Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Giọt nước mắt

N

ó là một đứa ăn chơi, đua đòi, lười học. Vì thế năm nay đã mười chín, hai mươi tuổi rồi mà vẫn còn cắp sách đến học lớp mười bổ túc. Cũng chẳng phải nó thích học mà tại thời buổi này làm gì cũng cần phải có bằng cấp.

Ba nó làm giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn, giàu có tiếng trong tỉnh. Mẹ không may bị tai nạn mất hồi nó mới lên mười. Rồi nó có dì. Nỗi hoan lạc lấn át tình yêu thương sâu xa trong tâm hồn ba nó. Tâm trí ông dành hết cho công việc, tình cảm lại dành cả cho mẹ con dì. Sự yêu thương, quan tâm của ba đối với nó ít hẳn. Những tưởng, có dì thì sẽ có người chăm lo cho nó, nhưng gặp phải bà dì chanh chua, đanh đá. Hằng ngày, nó phải giặt tã, bồng em, lau chùi nhà cửa không khác gì đứa đi ở. Thế mà ngày nào dì cũng đánh đập, mắng chửi thậm tệ. Những lần như thế, nó tủi thân, nhớ mẹ, rồi thu mình vào bóng đêm mà khóc. Ba nó biết nhưng không phản ứng gì. Cũng đã có lần ông nhắc khéo vợ nhưng bị bà vặc l¹i, thế là cãi vã. Từ đó, ông lén lút cho nó tiền thay lời yêu thương dạy dỗ.

Từ một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, hoạt bát, nay nó trở nên lì lợm trước những đòn roi và lời đay nghiến của dì. Nó lười học. Thi xong cấp hai, nó bỏ hẳn, giao du với bọn xấu lang thang nay đây mai đó, hết tiền lại về xin ba. Nó đua đòi, xài di động đời mới, cưỡi xe máy đời mới. Mọi thứ trên người nó luôn luôn đổi mới, kể cả bạn gái.

Một hôm, nó đèo sau xe một cô gái lạ hoắc mới quen ở vũ trường. Cô gái tô đôi mắt xanh lét, tóc đỏ hoe, hai chân vắt chéo lên nhau để lộ cặp đùi núng nính sau làn váy mỏng. Cô gái ôm chặt lấy nó như sợ bị hất khỏi xe. Nó phóng vào sân, dạng hai chân ra gạt chân chống, đi như chạy vào nhà, đôi mắt đảo quanh.

- A! May quá ba ở nhà!

- Lại về xin tiền à? Cô nào nữa đây?

- Bồ mới, được không ba?

Ông nhìn chằm chằm vào cô bé như để dò xét. Cô gái ngồi vắt chân lên ghế salon, mồm nhai kẹo cao su thổi tanh tách, rồi buông một từ cụt lủn: - Bác.

Ông không thích, nhưng cũng không ngạc nhiên bởi đây không phải là lần đầu nó đưa những cô gái như thế về nhà.

- Mày ăn chơi thế đủ rồi, phải lo lập nghiệp đi chứ.

- Có nghiệp đếch gì đâu mà lập- Nó trả lời. Cuốc đất không chịu nổi, việc nhà nước thì kiếm bằng đâu ra. Hay là ba chạy bằng cho con đi.

- Việc đó đối với tao không khó, nhưng ít ra mày cũng phải xoá cái mù chữ đi đã chứ.

Hớp ngụm nước, ông tiếp: -Tao có ông bạn làm hiệu trưởng trường bổ túc văn hoá, mày chịu khó về đó học, có gì tao lo tất.

- Học hành chán bỏ mẹ. Thôi chuyện đó bàn sau.

Nói rồi, nó phẩy phẩy ngón tay cái vào ngón giữa. Hiểu ý, ông rút vội xấp tiền đưa cho nó, cốt muốn tống nó đi thật nhanh, nếu không bà dì về trông thấy lại rách việc.

Cô gái không chào ba nó lấy một câu, vọt ra ngoài rồi leo lên xe, ôm chặt nó. Chiếc xe nổ máy, ré lên chát chúa, vụt ra đường để lại đằng sau đám khói đen sì mang hình con quỷ

Bố nó thuyết phục mãi nó mới chịu đi học, nhưng với điều kiên ông phải thay cho nó con @ mới tuynh. 

Bổ túc ban đêm học sinh đủ loại. Già có, trẻ có, chức quyền có, long nhong thất nghiệp như nó cũng đầy. Nó thường xuyên bỏ tiết. Nó không nói chuyện với bất cứ một ai trong lớp. Được cái, tiền học phí, tiền quỷ lớp nó đóng rất đầy đủ. Vốn là đứa không thích nợ nần, mọi cái đều phải được thanh toán sòng phẳng.

Nó trở nên kì dị hơn với đầu tóc cụt lủn còn ba phân, dựng đứng như lông nhím. Nó uống rượu, đua xe bị té nên mặt mày bầm tím. Hai gò má đen xạm như hai mãng cơm cháy. Cả vùng này ai cũng biết đến tên nó: Tiển. Lũ bạn côn đồ đặt cho nó cái biệt danh: “Tiển cô hồn”. Nó chưa biết sợ ai và coi trời bằng ngọn rau má. 

Nó là một thế giới tạp nhạp, sàm sỡ, thô phàm. Nó là một con thiêu thân lăn lóc trong nhịp sống đa tục. Nó dựng lên niềm vui bằng những tiếng xe điên cuồng của những cuộc đua xe máy. Nó dốt toán và ghét luôn cô giáo dạy toán. Những con số cứ nhảy tửng tưng trước mắt nó như ánh đèn màu nhấp nháy trong vũ trường.

Không biết do cô nhắc nhở nhiều hay vì lý do gì đặc biệt mà hôm nay nó chịu ngồi tiết toán. Tuy thế, nó cũng chẳng để ý gì đến tiết học. Nó không nghe cô giảng, bởi có nghe cũng không hiểu, chỉ thấy thêm đau đầu nhức óc. Thừa thãi tay, nó lấy bút vẽ rồng vẽ phượng lên cuốn vở. Chán. Nó quay sang quậy những người bên cạnh. Không ai nói chuyện với nó, nó lôi di động ra gọi. Không biết nó gọi cho ai mà lâu lâu văng ra những câu tục tỉu. Mọi người nhắc, nó quát: “Việc ai người ấy làm”. Họ lắc đầu chán nản.

          Nó thường xuyên nghỉ học làm cô bực mình, nay ngồi học lại không chịu tiếp thu bài, cô càng bực bội hơn. Đang giảng say sưa, cô phải dừng lại:

- Tiển, em nhắc lại phương trình cô vừa giảng.

- Em không học thì còng phải im lặng cho người khác học chứ!

- Em ghét học toán.- Nó trả lời thẳng thừng.

- Ghét em cũng phải cố mà học. Môn toán năm nào cũng thi. Học như em làm sao thi đỗ.

- Không học mà đỗ, thế mới tài.

Nó thản nhiên như tất cả là bạn của nó. Suốt mười năm dạy học, cô chưa bao giờ gặp học sinh nào ngang như nó. Người cô run lên, trán vã mồ hôi:

- Nếu thế cậu còn đến đây làm gì? Cậu chỉ biết ăn chơi, đua đòi, nhậu nhẹt. Cậu xem, ở đây đa phần là người lớn tuổi, họ còn bận bịu với việc gia đình, việc xã hội mà vẫn theo học. Còn cậu? Cậu dựa dẫm vào người khác mà không biết xấu hổ à?

- Cô không được xúc phạm tôi. Tôi sống sao mặc xác tôi. Không cần cô lên mặt.

- Tiển, không được hỗn.- Một người lớn tuổi nhất lớp nói.

- Cậu… Nếu thế từ nay cậu không cần phải học môn của tôi nữa. Yêu cầu cậu ra khỏi lớp.

- Ra thì ra, sợ đếch gì.

Nó găm mắt vào mặt cô rồi bước thẳng ra ngoài. Không khí trong lớp trở nên ngột ngạt, rồi vỡ oà như muốn nổ tung cả căn phòng. Mọi người xì xào, trách móc nó. Không riêng ai, tất cả đều ghét nó. 

Đã hai tuần liền nó không đến lớp. Cô vừa giận vừa lo “Thằng bé nghØ học thật ư?”. Nỗi bực bội lo lắng pha lẫn hối hận trào lên trong cô. 

Nhớ trưa qua, sau tiết giảng cuối cùng của lớp ban ngày. Mặc dù bụng đói cồn cào, mệt, cô vẫn tranh thủ thời gian đạp xe đến nhà nó. Cô đi với bước chân phiền muộn, lo âu. Ngôi nhà ba tầng nằm sừng sững bên đường quốc lộ. Tường cao, cổng kín. Cô bấm chuông. Một con chó Bécgiê nhảy chồm lên sủa. Sau ba hồi chuông, một người đàn ông to béo ục ịch trong bộ Piazama, khệnh khạng ra mở cửa. Cô đoán đó là bố Tiển. Trong nhà, một người đàn bà đồ sộ không kém ông đang nằm chình ình trên ghế salon xem đầu đĩa. Có khách đến, bà ta vẫn dửng dưng như không, mắt vẫn dán chặt vào màn hình. Thỉnh thoảng, bà ta cười ré lên theo những hình ảnh làm bà hứng thú. Đó là dì Tiển.

Đang giữa trưa, trời oi nồng, bụng đói cồn cào. Hít phải mùi máy lạnh, mùi phấn, nước hoa, mùi hôi nách toả ra từ cơ thể người đàn bà khiến cô mấy lần sắp nôn oẹ. Nhấp ngụm nước, cô vào ngay chuyện.

- Dạ , cho tôi hỏi em Tiển có nhà không ạ?

- Nó đi vắng rồi.- Bố Tiển trả lời. Cô là…

- Tôi là giáo viên dạy toán của em Tiển. Mấy hôm nay không thấy em đến lớp, không biết em nó bận hay đau ốm gì ?

- Nó vẫn đi học đều đấy chứ.

- Tiển không đến lớp đã hơn hai tuần nay rồi anh ạ. Hay là…

- Ối dào ôi! Cái thằng trời đánh thánh vật ấy tìm nó làm chi. Đến tôi là mẹ nó mà cả tháng nay còn chưa thấy mặt nữa là.

Bà dì ghẻ từ nãy đến giờ nằm chềnh ềnh trên ghế, nay xĩa vào mấy câu nghe vóng vót. Bộ ngực ngoã ra hai bên, rung lên từng đợt theo những lời tức tối. Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, cô chào ra về. Ông tiễn cô ra cổng. Con chó lại chồm lên sủa. Nó há cái mồm rộng hoác giơ hàm răng nhọn hoắt táp vào quần cô. Ông mắng: “Vàng! Đi vào”.

Ra khỏi cổng cô cảm thấy đỡ ngột ngạt. Thấy thái độ của gia đình Tiển, cô cũng hiểu được phần nào khi Tiển trở thành con người như thế! 

Đêm nay, như thường lệ. Dạy xong tiết cô Vân dắt xe ra về. Vừa đến ngã ba thì một bọn đầu đinh mặt rộ ở đâu phóng xe tới, chúng lạng lách, đánh võng. Cô đi nép sát bên lề nhưng rồi một chiếc xe húc vào cô. Cô bị hất lên vĩa hè, đầu đập mạnh vào nền bê tông, hai chân duỗi thẳng, người vặn sấp về một phía. Chiếc xe đạp oằn cong hình số 8. Chiếc cặp văng ra, giấy tờ tung toé. Gió lùa mạnh lật từng trang giáo án, thấm đẫm máu.

Người vừa tông cô cũng bị lăn kềnh ra đường. Đó là một thanh niên với cái đầu trọc lóc. Hắn bò lổm ngổm dậy, dựng xe lên. Hắn nổ máy. Trong ánh sáng mờ mờ cô nhận ra đó là Tiển. Cô đưa tay lên vẫy vẫy, ánh mắt vừa níu kéo van lơn, vừa oán trách vừa cầu cứu. Nó ngoái lại nhìn một lúc rồi rồ ga bỏ chạy. Cô Vân một mình thoi thóp trong vũng máu. May có một đôi nam nữ đi đường thấy, họ đưa cô vào viện. 

Sau hơn ba tháng điều trị, sức khoẻ cô dần hồi phục. Vết thương vùng đầu và ở ngực rất nguy hiểm. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức mới dành lại mạng sống cho cô từ tay tử thần. Dù thoát chết nhưng sức khoẻ của cô không còn như trước nữa. Người cô xanh xao, gầy đét, do mất quá nhiều máu. Khuôn mặt trở nên dị dạng, da mặt nhăn dúm lại. Suối tóc của cô bị cắt ngắn nay còn mấy sợi le te. Tính nết cô cũng thay đổi hẳn. 

Ra viện được ba ngày, cô đến trường. Nhưng đến cũng chỉ để đọc sách báo. Có lúc cô tha thẩn một mình ở sân trường, miệng lẩm nhẩm đếm một, hai, ba,… Ai hỏi, cô chỉ cười. Có lúc bỗng hét lên, rồi oà khóc như một đứa trẻ. Thầy cô cùng lũ học sinh đứng nhìn theo xa xót. Cô là một giáo viên dạy giỏi. 

Đó cũng là lý do để ông hiệu trưởng quyết định cô Vân không thể tiếp tục dạy được nữa. Ý kiến của thầy được hội đồng trường chấp nhận vì bằng chứng cụ thể ngoài đời và kết luận của bác sĩ ghi trong bệnh án. Không ai có thể bênh vực cho cô được.

Cầm tờ quyết định thôi việc trên tay, nước mắt cô trào ra, đổ oà trên vết sẹo. Không nói một lời nào, cô chỉ gật đầu theo lời diễn giải của ông hiệu trưởng, rồi cô lặng lẽ ra về. 

*  *  *

Vào một ngày kia, người ta thấy cô xuất hiện trước cổng trường, hai tay đẩy một chiếc xe tủ đựng toàn sách vở, đồ dùng học sinh. Mọi người ùa ra, tíu tít hỏi thăm. Cô cười “Nhớ đồng nghiệp, nhớ các em học sinh quá nên kiếm cớ mở quầy sách để được gần gũi mọi người”. Ai cũng xúc động. Được nhà trường và khu vực cho phép, thế là một quầy sách nhỏ được đặt bên cổng trường, dưới tán phượng già.

Học sinh đến mua sách của cô rất đông, vừa để trò chuyện, vừa mua được những quyển sách quý để học, nhưng cái chính là để góp một phần nhỏ bé vào cuộc sống của cô. Từ ngày cô nghỉ việc, gia đình cô vất vã hơn nhiều. Tuy vậy cô bán sách với giá không cao, thậm chí còn rẻ nữa là khác. Gặp những em có hoàn cảnh khó khăn, cô giúp không lấy đồng nào. Bọn trẻ rất xúc động, quý mến cô. 

Sự yêu thương, quý trọng của mọi người đã trả lại cho cô nét hồng hào, rạng rỡ trên khuôn mặt. Cô nghĩ: “Cuộc đời này còn rất nhiều niềm vui để mà sống”. 

Đêm. Trời se lạnh. Đường phố thưa dần người. Cô Vân sửa soạn quầy sách nhỏ của mình chuẩn bị ra về. Đi được một đoạn, cô nghe đằng sau vang lên những tiếng xe điên cuồng. Tiếng xe xé toạc màn đêm. Tiếng chửi bới, tiếng còi xe… chúng ruợt đuổi nhau. Bỗng, một thanh niên ngồi sau xe một thanh niên khác cầm một cây gậy to bằng bắp tay choảng vào đầu một người. Bị đánh mạnh, cậu ta ngã uỵch xuống đường. Đám kia dừng xe, nhảy xô vào đánh đấm túi bụi. Biết là bọn đầu gấu trả thù nhau, nhưng cô không đành làm ngơ, nếu để chắc chúng nó đánh chết người mất. Cô hét lên: “Cướp! Bà con ơi cướp...”. Nghe tiếng người, bọn kia bỏ chạy toán loạn. Gã thanh niên nằm bất tỉnh, mềm oặt trong vũng máu. Chiếc xe vụn vỡ. 

Nhìn quanh, không một bóng người, vắng ngắt. Một sự im lặng đến rợn người. Cô cúi xuống, bàn tay run run lật ngữa cậu thanh niên. Cô giật mình khi nhìn thấy một khuôn mặt đầm đìa máu, khuôn mặt ấy rất quen. Trong chớp nhoáng, đầu óc cô phân tích, định hình cho bao nhiêu câu hỏi: “ Ai thế này?… Là học sinh?… Em nào đây?…”. Cô ghé sát hơn, nhìn kỹ thì nhận ra đó là Tiển. Cô khựng người. Nhớ lại đêm Tiển tông xe cô, nỗi uất hận trào lên trong lòng, c« định bỏ đi, nhưng nỗi xót thương lại ập đến. Căm hận - Xót thương - Chúng cứ va đập vào nhau. Nội tâm giằng xé trong. Rồi tình yêu thương của một con người, của người thầy giáo trong cô đã lấn át tất cả. Cô nâng nhẹ đầu nó áp vào lòng. “Tiển ơi! Tỉnh lại đi em!”. Nó từ từ mở mắt, một tia chớp nhoằng qua bộ nhớ. Nó nhận ra cô, sắc mặt nó tái nhợt. Hắn buột tay cô ra khỏi đầu mình. “Tôi không cần sự thương hại. Cô đi đi”.

 - Máu nhiều quá. Để yên cô băng lại cho.- Nói rồi cô lột chiếc khăn đang choàng trên cổ xé ra băng vào đầu nó. Động tác vừa thận trọng, vừa khẩn trương. Hắn khẽ mở mắt nhìn cô, rồi bất tỉnh.

*  *  *

- Bác sĩ… người… nhà… tôi đâu?

Hơn một tuần nằm trên giường cấp cứu, bây giờ hắn mới thều thào được vài tiếng.

- Chị ấy vừa đi ra ngoài. - Bác sĩ trả lời.

- Ai cơ? Chị nào? Không phải bà dì ghẻ tôi đấy chứ?

- Chẳng thấy dì ghẻ, cũng chẳng thấy bố cậu đâu. Đó là một phụ nữ. Nghe nói là cô giáo của cậu, đúng không?

Hắn mở to mắt nhưng không nhìn vào ngoại cảnh mà đang nhìn vào trong óc hắn. Bác sĩ kể lại cho hắn nghe việc cô giáo đưa hắn vào viện như thế nào. Cô chăm sóc suốt ngày đêm, lau người, giặt giũ, đổ bô cho nó mà không quản mệt nhọc, dơ bẩn là gì. Lúc đầu, ai cũng tưởng đó là mẹ cậu. Sau mới biết là cô giáo. “Cậu thật có phúc mới có người thầy như thế”. Ông bác sĩ bảo: “Chúng tôi có thông báo cho gia đình cậu nhưng không thấy ai đến, nghe bảo họ bán nhà vào Sài gòn hơn tuần nay rồi”.

Nó nằm im. Đôi mắt khẽ nhắm khẽ mở như ra hiệu điều gì đó. Vừa lúc, cô Vân bước vào, hai tay xách phích nước, túi áo quần, lo lắng, tất bật.

- Em về nhà xoay tiền vào nộp viện phí. Nó ra sao rồi bác sĩ?

- Cậu có nhận ra ai đây không?

- Em… Em tỉnh rồi ư? May quá…

Cô đưa bàn tay sần sùi vết sẹo xoa lên má, lên mặt nó. Lời cô âu yếm nhẹ nhàng ru tâm hồn nó vào cõi dịu êm. Nó mở to mắt nhìn cô, rồi cất lên: “Cô”. Hai giọt nước mắt lăn xuống má. Hình như đây là lần đầu tiên hắn biết khóc cho một kiếp lµm ng­êi.

         N.T.H

 

 

 

Nguyễn Thị Hợi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 158 tháng 11/2007

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground