Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bóng ngựa miền Tam Điệp

M

ột năm có hai mùa gió. Và cứ đến mùa gió bấc thổi, là cái hang đá của lão Hồng lại ấm lên, sáng hẳn. Một đống của lớn đã được nhặt nhanh từ mùa hè, nào vẹt, sú khô cứng được chất đống dưới mái đá phía bên ngoài chìa ra như một mái hiên. Bà vợ già cứ lom khom, lom khom tiếp lửa. Lão Hồng thủ thỉ:

- Thêm vào cho ấm, cho đỏ mãi!

Và lão lại ngồi thừ ra, ngắm lửa rực cháy, liếm táp từng que củi một, Cái nhà của lão, cái hang này cứ lung linh chỗ tối, chỗ sáng và chập chờn như rung, như động. Gió lướt từng con ào ào mé biển, mé núi trên đầu lão. Sóng cũng hòa vào như làm nhịp đếm đều đều cho khúc giáo hưởng hoa vu kỳ lạ. Chốc chốc lại có tiếng rít, hú như tiếng sáng diều xa. Lão lặng im như pho tượng, những thứ tượng phật, tượng Thánh trong các đền chùa. Bất giác, lão mỉm cười, lão đâu có phải là Phật, là Thánh. Lão là thợ đá. Con lão bây giờ cũng là thợ đá.

- Từ bao giờ? Đôi khi lão tự hỏi mình "không biết từ bao giờ?" Nghĩa là xa, xa lắm! Lão là thợ đá! Lão biết thế, vì mãi tận bây giờ, lão vẫn là thợ đá. Con lãi cũng là thợ đá. Ngược lên ông nội lão, cha lão cũng đều là thợ đá. Cái gốc gác cổ xưa với lão cũng chỉ lần lên đến đời ông nội, xa hơn thì lão không nghe, và nếu có nghe chắc lão cũng không nhớ. Lão chỉ nhớ họ hàng nhà lão đã có nhiều thợ đá. Tưởng chừng như đá sinh ra cả dòng họ và làng xóm. Tất nhiên là lão cũng có một thời trai trẻ. Chính cái tuổi ấy đã để lại cho lão nhiều kỷ niệm mà mỗi lần trước gió bấc, trước ngọn lửa, dù xa xôi, thì, như ông nội, như cha lão đều hiện ra rõ mồn một. Gió bấc là gió quê hương thổi về. Lạnh đấy, lạnh da, lạnh thịt, nhưng lại ấm cả tấm lòng. Và ngọn lửa, ở đâu mà chả có lửa, nhưng ngọn lửa trước mặt ông nội, trước mặt cha, đều khác bao nhiêu ánh lửa mà lão từng thấy. Chỉ có ánh lửa mùa đông...!

...mùa đông năm ấy...

- Đừng để lại một chút gì bằng chữ nghĩa cả!

Giọng trầm trầm, thong thả dưới vòm đá rộng mênh mông. Đó là lời ông nội. Cái hang động trong núi Nhồi này ban ngày vẫn sáng sủa, bởi có những khoảng hở lớn mà nắng cắt gọt sắc cạnh theo hình đá lồi lõm ngắn dài. Và trần hang, chỗ thì vút lên cao, chỗ nhào hẳn xuống, tưởng một người khổng lồ đang nhảy đến gần mặt đất. Góc kia lọt thỏm vào thành cách cửa méo mó dị dạng dẫn người vào nơi kỳ tích ma quái nào. Đây lại phẳng phiu, bóng loáng như giường, như tủ xám đen hay nhờ trắng. Và lổn nhổn là khối đá vuông, khối đá tròn, hình trụ, hình nón.

Ông nội lão từ từ đứng dậy đi vào một ngách đá, ở bên trên có một lõm tối. Ông đứng đó hồi lâu như tưởng niệm, cúi đầu vái mấy cái. Cha lão cũng đứng lên, lẳng lặng tiếp đứng mé sau lưng. Và lão, ở cái tuổi non tơ trước cây cổ thụ - ông nội, lúng túng, đành bắt bước theo cha. Ông nội với tay lên hốc đá mà chính người cháu đích tôn chưa từng biết. Ông bê xuống một chiếc hộp đá bọc trong tấm lụa đỏ, rồi bước lui chỗ ngồi cũ. Con và cháu cùng trở lại như ông.

Ông nội mở khăn, rồi mở hộp rút ra một cuộn giấy long đằng vàng thẫm. Giọng ông trầm lắng nho nhỏ:

- Đây là sắc chỉ của Đức Hoàng Đế ban khen cho ta, ngày Ngài đến Tam Điệp. Ta đi theo Ngài, thuở Ngào từ xứ Nghệ ra. Chả riêng ta, mà hầu khắp nơi đều theo Ngài cả. Ta nghe suốt miền Thuận , Quảng ra đền Đàng Ngoài này đều vâng theo học của Ngài đi đánh giặc Thanh. Quân tướng trùng trùng như rừng, như thác. Và ta đã thành tên quân của Ngài! Đi đến đâu, khi không có lệnh cấm là được hò hát vui sao! Thuở ấy, ông bằng tuổi cha cháu bây giờ, đầu tiên vào quân doanh còn mặc áo quần nâu nhuộm như lúc ở nhà. Rồi sau Ngài cho áo, cho cơm. Lính thì mặc áo nẹp, thắt lưng bằng dây tơ Bình Định. Chả là quê Ngài ở trong ấy. Quan thì mặc áo song khai, xẻ vạt sau lưng như phía trước. Che ngực lại có tấm hộ tâm bào thêu hình hổ. Lá cờ ở nơi đóng quân treo lên như một mặt trời vuông toả rộng. Cờ to thì gấp năm chiếc chiếu đại. Cờ nhỏ thì bằng tấm phản. Trông thật sướng mắt. Gặp đêm trăng, doanh lính tụ hội, ngồi hát, đánh trống nghe ào ào như sống biển Đông. Chả đời nào mà được như thế!

Lúc Ngài duyệt quân doanh để cho lệnh lên đường, chao ôi, đoàn quân như rồng lượn, núi non Tam Điệp ngọn cao, ngọn thấp, xanh mướt, quần tụ như quan lính đứng hầu. Ngựa Ngài phi đến - lúc này Ngài đã đổi voi sang ngựa để nhẹ nhàng duyệt ba quan, tấm áo bào vàng tung lên phía lưng như một vầng hào quang rực chói. Trong Ngài mới đẹp làm sao! Chính Ngài đã ban thưởng cho ta vào dịp đó, chả là ta đã lập được công trước khi rời làng.

Ông lại nâng chiếc hộp lên, kính cẩn lấy ra một tượng đá màu hồng đậm:

- Đây bóng ngựa Ngài qua miền Tam Điệp, chính là ta đã tạc dạng Ngài.

Người con, đứa cháu rửng sờ, cúi đầu xuống. Đứa cháu lại ngước lên bíu lấy tay ông.

- Ông ơi, thế bức tượng lớn ông tạc Ngài cũng như thế này giờ đâu hở ông?

Ông già lại đặt lại bức tượng nhỏ vào hộp, từ từ đậy nắp, lại đặt hộp lên tấm phản đá, như sợ gây ra tiếng động. Ông ngồi thẳng dậy chắp hai tay vào ngực. Tự nhiên hai dòng nước mắt trong mắt ông ứa xuống, rơi thẳng đứng vào chòm râu bạc trắng: "những giọt nước đọng lại trên những sợi cước bạc trắng ấy như không muốn rơi nữa. Người thợ đá già nua bỗng ôm lấy đầu cháu.

- Ngài không còn nữa, Đức Hoàng Đế, Ngài không còn nữa! Bây giờ không còn gì nữa! Tên Ngài cũng không được nhắc đến. Người ta còn trả thù Ngài độc ác hơn bất cứ gì độc ác nhất! Họ còn đào cả mộ Ngài lên... Thôi, cháu biết thế là đủ! À, bức tượng lớn của Ngài... chính là điều hôm nay, ông muốn nói cho cha cháu và cháu đây.

Gió bên ngoài như đã ngừng thổi, và nắng như đang tắt dần. Không biết có phải người lính đã đến miền Tam Điệp, đã đến Thăng Long, chém đầu giặc như sung rụng, đã chọn phút giờ hoàng hôn như cuộc đời đang hoàng hôn của mình để trăng trối lại cho con và cháu những lời gan ruột. Có lẽ thế! Bóng tối dân trong hang động. Ông châm ngọn lửa. Cái bếp nhỏ ngày ngày ông làm việc nơi đây lại bùng lên. Ánh lửa soi tại vào nhiều chỗ, nhưng vẫn không đủ đuổi hết tất cả màu ám tối đi. Lão Hồng - chú bé nhỏ thuở ấy tưởng như cùng thấy bao nhiêu người nữa cùng đứng ngồi xung quanh nghe ông của Hồng nói.

Ông cận trọng nâng chiếc hộp có bức tượng lên đến đặt vào hõm đá cũ, sau khi đã để tấm bằng ban thưởng ra ngoài. Ông lại đứng trang nghiêm, mơ hồ nhìn lên hộc đá nơi không thể có ai nhìn thấy, khấn thầm trong tiếng suýt soa xa xôi đến nơi ông hằng hướng tới. Bây giờ ông quay lại cầm cuộn giấy trong tay, thành kính đưa lên bếp, ngọn lửa run run, bắt đầu liếm dần bằng những chiếc lưỡi vàng, đỏ ngầu. Tay ông hạ xuống dần. Đạo sắc bây giờ cũng đã thành một ngọn lửa, một ngọn đuốc, rồi lụi dần, lụi dần. Từng cuộn tro mỏng vỡ ra, lả tả bay lên vào u tối của trần hang.

- Phải dấu kín những vết tích của Ngài đi! Kẻ độc ác đang lùng tìm, tiêu huỷ những gì thuộc về Ngài. Chúng đã cướp đi bức tượng lớn thờ Ngài mặc dù ông đã nói tránh đó là bức tượng Thánh. Nhưng những tên tham ác có gì là không dám làm, không dám bới móc, đặt điều ra. Nghe nói chúng đã nâng lên tận hoàng đế Gia Long của chúng - Nguyễn Ánh ấy mà. Gia Long đã chém tượng Ngài cụt đầu cả người lẫn ngựa. Ông được nghe rằng Nguyễn Ánh bảo "đây chỉ là tên Nguyễn Huệ thôi. Hắn đã từng bắt ta bôn tẩu gian lao, bao lần suýt chết, ta phải nhờ đến quân Xiêm, quân Pháp, mới có được ngày nay. Cái lũ quân Xiêm đúng là thật tội nghiệp, vô tích sự, may là có quân Pháp mạnh giúp được ta thôi!" Và từ đấy có lệnh cấm không được tạc tượng ngựa phi, có người cưỡi với áo bào bay! Con và cháy có thấy triều mới này không còn có dáng ngựa chạy ngựa phi nào nữa. May là ông đã từng ra Bắc Hàm đã thấy những tấm gạch nung ở thềm chùa Đậu, những con ngựa phi chạm từ những triều hưng thịnh trước. Vua bây giờ chỉ cho phép chạm ngựa đá, ngựa gỗ đứng chầu trong lăng miếu, cung điện, nên không còn dáng dũng mạnh nữa!

Đời sống làm thợ đá có hai lần đắc nguyện. Lần thứ nhất là khi chém giặc ở Thăng Long, với chạm được đức tượng Ngài đến miền Tam Điệp. Đồn rằng Gia Long sau khi đào mả và chém Ngài, ngựa Ngài nên khi chết bị hộc máu ra mà quỵ. Vua chết cũng gọi là vua băng hay sao ấy!

Lão Hồng mỗi độ mùa đông, khi ngọn gió từ tỉnh Thanh thổi về, trước đống lửa là y như lão sống lại với tuổi trẻ cùng ông, cùng cha. Từ ngày người ông mất đi, hai cha con, cùng mấy người làng nứa đã trôi dạt đến đây. Cuộc đi trốn đầy gian nan và nước mắt!

Những ông vua mới sau khi Gia Long chết như là những thứ gươm treo kề cổ lên gia đình lão Hồng bởi ông nội từng là một người tính Tây Sơn. Câu nói của ông nội "rắn báo oán ba đời" không biết có đúng không nhưng ông đã từng tự giấy kín mình trở lại làm nghề thợ đá, thợ đục cối mà những tai hoạ như cũng mài rình mò. Trong hang đá của người, ông Hồng còn thấy những khối vuông, khối tròn, đó là những thứ ông sinh sống của khoảng cuối cuộc đời còn lại. Người ta gọi ông là thợ cối hay phó cối, chẳng bao giờ được mang danh là thợ cả dù ông đã truyền dạy lại cái nghề đục cối cho con và nhiều người cùng làng. Nghề nông thì sống bằng ruột đất, nghề đá thì sống bằng đá núi. Tổ tiên như sinh ra từ đá thì ông cũng vậy. Một cái nghề vất vả và nặng nhọc. Cứ sáng tinh mơ với bát cơm lửng dạ, lần mò vào núi, vào hang. Mặt trời chuyển chỗ, thì mình cũng xê dịch theo. Một ngày như có đến ba chỗ làm việc. Cứ nhìn nàng Vọng Phu trên đỉnh núi Nhồi hồng mặt là mở đầu một ngày bê đá, vần đá, rồi đục, đẽo cho đến tối mịt mới ra khỏi hang. Y như một người đi trốn. Mà cũng là trốn thật. Trốn vua quan mới, trốn một lũ sát nhân mới. Thời ông làm phó cối, ông từng lặng lẽ bảo con - chính là cha của lão Hồng bây giờ.

- Ta làm việc cho hạt gạo, hạt ngọc đó. Vua Chúa cũng phải ăn cơm. Gạo từ trong chiếc cối này mà trắng ra. Ta làm cho sạch cuộc đời, không vì nể một ai! Bởi không có một thức gì khác ngoài cơm, ngoài gạo! Lòng cối đừng quá xù xì, hay hõm thủng, cũng đừng quá nhẵn. Xù xì, lỗ chỗ hạt gạo sẽ tụt vào khe, không trôi cám, nhẵn nhụi hạt gạo sẽ thành bột, thành tấm. Sâu quá thì cối bị hóc, gạo không trồi lên, đáy cối vẫn nguyên hạt thóc xay. Đây là cái cách của người làm cối. Phải kiên tâm, tinh mắt. Chọn đá không thớ, cối không vỡ. Đá có mạch vôi, gạo giã ăn vào vướng sạn, mà cối cũng chẳng lành. Không hối hả, phác dạo mới dùng đục to, búa nặng, đi vào khuôn hình rồi, thì dùng búa nhỡ, đục nhỡ vừa với tầm tay. Cái gì cũng có kích, có thước. Tai cối vừa phải, bé quá, gạo bắn ra ngoài, bệt mỏng lại dễ sứt, dễ vỡ!

Lão Hồng nghe lời ông dạy, cũng nhớ, nhưng chưa thể làm được như ông, như cha. Cho nên, có lúc mảng cối của Hồng đục, vội vả ông hay cha phải mất công sửa lại.

- Mặt cối vuông là hình trời, lòng cối tròn là hình đất. Bánh dầy, bánh chưng xưa cũng theo tích đó cho mãi tận bây giờ. Trời che, đất chở, đất sinh sôi cho người thóc gạo. Phải quý, phải thương người nuôi mình đó. Người nuôi không phải tất cả là che, mẹ mình. Phải trọng cái vật để chứa đựng cái hạt nuôi mình, cháu con phải nhớ!

Lão Hồng tưởng như sống lại cuộc đời của ông nội. Ông nội còn được là người tính Tây Sơn theo Đức Ngài "áo vải cờ đào". Nhưng cha lão thì chỉ thấy khổ là khổ. Quanh năm suốt tháng như người xưa, người cổ. Mùa đông, tháng giá, ngồi cặm cụi đục đẽo từng chiếc cối nhỏ to, vụn đá, bụi đá bắn ra áo quần cứ tơi, cứ trắng lốp như người phủ bột. Chỉ có mùa thì khỏi phải mặc áo quần. Người cứ trần như nhộng, những vụn đá bắn vào da thịt như tên đạn. Rồi cũng quen dần đi, da dẻ cũng chai cứng lại, nên áo quần cũng đỡ hại. Nếu cái đục, cái ve bằng sắt, bằng thép, thì chắc cái thân trụi trần cũng đã thành thép sắt. Có thế mới gặm mòn hết góc núi này đến hẻm núi khác. Vợ cũng không còn, thành gà trống nuôi con. Hết đời thợ đá này tiếp sang đời thợ đá khác, mà cuộc đời xoay thời đổi vận có để yên cho ông đâu, cho cha Hồng đâu! Lại có lệnh vua, trát quan về bắt thợ đá nộp đá, chuyển đá vào Kinh Đô mới để xây cung điện, lăng tẩm gì gì nữa, mà không cũng thành tên lính đi chém, đi giết tận xứ Lào, xứ Mọi xa lạ nào! Cho nên hai cha con, thêm vài người nữa quyết rời bỏ vùng núi đá quê hương, bỏ cái núi Nhồi, núi Mật, biệt xa cái dòng sông Tất Mã mà tận sau này người ta chỉ gọi tắt là sông Mã. Từ cái lạch nhỏ, nguyên là cái kênh nhà Lê để chở lương thảo vào xứ Nghệ, đẩy được cái bè úp một mái con, mang theo dặm chiếc cối to nhỏ, vài cây sào chống, chút ít gạo cơm muối mắm. Chiếc bè con cuối cùng, vứt nằm lại trên bờ biển cát, và cái thuyền bạn hàng đã lo sắm tách biển, xông vời. Ngoảnh lại với hòn Trống Mái, dù vẫn là những khối đá không thôi, cũng vẫn là duyên chồng, duyên vợ. Cái đền Thần Độc Cước, thần chỉ còn có một chân, cũng vẫn y nguyên tại chỗ giữa một trời, một biển xứ Thanh thân thuộc! Rồi những mưa và gió vừa như thương, như khóc kẻ tha hương. Nhưng cũng giúp cho đường khơi ngắn lại. Chính là cái gió bấc lạnh lẽo ấy. Gia tài quý báu của cha con Hồng là chiếc hộp đá kín đựng bức tượng nhỏ Đức Ngài hiển linh mà đoản mệnh. Cha Hồng từng suy nghĩ và chẳng hề nói với con, với bạn hàng là ông muốn tìm về nơi gốc tích Đức Ngài, may ra còn chút hương thừa khói vãn mà vọng bái anh linh cùng cả cha ông nữa đã từng là lính của Ngài.

Thế nhưng sóng gió cũng phũ phàng không thương người nặng số. Một cơn bão lốc đã vần vũ thuyền ông. Sức cưỡng của con người cũng có hạn, và bạn làng của ông đành gửi xác biển sâu. Ông đứng trên thuyền đã rách nát mà vái trời, vái Đức Ngài thương lấy cha con ông vào buổi sức kiệt lực cùng. Chưa hết! Như được mồi bạn làng ông nằm dưới làn nước mặn xanh kia, một đàn cá mập lớp lớn bé ào ào nổi sóng tiếp xung quanh con thuyền đã tơi tả của ông. Tưởng phen này cha con ông chỉ đành chờ chôn vùi miệng cá. Có lẽ con cái đầu đàn cáimồm há hoác hát bên mạn như chực đớp lấy ông, lấy Hồng con ông. Đôi mắt nó to tròn gần bằng cái đấu, đôi hàm há ngoác sãi tay chỉ chờ...chỉ chờ...cái đuôi cứng mốc xám quật lên như cái bánh lái nhọn hoắt, những vây trương thẳng như bời chèo, ôi nó chỉ chờ...chỉ chờ...

Con ông bíu lấy sạp thuyền, chừng như nó cũng không biết khóc nữa. Mưa lạnh như đã rút đi hết máu trong người hai cha con ông đang xám ngoét, tím ngắt. Tái xanh, tái xán, nhưng...như sực nhớ lại, ông vận sức bê luôn cả chiếc cối lớn ném vào miệng cá. Sức mạnh siêu nhiên như ập vào người ông. Một cột nước nước vọt lên phả vào thuyền ông chao hẳn xuống. Và ông như cái máy, ôm luôn mấy cái cối xếp cạnh ném xuống những cái hang há hốc lởm chởm răng nhọn. Cuộn sóng ào lên một vùng, mãi mới im ắng. Thuyền ông đã vượt qua "con bão thứ hai" - cơn bão cá mập - ác quái trùng khơi.

- Hồng ạ, cha con ta tìm một nơi nào đó núi đá mà đến. Câu nói cuối cùng thốt ra từ miệng cha. Lão Hồng không bao giờ quên được. Câu nói thốt lên cái mong ước cỏn con nghề nghiệp, trải qua bao nhiêu gian khổ bão bùng, tai vạ, nhưng không bao giờ đạt được bởi con thuyền đã qua rách nát. Và thế là ông đã xuôi tay. Mộ của cha, Hồng không hề nhớ nỗi là vùi ở một vùng cát nào. Chẳng may, dúm cát nhỏ xíu kia có còn giữ cho nắm xương ấy nằm trên bờ hay cơn sóng nào đã kéo ông ra dưới tầng lông chông cứ quờ quạng những lá gai nhọn xuống nền cát như những ngón tay khẳng khiu ma quỷ trong gió xoáy. Con còng nhỏ cũng biến mình vào lỗ hang sâu.

Chỉ mình Hồng lặng lẽ, bơ vơ, trơ vơ trên bãi cát mịn mùng.

Hồng - mãi sau là lão Hồng muốn ôm lấy những ngôi mộ. Thoáng trong óc Hồng, tưởng như nấm mộ cha mình, của những người đã đi theo cha mình, những bác xóm giềng cùng nghề thợ đá, họ có cuộc đời giống cha, trụi trần trong hang động, da dẻ sần sùi như vụn đá đắp dính vào, mà mặt nước mông mênh, sóng thẳm xanh rêu, chiều chìn tím úa lên mình thành thảm mồ hoang bát ngát bao la. Hồng muốn tìm nhưng chẳng thấy gì. Chỉ mấp mô, là mộ... Những mảnh đá đen trắng, không đủ sức sáng lên với ánh mặt trời dọi vào sớm nay, nơi Hồng đã qua sau những đêm lưu lạc. Không biết Hồng đã lạc vào đây tự bao giờ giữa bãi tha ma lặng ngắt. Và bây giờ trước mắt chỉ còn là bia mộ. Sực loáng lên với Hồng là những núi đá. Đá, đá, hẳn là núi đá quây vùng đâu đây, thư đá trước mắt, không thể nào là từ nơi xa chở đên. Nhưng mộ của những ai Hồng không dám nghĩ nữa. Có phải từng mảnh đá dựng kia, đâu để tưởng vọng, để phụng thờ Đức Ngài hay quân tướng của Ngài như ông nội Hồng từng mơ ước. Rắn báo oán những ba đời, ông nội Hồng đã nhắc, vẹn nguyên lời trăng trối. Hay những kẻ muốn xóa hết dấu vết của ông cha Hồng tưởng niệm!

Tay nải bên vai, tượng Đức Ngài trong khăn gói đỏ, bây giờ Hồng đã bỏ chiếc hộp linh thiêng mà Hồng không thể mang theo nổi, Hồng bước đi và quên hẳn những nấm mộ chỉ hiện trước mắt Hồng một màu đá xám, mày đá cối...

Cối, những chiếc cối nặng nề to, nhỏ mà ân tình cho cha, cho ông, cho cả Hồng nữa. Thân cối vuông, lòng cối tròn, tượng trời, tượng đất bỗng nâng bước Hồng đi.

Vẫn là một vùng viên cát hoen vàng sẫm. Mặt biển phẳng lì không hề xáo động. Chỉ những dải sóng trắng uể oải tiếp nhau lăn cuộn vào bờ mặt cát ướt lịm. Hồng nghe tiếng chân mình cót két như miết vào chất gì trơn cứng. Đám còng thấy đọng chạy toán loạn chui xuống lỗ ẩn thủng từng đá thưa thớt. Một con nhạn biển chập chờn trên khoảng không mặt nước, chiếp chiếp gọi bầy. Hồng ngước lên và tưởng mình cũng là con nhạn biển tìm đàn. Trời xanh cao và xa. Con nhạn biển chốc chốc lại lao xuống đớp một con cá lại bay đi, không biết tổ nó nơi đâu trong mịt mùng.

Lần bước mãi, qua mấy quãng rừng thấp, Hồng lại dừng chân bên một xóm nhỏ. Con đường đất hồng lên dưới nắng chiều đang chếch dần xuống. Có một cái quán bên gốc si già, tán cây rộng xòa ôm cả mái quán. Những que cành gãy nát bám lên tầng trang đã cũ màu bụi đất. Hồng dừng lại, ghé ngồi xuống cái chông tre kê phía trước quán. Bà lão ngồi phía sau múc cho Hồng một bát nước chè vằng đậm. Bà cụ thong thả:

- Anh đi đâu mà trông vất vả? Uống đi cho đỡ khát.

Hồng vâng theo lời ba cụ. Cụ rút chiếc ô động đặt đầu chõng ra, rồi lấy một miếng trầu đưa cho Hồng, nhưng Hồng đã từ chối.

- Rước cụ xơi!

Bà cầm lấy miếng trầu, cau, đưa xuống mép chõng, lại lấy cái chày gỗ đập đập ra, mới cho vào miệng. Hồng bất giác thấy thương bà lão quán hàng.

- Cụ không có cối xay trầu?

- Có cái cối đồng qua mấy thời loạn lạc đã mất đi rồi!

Tóc bà cụ bạc phơ, miệng nhai trầu món mén. Bà lão không còn đủ răng, nên khi nhai, nước trầu lại tràn ra khóe mép. Bà kéo chiếc khăn tay quệt nó đi. Trông bà lão hiền từ, nét mặt tuy nhăn nheo, nhưng ánh mắt tỏa ra một niềm phúc hậu. Bà lại hỏi:

Trông anh như từ xa đến. Chẳng hay quê quán tận đâu, có thể cho già biết được không? Sao lại tìm về nơi đất khô cát bỏng này. Ngay già sống ở đây, cũng đã vất vả lắm, nhờ vào cái quán nhỏ này để hai mẹ con qua ngày đoạn tháng.

- Con sẽ đem biếu già chiếc cối giã trầu. Đó là ý nghĩ và cùng là lời Hồng khi uống xong những ngụm nước chè đầu tiên trên mảnh đất xa lạ.

Rồi Hồng kể cuộc đời trôi giạt cho hai mẹ con bà lão chủ cái quán trơ vơ năm tháng bên đường.

Hồng đã dừng chân nơi chân trời góc biển với gia đình bà lão bán quán dưới gốc si già. Hồng cũng chưa biết đấy là đâu, mà chỉ còn nhìn thấy một nguồn hy vọng sống bằng đôi bàn tay mình cùng với những ngọn núi đã. Đá như một niềm mơ ước, với lời dặn dò của cha "tìm nơi núi đã mà đến". Phải chăng đây là lời khấn cầu của Hồng đã được phù hộ cho đứa con lưu lạc. Giữa một vùng biển cát, trong lòng Hồng những xúc động dâng lên ngập tràn. Năm ngọn núi, ngọn cao, ngọn thấp san sát một vùng, nổi lên bên bờ cát sát biển. Sóng dạt dào ngày đêm dưới chân, đánh vào, bào mòn thành khía, thành ngấn như ai đục chạm vòng từ chân núi này qua chân núi khác. Ngước mắt lên, cây cối lao xao um tùm trên đá, trên đất, phủ lấy một vùng mát rượi những sáng, những chiều. Buổi sớm hơi biển phủ làn sương bàng bạc, nâng dần lên ôm lấy những bóng núi, từ chân lên đến đỉnh và như dừng lại rồi tan hòa vào lớp mây cao của bầu trời lồng lộng. Đôi lúc Hồng cảm thấy có chút trơ vơ, nhưng mạnh mẽ, nhưng rắn chắc tưởng như những ngọn núi kia cũng thách đấu với biển khơi. Về sau, nghe các cụ già có chữ gọi đó là Ngũ Hành Sơn. Họ còn nói thêm rằng đó là năm thứ vận hành của trời đất nên có từng ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhưng đàn bà, con trẻ cùng những người không biết chữ thì gọi là Non Nước. Mà Hồng cũng thích cái tên đó, vì có núi lại vừa có nước. Nước là biển. Có lần Hồng đã trèo lên một ngọn. Leo theo từng bậc đá cao, rồi xuống thấp. Có nơi tụt hẳn sâu xuống thành một cái hang đá. Cũng thật là kỳ thú. Và không biết tự bao thời nào lại có một ngôi chùa, có bàn Phật, có tượng lặng lẽ, mờ mờ ảo ảo với những cây thạch nhũ trồi lên hoặc từ trần hang buông xuống. Tiếng gió rít qua một khe hở nào đó nghe như tiếng sáo, tiếng cồng lúc xa lúc gần. Hồng nhớ lại cái hang thời ông nội ở quê hương. Bất giác, nước mắt lại lã chã trên mặt.

"Đất lành chim đậu". Và thế là Hồng đã thành người con trong gia đình bà lão. Cô gái con bà đã thành người vợ. Hồng thường bảo "đã có đất làm ăn!" Đất của Hồng có nghĩa là đá. Chính là vào một sáng, Hồng đã đi về một phía núi. Nhặt một viên đá có vân trắng, vân hồng,, Hồng ghè dần rồi làm thành một chiếc cối giã trầu khá đẹp trông như một chiếc lọ nhỏ hơi loe miệng. Tuy Hồng không ăn trầu, nhưng cũng đã nhiều lần nơi quê hương, Hồng nhìn thấy những chiếc cối của những người già.

Và bà cụ bán quá đã mừng rỡ đón nhận cái món quà từ trong tay người con trai tha hương. Cô gái cứ ngắm nghĩa mãi cái tặng vật cho mẹ mình và như đã thầm mơ ước, thầm hẹn một điều mong ước. Ngay nắng, ngày mưa, Út cô gái ấy gánh gồng đi về về một xóm chợ nào đó hay kiếm củi, hái rau cho mẹ. Về mùa gặt, Út đi gặt cho những người trong các xóm xa. Chiều tối lại mang về một bó lúa trả công. Công đứng vò lúa bằng đôi chân chai cứng của mình và hôm sau lại bỏ vào cải hõm đá cuối vườn mà giã. Hồng thấy thương vợ không có lấy một chiếc cối để làm ra gạo. Thế là Hồng quyết định làm người thợ cối những buổi đầu tiên. Đúng là người thợ cối đấu tiên trên mảnh đất này.

Dẫn dà năm này qua năm khác, hai vợ chồng với người mẹ sống lặng lẽ với chiếc quán và những chiếc cối to nhỏ của Hồng cũng thành một sự quen thuộc của cả vùng. Người người gọi Hồng là "bác Hồng Cối".

Và sau khi bà mẹ Út qua đời, Hồng cùng vợ dời đến chân núi để sống với nghề cho thuận tiện hơn, tránh loạn lạc đang bắt lan dần khắp xóm ngõ. Đó là những ngày náo động, tiếng trống, tiếng mõ vang lừng báo tin giặc Tây vào cướp phá miệt cửa Hàn. Người ta đồn những thằng Tây cướp của đốt nhà, giết người chính là những loại ngày xưa đã từng được mời về để diệt Đức Ngài! Hóa ra bây giờ là như thế! Đúng là "rước voi về dày mả tổ!".

Trong những đêm khuya, Hồng lại thức dậy trước tượng Đức Ngài Tât Sơn nho nhỏ của ông nội mà khấn vái cầu nguyện, thắp hương giống như ông, như cha kín đáo trong lúc vợ con còn đang ngủ:

- Kính lạy Đức Ngài hiển linh phù hộ...

Trước dáng uy linh đang bay người trên mình ngựa phi, Hồng mường tượng như ông nội mình cũng đang lướt theo, rồi lặng đứng tần ngần nhớ lại bóng ông trong hang đá buổi hoàng hôn và cả cha mình đã mịt mùng bên sóng bể.

Ôi, bên cạnh hồng và gia đình đây, biển cứ rạt rào ngày đêm như xáo động, như nhắc buồn đau của ông, của cha, của hương thân. Có khi nước mắt cứ tuôn chảy đầm đìa và dường như Hồng cùng thiếp đi trong cái dáng quỳ ngưỡng vọng.

Trong giấc mơ, Hồng thấy Đức Ngài đứng lên, lớn lên trên mình ngựa và tỏa sáng mảng hảng nơi Hồng cư trú. Hồng bỗng thấy vầng hào quang chiếu khắp. Tỉnh lại hóa ra mặt trời đang lung linh soi thẳng vào, xóa tan cái u ám tôi đen.

Bước ra khỏi bậc đá, nhìn những lớp mây giăng thành, mặt trời đã vượt lên, hồng rực. Bóng tối không còn nữa, biển càng sáng lên theo, sóng càng trắng, trắng hơn bao giờ hết.

Và lao xao trong cây rừng, trong gió núi, đá như kể mãi chuyện trăm năm xưa...

 

T.H

 

Tấn Hoài
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 157 tháng 10/2007

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground