Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những Người không chết

C

hiến tranh thật lạnh lùng khác nào lưỡi gươm sắc bén. Công việc của nó là sát hại. Nó cần chi biết ai đã cầm nó trong tay. Quân bạc ác cướp được nó thì máu chảy đầu rơi, người nhân tình buộc phải dùng nó chăng? Cốt chỉ khiến nó trở thành vô dụng. Những con người tấm lòng chỉ ưa điều thiện, chẳng ai muốn có nó. Vũ Một, Đinh Hào… cũng vậy, họ sinh ra là để mưu cầu sự sống bình yên. Tại sao họ lại bàn nhau bày trận trên mảnh đất đồng quê? Tại sao cha mẹ, vợ con, đồng bào, đồng chí thảy đều đồng tình, sẵn sàng thực hành mệnh lệnh ban ra của họ?

Sau hơn một tháng bao vây đồn Lễ Tiến, Đinh Hào nhận lệnh Ngô Tử Đồng rút ấn bộ đội lên núi im lặng. Du kích ba xã do Vũ Một thống nhất chỉ huy, chỉ để lại số nhỏ, thỉnh thoảng giật vài quả mìn, đì đẹt mấy phát súng trường như trước đây. Giữa khi ấy, ở Bắc Quảng Trị, Nam Quảng Bình, quân ta đánh rất mạnh. Trung đoàn Mười tám cùng bộ đội địa phương huyện Lệ Thuỷ vây riết đồn Vạn Xuân. Bọn Âu Phi và lính bảo an từ Đông Hải, Hoà Luật nam tiếp viện ứng cứu bị ta phục kích đánh tan. Đồn Vạn Xuân mất. Bọn giặc Lễ Tiến cứ ngỡ lực lượng Việt Minh đã bị điều vào mạn trong nhận nhiệm vụ gì mới chăng. Chúng nống ra thăm dò, Không còn gặp bộ đội, du kích gắt gao như trước nữa. Mỗi ngày chúng một mò ra xa hơn. Hình như có thêm Tây và lính Bảo an từ Mỹ Thanh tăng cường cho chúng. Bộ đội, du kích bắt đầu thực hiện kế hoạch.

Quân Đinh Hào từ núi bí mật quay ra đàn thành một dãy dài, lung lèn Lễ Tiến quành xuống tận Mơ, Biểu. Du kích Vũ Một uốn vòng cung cuối ngọn hói đến giữa Hạ Sào. Một trung đội thiện chiến do Đoàn Báo chỉ huy bố trí xộc xệch, so le làm ra điều chặn đánh giặc hành quân ngang đường kiệt Lễ Tiến, thôn Thượng. Thoạt đầu du kích Đoàn Báo phải đánh thật ráo riết; sau đó vừa đánh vừa tỏ ra rời rã, lui xa dần giữa cánh đồng thôn Thượng, nhợm nhữ quân giặc đuổi theo đến giữa đồng thôn Trung. Cứ cho giặc tiến chừng nào ngang tầm trung liên bố trí sau ngôi mả tổ, đội hình chúng lọt xỏm vào các ổ bom chôn trên cánh đồng, thì Đinh Hào ra lệnh phát hoả. Hoả lực ta sẽ quật tơi bời vào lưng vào hông giặc. Bọn chúng bị bất ngờ, quay súng lại đối phó, Vũ Một sẽ cho nổ loạt bom, rồi súng trường, lựu đạn xông lên. Trung đội của Đoàn Báo lấy thêm hai tiểu đội khác, nhanh chóng vận động vào thôn Trung, rào một hàng lên thôn Thượng đón bọn chạy trốn. Sau lưng, bộ đội Đinh Hào dồn tới, trước mặt du kích Vũ Một ập vào, bọn Tây và lính Pát ti đăng, lính bảo an của Khoá Sự chạy đi đâu? Du kích Lễ Trường, Lễ Tiến đã nằm sẵn sàng quanh đồn, hễ tình hình cho phép khỏi làm nhiệm vụ trợ lực, nắm lấy đồng bào làm cu li, nổi dậy đánh thốc vào đồn chí ít cũng diệt được một số Việt binh đoàn, cướp đuợc một số súng. Nếu giặc giữa cánh đồng tan tác, Đinh Hào, Vũ Một, Đoàn Báo quay quân truy kích diệt chúng đến cùng kỳ. Đương nhiên Ngô Tử Đồng phải chặn được ca nô Mỹ Thanh, du kích mạn trong phải giam chặt đồn Lễ Minh không cho chúng đổ ra ứng cứu. Ta đánh xáp lá cà, sẽ hạn chế được thương vong do trọng pháo Lèn mũi, Lê Minh  chúng không thể bắn bừa vào đầu Khoá Sự.

Đau đớn thay, từ năm giờ của một ngày chiến đấu không diễn ra như ý muốn.

Khoảng hơn ba giờ trinh sát liên tục đưa tin cho Ngô Tử Đồng ở mạn bờ sông Lễ Phước, Ca nô giặc từ Mỹ Thanh đổ thêm quân lên Lễ Minh, ca nô giặc từ đồn chợ Phủ, Mỹ Hoà nắp lạch sông Lễ Trường tăng viện cho Lễ Tiến…Ngô Tử Đồng hội ý cấp tốc ban chỉ huy. Trinh sát lại báo cáo ca nô tiếp tục vận chuyển quân. Nhận định sẽ có trận càn. Liên lạc được phải đi vội vã cho Đinh Hào ở Lễ Tú tạm bảo bỏ kế hoạch cũ, lui bộ đội, du kích vào chân núi, bố trí lại lực lượng theo phương án chống càn. Chưa bao giờ Ngô Tử Đồng nốp ruột mong  trời đừng quá chóng sáng đến vậy. Anh cứ đứng lên, ngồi xuống trong công sự, dò theo tí ánh sáng lân tinh chiếc kim đồng hồ đeo tay.

Năm giờ kém mười lăm, nghe những tiếng nổ xa xăm từ phía Tây văng vẳng. Tiếng nổ mỗi lâu một tới tấp. Ngô Tử đồng có lý do chính xác lo lắng và cấp tốc đưa bộ đội chặn đánh ca nô lên Lễ Tú.

Vào lúc chưa tỏ mặt nguời, Đinh Hào đang nằm trong tư thế nhắm bắn ở vị trí chỉ huy sát con ngòi, cạnh ngôi mả tổ, đầu óc mơ màng, nghĩ ngợi mông lung.Anh suy tưởng đến tình huống và diễn biến phức tạp, nếu có trận đánh xảy ra. Phía Mơ Biểu tiếng gà lẻ tẻ gáy sót te te te. Con bò mẹ nhà ai kéo dài âm thanh ú mẹ… nghe thật buồn. Có con chó con học sủa vào hùa hóc hóc hóc… Đinh Hào chạnh lòng động cảm. Một vùng quê lam lũ, chấc phát đang ngoi ngóp. Sáng mùa xuân se lạnh thường có trên quê anh? Không, đất đai giàu có đã lâu đời. Tiếng xôn xao rộn rịp, tiếng thức dậy của mặt đất hứa hẹn hoạt động phong phú một ngày khôn trang, giặc đã cướp mất. Tình và khoé mắt lạnh lùng cái giây phút ngôn “vừa câm vừa điếc” lại hiện lên. Hỡi em yêu! Hãy gác lại tất cả. Quân thù phải đền nợ…Đinh Hào trở mình. Cũng chính vừa lúc bom mìn, lựu đạn nổ rầm trời phía đường kiệt Lễ Tiến, thôn Thượng. Đinh Hào bật nhỏm dậy, miệng khẽ kêu: “Đoàn báo, đúng Đoàn báo chỉ huy quân đội du kích với đầy đủ động tác soạn thảo. Nhưng lạ thay, giặc không có ý định tiến. Chúng bất ngờ gặp du kích với đầy đủ động tác soạn thảo. Nhưng lạ thay, không có ý. Chúng bất ngờ gặp du kích đều nằm rạp cả xuống. Súng máy chẳng buồn xối xả như trước đây. Súng lớn lèn Mũi cũng lặng im. Du kích nhô lên nhỏm xuống vờ nháo nhác tháo lui., giặc vẫn như con cá no mồi, mặc ai tha hồ quăng câu, cứ giương mắt nhìn lao tháo. Chợt ngang đầu xóm Mơ tiếng súng rộ lên thình lình, hung hãn. Tiếng giông tố ầm ầm vang lên động cả góc trời. Cạnh ngôi Mã Tổ giữa đồng thôn Trung. Đinh Hào thảng thốt, sững sờ, thì ở chỗ Đoàn Báo, quân giặc đang nằm, đột nhiên bật lên đồng loạt. Nổ súng, hò la, giặc ùa tràn đen đất. Du kích Đoàn Báo thực sự chống đỡ quyết liệt. Nhiều tên giặc vừa chồm dậy đã rụng xuống. Nhưng bất chấp, lấy thế đông mạnh, chúng xéo bừa lên nhau, xông thẳng ào ào, súng lớn lên Mũi bắt đầu gầm thét theo. Đoàn Báo đâm hoang mang bối rối. Một thoáng trầm tĩnh, anh nhớ đến nhiệm vụ kéo giặc về giữa thôn Trung. Anh chỉ huy đơn vị vừa đánh, vừa lui. Chẳng cần Đoàn Báo nhợm nhữ, kéo lôi, giặc ào ạt như sôi đánh hất anh ra giữa đồng thôn Thuợng, cứ vào con số và hoả lực tấn công, vũ bão, Đoàn Báo kịp nhận biết đây không chỉ riêng giặc Lễ Tiến; Lực lượng hùng hậu đã được huy động cho một trận càn. Đồng đội anh lăn, chạy, cúi lom khom ngã nhào… Có người không thấy  ngóc lên nữa. Nếu chỉ chờ các cồn mả bờ ruộng, mương ngòi tự nhiên, không thể lọt nổi lưới đạn vây vít bắn đuổi dày đặc. Dù sao thuyền đã giữa vời, ngay trước mắt đã là đồng ruộng thôn Trung, du kích tiếp tục bị xô đổ, Đoàn Báo vẫn kiên quyết hy sinh toàn thành nhiệm vụ.

Đinh Hào thấy rất rõ giặc đuổi theo Đoàn Báo. Khốn nỗi sau lưng anh cả xóm Mơ đã bốc cháy, súng nổ và tiếng la hét rầm rầm. Anh sẽ định đoạt thế nào nếu không có người liên lạc của Ngô Tử Đông như từ dưới đất chui lên đứng trước mặt anh. Thế là rõ. Đầu óc quay cuồng của anh dần chuyển sang ổn định. Anh lấy lại sự sáng suốt minh mẫn mau chóng hình thành phương hướng đối phó tình hình.

Phải xong liên lạc luôn đi chắp nối với Vũ Một và du kích Lễ Trường, Lễ Tiến, Đinh Hào cho đơn vị truyền nhau mệnh lệnh của anh:

Trong một ép sát Biểu, trung hai tập hậu xóm Mơ. Quyết tử! Truyền lên!

- Quyết tử! Truyền lên!...

- … Quyết tử! Truyền lên! Truyền lên! Truyền lên!...Bộ đội nối nhau truyền lên. Chừng lệnh đã đến cuối nơi. Đinh Hào rút súng lục chỉa lên trời. Phát hoả1 trung liên chếch nòng rung lên sằng sựac. Hỡi khẩu súng duy nhất của đơn vị, mày đừngtắc. Mày khạc lửa khá ghê gớm quất thẳng vào mặt bọn giặc đang đuổi riếtĐoàn Boa kia. Tiểu liên, súng trường đứng thẳng người. Có cả đạn A tê và bức kích pháo. Quân giặc chùng lại rồi đua nhau tạt ngang vào thôn thượng. Đoàn Báo có cơ hội thúc nhanh trung đội cố sức lùi. Qua cánh đồng thôn Trung, anh nối được với Vũ Một.

Phía chợ Đuồi đã dội lên tiếng súng. Rõ ràng ca nô giặc đổ thêm cánh quân nữa vào đây. Súng lớn, súng bé phía Lễ Minh, Lễ Thọ cũng dội vang. Khắp bốn bề trời rền náo động.

Vũ Một hết sức ngạc nhiên khi thấy phía xóm Mơ có giặc, Đoàn báo vấp phải mãnh lực bị đuổi chạy té tát. Đến khi thấy bộ đội địa phương nổ súng sớm, khẩn cấp hớt giặc, lại nghe tiếng máy ca nô đuồi thô hạ cũng bị tấn công, anh biết quân ta đã bị vây. Có bốn trung đội du kích, hai khẩu tiểu liên, hơn ba chục tay súng trường, hai khẩu bức báo chỉ huy một nữa, quay mặt xuống, lưng đấu vào nhau. Vũ một không muốn nói với ai hết. Và bản thân du kích cũng chẳng ai muốn nói với ai một câu. Hai hàng rào mìn chôn dày đặc đầu thôn Hạ, cuối thôn Trung. Một con mương dài vào ngọn hói. Tất cả mọi người tự mình lấy đứng lên. Vũ Một thân hành đi phân phối lại lựu đạn. Đại đao cởi vứt dây đeo. Thông nồng súng ai lo giữ lấy kè kè. Cảng tải thương xếp lại một bên… soạn sửa xong, du kích nằm chờ giặc. Ngọn lúa còn đẫm sương, gió thổi rung rinh trên đầu họ. Mùi hương cây cỏ mật ngào ngạt thoang thoảng đâu đây. Từng đám hoa then thẹn vẫn tím hồng. Con cá rô vẫn đánh móng giữa đầm lách chách. Rắn nước ham đuổi mồi, trườn cả lên chân du kích.

Liên lạc Đinh Hào đã đến được với Vũ Một. Anh chỉ kịp chùng đầu với , Va một phút. Muộn qua rồi. Phía thôn Hạ giặc tiến tự do, lính Âu Phi đã hò hét om sòm, nghe gần lắm.

Tuyến bom chôn trước luỹ tre nhà Cửu Tòng bắt đầu bật nổ. Khói ùn ùn xám đặc. Tức thì đạn liên thanh giặc thả hết băng. Tre pheo gãy gục tơi bời. “Ồ la la Việt Minh! Việt Minh!”. Lính Âu Phi hét tiếng “A-nam”. Lớp lớp áo quần màu xanh xuất hiện đầu thôn Hạ. Bức kích pháo và súng trường chọi nhau với bão liên thanh. Giặc lố nhốtừng đàn. Vết bom mình nổ tiếp tung phá, kéo hàng ngang, đánh sập cơn ngông cuồng hung bạo. Không phải chuyện đơn giản, màu vàng bién rạp xuống đất. Rồi mũ sắc lại lổm nhổm đen đặc. Đạn bay vấp vào nhau toé lửa trên cánh đồng. Hùm soi đạp nhau vung trào bất chấp. Hình như giặc rẽ thành hai cánh. Chỉ có súng trường, bức kích pháo và tiểu liên hoạt động được, lựu đạn quá xa tầm, du kích nôn nóng muốn vượt bờ mương; Đôi mắt Vũ Một đỏ ngầu ngăn họ lại. Anh đang muốn làm con trăn cuộn mình vờ ngủ dưới lớp lá khô, chờ bầy quỷ sứ ngủ xuẩn làm chỗ kê đít mà ngồi, thì quẫy đuôi bó riết lại. Lòng anh đã quyết. Lựu đạn rồi sẽ nổ. Báng súng và lưỡi lê. Đại đao sẽ múa lên còn đâu khác hơn? Cánh đồng này chính là nơi đất sinh đất tử.

Bọn âu phi thực sự chia làm hai cánh, một về phía bờ sông, một chạy lúp xúp giữa cánh đồng, ý chừng muốn ép du kích. Để Nguyễn Vê, Đoàn Báo lo đánh trả quân từ Lễ Tiến đã tràn xuống thôn Trung, Vũ Một chia cánh anh làm đôi, Nguyễn Va, Đoàn Lễ kéo một trung đội quay hướng ra bờ sông, anh cầm một trung đội quành vào ngon Hói. Vũ Một đàn xong đội hình, giặc cũng vừa xông tới. Súng trường, lựu đạn nổ râm ran. Liều Lính, điên say giặc xáp ập vào. Vũ Một bắn súng lục rất hiệu quả. Nhưng một bên là cơn bão lửa, một bên chỉ còn là những tiếng nổ hờn căm, du kích kiết sức dần. Vux Một thu súng vào bao, cầm ngang cây mã tấu.

- Những ai còn lại! Chuẩn bị! Quyết chiến cho quê hương! Lệnh anh vang như sấm động gầm trời. Du kích soạn sửa chồm lên. Thì…một luồng hoả lực từ đâu bất thình lình mạnh hơn trời giáng, tạt ngang hông lũ giặc. Ràn rạt ràn rạt, quân giặc bị hất ngã lỏng chỏng. Tiếp liền, loạt tiếng nổ lựu đạn xé tai. Tiếng thét xung phong hào hùng chí khí ngất trời, tưởng như tiếng cha ông từ Bạch Đằng, Hàm Tử, Chương Dương chất chứa từ ngàn xưa bật lên từ lòng đất. Mấy giây ngơ ngác. Rồi Vũ Một cũng kịp nhận ra người đang chạy hối hả, dẫn đầu đàon xung phong là Ngô Tử Đồng. Anh liền vung mã tấu vịt lên bờ mương tiếp ứng lệnh xung phong. Những người du kích ngẹn ngào và căm phẫn tràn lên. Sáng loà ánh thép. Khoảng hơn trung đội lính Âu Phi hoảng hồn bạt vía. Chúng tháo chạy được một quảng thì nằm cả xuống. Đạn tôm xông như lưới lửa nóng rực đan xoắn vào nhau. Tên giặc mang trung liên không đặt ba chân xuống khung mồ nữa, đứng thẳng người, kẹp ngang hông ria tới tấp. Bộ đội, du kích buộc lăn người bên các mép ruộng. Súng trường, súng máy nằm tại chỗ đấu trả quân thù. Giặc vừa bắn vừa lui. Quân ta không đủ thế ùa theo chúng.

Ngô Tử Đồng cho quân lội hói sang phía nam thôn Hạ, cũng vừa lúc ca nô giặc đổ đại đội lính Âu Phi xuống chợ Đuồi. Giặc càn vào làng tiến lên thôn Trung, Anh cho bộ đội cấp tốc men theo con hói chạy ngược. Khi tiếng súng nổ ran bốn bề, Ngô Tử Đồngđã phán đoán được ý đồ giặc.  Anh quyết tâm chiếm lĩnh đầu Ngọn hỏi để hoặc quay vào hỗ trợ du kích Lễ Thọ, Lễ Xuân chặn giặc Lễ Minh, hoặc quẩy hiệp lực với Đinh Hào đánh ba cánh quân rất mạnh của giặc ở Ba Thôn, Lễ Tiến.

Và khi Ngô Tử Đồng mở trận xung phong phía ngoài Ngọn Hói, trung đội hai bộ đội địa phương tập hậu xóm Mơ, tổ trung liên du kích Lễ Tiến nằm chực đánh đồn ở phía Tây Bắc nhận lệnh điều động phối hợp của Đinh Hào, chạy hơn ba cây số vượt lưng lèn tăng cường hoả lực cho trung đội hai. Đinh Hào ở cách cánh đồng, không đánh cản giặc tràn vào Ba thôn nữa, ép quân vào thôn Biểu; bởi cánh lính Com-măng-đơ ở đây vận động rất khẩn trương định đánh vào lưng anh. Hai trung đội của Đinh Hào quần nhau với một đại hội Com-măng-đơ. Hất ra, lấn vào hết sức quyết liệt.

Giặc đuổi theo Đoàn Báo có hai đội gồm lính bảo an và Tây đen,Tây trắng. Bị Đinh Hào nổ súng quất vào mặt, chúng tràn cả vào thôn Thượng, bắn giết, đốt nhà. Nghe cánh quân thôn Hạ bị đánh, chúng hấp tấp vận động xuống thôn Trung. Ra khỏi thôn Trung, chúng đụng ngay loạt bom chôn của Nguyễn Vê. Lính bảo an hoảng hồn lùi lại. Bọn Tây kê súng máy sau hồi nhà Bếp Lấu bắn lấy được một hồi.

Nguyễn Va nhích trung đội ra mạn bờ sông, bất chợt anh nhìn thấy ba chiếc ca-nô giặc đi rât chậm trước cửa Miếu Đôi. Anh chưa kịp lệnh cho du kích ẩn mình thì đại liên giặc kê trên nóc mái đã bắn vào xối xả. Trung đội thương vong mất một số. Ca-nô vừa đi khuất, cánh Âu Phi từ thôn Hạ vòng rất lẹ đã lố nhố mũ sắt hùm hét điên cuồng. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra gần giống chỗ Vũ Một. Có điều, khi Nguyễn Va, Đoàn Lễ cầm mã tấu vung lên thì du kích đã gục gần hết. Cơ thể bị sốt rét hoành hành chưa bình phục nhưng sức đâu như bão nổi triều dâng, Nguyễn Va lăn xả vào bọn Tây, chém vụng luôn mấy cái mũ sắt. Giặc đông như kiến. Chúng xiết vòng vây. Đoàn Lễ rồi Nguyễn Va lần lượt bị sa cơ. Giặc bắn sống hai người chỉ huy du kích.

Nguyễn Vê đang cầm cự với lính bảo an do chính Khoá Sự cầm quân  hết sức ác liệt. Du kích mỗi lúc một bị tiêu hao.Phần lớn đơn vị lùi dần xuống con mương. Vũ Một có kiến Ngô Tử Đồng phải liên tục mang lệnh rút lui tới. Bộ đội địa phương phát huy tối đa hoả lực yểm hộ Nguyễn Vê. Đoàn Bảo cướp được khẩu tôm- xông, đang xông xáo tung hoành Nguyễn Vê ra lệnh:

- Đồng chí Đoàn Báo theo đường mương rút trung đội vào Ngọn Hói. Tất cả nữ du kích rút theo. Hai tiểu đội ở lại cùng tôi cản giặc. Đoàn Báo ngập ngừng, tỏ ý thắc mắc. Nguyễn Vê thét:

- Đây là quân lệnh chiến trường.

Dù còn lại một nhúm người mà Nguyễn Vê không nao núng. Tiểu liên hết sạch đạn trong khi anh nom thấy Sấm Sét, Phưởng, Lưỡng kéo một lũ bảo ôn lồng lộn, nhảy chồm chồm bên các nấm mồ. Ạnh vừa rút chốt lựu đạn thì từ nấm mồ cao bên trái một cánh tay nữ du kích đã vung lên. Tiếng nổ sắc gọn, đanh chát có kết liễu được chọn Sấm, Sét? Lính Âu Phi từ ba phía, nhanh như cắt đã xối đạn vào mục tiêu. Người nữ du kích ngã vật. Nguyễn Vê muốn cào toác cổ  họng đang đắng ngắt khói súng. Tổ ba người Ngôn, Tứ, Bướm chưa chịu rút.

Ngôn đã ngã xuống. Cô xoài hai tay nắm chặt lấy búi cỏ non tơ. Đầu kê cao, mắt khép hờ, khuôn mặt hồn nhiên như thường khi cô vẫn nửa ngủ nửa thức. Giờ đã thay mùa mà chưa thôi cái rơi rớt se giá. Nguời Ngôn thấm đẫm mồ hôi. Nhưng giờ thì gió trở nên hiền hoà, từng làn từng ùa đến quấn quít vuốt ve, quạt mát cho Ngôn. Rồi gió bay đi nhận sứ mệnh người liên lạc. Gió giúp Ngôn mang đến cho Đinh Hào trong con binh lửa lời tâm sự: “Anh yêu ơi, từ lúc súng nổ, em lo lắm. Em lo cho anh. Em lo quê hương lại lâm cảnh tàn khốc. Em lo cho hạnh phúc đôi ta. Em không được chiến đấu kề anh; cùng đồng đội, em cố gắng hết sức mình kéo giặc tới đây cho anh đỡ hiểm nguy một phía. Chúng em nghe lệnh rút lui của Đoàn Báo, nhưng chị Tứ đã nhìn thấy bọn Phưởng, Lưỡng, Sấm, Sét. Chúng hung hăng liều lĩnh. Anh ơi, mối hận thù không bao giờ tan được của anh Vũ Hai… Em nói với chị Tứ: “Chị để em”. Chị Tứ kéo níu em, thì em đã trườn tới bên nấm mồ. Tiếng nổ của em nhằm thẳng mặt quân quỷ sứ. Anh co nghe thấy tiếng nổ? Tiếng nổ của em đó. Anh có buồn không an? Đừng buồn nghe anh! Tha thứ cho em. Từ ngày hai trái tim chúng mình hoà chung nhịp đập, hai tâm hồn xoắn xuýt vào nhau, mà một nụ hôn thôi,em vẫn còn e thẹn từ chối… Rồi gió lại giúp Ngôn quay sang nói với Tứ: “Chị Tứ, chị lui đi. Cả bướm nữa, hai người đừng làm khổ anh Vê…”

Nhưng Tứ có nghe thấy gì đâu. Tứ chi biết tiếng nổ đã vang lên, cô em họ thân thiết của mình đã ngã vật xuống. Ngôn ơi! Sao mà đau đớn vậy! Tức khắc cô chồm tới. Cô vuơn thẳng người vung liền hai quả lựu đạn, một cho bọn Tây, một phần về phía Phưởng Lưỡng, Sấm Sét đã lồm cồm ngóc đầu dậy. Mặc hai tiếng nổ, cô lao vàoNgon, hai tay ôm quàng lấy những dòng máu đỏ bầm.

Ồ, sao thế này? Mình…mình vấp…Vòng tay Tứ tứ từ rã rời trong cơn bất tri giác.

Lại đến lượt ngọn gió đồng nội về xoa dịu cho Tứ những nỗi đau. Tứ biết nhắn gửi tấm lòng nhân hậu bao la, tấm tình khôn xiết đượm nồng cho ai trước? Bố mẹ thân yêu, gia đình ta rồi sum họp. Các anh chị em con săn sóc bó mẹ thay con. Mẹ khóc làm chi. Nín đi mẹ. Cho bố con vui mà chóng lành bệnh. Nhắn hộ con Lê Chính: Con luôn giữ tấm lòng trung thành. Con phải làm tròn bổn phận của con đối với quê hương. Con phải xứng đứng với anh em bạn bè đồng chí. Bố mẹ ơi, nói làm sao hết được nỗi lòng và tình yêu của con vô cunghf thê thiết…

Hai người con gái sóng đôi như hai bóng hình gắn bó. Súng đạn chợt kiêng nể, giây phút lặng im. Sóng lúa rợp rờn ru riến cảnh nôi êm. Cuộc sinh tồn vốn dĩ là hành trình trường trải vật lộn với cam go mà con người ai chẳng mến yêu; Bởi, ai rồi cũng sẽ được đền bù những phút giây êm ái.

Nguyễn Vê muốn gầm lên tung phá. Sự lặng thinh êm ái của Ngôn và Tứ chính lại là sự gào thét điên đảo, dữ dội trong lòng anh. Tâm lực và tình thế thật trớ trêu. Còn hơn chục con người quanh anh giữa một bầy lang sói. Khuất sau bờ ruộng, nơi Ngôn, Tứ đạp đà khởi phát sức bùng nổ, có tiếng la khẽ.

- Không được đâu cô Bướm! Nguyễn Vê quay lại. Chấn và Chinh đang cố giữ Bướm trong tư thế quyết bươn tới chỗ hai người bạn cặp nhau đi chẳng đoái đến cô: Nguyễn Vê nói to:

- Không liều. Tất cả nghe lệnh tôi. Bướm chụi mặt vào bụi cỏ lia thia rên rỉ.

Du kích lăm lăm mã tấu trong tay, mắt trước mắt sau chờ đợi. Có lẽ họ đều chung ý nghĩ: Cuộc sinh tử là đây. Nguyễn Vê lướt nhanh qua khuôn mặt từng người. Không có vẻ hoang mang sợ hãi, chỉ có những đôi mắt linh lợi chất chứa căm hờn. Nhưng những khuôn mặt xạm đen khói đạn đanh sắt lại trong tình thế hết sức nghiêm trọng vẫn không mất đi dáng nét hiền lành, chất phác rất đỗi quen thân ấy, khiến Nguyễn Vê khôn xiết xót xa. Từ sâu thẳm tâm can, anh tự nhủ mình: “Mình không có quyền để đồng đội đổ tiếp”. Anh lường tính; nếu vọt thật nhanh qua đoạn mương ngoằn ngoèo dài chừng hai trăm mét, đến chõ ngoặt đã ở trong tầm súng bảo vệ có hiêu lực của Vũ Một. Anh liền ra lệnh cho du kích tấn công mọt loạt lựu đạn cuối cùng, rồi rút chạy theo anh. Bướm không còn đủ sức, ngã lăn chài, Nguyễn Vê xốc nách cô mà kéo. Đạn xuýt chiu chiu, Nguyễn Vê không còn biết tránh trớ đường nào. Bỗng nghe quân giặc náo loạn hò reo; dọc đường mương bùn đất không còn văng xoét tứ tung nữa. Nguyễn Vê bế Bướm vào lòng, khom người lạch bạch thêm được một khúc thì khuỵ gối, đứt hơi, đổ úp lên người Bướm. Hai người loày quày như gà mắc bọ xít. Có bụi dứa bị đạn Moóc-chi-ê-xới bật gốc vật nghiêng bên cạnh. Nguyễn Vê vừa klết vừa cầm cánh tay Bướm cố lôi. Anh nhét Bướm vào chổ hỏm đường mương có cây dứa đổ. Khi rẽ được đám lá dứa che khuất trước mặt, Nguyễn Vê mục kích một cảnh tượng lạ lùng làm đau xé lòng anh: Lê Đát, Đoàn Hổ, Phạm Bá Vàng quây lưng vào nhau thành bộ chân kiềng, dạng chân hùng dũng trong tư thế xuống tấn, hai bàn tay nạm chặt đốc mã tấu, lưỡi dao dựng ngược chông chốc. Khi đàn trâu rừng gặp hổ,chúng cũng quây mông vào nhau, giương bộ dừng ngọn ra ngoài hợp sức chống đỡ như thế. Quân giặc súng cắp nách, bâu đặc nhảy nhót quanh ba người. Chúng cười hét khoá trá điên dại, Nguyễn Vê định bứt ra khỏi đám lá dứa. Bướm ghì riết lấy cánh tay anh:

- Anh vê, anh đã nói không liều,. Chẳng còn lấy tí gì trong tay giúp bảo vệ được anh. Nghe em đi anh… Nguyễn Vê có cảm giác muốn ngất xỉu vì choáng.

Bộ đội địa phương và du kích đã liên kết được với nhau đánh bật đại đội com-măng-đô ra khỏi Mơ, Biểu, lui quân thế thủ dưới chân núi. Khắp ba thôn lửa khói ngùn ngụt. Tiếng điêu linh ai oán thấu tận chín tầng mây. Mặt đất bị xăm bầm tím để lục tìm hầm bí mật. Trâu bò gà lợn bị bắn chết bừa bãi thay cho cơn tức giận của giặc chưa dám táo tợn xả súng vào từng dãy đồng bào tập họp tựa sức vào nhau. Khoá Sự bắt lính xua hết dân làng ra trước cánh đồng thôn Trung. Trên một bãi mồ hoang, có mười ba con người bị trói đứng giăng hàng: Thất Trạch, Đoàn Lễ, Nguyễn Va, Phạm Bá Vàng, Lê Đát, Đoàn Hổ, Khoá Vinh, hai cán bộ địch vận huyện, một chiến sĩ bộ đội địa phương, ba du kích Lễ Tú. Thất Trạch mái tóc đã lốm đốm bạc. Ông cùng Khoá Vinh và hai cán bộ huyện bị giặc lục từ dưới hầm lên. ông đã hay tin con gái ông đang say ngủ ngon lành? Nguyễn Va thấp người nhất, đứng chính giữa hàng, lấn lên phía trước bố vợ. Đoàn Hổ mắt đỏ ngầu, cứ muốn lồng lên như con hổ không muốn sa cơ. Phạm Bá Vàng lầm lì, khoá Vinh ngay thẳng, tính lành vẫn lộ rõ trong đôi mắt. Từ hồi bị thương, anh không còn chiến đấu được nữa, chuyển trực uỷ ban với Thất Trạch. Thương nhất là Lê Đát; hình như anh bị đạn vào chân, khi giặc cầm súng thúc vào lưng, anh vẫn mông trông nặng nề khó khăn lắm.

Lần này Khoá Sự và bọn lính Cồn không ra mặt. Vây bốn bề dân Ba thônm nháo nhác, rặt một lũ tây trắng, Tây đen. Bọn Tây không nói nhiều lời. Hai tiểu đội lính xếp hàng đối diện mười ba mạng nhân. Tên chỉ huy ra lệnh hàng trước dịch một bước sang trái. Đồng bào nhốn nháo thụt lùi lại, tưởng như tìm kiếm cách giải toả nỗi oan khiên. Nhưng lính Tây, lính Việt rào khít ba bề, mặt mũi hầm hầm kêu rú inh ỏi.

Nguyễn Va không ngờ giặc đã vội vàng mở trận hành quyết. Anh không sợ cái chết nhưng anh chưa kịp tìm được ý để nói với đồng bào. Trước mặt anh nhân dân có tội tình gì? Sao lũ ác quỹ kia bắt đồng bào anh phải chịu đựng thảm khốc? Trời trên đầu cao rộng, mặt đất dưới chân vô cùng thân thiết vốn ưu ái, vô tư. Dòng sông Linh vẫn chảy hiền hoà Ngọn động Mừng sau lưng biết bao thân mật sao cứ luôn phải chứng kiến cảnh trò độc ác? Vũ trụ có vạn vật để mà cưu mang, con người sinh ra con người bởi bản tính yêu thương tồn tại. Hai hàng lính Tây đứng trước mặt anh, hàng trăm tên khác bọc túm lấy đồng bào anh là gì? Chúng từ đâu sa lạc tới? Nguyễn Va tột bực căm giặn, nhưng anh vẫn lấy tư thế đường hoàng, đưa mắt bao quát khắp bọn Tây, rồi nhìn thẳng vào đôi mắt cú diều những tên cầu vai áo có cấp hiệu cao nhất. Tiếng nói anh vang to, khẩn trương, đĩnh đạc:

- Luật quốc tế không được phép bắn tù binh. - Anh dịch lại câu tiếng Pháp vừa nói cho đồng bào anh nghe, Những địêu cười  ma quỹ rùng rợn cất lên hô hố đồng thời với lệnh tên chỉ huy đội sát nhân lạnh khét:

- Hàng đầu quỳ xuống ! Súng lên đạn!

Nguyễn Va cũng kịp quay hướng nhìn sang đồng bào yêu quý. Lời anh trao gửi dũng mãng, vang vọng, có sức cộng hưởng của núi sông.

- Tổ quốc muôn năm ! Đảng Cộng sản muôn năm !

Tình yêu và lẽ phải sẽ…Không, không phải loạt súng bất nhân vội vàng hoảng sợ cắt lời anh. Chính là tiếng chấn động làm rung chuyển dữ dội từ trong lòng đất sâu tiếp nhận lời anh cùng với mười hai người về muôn thuở.

Có khúc tiết hết sức kì lạ. Người mẹ Vĩnh cửu còn gửi lại cho Lễ Tú một người con trong đoàn mười ba chiến sĩ ra đi.

Từ dưới lớp chất chồng máu đào ngập ngụa. Thất Trạch khẽ cựa mình. Ông ý thức rõ ràng mình không chết. Ông cố quậy quả tìm khe hỏ không khí sặc nồng giải bớt cơn ngột ngạt; vận toàn lực chống đỡ khối lượng đè lên ghê gớm. Trước hết phải lách thoát đầu khỏi tầng nhầy nhụa chôn vùi.

Em bé cất tiếng chào đời giữa từng cơn quằn quại rặn đẻ của người mẹ; Thất Trạch tự mình chòi đạp lấy trong bầu xương thịt, ruột gan, tim óc những người đồng chí để cất tiếng chào đời lần thứ hai. Ai bảo tiếng khóc xa lánh tuổi già? Thất Trạch sũng ướt đầm đề trộn lẫn máu cùng nước mắt. Có khác, nước mắt ông không tầm tã tuôn rơi đường mi, không bật âm thanh ai oán bi thương theo lẽ thường tình, mà rên rỉ tơi bời từng trận đắng cay trong đáy hồn xác thịt.

Khi lệnh giặc hàng đầu quỳ xuống, khi ranh rách quy lát đạn lên nòng, khi Nguyễn Va nhắn gửi chưa dứt lòng trung dũng và tình yêu, Thất Trạch định bươn người hứng hớt độ căng những viên đạn cho con, thì Nguyễn Va đã xô nghiêng thân thể vào ngực ông, chắn che, lấp khít, nhào đổ, đằn mình lên bố vợ. Người bà đỡ Nhân dân ngàn đời nhân hậu đưa đôi bàn tay cần lao kịp đón lấy ông về. Thất Trạch trở về với đồng chí đồng bào như một huyền thoại.

Chiến tranh kể chuyện chết chóc thương đau, chiến tranh cũng kể cho ta nghe biết bao huyền thoại.

Khi trận càn sắp tàn đám, hơn một tiểu đoàn giặc quây về thôn Trung. Đồng bào bị xua khỏi cánh đồng để cô lập bãi sĩ tử ngổn ngang, để cái chết trở thành vô thừa nhận. Chẳng còn gì chặm lửa đốt được nữa, bọn giặc chính tông đồn Lễ Tiến hùa nhau chất rơm định thiêu huỷ đốt đình làng. Các ông già khóc rum lên ke chiếc kiệu rước thần ra trước sâm sụp xuống bốn bên mà vái. Bà Hương Cần bất quản chết, cầm đầu một đoàn các bà mẹ xông thẳng đến giằng xé những ngọn đuốc đỏ rực trên tay bọn lính Pát-ti-zăng. Tiếng súng nổ, tiếng la hét rầm trời. Dân làng kéo đến mỗi lúc một đông. Các ông già bà mẹ có luồng gió bồi thêm cho ngọn lửa sinh khí vốn lập loè trước cơn bão táp điên cuồng;Họ nổi hăngm, vừa vật lộn vừa lu loa:

- Đình làng là nơi thờ cúng thần tháng, là nền gốc tổ tông. Tôn giáo các người có ai đến phá hoại thế không?

- Các người đeo cây thánh giá trên cổ làm chi? Sao a hành ác nghiệp quá chừng? Tiếng bà Hương Cần sôi sục:

- Ai chứ ông đại uý Khoá Sự, các ông cai Lưởng Phưỡng thì vẫn đến đây xem hát nhà trò. Thà rằng chúng tôi chết hết. Không thể dể các ông đang tâm… Khoá Sự dạng háng, chống nạnh đứng trên bệ sứt vỡ lò hương trầm quát tướng:

- Chúng bay thật to gan, dám ỷ thân già  gây bậy. Lôi cổ con mẹ Hương Cần trói lại bắn làm gương! Bọn lính bảo an người Quảng, người Huế chẳng biết bà Huơng Cần là ai, nhưng đã có bọn lính người làng Cồn túm đích xác bà Hương Cần. Một cuộc ẩu đả liều mạng diễn ra. Các ông bà lão bị xô đá văng té hết cho một lũ ác ôn trói đứng bà Hương Cần vào cột đình.Bọn Tây lồng lộn bốn chung quanh điên tiết chỉ chực néo riết cò súng tiểu liên, hiềm vì đám lộn xộn lính dẫn không thể nào bắn được. Cuộc hỗn chiến giữa lòng can dảm và súng đạn diễn tiếp lung bung lùng bùng, có chiều nguy hiểm. Lù tù từ đâu dẫn tới một ông Tây trắng. Bộ quần áo soóc màu cứt ngựa, mũ chúc mào xanh, giày tất sạch sẽ, không như thảy bọn lính lấm láp bê bết. Bám theo ông như một cái đuôi, nguời lính đội mũ sắt, mang ba lô hình vuông, cần ăng ten vút thẳng vút vắt tựa ngọn roi. Ông đi đến đâu, bọn lính dẹp đến đó. Ông đi thẳng đến trước mặt bà Hương Cần bị trói. Dừng lại, ông ngó sát mặt bà. Bốn con mắt trừng trừng chiếu ánh thép long nhãn vào nhau. Ông Tây khẽ lắc đầu, bỏ mặc bà bước lên tam cấp. Trước mặt ông, từng hành cột đình thẳng đuột to chắc; Rường ngang xà dọc, chạm trổ vân vi, cấu kết chặt chẽ, đội hai mái ngói cao rộng như cả một giang sơn. Đập vào mắt ông Tây, hai hàng gươm giáo, đao búa, bạt xà mâu… sơn son thiếp vàng cắm song song, chỉnh tề trên giá gõ. Hương án cao vời vợi đứng giữa, đặt lư hương to như chiếc nồi đồng đen hai tai vương trưởng dốc đựng, miệng cắm đầy chân nhang. Bảng câu đối treo dọc cột đình. Ông Tây thử lấy tay sờ lên mặt chữ màu vàng chạm nổi trên nền bảng đen nhánh. “Thiên địa tuần hoàn vô nhật tận... “Ồ,giá ông biết dịch lấy một chữ Hán”. Ngước nhìn những nét hoa văn uốn lượn trên vòm cửa dãn lối đình hậu, bên trong sâu thẳm, thâm nghiêm riêng một cõi tĩnh mặc u trầm. Ý muốn dẫn tiếp bàn chân nhưng chắc ái ngại điều gì, ông Tây xoay người, đi vòng quanh, ngó cho khắp lượt. Rồi ra mái hiên, chấp tay sau lưng, ông chăm chú say sưa ngắm nghía những hình chạm trỗ trên các chái kèo:Ông chèo đò, ông câu cá, ông bủa lưới, ông kéo chài,… Con trâu đang cày ruộng người, tiều phu gánh củi trên sườn non, thằng bé đánh trống cho ông thổi kèn, cô gái gánh thóc qua cầu, con bò mẹ quay cổ gọi con âu yếm… Cây ngô đồng, đàn chim bay về núi…Bức tranh sinh hoạt dân dã, phong phú tuyệt vời dán chặt vào mắt ông Tây. Đó là những đường nét chạm khắc hết sức tinh xảo mà chỉ với những bộ óc nghệ thuật tinh tế, những bàn tay khéo léo, điêu luyện, những nổ lực công phu, một trình độ thẩm mỹ rất cao trong một thời gian bền bĩ mới tạo nên được. Ba đại tự: Hoà, Thảo, Bình treo trên đầu ông như bức hoành tráng. Khảm to, buông che tấm vải điều bụi bặm đựng sắc chỉ vua ban treo đối diện giống cái kho nhỏ đầy bí mật, có gợi ý cho ông từng hàng đinh tráng vẫn ngồi đó, ý chí nhất tề?... Tiếng ồn ào bên ngoài vẫn như ong vỡ tổ. Mặc, ông Tây chẳng nghe thấy gì hết. Tâm trí và đôi bàn chân ông mãi mắc bận xê dịch. Ông đang xê dịch thì chân xéo phải những đống rạ. Đưa mắt lừ lừ, ông hiểu ý, hậm hực bước ra sân. Bọn lính dõi theo, chờ lệnh viên chỉ huy. Nhưng ông Tây lại đứng ngó lên mái đình. Những đường bờ chảy xuống cong cong, góc cuống hất lên hình đuôi rồng cách điệu hoá. Bốn phía  tứ bậc, đầu rồng chầu ngược. Lưỡng long dũng mãnh lượn mình oai hùng chấu đầu chầu nguyệt. Vòng tròn màu đỏ dù trải bao mưa nắng, vẫn rạng rỡ một vùng dương. Ba hình uốn vút, lượn ba nét phết trên đầu gợi ba làn hương khói- ba đường cong thuờng xuyên nhạy cảm phát tín hiệu thiêng vào cõi hư vô huyền bí. Chiếc “vuơng miện” vẫn nhiệm màu, uy nghiêm ngự trị. Bậc gạ dưới mái đình cong là hình tượng nền văn hoá ngàn năm thu gọn lại: Lễ hội, đám cưới, binh đao, ruộng đồng, đền chùa, miếu mạo đến cả nải chuối buồng cau… chiếc bay thô sơ người thợ nề chạm trổ có lớp lang đời sống vật chất, tinh thần mang màu sắc độc đáo của dân tộc. Ông Tây trắng hoàn toàn lạc vào thế giới thực sự mê si. Ôi cái mái ngói cổ kính rêu phong! Người thực sự là một công trình hết sức độc đáo, đậm đà màu sắc.

Có tiếng súng trường nổ, ông Tây chợt bừng tỉnh, cái gì đã cắt đứt giây lòng thành kính chiêm ngưỡng của ông. Đột nhiên ông hầm hầm bước tới trước mặt bà Hương Cần. Ông phẩy tay ra cái lệnh thứ nhất. Bà Hương Cần được cởi trói. Đôi mắt đồng thau và đôi mắt thuần á lần nữa lại trừng trừng ngó thẳng vào nhau. Chiếc mũ chúc màu xanh nghênh nghênh, nhã nhặn hướng theo búi tóc hoa râm đã bổ sung, đang vội lẫn giữa bà con một lát. Cái phẩy tay thứ hai ra lệnh: Những bó mồ rạ phải được lôi ra hết khỏi đình Trung. Mặc bọn giặc tha hồ đá đít dân làng bắt thực hành mệnh lệnh quan trên, ông Tây kéo cái đuôi cần ăng ten đi về phía lều tổ chim ông đồ Biểu đang ồn ào náo động.

Ba tên lính làng Cồn đã lôi được Đồ Biểu ra khỏi lều trại. Chúng sắp trói thít ông vào gốc tre. Một tên khác giáng chiếc đàn bầu, định phang vào cột lều. Bởi trước những hành vi động trời của chúng, ông cứ ngồi điềm nhiên gãy đàn trêu chọc.

- Át- tăng- xông! Tiếng sát phạt sắc lạnh ghê người đánh sát phạt sau lưng khiến lũ ác ôn giật mình đứng sững lại hết. Ông Tây đã đứng  giữa mảnh sân bé tí lều đồ Biểu. Đồ Biểu được thả tự do, lừng lững tiến đến đối diện với ông Tây. Ông Tây giật chiếc đàn bầu trong tay tên lính, bật ngón trỏ sợi dây: Vỡ ra một tiếng đánh xèng, méo xèo tưng tức. Đồ Biểu nghĩ bụng: “Mi muốn giở trò chi đây” nhưng cũng đỡ lấy chiếc đàn bầu ông Tây trao lao, cảnh giác chui vào lều theo ông ta. Bọn giặc vừa Tây vừa “An- Nam” bâu chung quanh đông đặc Lý Đeo, mục Chầm, kiềm Mấc, ông Vằn, ông Đấu… bỏ sân đình, đến thập thò lấm lét với ý hỗ trợ cho Đồ Biểu trước bờ tre, ông Tây tự mình đẩy chiếc đầu ra hiệu cho Đồ Biểu ngồi xuống trước chiếc băng ngắn và đặt đàn bầu lên đó. Đồ Biểu trợn mắt ngạc nhiên. Tên thông ngôn dịch lời ông Tây:

- Quan lớn bảo thử lẫy đàn cho quan nghe, quan tha cho tội chết. Đồ Biểu nghĩ; “Mẹ kiếp lều tao tao ở, ruộng tao tao cày, áo tao tao mặc, cơm tao tao ăn, tao có tội chi là tội chết?” Nhưng trong đôi mắt ông Tây tuy sâu hoắm, xanh lè thật gớm ghiếc mà vẻ độc ác ra chiều gia giảm. Đồ Biểu tự nhủ: “Đàn bầu mà gảy tai trâu. Song le mày muốn thì tao mày xem”. Ông ngồi vào ghế, khoan thai vuốt chòm râu, rồi xăn tay áo.

“Tinh tinh tinh”…tiếng lên giây cót két. Ông Tây gián mắt vào chiếc đàn. Tích tịch tình tang… dây đàn lên giọng trầm bổng, sức sống những âm thanh bắt đầu được đánh thức. Như một trận mưa rào, thoạt tiên là những đám mây nặng nề xám xịt. Gió nổi lên. Sấm chớp, lổ đổ mưa rơi. Mưa tuôn nặng hạt. Mưa trút rào rào. Mưa, mưa, càng gió càng mưa. Sét đánh đùng đùng. Khốc thảm thét gào. Một trời giận dữ.Cơn phong ba nhập thân cây đàn sục sôi rung lên một lúc. Rồi mưa ngơi tạnh. Từng giọt đàn tí tách rơi rớt lưa thưa… Tiếng nức nở nghẹn ngào, tiếng trần ai ngưng đọng lắng sâu. Ông đồ già đầu rũ xuống im lặng, buông mặc những âm thanh chất chứa nỗi niềm cho dương thế.

Ngỡ câu chuyện đa đoan với ông Tây chấm dứt. Mà lòng dây dưa thì ông Tây như tỉnh như say. Bốn chung quanh ông đồ đâu chỉ là lũ giặc. Chúng vênh ngược tai ra ý đợi chờ. Muốn nữa thì chơi. Hồn ông già thực sự ngân nga hoá thành nhạc, lẫy thêm dăm ba nốt, tiếng đàn chơi vơi khoan nhặt. Vuốt nhẹ cần tre, bỗng cung đàn cất tiếng bay lên. Bay, bay… rồi chùng hẳn lại, này đây khúc nam ai bi thương não ruột; Khúc nam bằng kể lể vân vi; Khúc lưu thuỷ, khúc kim tiền réo rắt như nước chảy mây trôi, khi uốn lượn quanh co, khi chơi vơi bày trải. Tiếng thánh thót chuyển qua khúc nhị tự. Cung hạ xuống đáy sâu, chìm đắm, bậc nâng cao, cao vút chín tầng mây. Tình tự, nỉ non, vàng đá, sắt cầm, buồn vui, tam hợp … càng lâu càng say đắm, đồ Biểu mê mẫn với sợi dây đàn, Ông Tây trắng lạc vào cõi trầm luân mà ông đứng sững sờ không nhúc nhích. Đồ Biểu thôi đàn. Bốn chung quanh chẳng có gì là vật thể. Tan trong cảm giác, linh hồn ông như mất như còn. Khi ông Tây nâng chiếc đàn lên xem, đồ Biểu mới nhớ mình giữ quyền sở hữu. Nhưng đôi mắt sâu thẳm của ông tây trông vẻ hiền dịu, đồ Biểu cứ để mặc ông ngắm nghía cây đàn. Nào có gì đâu, một sợi tơ rung buộc vào cần tre thanh mãnh, ba thanh gỗ dài ghép hộp với hai mảnh ván vuông nhỏ tựa bàn tay. Khoá đàn là con xỏ gỗ xâu ngang. Thế thôi mà cung bỗng cung trầm, thanh thấp thanh cao lên rừng xuống biển… Lời thương, thương đứt ruột; Nỗi nhớ, nhớ khôn nguôi, ai oán lâm li, khêu gợi, lôi cuối. Ông Tây trầm trồ một tràng, thả cây đàn bầi xuống. Ngó thấy cây đàn nguyệt treo bên vách, ông gật gật chiếc mũ chúc mào xanh. Nhưng đồ Biểu chỉ ngồi lặng thinh. Trân trọng, ông Tây trở gót chui ra khỏi lều. Tráng khí, mồm ông hút sáo vang. Khúc nhạc Mác-xây-zen, chập nối nhạc Mâm-bô, Rum-ba Be ghim, rum ba mê lô đi … kéo cả bầy lâu la theo ông đi thẳng.

N.T.H

Nguyễn Trung Hữu
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 16 tháng 01/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

10 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

14 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/02

25° - 27°

Mưa

08/02

24° - 26°

Mưa

09/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground