi góp vào:
- Xóm cháu có một ông trung tá nguỵ quân khi ở đây rất sướng, ngày hai bữa ăn rồi đi chơi. Sang bên ấy khômg tìm ra việc, tiếng Anh không nói giỏi, bà vợ hải xi giữ trẻ cho một người bạn để kiếm tiền. Khổ vậy đó. Chú làm được gì? Muốn có trợ cấp phải trên sáu mươi tuổi.
- Làm công nhân
Người đàn ông uống cạn tách trà:
- Sức anh có bằng tui không mà đòi làm công nhân? Anh cuốc một vồng đất không nổi, có ngồi dưới nắng trưa mà nhổ có cú như cháu đây chưa? San bên ấy có thể sướng hơn về vật chất. Nhưng tôi không thích ah đi, tôi nói với anh rồi, việc của anh bây giờ là trở về nhà phụng thờ ông bà.
- Vợ con tôi hơ hớ, sờ sờ, tôi trở về làm cái gì?
Người đàn ông và Nhiên cùng nhăn mặt:
- Đã li dị rồi, tôi nói với anh hãy coi chị ta như một người hàng xóm, anh cứ đi về nhang khói cho ông bà. Nhà mình chớ phải nhà ai mà sợ?
- Nhục – chú Ngạc đỏ mặt – Vợ chú còn ở trong nhà là một mối nhục ảnh hưởng đến gia phong.
- Thôi chú à – Thi nhẹ giọng: Chuyện ấy trôi hơn mười năm rồi
Chú không quên ! Chú đã tha thứ lần ngoại tình với tay giáo viên dạy cùng trường, chừ lại thêm một thằng nữa. Ai mà quên được?
- Không quên sao anh li dị người ta ? Mà ở đây ai nhục? Anh hay cô ta?
- “Người ta lấy đĩ làm vợ chứ ai lấy vợ làm đĩ?”
Nhiên nhớ lại bao nhiêu chuyện ồn ào tai tiếng hồi bà nội còn sống. Cô Tú đã tìm mọi cách trục mẹ con thím ấy đi mà không được. Cô muốn Nhiên và Thi ký tên vào giấy tờ làm chứng là nhà của cô để trục thím Ngạc và bế đứa con ra khỏi nhà, Nhiên không ký. Nhiên nói, phải để thím có thời gian suy nghĩ. Trục thím đi thì được rồi, còn bốn đứa kia? Nó ở đâu? Với một người cha vô trách nhiệm như chú Ngạc, ai sẽ nuôi nó?
- Chú à, với thời gian mọi chuyện phải quên. Thím nuôi con trong mười qua chú có để ý gì tới con đâu mà kể. Chú nên tha thứ cho thím vả lại lâu nay thím nuôi con mà chú thím không còn là vợ chồng nữa, chú giận thím mãi làm gì? Hay chú còn yêu thím?
- Yêu cái gì? Nó giành con nó nuôi, chú ưng nuôi mà không được
- Chú nuôi cái nỗi gì? Nhiên hỏi Ngạc:
Người đàn ông bồi thêm:
- Bàn thờ cha mẹ anh ở đó, anh là con trai duy nhất anh không về thì ai về? Anh thử làm một người con có hiếu ai dám đuổi anh đi? Tui lớn tuổi hơ anh nhưng hơn hai mươi năm ni tui không lấy vợ, tui còn một bà mẹ già phải lo.
Khuôn mặt người đàn ông bỗng dừng lại trong nỗi buồn khó tả. Bây giờ cả Thi và Nhiên cùng kêu lên:
- A, nhớ ra rồi, chú là chú Lân, thợ bạc, phải không?
- CHú Lân đó, chú Ngạc gật đầu – hai cháu có tới chơi một lầ
- Chú cũng quên. Nụ cười đầu tiên nở trên khuôn mặt khắc khổ.
- Lâu không thấy mệ đi bán, mệ có mạnh không chú?
- Vẫn mạnh, tám mươi tuổi rồi, không đi bán nữa. Ngày nào làm có tiền tui mua cho bà tô bún, hai mẹ con ăn ngày một lon rưỡi gạo không hết. Ngày nào không có thức ăn làm hột mè cũng xong. Anh Ngạc, hãy về với chị Tú đi.
- Vậy lâu nay chú Ngạc ở nhà chú?
- Ở nhà tôi, người đàn ông gật đfầu.
- Chú à, chú nên trở về nhà thì hơn, sống lang thang như người không nhà, dưới kia ba cháu buồn lắm.
- Về làm chi? Cái con bạc tình ấy không chịu dọn đi.
Người đàn ông nổi giận:
- Sao anh cứ nói người ta những lời nặng nề? Anh có nuôi con phụng dưỡng mẹ già không mà nói họ?
- Tui có chứ
- Chú nói giùm chú Ngạc với. Nhiên nhìn người đàn ông – chú lang thang ở đủ mọi nhà, giỗ tết không về, mọi sự phó mặc cô Tú.
- Thật là kì lạ - người đàn ông xin lỗi – tôi hay nói tiếng to, anh kì hết sức! Anh có nhà mà không ở, có ông bà không phụng thờ . Anh nói với tôi ngày kị anh lên núi thắp hương, mua nem chả lên cúng. Tôi thấy kì lạ quá. Sao anh không sống như mọi người, mua một trái tim biết yêu thương và tha thứ?
Nhiên thở dài:
- Ai nói được chú Ngạc người ấy mới là Thánh. Chú ấy chỉ làm theo gì mình thích.
- Người Á Đông ta nhất chữ hiếu, nhì chữ tình
Người đàn ông chợt ngưng nhìn Nhiên
Tôi nghe nói, em có viết?
- Dạ
- Hãy viết một truyện ngắn về đời tôi.
Người đàn ông đứng lên, bây giờ cả hai mới nhận thấy chân ông ta đi cà thọt. Tời chiều chuẩn bị một cơn giông tố từ xa. Không khí dịu lại. Người đàn ông trở về chỗ ngồi tự tay rót một chén trà uống cạn:
- Anh gạc, tôi nghe anh nói nhêìu về vết thương lòng của anh, nhưng tôi chưa hề nói cho ai hay chuyện đời của tôi. Bây giờ tôi sống vì mẹ, không hận thù, không tranh chấp, khuôn mặt khắc khổ của ông dịu đi. Sau này mẹ tôi mất tôi cũng sẽ sống như trước. Tôi không đánh bạc, uống rượu, tôi bằng lòng với những gì tôi có.
- Chú kể đi, chú – Nhiên giục.
- Tôi là một người trọng chữ đức. Ba mươi lăm tuổi tôi mới lấy vợ. Vợ tôi là huynh trưởng một gia đình Phật tử. Cô ấy có nhan sắc. Lấy nhau được tám tháng, trong một trận đánh nhau ở ngoài Quảng Trị tôi mất hút liên lạc với địa đội của mình. Ai cũng tin là tôi chết … Ngày giải phóng, tôi trở về nhà. Vợi tôi không còn ở với mẹ tôi nữa. Cô ấy đã lấy chồng khác.
- Hở? Nhiên trố mắt dò hỏi.
- Và đó là người mà tôi rất yêu.
- Như vậy vết thương lòng của chú sâu biết chừng nào!
- Sâu lắm chứ. Sau bao nhêiu hy vọng và tin tưởg, những tưởng cô ấy chờ đợi tôi. Rồi tôi sửa soạn quà ra thăm bà già và đi tìm vợ tôi, coi thử cô ấy bây giờ sống ra sao. Bà già tôi mừng rỡ, bà nói ai cũng tưởng tôi chết rồi. Vợ tôi còn trẻ, tôi không trách nàng. Cô ấy nhỏ hơn tôi muời tuổi và có nhan sắc. Rồi tôi được dẫn tới gặp vợ, vợ tôi đã có hai đứa con, tay bồng tay mang. Tôi thấy cô ấy đáng thương hơn đáng trách. Chúng tôi nhìn nhau ngượng nghịu ngỡ ngàng. Sau vài câu trao đổi, tôi hỏi: đồ nhẫn cưới cô còn cất không? Tôi hỏi chớ không có ý lấy lui, cô bảo buôn bán lỗ hết rồi. Nói chuyện chưa đầy một giờ, chúng tôi từ giã nhau. Tôi lên xe vào Huế,lòng tê tái …. Rồi chứng bệnh khác xảy ra. Tôi bị đau dây thần kinh tọa, chữa trị mãi mới lành. Đợt kiểm kê tài sản năm 1978 xong tôi còn một số vàng sau đó đều mất hết vào cái chân này. Chữa hết tiền mà vẫn thọt chân may mà không liệt. Sau đó tôi bán chiếc honda chỉ để làm vốn buôn bán. Hai chỉ vàng tôi đưa mẹ tôi cất, cò lại tôi mua một chiếc xe mini để đi. Hai ngày sau tôi đi mua hàng, dựng xe ngoài cửa chưa đầy năm phút, mất.
Trời, Nhiên cảm thấy lòng mình xúc động.
- Mất của nhưng tôi cười. Phải, tôi còn cái nhà mảnh vườn, và mẹ tôi.
Người đàn ông lắc đầu: - Còn anh? Anh có chị em, có nhà, có bàn thờ tổ tiên, anh lại bỏ đi, lại còn muốn tìm tới một miền đất khác. Thế nghĩa gì?
- Ngày giỗ cha, tôi lên mộ thắp hương, làm vài con cá và bát cơm đặt lên cho cụ.
- Tôi không ti đó là anh, người đàn ông không nói hết câu – Trong trí Nhiên nảy ra ý ngĩ “Chú Ngạc cũng lợi dụng dịp này để bảo người khác mua đồ nhậu, chú không có lòng thành với ông bà…”. Có lẽ chú lân cũng nghĩa thế mà không tiện nói ra.
- Rồi đây tôi cũng cất cái chòi để ở.
- Hứ! nhà anh không về, làm cái chòi để giữ dưa và anh ở với ao?
- Cháu nghĩ, con Ba năm nay đã vào đại học lẽ ra chú nên trở về nhà.
- Không, về sao được mà về.
Người đàn ông nhìn đồng hồ rồi đứng dậy:
- Tôi định đi một lát thôi, chú Ngạc kéo tôi vào đây. Trưa rồi. Hôm nào rảnh mời hai cháu ghé chơi.
- Dạ, Nhiên không tiễn hai người ra cổng, cô đâm chán ngán, không hiểu vì câu chuyện của chú Lân hay của chú Ngạc.
Một tuần sau họ ghé thăm nhà chú Lân. Lâu không tới Xã, họ phải hỏi nhà. Ở vùng này có nhiều cái vườn đẹp hết ý. Có nhà còn trồng cỏ Nhật xanh um. Chú lân đang làm cái gì ở sau vườn, họ gọi cổng một lúc mới có người ra mở. Cảm nghĩ của Thi là khu vườn có vẻ hẹp lại so với lần trước.
- À, hai cháu. Mời vào, sáng nay chú Ngạc lấy xe đi chưa về.
- Chào chú ạ. Mẹ đi đâu chú?
- Mẹ tôi đi chơi bên nhà chú em.
- Xem vườn chút đã chú.
Chú Lân cười:
- Không có nhiều cây như nhà cháu đâu.
Những cây sabôchê xanh um, những bụi chuối ba lùn ở vườn sau trổ buồng sây quả. Vườn sạch bong không có cỏ rác, không giống vườn Thi.
Nhà vườn nào cũng có trồng vài cây hoa, khi cúng ngắt vào, nhà vườn chú lân chr có cây xanh.
- Vào nhà đi chú nói cho nghe.
Sau tuần trà ướp sen, chú lân nhìn thẳng vào mặt Nhiên – Tánh chú không hay nói dối: - Trước đây mẹ chú trồng hoa có tiếng, người thích chơi hoa là chú. Hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, các loại. Tuy không tốt bằng vườn Bãi Dâu nhưng có hoa cũng vui số phận. Nghĩ rằng đời người như cánh hoa, tình người như gió thoảng, thôi chơi hoa làm gì. Đằng nào cũng không giữ lại được bản thân chú không sở hữu cho mình cái gì hết. Lợi tức trong vuờn đủ nhang khói thôi cháu.
Ngày rằm mồng một, cảnh am và điện thờ kia làm sao đủ với tiền của vườn?
- Không đủ cũg gói ghém trong chừng mực nào đó. Chú không lãng phí cái gì.
Bây giờ khuôn mặt người đàn ông tươi hơn. Ông ta nhìn hai vợ chồng, ánh mắt thiện cảm.
- Cháu đồng ý thế không?
- Đúg vậy. Nhiên gật đầu – chú Ngạc mới là người đàn ông không có hoa. Còn chú đã là… Nhiên cố gắng tìm lời, mãi không ra. Cô cười, tự nhiên cảm thấy nơi con người này một cái gì đáng cảm phục. Có lẽ ở nơi tinh thần và trái tím rướm máu kia vẫn còn niềm tin vào con người và cuộc đời.
Căn nhà ba gian rộng thênh thang, buổi sáng trôi đi êm ả, lặng lẽ.
Một người đàn ông không có vợ con mà tánh nết cởi mở, hiến dâng cuộc đời mình cho cây vườn và thờ phụng ông bà cùng thiên-Y-a-ba – niềm tin tuyệt đối vào ơn trên kia cũng đáng trân trọng. Nhiên nghĩ.
- Chú ăn ít như vậy làm sao làm vườn nổi? Thi cười hỏi
- Chú quen rồi, buổi sáng có thể ăn nhiều hơn nhưng không bằng họ.
Câu chuyện vẫn kéo đến trưa. Khi ra về Nhiên ói:
- Chú khuyên chú Ngạc trở về nhà giùm cháu thì hay biết mấy
- Chú mới nói hôm trước, Ngạc là con người hơi cố chấp.
- Và ích kỷ nữa. Nhiên tiếp lời
- Phải, nếu con người tự xét mình để sống lành mạnh hơn thay vì chỉ nghĩ đến tội lỗi của người khác, rồi tự làm hỏng đời mình vì những ảo tưởng không đâu?
Khi quay xe ra cổng, bây giờ Nhiên với bật ra ý nghĩ của ình – hồi nãy nàng tìm không ra chữ:
- Này anh à
- Gì thế?
Xe đạp đi một đoạn Nhiên nói:
- Con người trong khi hiến dâng đời mình cho Chúa, Phật hay Thiên-y-a-na, với tất cả lòng kính ngưỡng đồng thời cũng cho đời những hoa trái bởi lòng từ thiện.
- Hừ, sao hồi nãy em không nói với ông ta?
- Hồi nãy nghĩ chưa ra.
Thi cười. Nhiên nghĩ về chú Ngạc. Ôi chú Ngạc, nếu như ba biết được chú là con người như thế nào, hẳn ba đã nghiêm khắc hơn với chú khi còn sống. Mỗi gười có tất cả những gì người thường mơ ước đã không gìn giữ và đánh mất, một người mà số phận đã giáng xuống những đòn chí tử vẫn điềm nhiên nở cho đời những bông hoa lòng tươi thắm ngát hương. Lòng hiếu thảo và chí hướng trở về nguồn. Một trái tim cằn cỗi yêu thương như chú Ngạc làm gì cò biết đến aui. Ôi chú Ngạc. Nhiên thầm rên lên trong lòng – tháng năm ở nhà người đàn ông ấy sao chú không diệt hết đi được tất cả những trái cây thối rửa: lòng ghen ruông hận thù và cả lòng ích kỷ nữa – để cho con người cô đơn lẻ loi kia cũng được ai ủi đôi phần?
T.H