Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nơi heo may không thổi tới

N

hững đêm có trăng lại vào cữ có heo may, lòng người cứ có cái gì đó buồn buồn khó chịu, ưa được phá phách. Ba thằng chúng tôi, ba thằng sinh viên khoa văn năm xưa theo lệ, họp nhau tại căn phòng nhỏ của tôi trong khi nhà to đùng của tòa báo tỉnh. Ba đứa bạn cũ, đứa nào cũng có chút máu điên trong người dù mỗi đứa một cách: Thắng làm thơ, sống bằng nhuận bút những bài thơ được sản xuất rất công nghiệp, nghe chừng vài bài đã biết copy người khác, mà lạ, túi bao giờ cũng thủng; tôi viết báo, cà nhàng, không nổi tiếng; thằng Sanh giàu nhất, làm tổng giám đốc công ty liên doanh với Hà Lan. Chúng tôi có bao nhiêu đêm thức trắng với nhau để chẳng làm gì cả, chỉ là uống và hát những bài hát thuở sinh viên, nói những chuyện thật nhảm nhí. Chúng tôi còn trẻ, chúng tôi dư thời gian, chẳng biết tiêu pha làm cái gì.

Bữa rượu ấy đã vào hồi nửa đêm.  Cây đàn ghi ta trong tay nhà thơ đã mỏi mệt, nhưng hơi men còn phừng phừng trong mắt, chưa ngủ được. Bất chợt Sanh nói trỏng: “Này, ra sông Hiếu, thú lắm!”. “Thú quái gì. Thích cảm giác gió lạnh thì đi. Mà đi suông, ngán lắm! Tao chỉ thích chút tươi mát…” Thắng bảo.

Thắng là thằng lang thang nhất trong ba đứa bọn tôi. Thắng sống bằng những cuộc tình, đủ thứ tình, tình nặng, tình nhẹ, tình để nhớ, tình để quên. Ngày tôi và Sanh lập gia đình, Thắng chỉ vào mặt hai đứa tôi: “Chúng mày không có cách tự tử nào hơn hả?”. Tôi nghĩ ngợi rồi chậc, xong cái nghĩa vụ, lại sống cái đời mình, ai bắt! Nhưng mà tôi đâu có dám sống như Thắng, dù trái tim lắm khát yêu đương…

Tiếng Sanh nhòe nhoẹt: “Đò dọc. Mày biết cái thú đò dọc chưa?”. “Đương nhiên là tuyệt, nhưng đò dọc sông Hương. Trăng đò, sông nước, và những cô nàng sông Hương dậy mùi đàn bà…”. Thắng mơ màng: “Không, tao muốn nói đò dọc sông Hiếu…”. “Làm gì có, sông Hiếu tênh hênh, sao có cái mơ màng huyền ảo của Hương Giang…” “Thì, chứng minh !”- Sanh quả quyết.

Hai thằng bạn lôi tôi khỏi phòng. Tôi hơi chợn. Thắng không việc làm, không vợ con, đến cha mẹ cũng không, nó không sợ gì. Sanh làm giám đốc, Sanh có nhiều tiền, có thể nỗi sợ không đáng kể, nhưng tôi thì sợ đầy mình, sợ thải hồi, sợ những giọt nước mắt của vợ…

Trăng chuếch choáng theo bước chân ngiêng ngã của chúng tôi ra sông Hiếu chìm trong giấc ngủ đêm yên ả. Gió gờn gợn làm lung lay những vệt sáng hắt từ những ngọn đèn bên kia Cam Thanh cũng miệt mài ngủ.Bờ duối um tùm thẫm lại thành quầng tối chỗ bến sông chúng tôi đến. Không thấy có đò. Vạn chài ở mạn dưới gần chợ chắc giờ đã ngủ say. Sanh đứng trên mép nước, ngay bậc tam cấp bến vắng óc ách sóng, cất tiếng gọi. Cái tiếng gọi đò giữa khuya rơi bõm xuống mặt sông rồi loang loang theo từng gợn gió, dặt dìu tỏa ra. Có tiếng tỏa nước. Một con đò mui kín cập bến nhẹ nhàng như không. Dường dưới bóng những rặng duối kia, những con đò đã thường trực ở đó, sẵn sàng hiện ra khi có tiếng gọi. Tôi chợt chạnh lòng, chẳng lẽ những kiểu chơi nổi tiếng thành Huế bây giờ tràn ra tận đây, hay Đông Hà, khi đã thành cái gọi là tỉnh lỵ, phải dẻ ra vài kiểu chơi thanh nhã cho xứng đáng, cho huyền diệu thêm cái thị xã xưa nay xô bồ,bụi bặm…

Ba chúng tôi xuống thuyền.  chủ thuyền là một phụ nữ không còn trẻ, dễ chừng ba bảy, bốn mươi, có điều trông còn thon thả và khá hương sắc, hay là dư âm của hương sắc xưa, chẳng biết nữa. Ngoài trời lành lạnh, nhưng trong khoang thuyền ấm sực. Thắng ghé tai tôi thì thầm:’’Mẹ kiếp thằng Sanh! Vớ phải đò già, cũ mèm ròi. Thê này thú đâu ?” Chừng biết ý Thắng, Sanh nhếch miệng:”Chờ xem!

Người đàn bà đẩy thuyền ra giữa sông, gác chèo thả cho thuyền trôi xuôi rồi vào khoang với chúng tôi. “Có rượu Kim Long, các anh dùng…”. Giọng nói nhẹ bẫng, nhưng là âm sác Quảng Trị, không phải người xứ khác. Tôi bất ngờ. Cơn cớ nào xô đẩy con người nhẹ nhàng thon thả vào nghề trăng gió…Tôi nhìn ra  mặt sông, lòng buồn lạnh. Sông vẫn ngời một thứ sáng mềm, thong thả.

Sanh sành sỏi gối đầu lên cây đàn, tay với qua mân mê chỗ đầu gối tròn hằn dưới bộ đồ lụa mỏng của người đàn bà. Thắng nằm dài bên cạnh chống cằn nhìn lên.”Uống em thôi!”-Tiếng nhà thơ nhỏ thoảng, trái tim các nhà thơ mêng mông, họ thường dễ say bất cứ lúc nào, bất cứ ai không thuộc giới tính mình.Người đàn bà mỉm cười,đưa tay vuốt mớ tóc bồng bềnh của Sanh. Chị nghiêng đầu:”Hay các anh nghe em ca vậy ?’’. “Em ca gì?”-Thắng hỏi. Chị ngập ngừng, nói khẽ:”Nước non ngàn dặm.Em chỉ thuộc những điệu cổ.Mấy anh có chê”…Nam Bình hả?Em người xứ Huế?”-sanh nhổm dậy, hỏi. Người đàn bà nhìn chong ngọn đèn treo trên vách khoang, một lát mới trả lời:”Xưa kia me em người Huế…” “Ẹm hát di, anh gõ nhịp cho mà hát…”Những lời từ miệng Sanh, miệng Thắng, cả của người đàn bà sông nước đều nhẹ nhàng, trơn loáng.Ừ thôi, đây không là chốn của mực thước.Băn khoăn làm gì.

Người đàn bà bắt đầu cất tiếng hát. Tiếng hát nhỏ nhưng trong đêm cứ vang xa quấn quý, say sưa. Tôi biết những rung động đầu đời là bởi tiếng hát ấy… 

Tôi nhìn gương mặt người hát nghiêng nghiêng mờ tỏ trong ánh sáng đèn. Đôi mắt, một đôi mắt diệu vợi sao dễ chạnh lòng. Gương mặt đã nhuốm quá nhiều phong trần, cái duyên mặn mòi chỉ là sự lắng kết của những gì đã mất. Tôi bị cuốn hút bởi cái huyễn hoặc của nước trời, của tiếng hát và đôi mắt người hát vời vợi mông lung.

Chúng tôi trởi lại bên cũ lúc trời sắp sáng. Hơi men vấn vít, thứ men say của một cái gì đẫ nằm lại ở cõi không, thứ men phảng phất cứ càng về sau trong đời càng ngấm, ngẫm thắt lòng.

Cách mấy đêm sau, cũng trăng sáng mờ, cũng hơi may lành lạnh, tôi đi một mình ra sông. Tần ngần, do dự, bâng khuâng, rồi tôi cũng cất được tiếng gọi đò, như cái tiếng gọi của Sanh đêm nào. Đón tôi không phải người đàn bà đã hát Nam Bình mà là một cô gái trẻ. Nghe tôi gợi chuyện, cô gái nói :“ Em biết rồi.Anh tim chị Thêm. Hôm trước cũng có một anh gầy gầy đêo kính trắng tim chị ấy…” Thắng, thắng cũng như tôi đã đi tìm tiếng hát …Nhưng sao là lại Thêm?Tôi nghe nhầm chăng…” Chị ấy tên Gì Hả em ?”- tôi hỏi lại “Dạ, Thêm. Nhưng chị ấy đi rồi’’.”Đi đâu?”- Tôi sửng sốt. “Em không biết. Không nghe chị ấy nói “. Tôi rủn người, sống lưng buốt một luồng lạnh chạy dọc lên tận óc. Mặt song hắt lên một vệt sáng chói, dờn dợn. Tiếng khỏa nước của mái chèo cô gái xa dần, xa dần…

Tôi cắm nén nhang lên kẽ tường că phòng vốn lâu nay lạnh lùng không hương khói, thì thầm nguyện cho đó chỉ là một sự trùng ngẫu nhiên…

Mưa phùn. Khi lòng người đã mang một vết thương sâu nào đó thì cơn mua phùn chẳng khác nào vi trùng hoại thư. Suốt một ngày tôi lang thang khắp Thành C, ổ, suốt một ngày tôi đến tất thảy mọi ngõ cùng của cái thị xã bé teo nham nhở vừa được dựng  lại trên nền đổ nát của một phố cổ duyên dáng trước một chín bảy mươi. Một ngày, dân thị xã vừa kịp đưa mắt thương hại một gã điên, đi chỉ để hỏi :Có ai biết cô Thêm không?... trong đêm mưa vẫn còn trăng. Trăng đỏ lừ lư theo từng bước chân tôi, trăng soi nhòe nhoẹt những gương mặt người qua hững hờ. Những cuộc chơi bỏ quên nỗi đau. Những cuộc chơi tàn chắc lại thế này…

Phố ngủ sớm. Chỉ tôi và những tiếng rao rên rỉ của những người bán trứng vịt lộn còn thức. Tôi ghé một mái hiên, ngồi nhờ đèn của một bà già hốc hác bán thứ bồi bổ sinh lực rất công hiệu ấy. Có lẽ thấy tôi lạ, người dàn bà cất tiếng hỏi:’’Chú đi mô một mình mà khuya dữ vậy?”.”Con đi tìm người quen mà không gặp…”.”Thế người ta ở mô?”.Tôi cúi đầu:”Đường Phan Thanh  Giản. Nhưng lâu rồi. Trước bảy hai!”. “là ai đó?” Tôi nói như cái máy:”Dạ cô Thêm !” “Phải cô Thêm dạy Nguyễn Hoàng?” Tôi chồm người chộp lấy tay bà già: “Dì biết ?” . Bà ngập ngừng chốc lát rồi hỏi lại tôi: “Chú là chi của cô Thêm?” Tôi ngước mắt nhìn bà khẩn nài: “Con là học trò của cô Thêm hồi năm bảy mươi, bảy mốt… Nếu dì biết dì chỉ cho con. Con đã hỏi khắp người ta mà không ai hay tin cô Thêm cả…” Bà già quay mặt, ngậm ngùi thở dài, vén vạt áo chấm mắt. Bóng tối loang một vệt dài trên gương mặt vốn đã răn reo, não nề…

***

Chừng Tết Nhâm Tý, dân Quảng Trị, cái thị xã nhỏ nằm nép mình e lệ bên bờ Thạch Hãn nao lên bởi tình hình chiến sự. Các trường học chộn rộn rồi nghỉ. Cuối tháng ba tây, cộng sản bắt đầu tấn công mạnh vào thị xã. Pháo Cộng sản, bom Quốc gia … cứ nhè Thành Cổ mà giã. Gạch ngói, đất đá và máu và những thây người không ai chôn … Dân chúng hành dồng đoàn đoàn lũ lũ kinh hoàng cứ nhắm hướng Huế mà tiến. Cả gia đình cô Thêm quáng quàng không kịp thu xếp đồ đạc, cứ thế mà chạy cùng dân xóm. Chưa vô tới Huế, cô lạc mất gia đình. Quen biết chỉ còn lại một bà hàng xóm … “Bác đi tiếp, cháu không đi nổi nữa…”. Một đêm tối cạn sức ngồi dưới chân Phu Văn Lâu, co thều thào bảo người đàn bà hàng xóm. “Tui bỏ cô răng đành…”. Bác cứ đi đi càng xa càng tốt, đây rồi cũng đánh nhau…”. Chạy nữa cũng chắc chi thoát khỏi chết…”. “Cháu van bác! Bác chạy đi với người ta. Cháu ở lại có vài người quen hồi học Văn khoa có thể nhờ vả được. Đến Đà Nẵng có gặp anh Quân bác nói cháu kẹt ở lại Huế…”

 “Thế rồi tui đi chú ạ! Tui đi một mình lo riêng cái thân tui. Người ta chạy dữ quá, tui sợ… chừ nghĩ lại tui thấy mình tệ. Có tui, biết đâu… ” người đàn bà lại vén vạt áo chấm mắt.” Có lẽ nó đẻ con bé ở Huế. Sau tháng tư bảy lăm, yên yên, đang ở Quy Nhơn tui chạy ngược ra… Ừ thì không còn chi, biết đâu còn nấm mồ tổ, tui phải về. Qua Đà Nẵng, tui nghi đêm gần ngã ba Huế bây chừ đó…”. Người đàn bà ngừng lời, chợt trầm ngâm. Có lẽ cái điều sau đó phủ phàng quá, bà không muốn kể ra. Lâu lắm, cơ chừng sắp sáng, mưa nhỏ từ mái hiên xuống nghe rõ từng hạt. Trăng vẫn lừ lử đỏ.

“Thôi thì đã kể chú nghe thì tui cũng phải kể bằng hết. Tui thấy con Thêm, những nó lánh mặt tui, nó chạy vô con hẻm. Hôm sau tui dò hỏi, biết số nó khốn nạn.  Nó không gặp được thằng Quân. Không biết lấy chi nuôi miệng, nuôi con, nó phải bán thân…” Tôi nấc lên. Chỉ nấc khan mà không chắt nổi nước mắt. Ôi cô Thêm, cô Thêm của tôi…

Nhà tôi ở bên kia sông, đối diện với phố. Đêm đêm ở bên này sông tối bong, nhìn qua bên kia đèn điện thấp thoáng, tôi mơ hồ thèm một cái gì lạ lắm. Nhà tôi làm ruộng, quanh năm suốt tháng túng thiếu. Cha tôi xưa kia làm công nhân Ty lục lộ, bị tai nạn, về già cứ ốm đau quặt quẹo. Nhưng thấy tôi học hành sáng dạ, mẹ tôi cũng cố bóp bụng cho tôi học lên.  Hết trung học đệ nhất, tôi thi đỗ trung học đệ nhị. Lên lớp đệ tam, tôi đã là một thằng con trai cồ cạp. Cô giáo dạy văn tôi vừa tốt nghiệp Văn khoa, chỉ hơn tôi mấy tuổi. Cô dạy xúc cảm lại có giọng hát hay. Từng buổi cô lên lớp, áo dài trắng tinh, mắt vời vợi, lòng tôi lại rung nhè nhẹ. Cô quan tâm tới tôi nhiều hơn những đứa khác, có lẽ bởi thấy tôi nghèo, nhiều mặc cảm nhưng học được. Tôi biết thế, vừa buồn, vừa tủi, vừa sung sướng,…

Giữa năm học đệ nhị, cũng độ gần hết, cha tôi đổ bệnh nặng. Tôi phải nghỉ học đi phụ xe đò kiếm tiền giúp mẹ. Một buổi không đi xe, tôi đồng ý  với mẹ làm cỏ lúa. Hơi mau luồn thoang thoảng. Nửa tháng nghỉ học, lòng tôi cứ vương vương một nỗi buồn. Tôi nhớ bạn thì ít, nhớ cô Thêm thì nhiều. cái nỗi nhớ lah kỳ, sau này lớn lên tôi mới hiểu, nó là một cái gì gần như là tình yêu đầu đời.

Khi tôi đang cắm cúi cào cỏ và nghĩ vẩn vơ thì nghe mẹ tôi nói: “Lạ hầy, con gái làng miềng có đứa mô mà diện áo dài…” Tôi ngẩng lên, trên bờ ruộng, trong gió đông nhẹ, một bóng người con gái mặc áo dài trắng, quần kéo cao, bước vồi vội.Tim tôi đập mạnh “Cô Thêm!”. Cô lội xuống tận ruộng cất tiếng chào trong vắt. Mẹ tôi ngẩn người rồi cũng hiểu ra. Mẹ rửa tay lên bờ. Tôi ngượng ngừng giở rổ khoai mang theo ăn bữa trưa. Cô ăn tự nhiên với mẹ con tôi. Cô trò chuyện với mẹ, còn tôi, tôi quay mặt đi, không dám nhìn cô, tôi sợ lòng mình.

Thì ra cô lặn lội ra tới đây là để xin mẹ tôi cho tôi đi học lại. Mẹ tôi ngậm ngùi kể hoàn cảnh  nhà tôi cho cô nghe. Cô khóc: “Con hiểu bác ạ! Nhưng con xin bác, mai bác cho em Sơn con đi học…”.

Chiều đó tôi tiễn cô qua phố. Sáng nay, cô gửi xe trên đường lộ, rồi đi bộ một mình xuống làng. Cô nắm bàn tay tôi: “Mai em đi học nghe Sơn!”. Tôi cúi đầu, nước mắt rưng rưng.

Hôm sau, cô về lại cùng một ông bác sĩ. Ông bác sĩ khám bệnh cho cho cha tôi, cho thuốc điều trị. Sau đó cứ một tuần, ông về một lần… Cha tôi đỡ bệnh hẳn.

Mẹ tôi khóc: “Thôi đi học đi con. Đừng phụ lòng cô…”

Tôi trở lại lớp, lại thấy mắt cô vời vợi, lại nghe lòng vương vương. Nhưng chỉ được có hai tháng…

Loạn lạc. Cha tôi chết. Tôi phải gồng gánh cái nặng gia đình trên vai. Hình ảnh cô. Thêm cứ phai, phai dần… Giải phóng xong, chính quyền mới vận động tôi đi học lại. Tôi ra Đông Hà học tiếp cấp ba, rồi vào Đại học. Những cuộc yêu đương ngày một mặn mòi, đân trùm lấp lên tất thảy những gì là buổi ban đầu. Gần hai chục năm qua, dòng đời cuốn tôi đi một nẻo, đời quăng quật tôi trong nhiều lo toan đời rủ rê tôi bằng nhiều thói đàng điếm… Tôi sẽ quên cô Thêm, quên cả năm bảy hai, quên cả tuổi mười bảy, mười tám, nếu không có đêm đò dọc ấy, nếu không thêm một đêm mưa phùn lừ lừ trăng đó…

***

Là thế. Hẳn câu chuyện của tôi sẽ kết thúc tại đây, buồn đau như ở cõi đời này từng không hiểu những nổi buồn đau.

Nhưng mà không.

Số là tôi thành phóng viên của một tờ báo Trung ương, những chuyến đi cứ dài dài thêm, những chuyện đời biết được cũng dài dài. Một lần vào Sài Gòn công tác, mấy tay bạn kéo tôi đi một nhà hàng sang trọng. Giữa buổi uống có một cô gái là nhân viên tiếp thị của hãng Heniken đến giới thiệu sản phẩm. Cô gái chừng hai mươi, hăm hai, không đẹp lắm nhưng có duyên. Khi để ý nhìn khuôn mặt cô, tôi đánh rớt ly bia đang cầm trên tay. Trước mặt tôi là cô Thêm, cô Thêm thuở ngày xưa Hoàng thị của tôi. Không, đúng đây là phiên bản của cô thời trẻ. Thấy tôi sững sờ, bạn tôi nháy mắt ý vị. Cô gái tế nhị lấy khăn lau áo cho tôi.

Đêm đó chừng thấy cô gái nhắc xe ra về, tôi vẫy một chiếc xích lô bám theo. Nghe tôi gọi, cô gái ngừng xe ngạc nhiên. Khi thấy tôi mặt mày tái nhợt, cô mỉm cười thông cảm. “Em nhận ra ông rồi. ông uống bia cho em hồi nãy…  ”. ‘Tôi người Quảng Trị, Thành Cổ ...”Đến lượt cô gái sửng sốt. Cô lắp bắp :“Quảng Trị, quê em…  ” . Tôi nắm bàn tay nhỏ đang run run giữ ghi đông xe đạp:”Cô có phải con gái cô Thêm?” Cô gái nhìn tôi mắt mờ nước: “Vâng, má em”. Trời ơi! Tôi thầm kêu, nghẹn ngào.

 Tôi theo Thanh Thảo- tên cô gái về căn nhà của cô trong hẻm phố tối. Căn nhà tồi tàn nhưng gọn gàng. Tôi lại thêm một lần nữa ngạc nhiên. Thảo không sống một mình, em ở cùng một người đàn ông  đã bị liệt cả hai chân và mất trí. “Đây là ba em !”  Thảo giớ thiệu:”Anh Quân đây sao?”.”Dạ ba em tên Quân…” .Chao ôi, chàng truy úy đẹp trai trong tấm ảnh cô Thêm đưa tôi xem ngày nào… Tôi quay vội lén chùi nước.

Tôi kể lại cái thời theo học cô giáo Thêm. Nghe xong, Thảo ngùi ngùi:”Má em phải tủi cực rất nhiều để nuôi em và ba. Ba mẹ em bị thương năm bảy lăm ở Thủ Đức. Cũng tình cờ má gặp ba bên phố, rồi đưa ba đi theo…”. Thảo khóc, nước mắt em trong veo, chảy xuống gò má mịn màng.” Khi mua nổi căn nhà này, má gửi em và ba cho bác.Năm hầng xõm chăm, rồi má đi làm ăn xa, thỉnh thoảng về…”.”Thế má có về quê không?”                             

-  Tôi bần thần hỏi. “HÌnh như má có về nhưng họ hàng không còn ai. Vả lại tình cảm gia đình má lại trở vô trong này …” Bây giờ má ở đâu?  Tôi hỏi. Thảo khóc nấc lên: “Má em mất rồi, anh Hai! Mới năm ngoái má đổ bịnh …” Thảo vén bức rèm gian giữa. Trên bàn thờ là tấm ảnh cô Thêm ngày trẻ, nụ cười chung cheeng, ánh mắt vời vợi. Tôi thắp ba nén nhang. Khói nhang bay tỏa, mờ mờ. Lòng quặn thắt, tôi thì thầm khán nguyện, cầu mong một sự thứ lòng…

-      Khi cả tôi và Thảo đã bình tĩnh lại tôi gợi chuyện cuộc sống hôm nay. Thảo cười phô chiếc răng khểnh duyên dáng:”Anh biết đấy, em làm thêu cho hãng Heniken, lương cũng khá có điều dễ sa ngã lắm, nếu mềm lòng…” Thảo lại cười. Cả gương mặt em bừng sáng. Vâng, em là phiên bản của cô Thêm, nhưng em đang ở một thời khác, và có một điều tôi kịp cảm ở em, rằng em đủ bản lĩnh để lo xếp cho mình một cách đàng hoàng.

- Sáng hôm sau Thảo đưa tôi về khách sạn. Em ngồi sau xe đạp cho tôi chở. Tiếng em cười giòn tan. Em líu ríu giới thiệu cảnh quan Sài Gòn.

-   Lúc chia tay em ở hè phố, trước cửa khách sạn tôi ở, bất chợt bừng lên trước mắt tôi là một cây mai đã nở bông lác đác. Sài Gòn bừng trong nắng. Sài Gòn không có heo may. Sài Gòn sắp sang xuân.

-   Tôi nhìn mắt Thảo, thấy em cũng bừng lên rực rỡ như những bông mai bên phố, mắt em lấp lánh nắng Sài Gòn buổi hừng xuân.

T. T.H. 

Trần Thanh Hà
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 17 tháng 02/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

1 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

4 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground