Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có cỏ Bồ Đề

 ...

T

ẹt ơi! Mày về đây tao bảo! Giỏi chưa! Con bé hốt hoảng vội tách ra từ đám trẻ con.

Lũ trẻ cười toe toét. Mẹ mày gọi về bú à? Con bé chổng mông nhìn lũ bạn qua hai chân. Rồi mai có đứa phải rúc háng tao! Mai chơi thì gọi tao nhéThôi về bú tí đi. Con bé chạy về nhà, hai cái tát đang chờ nó.

Mặt trời đỏ rực như hòn than loang lổ giữa những đám mây vàng vàng trăng trắng. Nắng đã thu mình đi khá xa, yếu ớt chọi với một vạt đồng những lúa ngô xơ xác. Con suối vòng vèo, rong dài khô từng mảng lớn trên những mô đất nhô lên giữa suối, hến thi nhau há mồm ra chết, mùi thum thủm bốc lên. Lâu rồi trời không khóc, nước suối chỉ tới mắt cá chân. Trời không khóc thì người than, chửi bố ông trời muốn giết họ không bằng gươm bằng giáo. Trời nhọ mặt người, mõ trâu lốc cốc rủ nhau về làng. Lũ nghé phởn chí gì mà động chút kà nhảy lẫng cẫng rồi cọ người vào bụng mẹ.

Con bé vừa quệt nước mắt vừa ngọ ngơ. Trời tối mịt vẫn không thấy trâu đâu. Cây duối quấn lấy cây giun to lù lù giữa cánh đồng, ngày xưa khối người  thắt cổ tự tử, nó hãi hùng thét lên. Giờ mà về thì bố mẹ giết tươi ngay. Nó hối hận vì đã gửi trâu cho anh chị chăn hộ để chơi với bạn, Làm sao bây giờ? Con bé chui tọt vào bụi cây chó đẻ co ro sợ. Muỗi vo ve đốt khắp người. Chưa bao giờ nó khát về nhà và cũng sợ về nhà như lúc này. Nó tưởng tượng ra những con ma không đầu lủng lẳng trên ngọn duối ngọn giun cười lên khanh khách, trong bóng tối lờ nhờ như có cáo đi rình người ăn thịt, ngay bên cạnh nó thôi hình như có cái xác chết đang nằm. Mà đâu đây hình như văng vẳng tiếng trẻ con khóc, tiếng ma đói tỉ tê, tiếng thì thầm của thần chết... Con bé không còn dám khóc to nữa, mắt mở thao láo căng lên tưởng chừng sắp lồi hẳn ra. Nó nín thở nghe ngóng, lỡ sói biết mình ở đây thì chết...!

Ma trơi! Hai con ma trơi lấp loá xa xa. Con bé đái ra quần. Tẹt ơ...i! T...ẹ...t! Giọng gọi văng vẳng giữa cánh đồng va vào sườn đồi bật lại. Tiếng mẹ nó khóc nghe rõ hơn, hai ánh đèn pin loang loáng chiếu. Con bé gào khóc khi bố mẹ đến gần bờ suối. Nó sồ ra khỏi bụi chó đẻ chạy thục mạng, nước suối bắn toé lên, có cả máu của nó của bố mẹ nó hoà vào khi giẫm phải những mảng trai, cành gai vương vãi. Anh gỡ tay con bé ra khỏi người chị kháo cho nó một cái thật đau rồi cõng về. Con bé ôm chặt cổ bố, ba cái bóng vòng qua cây duối lùm lùm lập loè những đom đóm. Anh lặng thinh, chị nối đuôi hãy còn sụt sịt. Khi nãy bè kháo con đau lắm đấy. Giọng cười con bé tan vào đêm vắng. Gà tậm tạch đòi gáy lần đầu

Hỏi thăm ông thÇy

Có nhà hay không?

-Thày đang ăn cơm!

Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có cỏ Bồ Đề

Lũ trẻ con hàng xóm reo hò váng lên ngoài đường. Mẹ ơi, con muốn đi chơi. Con bé phải nằm giường vì trận đòn mất trâu, nghe lũ bạn ồn ào ngoài ngõ nó nhướn cổ ngó ra. Đòi thì đòi vậy chứ đau dậy thế nào được! Chị đang chăn lợn, hai con lợn sề xốc cám lõng bõng trong máng. Đi chơi đi chiếc cái gì? Muốn ăn đòn nữa hả? Mày ra khỏi giường tao chặt chân! Con bé tiu nghỉu. Anh vừa ra đồng về, chân còn bê bết bùn, ngồi xuống thở đánh sượt một cái. Cúm gia cầm! Chó cắn áo rách! Chị kêu trời kêu đất nhìn lũ gà lang thang bới rác. Mấy hôm sau mang bán, năm nhìn đồng một con chẳng ma nào nhìn. Xã đột ngột kiểm tra phạt gần triệu bạc, chị khóc mếu xin xỏ. Các bà là lỳ lợm lắm. Hét oang oang vào tai suốt ngày rồi vẫn cứ liều. Liều thì chết! Nộp phạt đi...

Anh cầm bát ném xuống sân đánh choang một cái. Đã bảo thịt hết ướp muối ăn dần!Chị không nghe lời anh mới ra nông nỗi thế, mất toi mấy trăm ngàn, xót còn hơn xát muối. Một con lợn sề bị xuất chuồng để lấy tiền trả nợ. Con bé Tẹt vào lớp hai, thằng em trai vào lớp một, anh chị chạy vạy khốn nạn. Ứ ừ, không mặc áo cũ đâu! Áo mới cơ, khăn quàng đỏ mới cơ, dép mới cơ... Ứ ừ đâu! Thằng nhỏ khóc lóc lăn lộn trên nền nhà không chịu đến trường nhận lớp. Anh chạy vào cầm điếu định phang, chị véi giữ, nước điếu ộc xuống đầu khai nồng khai nặc. Con bé sợ quá lục tìm thước kẻ vót bằng tre vụt cho thằng em mấy cái thật đau rồi lôi tuột đến trường. Mày ngu lắm, nín đi kẻo bạn nó cười cho. Bóng hai đứa nhỏ khuất dạng sau hàng cúc tần vương đầy những dây tơ hồng ăn bám. Tiếng khóc của con dội vào lòng anh chị, buồn kéo cả không gian chùng xuống. Vợ chồng nhìn nhau, tủi hờn xen lẫn. Sao mình cục thế? Ờ, giận quá, mai mua cho nó cái áo mới. Tiền đâu mà mua? Thì dép? Không có, ăn còn chả đủ. Bán con Đực đi, có gì đâu mà trông. Chị đành bán con chó Đực, con Cái sủa vang hai đứa nhỏ khóc thét vác gậy vụt thợ chó tới tấp. Anh xốc cổ hai con lôi xềnh xệch vào nhà cài then ngoài lại, bản thân cũng bị vụt cho vài nhát vào mặt vào người. Hai đứa nhỏ ngửa mặt lên trời gào khóc, đến bữa chúng đạp đổ bát đĩa vòi con Đực về. Cả mâm bát bị lia vèo ra sân vỡ tan tành. Hai đứa bé im tịt ôm chặt lấy cổ mẹ. Chị bảo chúng nằm lên giường, lấy roi vụt nhẹ vài cái, anh giằng roi của chị vụt con tới tấp. Chị nhìn ứa nước mắt. Ngoài hàng rào có tiếng chửi oang oang của lão Bành. Mẹ cha mày! Đã bảo bao nhiêu lần rồi, sao còn che che chắn chắc cái b...ông ấy. Chị chẳng hiểu mô tê gì, chạy ra. Bác chửi nhà em ạ? Chứ tao chửi con chó nào ở đây? À tiên sư nhà ông, ông có quyền gì chửi bới tôi? Về bảo thằng chồng mày ruộng nhà tao chưa đủ nước thì lần sau đừng có mà bắt, rồi tao đào mả tổ mày lên cho biết đời đấy! Ghớm! Ông tưởng ông có quyền đấy hử? Năm nào nhà tôi cũng để cho ông bắt trước sao không thấy ngoác mồm ra mà cắn đi? À con này láo! Vợ chồng con cái lão Bành kéo nhau ra ngõ nhà chị chửi vào, một mình chị cự lại, giọng to hơn cả loa phóng thanh. Người làng can, chị vào nhà hậm hực. Cả nhà lão Bành chống nạnh chửi suốt trưa. Anh xộc ra ngoài lăm lăm que củi. Chị lao theo. Cả nhà lão Bành tán loạn như chuột. Một cú vụt vào đầu lão, mọi người thét lên thất thanh. Ối giời ơi! Nó giết chồng tôi! Quân giết người! Tổ sư bà mày! Người làng ồ ra. Chị ôm chặt lấy anh. Tiền đâu mà đền? Giời ơi là giời... !!! Lão Bành đi bệnh viện. Mọi chi phí anh phải đền. Anh còn bị chính quyền địa phương mời lên làm kiểm điểm, xử phạt hành chính. “Tiếng lành đồn xa, tiếng giữ đồn gần” Anh khó ăn ở với hàng xóm, đi đâu cũng bị dè bÜu: “kẻ hành hung” Anh thấy chán tìm cách rời làng.

Đêm khuya lắc, trời đầy sao, có lẽ mai nắng vỡ đầu. Ếch thi thoảng ộp oạp, lũ đóm nhấp nháy tìm nhau tỏ tình, dế mèn oang oang ca xướng suốt đêm. Ngoài đường vắng tanh, hoạ hoằn có chiếc xe đạp cọt kẹt ngang qua bật lên câu hát của chàng trai vừa đi tán gái về. Xa xa có tiếng oe oe khóc trong những nhà có trẻ nhỏ. Chốc chốc, chó cắn ma náo cả không gian một hồi rồi tắt ngấm. Gió phởn phơ ẩy mùi dạ hương len vào trong các ngõ. Hai đứa nhỏ đã ngủ say, chân gác cả lên người bà nội. Muỗi vo ve ngoài màn, chị gối đầu lên tay anh hít hà mùi mồ hôi nồng nồng ngai ngái. Một hai hôm nữa tôi lên tỉnh, kiếm tiền cho con nó ăn học. Chị thót mình khóc, răng cắn chặt áo anh. Chưa bao giờ chị nghĩ đến việc anh quyết định như thế này, có đói có rách cũng nương nhau mà sống chứ? Một mụ đàn bà với mẹ già và hai đứa con nhỏ, thiếu người đàn ông làm sao cho được. Từ khi làm dâu, chưa một ngày chị phải xa anh. Mấy tháng qua, chị nhớ anh quắt lòng quắt dạ, tưởng không gì khổ hơn rồi thế mà giờ anh đòi đi... Lên tỉnh biết mấy mới về? Cực thân nơi đất khách lấy ai người ta chăm sóc? Rồi khi con đòi bố chị biết dỗ thế nào? Thôi, sốt ruột, không đi ai trả nợ cho? Tính anh cục mịch chẳng biết dỗ vợ thế nào đành cứ để cho khóc, mắt nhắm vờ ngủ mà lòng rối bời. Sao trời càng đêm càng sáng, lũ dế khoẻ mồm thét vang trong các bụi cỏ gốc cây. Giời ạ, tôi có đi biệt tích đâu! Em biết. Sao còn khoẻ khóc? Chị lau nước mắt cho anh vui lòng. Thư thư rồi em chuẩn bị tiền để anh đi. Anh nhẹ cả người quay sang lùa tay vào trong áo chị. Phải gió, chỉ thế là giỏi. Không nhớ à? Nhí mới không muốn cho đi. Rồi tôi sẽ viết thư về thường xuyên. Nhớ đấy. Chị nhoẻn cười. Anh hôn lên trán, lên khắp mặt chị, dừng lại thật lâu ở môi. Những khao khát nh­ håi míi yªu cø dồn về dâng lên rạo rực, bàn tay anh hối hả lần tìm bóc tách. Ba tháng trêi quện lại ë một đêm  này. Với anh cơ thể người đàn bà đã hai mặt con ấy còn đẹp hơn gái mười tám. Anh vuốt ve cơ thể chị bằng mắt, bằng môi, bằng tất cả những gì mình có thể lấp đầy những ham muốn của những ngày sắp xa. Không kìm được, chị hổn hển rên nhẹ khi anh bắt đầu tiếp xúc, người chị cong lên dập dềnh như sóng nước...

Được người quen giới thiệu, anh đi làm thợ nề trên thị xã. Thị xã đang quy hoạch tập trung xây dựng để lên thành phố nên công việc cũng nhiều. Mỗi tháng anh gửi về nhà được bốn trăm ngàn, chị lấy tiền ấy cho con ăn học vừa đủ. Tiền chị kiếm được chẳng bao nhiêu, nhét hết vào trong hòm tích cóp trả nợ ngân hàng và bà con chòm xóm. Biết bao giờ mới đủ! Lão Bành cậy chồng chị vắng nhà không sợ gì cả, hễ đi qua là khạc nhổ, chửi vu vơ, có khi còn thò vòi tút vào bờ dậu ngay trước cổng. Chị chửi ầm lên. Chỗ ông bậy đấy à? Xẻo bố nó đi bây giờ! Chị hô hào trẻ con lại xem, lão Bành xấu hổ, mặt đỏ gay gắt. Con trời đánh! Tao với mày không giao hảo gì nữa! Giao hảo thế thì bà đây đếch thèm, đừng có tưởng nạt bà mà dễ nhá! Có khi hai con chó đang mặn nồng, lão Bành trông thấy cứ cÇm gËy nhằm con Cái mà phang. Sư bố cái giống nhà mày, ai khiến mày tơ chó nhà tao? Lão gọi thêm thằng cháu, mỗi ông cháu cầm đầu một con mà kéo. Hai con chó kêu ăng ẳng. Con bé Tẹt xãt xa gọi mẹ, chị chạy ra. Để cho chúng nó yên! Ông ngủ với vợ ông có đứa nào nó lôi không mà giờ ông ác thế? Tao khác, chó khác, bất kỳ cái gì nhà tao cũng không dây dưa với nhà mày. Chị vừa tức vừa tủi chửi đổng váng cả lên. Gã hàng xóm sang đòi nợ không được cứ đòi sờ một tí sờ vài tí lĩnh luôn cái tát cháy mặt. Gã về nhà mách vợ, vợ sấn sổ chửi chị giữa làng giữa xóm. Chị ức quá khóc rưng rức trong buồng, mẹ chồng phải dỗ mãi mới nguôi. Hội phụ nữ cho vay, chị làm thủ tục, rồi cũng trả gần hết dân làng. Mình xem trên ấy có việc gì không, em muốn lên cùng mình chứ ở nhà bao giờ mới xong nợ? Gửi con cho bà, khi nào đủ tiền thì em về luôn mình ạ. Chị biên thư cho anh. Anh suy đi tính lại rồi cũng cho chị lên tỉnh bưng bê trong một quán ăn bình dân. Hai đứa nhỏ nheo nhóc khóc, chị quệt nước mắt đi nh­ người điếc, ra đến đầu làng vẫn còn nghe tiếng con gào mẹ.

Rồng rồng rắn rắn

Mày cắn đuôi tao

Tao cắn đuôi mày

Hỏi thăm ông thÇy

Có nhà hay không?

-Thày đang rửa bát!...

Lũ trẻ hò vang, con bé thờ ơ với bạn. Chiều chạng vạng, thu về lân rân da thịt, nó thẩn thơ ngoài ngõ ngóng mẹ về, mẹ còn đi lâu lắm, bỏ nó, bỏ em nó bơ vơ ở nhà. Con bé đăm đăm nhìn ra ngoài ngõ. Thể nào mẹ cũng cắp rổ bèo bên hông tÊt c¶ ®i vÒ cho xem. M·i ch¼ng thÊy, nã lang thang víi hy väng mÑ ®ang ®i l¹i phÝa m×nh. Rồi đứng ở đầu làng, trước mặt là quốc lộ 2, những chiếc xe ô tô phóng vèo qua đều khiến nó giật mình vui tưởng bất kỳ chiếc xe nào cũng có mẹ trong đó. Bà nội đi tìm. Về đi cháu, bà sắp cơm rồi. Để cháu đón mẹ thêm một tí nữa. Bà không nói thêm được câu nào cầm tay nó dắt về. Bà lòng khòng cúi mặt giấu những giọt nước mắt, nó vừa đi vừa ngoái cổ lại phía xa xa con đường quốc lộ dõi tìm bóng mẹ.

Chưa đi chưa biết xứ Đông, đi rồi mới khổ thân ông thế này. Bạn nề của anh ngâm nga rôi cười phá lên. Đời thế mà sướng, làm cho chủ, lấy tiền chủ, ăn cơm chủ, ngủ với vợ chủ. Bố đếch về quê nữa. Lúc đầu bạn nề nói anh chẳng hiểu gì. Thì ra vợ chủ đẹp phây phây mà chủ thì bất lực. Mấy gã thợ khoẻ mạnh đều được chị chủ gọi lên ban ân huệ, tinh thần thì khoan khoái, tiền thì rủng riểng mang về, lấp đầy chỗ trống nhớ vợ ở quê. Chuyện này ai cũng biết chỉ trừ ông chủ. Thằng cha béo tốt thế mà chưa kịp trèo lên bụng đã nhẽo nhèo nhèo, vợ quái nào chẳng tức! Phải ông, ông trèo cả đêm cũng được. Hình như chị ta để ý ®Õnanh råi ®Êy. Anh thót mình, đúng là người đàn bà đó gọi anh đến thật, gọi đến nhà riêng hẳn hoi. Chị ta mời cơm, anh ăn, mời ngủ, anh không nằm. Cho tiền anh không lấy, cho cả thân xác ngọc ngà thì anh nhổ nước bọt đánh toẹt một cái rồi về. Hôm sau chị ta gọi, anh nằm im trên phản. Hôm sau nữa anh thành thất nghiệp. Không biết chị ta ba đầu sáu tay thế nào mà công việc xây dựng trên thị xã nhiều thế anh vẫn liêu điêu. Vật vờ mãi vợ mới xin cho anh được một chân rửa bát ở chỗ mình làm. Hai vợ chồng tằn tiện lắm cũng chỉ được mỗi tháng một triêu gửi về để dành trả nợ. Bà nhét vào trong hòm khoá chặt, ăn không dám ăn, tiêu chẳng dám tiêu, mỗi ngày mở hòm đếm đến mấy lần, không sất sát đồng nào mới yên tâm đậy lai.

Anh chị làm ở quán cơm, đêm trải chiếu lên mấy chiếc bàn ngủ rồi canh quán luôn, mấy đứa làm lâu hơn ngủ trên gác xép. Được vài tháng, anh chị đón con lên chơi nhân lúc nghỉ hè cho đỡ nhớ. Con muốn ở đây với bố mẹ, không về quê nữa đâu. Ứ, em cũng muốn. Em thì làm được gì? Về nhà còn học chứ? Mẹ cho mỗi đứa một roi bây giờ! Về nhà tuốt. Hai đứa bé khóc ré lên một không học, hai không học, có học thì bố mẹ phải về cho chúng đỡ nhớ.Không học để mà như bố mẹ chúng mày bây giờ à? Anh cho mỗi đứa một phát tát, chúng nó im luôn. Nhà gần công viên, chị đưa con ra đấy mua kem cho ăn rồi chơi cả buổi. Lần sau chúng quen mui cứ dắt nhau ra đấy tha thẩn đến bữa lại về. Anh chị bận tối mắt tối mũi không nhìn con được nhưng biết chỗ con chơi không vướng xe cộ gì lại an toàn nên yên tâm đôi chút. Công viên mát mẻ, mấy đứa trẻ ăn xin rủ nhau chơi bi đánh đáo mà quên b½ng công việc của mình. Hai đứa nhỏ nhập hội khá nhanh, vài hôm đã trở nên thân thiết, những trò chơi dân gian được truyền lại nhanh chóng, chúng cïng nhau chạy nhảy nô đùa.

Ăn cơm với cá

Cho xin khúc đầu

Cùng xương cùng sỏ

Cho xin khúc giữa

Cùng máu cùng mê

Cho xin khúc đuôi

Tha hồ thầy đuổi

Cả một khoảng trời vang tiếng trẻ con. Học được bạn, hai đứa nhỏ cũng chìa tay xin tiền mua kem, còn bao nhiêu đem về khoe mẹ. Đang giã nghệ, sẵn chày suýt nữa anh ghè đầu con. Chị giữ vội. Anh giết con có ngày đấy! Nó còn nhỏ có biết gì đâu? Không dám ®i xin nữa, hai chị em chơi với nhau, mặc kệ lũ trẻ kia tứ tán

Mẹ ơi, con bị kim tiêm đâm đau lắm. Chị rửa xà phòng cho con. Sao lại để cho đâm? Kim tiêm ở công viên, con và chị Tẹt lấy chơi trò bác sỹ. Chơi lâu chưa? Hôm nào cũng chơi, thích lắm. Bà chủ quán liếc xéo thái cả vào tay. Anh thì chết điếng cả người, trời đất như đen đặc lại, hai giọt nước mắt bò dần xuống hai khoé mũi. Sao không ở nhà rau cháo nuôi nhau? Lời chị đêm nào văng vẳng. Lần sau con phải cẩn thận đấy, nhiễm trùng thì sao? Không chơi trò ấy nữa nhé. Chị nhắc con. Ngoài kia con bé vẫn hồn nhiên cò cò. Bà chủ quán rậm rựt tai chồng. Mai cho vợ chồng nhà này nghỉ việc…

                                                                                              N.N.T

 

Ngô Ngọc Trang
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 158 tháng 11/2007

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground