Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Phê bình văn học Việt Nam bản chất và thực tiễn

16/01/2022 lúc 21:41

 






T





ôi xin bắt đầu bài viết của mình từ góc nhìn của thời điểm hiện tại 2013 – một hiện tại chưa hoàn kết hay hiện tại đang tiếp diễn – cũng thế, để trao đổi về phê bình văn học. Cũng xin không dài dòng lý thuyết về các kiểu loại và trường phái phê bình từ truyền thống đến hiện đại hoặc phê bình theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp của Đông Tây kim cổ từ trước đến nay đã hiện hữu, cũng không trình bày các mô hình tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại và hậu hiện đại mà nhiều công trình đã bàn kỹ. Ở đây, chúng tôi xin mặc nhiên xuất phát từ bản chất chuyên môn của phê bình văn học - theo nghĩa, nó là một bộ môn hợp thành của Khoa nghiên cứu văn học, bên cạnh Lịch sử văn học, Lý luận văn học và Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Tức nó có đối tượng, phạm vi, lý thuyết và phương pháp tiếp cận khoa học riêng, có vị thế, nội dung, kiểu tư duy và thao tác làm việc riêng, ứng với từng phương pháp, trường phái phê bình văn học cụ thể...

 

Triết học văn hóa trong đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh

16/01/2022 lúc 21:41






T





riết học văn hóa là thuật ngữ được sử dụng trong triết học phương Tây với nhận thức bản chất và ý nghĩa của hiện tượng văn hóa. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, những vấn đề triết học văn hóa được nhiều nhà khoa học Xô viết ứng dụng và phát triển. Nó là nội dung quan trọng và sang trọng trong triết lý phát triển. Nói quan trọng bởi văn hóa là sự vật, hiện tượng nằm trong giới tự nhiên có quá trình vận động biện chứng: phát sinh, phát triển, biến hóa bất tận, vận động không ngừng. Nói sang trọng, bởi triết học văn hóa giúp cho con người đi từ yếu đuối đến cường tráng, đi từ tất yếu đến tự do, giải nhiều bài toán mâu thuẫn vốn thường xuyên đặt ra trong đời sống tự nhiên và đời sống xã hội của con người. Trong cuốn: Biện chứng của tự nhiên, Ph. Angghen đã phân loại vận động của vật chất thành năm hình thái cơ bản: cơ, lý, hóa, sinh và xã hội. Liên quan tới bài viết này, là hệ giá trị đạo đức do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra với từng đối tượng người nghe, nhằm giáo dục, rèn luyện phẩm chất, xây dựng nhân cách không chỉ cho cán bộ, đảng viên, mà còn nâng cao dân trí toàn dân.
Triết học văn hóa trong đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là trong văn hóa ứng xử: với thiên nhiên, với xã hội, với con người. Văn hóa phương Đông thiên về hướng nội. Chữ Hòatrong triết học Khổng giáo được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, hợp với thế nước, lòng dân. ChữHòa được người xưa dùng nhiều vì là gốc của Lễ. Trái lại, lễ (trong tam cương) Bác Hồ thường ít dùng, nếu có dùng thì với động cơ sáng tạo để đạt mục đích: Thiện. Hòa giải là triết lý của phát triển được tuyên ngôn qua các thời đại, là một giá trị truyền thống lâu đời của cộng đồng đa dân tộc. Ý thức tự cường, lòng tự hào dân tộc là động lực giữ nước, là chiều cao văn hiến mà cốt lõi là hòa hiếu...

Diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn đương đại

16/01/2022 lúc 21:41

            Có rất nhiều ý kiến hoài nghi, phàn nàn, báo động về sự “mòn cũ” của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn sau đổi mới. Nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực bứt phá của nó trong gần ba thập niên qua và đã để lại không ít tác phẩm có giá trị, gây dư luận xôn xao trong giới phê bình, nghiên cứu và bạn đọc. Nhìn chung, tiểu thuyết nông thôn giai đoạn từ 1986 đến nay vận động và phát triển qua ba chặng đường chính.
1. TỪ KHỞI ĐỘNG TẠO ĐÀ (1986 - 1990)
Mốc 1986 dĩ nhiên không phải thời điểm làm thay đổi diện mạo của tiểu thuyết nông thôn. Sự đổi thay đó như một dòng chảy ngầm từ những năm 80 của thế kỷ XX. Những năm đầu thập niên 80 đến 1985 xuất hiện một số nhà văn mẫn cảm trước thời cuộc. Đây là chặng đường cuối thời kỳ bao cấp, những tư tưởng, quan niệm lỗi thời vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn học...

Góp thêm vài ý kiến về đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" hôm nay

16/01/2022 lúc 21:41






68





 năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã nhanh chóng trưởng thành và lớn mạnh. Các thế hệ học sinh từ các trường học đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho ha cuộc chiến tranh giải phóng và sự nghiệp xây dựng, phát triển nước nhà. Nhiều nhân tố hợp lực để làm nên thành quả đó nhưng vai trò trực tiếp của đội ngũ cán bộ quản lý và thầy cô giáo là hết sức đáng trân trọng. Trong chặng đường dài ấy, đã có ba lần thực hiện cải cách (năm 1950 - 1956 - 1981). Mỗi lần cải cách là khi đất nước đứng trước các yêu cầu mới, việc đào tạo con người buộc phải có những đổi thay phù hợp. Giờ đây, đất nước đã hòa bình thống nhất, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa với kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự hội nhập ngày càng sâu rộng. Nhìn từ yêu cầu từ bối cảnh mới, cho thấy nền giáo dục đang gặp những khó khăn, yếu kém và bất cập. Vì vậy “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” đã trở thành mệnh lệnh của cuộc sống. Cho nên Nghị quyết của BCHTW Đảng VI đã chính thức yêu cầu phải xây dựng đề án này. Đổi mới “căn bản” nghĩa là phải đổi mới cốt lõi, chính yếu. Đổi mới “toàn diện” nghĩa là từ sự lãnh đạo đến thực thi, với mọi cấp học, ngành học kể cả đầu tư và chính sách. Toàn Đảng, toàn dân đang quan tâm mong chờ và hy vọng. Bởi vì thành công của đề án có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước khi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bộ Giáo dục đang khẩn trương hoàn thiện đề án. Đề án thì rất lớn và cũng rất khó. Bản thân thì hiểu biết ít ỏi và cũng đã nghỉ hưu khá lâu nhưng với tất cả thành tâm xin được góp vài ý kiến với đồng nghiệp đương chức hôm nay. Các ý kiến này là từ sự lãnh hội một số điều Bác Hồ dạy và thực tiễn của ngành mà cá nhân cảm nhận được. Nếu đó là hữu ích thì rất hạnh phúc.
Bác Hồ đã đi xa 44 năm. Những lời dạy của Người lại đều ở vào thời điểm cả dân tộc phải đương đầu với hai cuộc chiến khốc liệt nhưng tính phổ quát của Minh triết Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn có giá trị hiện hữu. Mighen Đêxtê Phanô (Cu Ba) khi viết: “Người không chỉ là kỷ niệm của quá khứ, Người còn là con người kỳ diệu cho tất cả mọi thời đại”, chắc là với ý nghĩa đó.
Cần phải nói rằng: Bác là lãnh tụ vĩ đại, là danh nhân văn hóa lớn của thế giới. Tư tưởng và đạo đức của Người có sức cảm hóa, tập hợp và dẫn dắt trên tất cả mọi lĩnh vực. Riêng với ngành giáo dục, Người là nhà sư phạm lỗi lạc, người Thầy, người Cha kính yêu và hết sức gần gũi. Xin được nêu vấn đề ở 4 góc độ sau:
Một là: Bác đã xác định mạnh mẽ và rõ ràng vị trí, sứ mạng của nền giáo dục nước nhà. Mượn cách nói của Quản Trọng (thời Tiền Tấn), Bác khẳng định:
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người
Với Bác Hồ “công việc đầu tiên là với con người” - yếu tố quyết định thành hay bại của mọi sự việc. Năm 1947, khi nói với ngành Tư pháp, Bác dạy: “Nghĩ cho cùng, Tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, vấn đề là: ở đời và làm người”. Rồi Bác giải thích “Ở đời thì phải thân dân, gần dân và phục vụ đại chúng. Làm người thì phải chính tâm”. (Ở một bài khác viết năm 1950, Bác giải thích “chính tâm là Cần, Kiệm, Liêm, Chính - Chí công vô tư”. Sứ mạng của nền giáo dục là đào tạo con người để họ sống thật tử tế (tức “làm người”) và sống thật sự có hiệu quả (tức “ở đời”) đó là “nghĩ cho cùng” vậy. Bác đã nói với tất cả thiết tha trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945) “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và 1946 ở Hải Phòng “Phải làm cho dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái”. Trong cả đời mình Bác đã đặt kỳ vọng lớn vào sự đóng góp của ngành Giáo dục cho vận mệnh Tổ quốc. Mục đích của giáo dục nhằm đào tạo ra những công dân, cán bộ tốt cho nước nhà. Trách nhiệm rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. “Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế”. Năm 1951 dặn học sinh trước khi sang học ở Liên Xô, lời đầu tiên của Người là: “Vì ai mà học? Vì nhân dân, vì giai cấp, vì Đảng”. Với học sinh cả nước Bác nói: “Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh tức là làm tròn trách nhiệm của người chủ nước nhà”. Bởi vì như Bác viết trong thư nhân ngày khai trường năm 1945: “Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc Năm Châu được hay không chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các em”. Trung thành với tư tưởng của Người giờ đây Đảng và Nhà nước ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là “động lực cho sự phát triển”, là “Chìa khóa mở cửa vào tương lai”. Đáng tiếc là khi thể chế trong thực hiện từ đầu tư đến các chính sách cũng như ở cấp này cấp khác không phải đã nhất quán đầy đủ với quan niệm này.
Với Bác Hồ, đã có một nhận xét chí lý của một giáo sư Philipin, tiến sĩ Viven Kio Hôxê: “Biệt tài của Hồ Chí Minh là đi thẳng đến các vấn đề chính yếu”. Các “Vấn đề chính yếu” đối với giáo dục đã được Bác khẳng định rõ ràng. Về mục tiêu đào tạo: Phải đào tạo con người phát triển toàn diện để sống tốt nhất và hữu ích nhất cho nước nhà. Năm 1961, Bác dạy thiếu nhi 5 điều: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào - Học tập tốt lao động tốt - Đoàn kết tốt kỷ luật tốt - Giữ gìn vệ sinh thật tốt - Khiêm tốn thật thà dũng cảm. Từ năm 1945, Bác đã yêu cầu “Xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam… làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh Việt Nam”. Bác rất coi trọng việc giáo dục ý thức “Học để phụng sự Tổ quốc”, rất coi trọng việc giáo dục kiến thức và ý chí khoa học “Hết sức đề cao tinh thần khoa học nhằm giúp học sinh có lối nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích tổng hợp, tinh thần sáng tạo và óc thực tế”. Người cũng yêu cầu cao về việc “Phải dạy cho họ ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”. Muốn vậy, theo Người “kế hoạch giáo dục phải gắn với kinh tế xã hội” và phải “đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống”. Năm 1948 trong Hội nghị Giáo dục toàn quốc Bác chỉ thị: “Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp kháng chiến cứu nước”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Bác nhắc lại “Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân”. Từ năm 1945, Bác đã chỉ đạo gắn thực học với thực nghiệp: “Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú trọng thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng”. Nếu như gắn với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là một nguyên tắc thì việc kết hợp nhận thức với hành động, nói và làm, học với hành là chủ trương nhất quán trong chỉ đạo của Người. Trong quan niệm, Người cho rằng “Không có lý luận như người nhắm mắt mà đi. Nhưng lý luận không áp dụng vào thực tế là lý luận suông… khác nào cái hòm đựng sách”, chỉ là “Trí thức một nửa”. Với nhà trường Bác dạy: “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Năm 1958, Bác nói tại trường Chu Văn An: Nhà trường XHCN là “nhà trường học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm” và rằng “điều này quan trọng lắm”...

Hoạt động lý luận, phê bình thực trạng và giải pháp

16/01/2022 lúc 21:41






C





ùng với bước phát triển vượt bậc về kinh tế, những chuyển động xã hội quan trọng đã làm thay đổi bộ mặt văn hóa tinh thần của cả nước. Đời sống tinh thần xã hội phong phú hơn cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế. Dân chủ hóa xã hội được nâng lên. Nhận thức thẩm mỹ và thị hiếu của công chúng cũng đa dạng và phong phú hơn khiến cho nghệ thuật đa chiều hơn về nhu cầu, đa thanh hơn trong nội dung sáng tác, đa diện hơn trong hình thức sáng tạo và thể loại. Sáng tạo văn học không ra ngoài quy luật ấy. Đội ngũ sáng tác, trong đó đông đảo nhất là thế hệ trẻ liên tục xuất hiện, từng bước thay thế thế hệ đàn anh, thể hiện sắc sảo dấu ấn của mình trên văn đàn. Xuất hiện ngày càng nhiều thể nghiệm cách tân trong tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã mạnh dạn vượt ra khỏi phương thức thể hiện rập khuôn, đơn điệu, một chiều, mang lại một sinh khí mới cho nền văn học. Trong bối cảnh ấy, phê bình văn học cũng từng bước thoát ra khỏi phương pháp phê bình xã hội học, nặng tính áp đặt những quan điểm xã hội, quan tâm hơn đến ngôn ngữ nghệ thuật và tính sáng tạo của nhà văn, vai trò chủ thể quyết định đối với quá trình sáng tác. Hoạt động phê bình đã nỗ lực đáng kể trong việc ghi nhận một phần thực tiễn sinh động của sáng tác. Về mặt định hướng, phê bình cố gắng phê phán xu hướng lệch chuẩn, những biểu hiện lệch lạc trong sáng tác. Trong đánh giá tác phẩm, nói một cách công bằng, phê bình đã công tâm khích lệ những tài năng trẻ, những thể nghiệm sáng tạo mới trong xu thế hội nhập với thế giới và thời đại....

Thị hiếu thẩm mỹ - Thực trạng, sự biến đổi và vấn đề giáo dục thẩm mỹ

16/01/2022 lúc 21:41






1.





Trong những năm gần đây, lý luận nghệ thuật, mỹ học đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiếp nhận và người tiếp nhận, tác phẩm văn học, nghệ thuật và xác định người tiếp nhận như là người đồng sáng tạo, nhìn nhận tác phẩm văn học, nghệ thuật như là một quá trình, trong đó, tiếp nhận và người tiếp nhận là một khâu rất quan trọng của quá trình đó, làm cho giá trị của tác phẩm từ là một tiềm năng trở thành giá trị hiện hữu được nhận thức, tiếp nhận, xác định và truyền bá. Có nghĩa là, đặc trưng và giá trị của tác phẩm nghệ thuật không chỉ nằm trong bản thể nó, mà có liên quan rất phong phú, đa dạng với người tiếp nhận. Chỉ khi nào có sự tham gia của chủ thể tiếp nhận thì “văn bản” tác phẩm mới thực sự trở thành tác phẩm với ý nghĩa là một chỉnh thể nghệ thuật được công nhận.
Chủ thể tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật là một khái niệm có nội hàm đặc trưng không trộn lẫn, chỉ những người trực tiếp đọc, nghe, nhìn, cảm thụ, đánh giá… tác phẩm nghệ thuật. Nhưng chủ thể đó là những cá nhân cụ thể khác nhau về mọi phương diện, có nghĩa là khi phân tích chủ thể, cần đồng thời làm sáng tỏ cái chung có thể có của chủ thể và những cái riêng của từng cá nhân. Ví dụ, trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, thị hiếu thẩm mỹ của chủ thể có những nét chung và cái chung đó lại bao hàm trong nó vô vàn cái riêng, sắc thái riêng, cái cá thể của thị hiếu cá nhân. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và phức tạp đến đời sống, sự vận động, biến đổi và các khuynh hướng của sáng tạo văn học, nghệ thuật...

Tư tưởng nhân văn của đồng chí Lê Duẩn tỏa sáng tâm hồn dân tộc

16/01/2022 lúc 21:41

Đồng chí Lê Duẩn xuất thân từ một gia đình lao động, trên quê hương có truyền thống yêu nước, tình làng nghĩa xóm đầm ấm keo sơn. Truyền thống nhân ái của người dân ở vùng quê nghèo khó đã hình thành trong đồng chí tình yêu thương tha thiết với những người lao động. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, trở thành người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp của Đảng, tư tưởng nhân văn trong tư duy của đồng chí càng nhân lên theo thời gian, toả sáng tâm hồn dân tộc.
Khi sinh ra, gia cảnh rất nghèo, đồng chí lớn lên trong tình yêu thương, nuôi dưỡng đùm bọc của bà con xóm giềng. Có lần mẹ kể dì ruột đói đến nỗi không có khoai mà ăn, đồng chí đã khóc sướt mướt; tâm hồn giàu xúc cảm của cậu bé 10 tuổi không thể hiểu được vì sao cuộc sống của gia đình và bà con làng xóm lại cơ cực đến vậy. Lại thấy những người nghèo khổ, hoạn nạn, những người bị hành hạ vì trốn sưu, thiếu thuế, cậu Lê Văn Nhuận (tên hồi nhỏ của đồng chí Lê Duẩn) rất đau xót, thương tâm. 15, 16 tuổi, Lê Văn Nhuận đi tìm câu trả lời trong sử học, đạo Phật, Khổng Tử, Ki tô. Một lần nữa, anh xúc động nghẹn ngào khi biết rằng dân tộc ta đã từng bị phong kiến phương Bắc đô hộ 1.000 năm. Lòng yêu nước, thương dân cứ vậy nhân lên, thôi thúc người thanh niên trẻ thoát ly gia đình ra đi hoạt động cách mạng, thực hiện ước mơ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người…

Tập truyện ngắn "Hoa trái mùa", những chuyện đời éo le có hậu

16/01/2022 lúc 21:41

 





N





hìn cái tên Nguyễn Ngọc Chiến và tập sách vừa xuất bản, Đỗ Công Tiềm bảo tôi "Truyện khá lắm!" tôi cũng không có hào hứng đọc. Nhưng rồi nhìn cái tiêu đề "Hoa trái mùa" tôi lại sinh ra tò mò, liền dở xem mục lục và thế là tôi bắt đầu đọc ngược từ truyện cuối cùng "Hoa trái mùa".

Văn hóa gia đình và truyền thống nhân văn Việt Nam

16/01/2022 lúc 21:41






V





ăn hóa gia đình là toàn bộ giá trị chân chính về đạo đức, nhân phẩm, khuôn mẫu, nghi thức, lễ nghĩa và những giá trị nhân văn truyền thống trong gia đình  người Việt có cấu trúc hệ thống Nhà, Làng, Nước (Tục nhà, lệ làng, phép nước).
            Từ xưa, ở nước ta đời nào cha ông cũng coi trọng văn hóa gia đình, mặc dầu các cụ không gọi đích danh. Gia pháp nhà Trần rất nghiêm về danh phận trên - dưới, kỷ cương trong - ngoài. Tác giả Việt Sử Tiêu Án viết rằng: Gốc thiên hạ ở tại gia đình, có dạy bảo được gia đình, nhiên hậu mới dạy được người trong nước... Xem như vua Anh Tôn thờ cha mẹ kính cẩn, xử với họ hàng hòa thuận, vua Nhân Tôn khen là có hiếu.

Dòng tâm linh lặng lẽ

16/01/2022 lúc 21:41






C





âu chuyện bắt đầu từ phiên tòa kinh thiên động địa xử đám bất lương làm mộ liệt sĩ giả ở tỉnh nọ vào năm1990. Tôi là người đã tận mắt chứng kiến phiên tòa “nổi tiếng” đó và cả buổi xử bắn hai tên tội phạm tày đình tại đồi Phượng Hoàng xảy ra sau hôm tuyên án ít lâu. Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, rất ngắn, Xuân Đức đã khuấy lên trong tôi cảm giác ngột ngạt, bức bối, căm phẫn, xao xác có từ hơn mười lăm năm trước. Và đây: “Tôi bình tĩnh lắm nên tự hỏi, mình đến đây làm gì? Để được chứng kiến cơn thịnh nộ như động đất của người dân xứ này đối với tội ác cuả đám bất lương kia ư? Có chứng kiến hay không thì cũng thế thôi, làm gì được nữa. Họ có thể luộc nhau, bắn nhau để góp thêm cho thế giới dưới này dăm ba vong nữa. Nhưng số anh em oan ức của chúng tôi thì đành chấp nhận số kiếp, không ai có thể đào bới thêm lần nữa, mà có bới ra cũng chỉ để đau lòng người sống chứ làm sao hàn gắn được sự nát tan cuả người đã khuất…”
Ai độc thoại những lời xót xa ấy? Một người cũng không có mặt trên chốn dương gian này. Một người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ xâm lược. Một người từng là trinh sát viên, trưởng ban địch vận, huyện ủy viên rồi bí thư huyện ủy, và cuối cùng là chủ nhiệm chính trị trung đoàn trước khi anh bị dính mình Claymo của Mỹ. Một liệt sĩ. Vâng, đó là lời kêu của một liệt sĩ. Của Khảm. Là tiếng nói của một linh hồn, là hồi ức về quá khứ, là dòng tâm linh lặng lẽ chảy, nối dĩ vãng vào hiện tại trong những cung bậc trầm thong thả, chậm rãi mà xoáy xiết, cuộn động vô lượng...

Yếu tố phi lý tính trong thơ

16/01/2022 lúc 21:41

 





T





rong nhiều định nghĩa về thơ từ trước tới nay, có một định nghĩa của nhà thơ Nga Xô viết - Ôxíp Manđenxtam mà tôi cho là ứng nghiệm với đề tài đang bàn: “Thơ là ý thức mình có lý” (). Như vậy, cũng có hàm nghĩa biện chứng một trong những đặc trưng của thơ là phi lý tính, phải nhờ sự nhờ can thiệp của nhà thơ thì cái phi lý tính kia trở thành có lý. Thơ được thể hiện khi không thể nào chọn được phương thức diễn đạt suy lý trong một tình thế đầy mâu thuẫn. Thơ nhận ra sự bất túc của nhận thức lôgic trong văn xuôi. Thơ chỉ bắt đầu khi văn xuôi kết thúc. Hướng tiếp cận của đề tài này tập trung vào ba bình diện sau đây: Yếu tố phi lý tính thường hiện diện trong thơ văn cổ truyền dân tộc; Những đặc trưng của phi lý tính trong thơ. Vai trò của phi lý tính trong thơ hiện nay.

Đạo đức Hồ Chí Minh và ba nét triết thuyết phương Đông

16/01/2022 lúc 21:41












 các vĩ nhân lịch sử và danh nhân văn hoá thế giới, sự kế thừa và sự hội nhập giữa các trào lưu tư tưởng triết học là một qui luật phổ biến. Nhưng cuối cùng những cái tiếp nhận được là những kết quả mang lại điều lợi ích cho nhân dân mình, dân tộc mình, thời đại mình. V.l. Lênin đã ý thức rất sớm điều đó trên quan điểm lợi ích. Ngay từ năm 1908, Người viết: “Tôi cho rằng, người nghệ sĩ có thể tìm thấy cho mình nhiều điều có lợi trong bất cứ triết học nào” (Toàn tập, tập 47, trang 143, tiếng Nga). Đó cũng là nhận thức của Hồ Chủ tịch khi tiếp cận với các trào lưu triết học Phương Đông. Điều này thấy rõ trong nhiều sáng tác vào những năm 40 và nhất là trong những bài nói, văn chính luận đề cập đến đạo đức, lối sống, nhân phẩm của con người mới Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến khi Người qua đời. Trên quan điểm lợi ích của Lê Nin, Bác Hồ đã vận dụng các triết lý của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vào đời sống đạo đức của người Việt Nam như thế nào ? Và ở những khía cạnh nào ?
Nho giáo đã có ở Trung Quốc hơn 2.000 năm nay. Vào Việt Nam dưới thời Ngô, Đinh, Lý, Trần; Nho giáo chưa thịnh và không được trọng thị. Từ Lê trở đi Nho giáo mới trở thành quốc giáo. Mặt tiêu cực của Nho giáo thì ai cũng rõ. Đó là tư tưởng trọng vương khinh bá, trọng văn khinh võ, trọng quan khinh dân. Tư tưởng sùng Hán học mù quáng nô lệ; tự cho mình là man đi. Trung Quốc là Hoa hạ và cố bắt chước mọi thứ cho giống họ. Nhưng vào Việt Nam, Nho giáo đã được bản địa hoá nên có những đặc điểm lịch sử cụ thể sau: Nho giáo nói trời, nhưng chủ yếu là nói người; lo cho đời sống hiện tại mà ít nói đến việc thế giới bên kia; không tin vào Đấng Cứu thế nào hết; không gây ra chiến tranh với các tôn giáo khác như Hồi Giáo, Cơ Đốc giáo . . . 

Những tác giả người Quảng Trị trong bộ sách lý luận - phê bình văn học miền Trung (Thế kỷ XX)

16/01/2022 lúc 21:41






B





ộ sách là tập hợp gồm 100 tác giả có góc quê từ Thanh Hóa cho đến cực Nam Trung Bộ đã tham gia hoạt động văn hóa, lý luận phê bình văn học từ những năm 20 đến năm 2000 (thế kỷ XX). Lời thưa đầu của bộ sách nói rõ sự giới hạn đối tượng tuyển chọn: các tác giả quê gốc miền Trung đã và đang công tác tại các viện và các trường Đại học ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Nam.
   Một ưu điểm lớn nhất của bộ sách là các soạn giả đã làm nổi bật sự hình thành, phát triển của khuynh hướng phê bình mác xít; vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa, văn nghệ thế kỷ XX. Không phải ngẫu nhiên mà những nhà hoạt động chính trị nhãn quan văn hóa đã sớm vận dụng vũ khí văn học và lí luận phê bình văn học vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mà trước tiên là chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, các nhà văn hóa mác xít Đặng Thai Mai, Hải Triều, Tố Hữu… Sáu tác giả có quê gốc Quảng Trị được đưa vào bộ sách là: Lê Duẩn, Hồng Chương, Chế Lan Viên, Hồ Sĩ Vịnh, Trần Trọng Đăng Đàn, Ngô Thảo.
   Đồng chí Lê Duẩn viết về văn hóa không nhiều, thì giờ để quan tâm đến lý luận văn học, các tác phẩm văn học lại càng ít. .............
 

Những giá trị lịch sử - văn hóa Đông Hà nhìn từ văn hóa đô thị

16/01/2022 lúc 21:41






T





ruyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa ở Đông Hà có một bề dày đáng kể: truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống chống ngoại xâm, nhất là chống hai đế quốc lớn vào thế kỷ XX. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin nêu mấy tiền đề và điều kiện đã hình thành những giá trị lịch sử- văn hóa gắn liền môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái và kiến trúc đô thị, lối sống- nếp nghĩ , du lịch- dịch vụ.
1.1 Về môi trường tự nhiên và môi trường sinh thái:
Đông Hà chính thức là tỉnh lỵ của Quảng Trị từ khi tái lập tỉnh năm 1989. Đây là một vùng đất đồi, nhỏ, hẹp, dân không đông, tài nguyên chưa được khai thác, thiên nhiên không chiều chuộng con người (khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, gió Lào, cát trắng v.v…), nhưng lại là vùng đất có địa thế thuận lợi, thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh hữu tình; có đường bộ và đường sắt xuyên Việt và đường Chín xuyên Á, có cảng thị Cửa Việt, có sản vật đa dạng, có ruộng vườn trù phú, có sông Hiếu hiền hòa dọc một vùng cảnh sắc non nước hữu tình ở hạ lưu như nhà khoa học Dương Văn An đã từng tâm đắc khen ngợi:... 

Tự sự về "nghề vẽ"

16/01/2022 lúc 21:41

…”Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè…”





Đ





ến tháng 3 rồi mà vẫn còn rượu chè thì dân Việt mình quá chịu chơi thật. Nhưng quả thật rượu chè thường đi đôi với ẩm thực mà cũng từ đó liên tưởng tới cả nghệ thuật. Một phạm trù tưởng như rất cao vời. Nhớ ngày bé, xem lứa họa sĩ chống Pháp vẽ: “Trận Tầm Vu”, “Kết nạp Đảng trong chiến hào”, “Ra thao trường”, “Tiêu thổ kháng chiến”… tôi mê lắm, chất lính trong mình tích tụ chắc từ ngày ấy. Cũng bắt chước vẽ, vẽ một thôi một hồi, cạn vốn, không vẽ nữa. Sau này học vẽ, được biết thế nào là cảm hứng, thế nào là lý tưởng, dựng tranh phải lấy tư liệu như thế nào, thế nào là tích lũy vốn sống… Và để dựng được một tác phẩm phải “công phu” thế nào cũng như hiểu sự khác nhau giữa chuyên nghiệp vào nghiệp dư cũng không phải là có được học ở trường này hay không mà chủ yếu là ở cách “Dụng Công” hay “Xuất Chưởng” của mỗi họa sĩ. Có nhiều họa sĩ tự học nhưng hành nghề rất chuyên nghiệp, và tất nhiên…ngược lại cũng rất nhiều… 

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh

16/01/2022 lúc 21:41






M





ột trong những tố chất quan trọng bậc nhất vằng vặc sáng ngời của Hồ Chí Minh, lãnh tuh thiên tài của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân thân thiết của toàn thể nhân dân cần lao, yêu chuộng hòa bình trên khắp năm châu bốn biển, danh nhân Văn hóa thế giới - là chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng, trong phẩm cách, trong hành động của Người.
Nếu như chủ nghĩa nhân văn được hiểu như hệ thống các quan điểm coi trọng nhân phẩm, thương yêu con người vì sự phát triển tự do của con người, vì lợi ích tha thiết mang lại hạnh phúc cho con người; thì chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện ở một mức độ cao và nhuần nhị những tiêu chí đó. “Hồ Chí Minh là hình ảnh hoàn chỉnh của sự kết hợp: đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của C. Mác. Thiên tài cách mạng của V.I. Lenin và tình cảm của người chủ Gia tộc - tất cả đều hòa hợp trong một dáng dấp tự nhiên”(1).
Có  lẽ là chưa bao quát hết, nhưng nhận xét trên của Hêlen Tuốcmêrơ về Hồ Chí Minh đã nêu được một số khía cạnh về chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành, cũng cố bền vững qua sự chắt lọc những tinh hoa văn hóa phương Đông; nhiều tư tưởng cách mạng và tiến bộ phương Tây và của nhân loại trong đó đặc biệt là hệ tư tưởng Mác xít - Lêninít...

Nhớ anh Phùng Quán

16/01/2022 lúc 21:41

1-Vầng trăng se giá:





N





hân anh Phùng Quán vào Huế, Hội văn nghệ kết hợp với khoa văn Đại học Sư phạm tổ chức đêm thơ. Ở Huế hồi đó hiếm có một cuộc đọc thơ nào thu hút mọi người đến như vậy. Dẫn chương trình là nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Các nhà thơ Hải Bằng, Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Minh, Hải Kỳ… lần lượt lên trình bày những bài thơ tâm đắc của mình. Đến anh Phùng Quán. Thi sĩ bận chiếc áo chàm đã ngã màu, lê đôi guốc mộc với bộ râu dài lốm đốm vừa bước lên diễn đàn thì cả giảng đường vang lên tiếng vỗ tay cuồng nhiệt. Nhiều sinh viên mến mộ anh từ lâu hôm ấy mới thấy mặt. Anh xuất hiện uy nghi như một vị thánh sau bao nhiêu khổ ải. Tôi đã nghe nhiều người đọc thơ nhưng chưa từng thấy ai đọc một cách truyền cảm như anh. Anh lần lượt trình bày “Lời mẹ dặn”, “Chống tham ô lãng phí”, “Đêm Nghi Tàm đọc thơ Đỗ Phủ cho vợ nghe”, “Trường ca cây cà”… Sau mỗi bài thơ là những tràng pháo tay tưởng chừng sập cả giảng đường. Có bài anh phải đọc lại hai lần. Giọng anh lúc sang sảng, lúc trầm hùng, lúc nghẹn ngào u uất… Anh không chỉ đọc bằng lời mà đọc bằng cả bầu nhiệt huyết của mình. Tôi cứ sợ anh ngã gục trên diễn đàn vì kiệt sức. Lẽ ra anh Phùng Quán là người kết thúc chương trình nhưng không hiểu sao Hoàng Vũ Thuật lại tiếp tục giới thiệu tôi. Tôi vô cùng lúng túng...

Vì một bầu trời và mặt đất thân yêu

16/01/2022 lúc 21:41






T





ôi quen biết Trần Vinh Khâm dễ gần chục năm nay, khi được giới thiệu anh là người có nhiều tác phẩm in trong các tập: Kỷ niệm về những khoảng trời, Đọ cánh, Chiến sỹ miền Đông, Trên đôi cánh tình yêu, Chúng tôi đánh giặc và làm thơ… và là cộng tác viên tích cực của tạp chí Văn, Văn nghệ quân đội, Cửa Việt. Ấn tượng lần đầu gặp anh ở thành phố Hồ Chí Minh sao mà thật khó quên dù năm dù tháng cứ trôi đi một cách lặng lẽ vô tình. Con người ấy có  cái nhìn sâu thẳm, lối nói chuyện thật nhẹ nhàng và thỉnh thoảng nở nụ cười lặng lẽ. Tôi không ngờ trong con người anh chứa một sức sống nội tâm mãnh liệt đến thế. Đó là những khắc hoạ về ký ức chiến tranh, tình yêu tha thiết cuộc sống, nhạy cảm trước cảnh sắc thiên nhiên và có một  cái nhìn thật tinh tế trước chuyện đời, chuyện người và chuyện vặt đâu đó trong bụi bể trầm luân. Dù đảm nhận nhiều trọng trách trong cuộc đời: Người lính, Nhà báo rồi Nhà quản lý, Trần Vinh Khâm vẫn dành riêng một góc hồn mình cho thơ đi về, cho thơ trú ngụ. ý nghĩ về anh thật trọn vẹn trong tôi khi đọc 49 bài thơ của anh in chung trong tập "Bầu trời và thời gian" mà anh vừa tặng.

« 3940414243 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground