Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Người làm báo học tập tư tưởng Bác Hồ

09/02/2022 lúc 09:24






N





gười làm báo học tập Bác trước hết là học về sự khổ luyện và học ý chí cách mạng gang thép, một quyết tâm sắt đá dùng ngòi bút để chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, bởi ở Bác đã hội tụ đủ đức tài:  Trí, Dũng song toàn, chính sự hội tụ đó đã làm nên một Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa thế giới tỏa sáng trong thời đại chúng ta.
          Bác Hồ chúng ta là một vầng dương tỏa sáng trong mọi mặt của cuộc sống xã hội. Bác vừa là một nhà cách mạng vĩ đại, một nhà báo lỗi lạc, suốt đời Bác sống và làm việc chỉ với mục tiêu: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác không hề mảy may vì danh, lợi. Mục đích làm báo của Bác là vì nước, vì dân. Với Bác báo chí là công cụ, vũ khí sắc bén để làm cách mạng, đồng thời để chống lại cái ác, cái xấu nhằm bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác ví những nhà báo như là những chiến sỹ chiến đấu trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Trong cuộc đời làm báo của Người nếu tính từ bài báo đầu tiên ở Pa ri nước Pháp năm 1919 có tiêu đề “ Tâm địa thực dân” với bút danh là Nguyễn Ái Quốc, đến bài cuối cùng trước lúc Người xa chúng ta là bài viết “ Nâng cao trách nhiệm, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” với bút danh là TL đăng trên báo nhân dân số ra ngày 1/6/1969. Cuộc đời làm báo của Bác đã để lại cho chúng ta một di sản báo chí vô cùng quý giá với trên 2.000 bài viết trong và ngoài nước, cùng với nhiều bút danh khác nhau. Riêng đối với báo Nhân Dân số ra đầu tiên ngày 11/3/1951 đến lúc người mãi mãi xa chúng ta đã có 1.205 bài với 23 bút danh trong đó gồm các thể loại: Chính luận, tiểu phẩm, mẫu chuyện…..
 
 
 

 

Vận mệnh thơ như con người

09/02/2022 lúc 09:24







G





iai thoại về Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông (1258-1308) giảng thiền, trả lời và giải thích cho các môn đệ Phật, Pháp, Tăng đã được ghi lại trong sách Phật. Nhà thơ Bằng Việt mượn lời Phật viết:
 
              Bảy trăm năm sau, tôi hành hương lên Yên Tử
              Đêm- nằm mơ thấy Phật
              Nhớ lại chuyện xưa bèn hỏi: “Bạch thầy, việc đời thế nào là đúng?”
              Người ngậm ngùi: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
              Lại hỏi: “Thế nào là hạnh phúc trần ai?”
              Người bật cười to: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
              Hỏi tiếp: “Vậy thế nào là thơ?”
              Người lại phủi tay: “Chấp theo lối cũ là không đúng!”
 
                                                    ( Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm giảng thiền )
 
       Tôi không bàn chuyện phận đời, phận người trong bài thơ này, dù ý tưởng ấy xuyên suốt, bao trùm toàn bài. Tôi muốn nói đến phận thơ mà Bằng Việt gửi gắm: Chấp theo lối cũ là không đúng.
 
       ..........
 

Có một dòng văn chương về đề tài Thăng Long-Hà Nội (*)

09/02/2022 lúc 09:24







Đ





ó là dòng văn chương Tây Sơn, được hình thành và phát triển dưới triều đại minh quân Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 (1788 - 1802). Nhờ đường lối sáng suốt “dân vi bản”, chính sách cầu hiền nên nhà vua đã thu phục được lòng người, nhất là những kẻ sĩ có học vấn cao, những bậc hiền nhân, kẻ sĩ Bắc Hà. Chính họ là chủ thể sáng tạo nên dòng văn chương phong phú, bất tử trong một thời đại rực rỡ của nền văn hóa đậm chất nhân văn dân tộc ta.
................
 

Để có tác phẩm hay

09/02/2022 lúc 09:24

Làm sao để có tác phẩm hay? Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết phải trả lời cho được: thế nào là tác phẩm hay. Không nhất trí được với nhau thế nào là tác phẩm hay mà cứ muốn tìm tác phẩm hay thì chẳng giống với con trẻ chơi trò bịt mắt bắt dê sao?
.....
 

Nhìn lại văn học viết bằng chữ Nôm

09/02/2022 lúc 09:24






X





ét tiến trình văn học viết Việt Nam từ trung đại đến cận – hiện đại, có thể thấy những dấu mốc quan trọng. Văn học viết của nước ta xuất hiện từ thế kỷ thứ X, ban đầu dùng chữ Hán. Tuy nhiên, chỉ vài thế kỷ sau, đã xuất hiện văn học chữ Nôm cùng song hành với văn học chữ Hán. Như vậy, có thể nói, sự xuất hiện văn học chữ Nôm đã đánh dấu mốc chặng đường đầu tiên của lịch trình phát triển văn học viết dùng tiếng mẹ đẻ, mặc dù chữ Nôm dựa theo chữ Hán mà sáng tạo ra. Sang đầu thế kỷ XX, văn học Quốc ngữ lại ghi một dấu mốc mới, tạo nên một bước ngoặt lịch sử quan trọng, đưa văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo của văn học thế giới. Tuy văn học Nôm vẫn thuộc khu vực văn học Á Đông, nhưng, chính vì nó mà đầu thế kỷ này văn học Việt Nam mới có cơ sở để phát triển lên một mức cao hơn. Văn học chữ Hán tồn tại như một song ngữ, nó có thành tựu, nhưng cũng có nhiều hạn chế và xét cho cùng, nó có tính lịch sử, nó không thể đến với nhân dân, lực lượng làm nên lịch sử, bạn đọc rộng rãi và là người thẩm định khách quan đối với văn học.
............

Mẫn cảm của nghệ sĩ trước thực tại và chức năng dự báo của văn học

09/02/2022 lúc 09:24






T





rong những năm trước đây, do nhiều nguyên nhân, lý luận văn học và mĩ học Mác xít mới chỉ biết đến 3 chức năng cơ bản của văn học là nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Theo đó, hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học cũng thường bị giới hạn, hay nói đúng hơn là bị chi phối bởi ba chức năng này. Cho đến nay, sau ngót một thế kỷ với những biến cố thăng trầm, ba chức năng trên có thể có những cách lý giải khác, với những lối diễn đạt khác, nhưng về căn bản nó vẫn được thừa nhận, và thực tế cho thấy chưa chịu một sự chỉ trích phê phán thuyết phục nào.
Tuy nhiên, từ đầu những năm chín mươi của thế kỷ XX đến nay, do sự đổi mới và phát triển của tư duy lý luận và sự phong phú, sinh động của thực tiễn sáng tạo cũng như tiếp nhận văn học nghệ thuật, ngoài ba chức năng quen thuộc, ở một số diễn đàn hội thảo khoa học, một số tiểu luận đăng trên báo và tạp chí, một số công trình và giáo trình lý luận văn học đã bước đầu đề xuất những chức năng mới của văn học như: chức năng giải trí, chức năng dự báo, chức năng giao tiếp, chức năng thông tin… Riêng chức năngdự báo đã có nhà lý luận đề xuất phương án kết hợp với chức năng nhận thức để thành  chức năng nhân thức và dự báo của văn học, với lý do chức năng nhận thức tạo tiền đề cho chức năng dự báo. Những đề xuất này đã đầy đủ cơ sở khoa học, đã phù hợp với thực tiễn nghệ thuật hay chưa? Vẫn đang cần giới lý luận và sáng tác cùng suy nghĩ để tiếp tục làm sáng tỏ. Nhưng, với suy nghĩ cá nhân, chúng tôi cho rằng vấn đề dự báo chỉ thuộc về tác giả, còn vấn đề nhận thức thuộc về cả hai: tác giả và người đọc. Vì vậy, chúng tôi thiên về phía cho rằng dự báo là chức năng riêng, độc lập với chức năng nhận thức...........
 

Xây dựng nhân cách văn hóa vì lợi ích cộng đồng

09/02/2022 lúc 09:24

1. CẤU TRÚC NHÂN CÁCH QUA MỘT SỐ KIẾN GIẢI





T





heo định nghĩa thông thường nhân cách tức là tư cách và phẩm chất của một con người. Người ta thường nói: giữ gìn nhân cách trong sạch; tôn trọng nhân cách của một hiền nhân; con người ấy có tài nhưng thiếu nhân cách v.v… Nhân cách là khái niệm thuộc ngành khoa học nhân chủng học (anthropology). Cấu trúc người nói chung, cấu trúc nhân cách nói riêng bao gồm nhiều thành tố: tình thần, và vật chất, tâm linh và thể xác, đạo lý và sinh thể, lý tưởng và hiện thực, động cơ và hành vi v.v…
Nhân các là một giá trị thuộc phạm trù văn hóa đạo đức – thẩm mỹ, nên mới có nhân cách văn hóa. Ở mỗi nước, dò đặc thù lịch sử, đại lý, tâm lý, tâm hồn, đạo đức, kinh tế, văn hóa v.v… nên giá trị nhân cách được mô hình hóa khác nhau. Ở nước ta mô hình nay là: Chân, Thiện, Mỹ. Ở Nhật Bản, theo giáo sư T.Makiguchi trong cuốn giáo dục về sự sáng tạo coi giá trị nhân cách được mô phỏng theo hình trụ, mà đỉnh là đạo đức; đáy là thẩm mỹ; còn ở giữa là lôgích. Từ đó theo ông thang giá trị của nhân cách được thức hóa:Thiện (đạo đức); Ích (Kinh tế); Đẹp (thẩm mỹ). Trong tự nhiên cũng như trong xã hội, bà phạm trù này tác động lẫn nhau, quan hệ hữu cơ với nhau. Cái gì đã đẹp đều có ích và đều tác động đến đạo đức của con người và ngược lại.
....
 

Bài thơ mừng xuân mới đầu tiên của Bác Hồ

09/02/2022 lúc 09:24

Mừng xuân 1942
 
Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi,
Năm cũ qua rồi, chúc năm mới:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!
Chúc Việt Minh ta càng tiến tới!
Chúc toàn quốc ta trong năm nay,
Cờ đỏ sao vàng bay phất phới!
Năm nay là năm rất vẻ vang,
Cách mệnh thành công khắp thế giới.
Ngày 1 tháng 1 năm 1942
         Hồ Chí Minh

Hải Triều - Trang sách và thời gian

09/02/2022 lúc 09:24






X





uất hiện trên báo chí và văn đàn Việt Nam với tư cách là nhà báo, nhà lý luận, phê bình văn học mác-xít, ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX,  Hải Triều đã nhanh chóng khẳng định mình như một cây bút tiên phong có tài và có tâm được nhiều người nể trọng. Ông có 46 tuổi đời với 26 tuổi nghề trải dài và tiếp biến qua các thời kỳ đặc biệt: Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp. Ở thời kỳ nào, Hải Triều cũng thể hiện nhất quán lập trường chính trị, quan điểm nghệ thuật của mình một cách sáng rõ trước mọi thử thách và thực tiễn của đời sống báo chí và văn chương dân tộc để bảo vệ chân lý, khẳng định sự tiến bộ và sự thắng lợi của nền báo chí và nền văn nghệ mới.
Với khoảng cách thời gian và bước tiến của ngành báo, của khoa nghiên cứu văn chương, của lý thuyết tiếp nhận văn học hiện đại, những trang viết của Hải Triều - nếu đặt trong bối cảnh chung của báo chí, của lý luận, phê bình văn học những năm 30 của thế kỷ XX và cho đến ngày nay - vẫn tỏ rõ sức sống, sức trẻ của nó, nói theo nghĩa có khẳng định, kế thừa và có phát triển, bổ sung.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật đợt I năm 1996 do Nhà nước tặng cho Hải Triều là chứng chỉ thời gian về những trang báo và trang sách xuất sắc của ông. Qua giải thưởng này, chúng tôi muốn nhìn lại một con người, một sự nghiệp mà hành trình cuộc sống và hành trình nghệ thuật, lập ngôn thật ngắn ngủi và không dễ dàng. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, chúng tôi muốn ôn lại sự nghiệp Hải Triều ở hai lĩnh vực nổi bật.
1.    Hải Triều – Nhà báo xuất sắc
Nhiều người nghiên cứu về Hải Triều thường đi sâu phân tích sự nghiệp lý luận, phê bình văn học hơn là sự nghiệp báo chí, dù ông khởi đầu nghiệp viết của mình bằng những bài báo khi tuổi đời còn rất trẻ. Khoảng trên 20 bài báo của ông viết từ năm 1928 đến năm 1933 đề cập đến nhiều vấn đề thuộc chính trị - xã hội - dân sinh - triết học trong nước và trên thế giới, là nền tảng và là đối tượng quan trọng để nghiên cứu bước đường tư tưởng và hành trình nghề nghiệp báo chí, lý luận, phê bình của ông về sau. Cũng chính những năm làm báo đầu tiên này giúp ta khẳng định rằng Hải Triều là người có học vấn sâu, có tư duy luận lý và lôgíc sắc sảo, bởi lẽ những vấn đề mà ông đề cập đều liên quan đến những biến cố, sự kiện trọng đại trong và ngoài nước. Nếu không có một trình độ am hiểu về kinh tế, chính trị, lịch sử, triết học... thì làm sao bình luận, chứng minh và biện bác một cách thuyết phục được; kể cả đối phương khi thua lý, họ cũng phải thừa nhận điều đó.
Từ những bài viết ký tên Nam Xích Tử như: Cuộc chiến tranh thế giới sau này, Muốn thì được - Cuộc cách mạng Ái Nhĩ Lan lược sửđến những bài ký tên Hải Triều như: Vấn đề dân sinh, Hội nghị Kinh tế thế giới, Hội nghị Kinh tế thế giới hay là cái tháp ba bênh của con cháu ông Nêô hoặc bài: Sự tiến hoá của văn học, sự tiến hoá của nhân sinh, Duy vật hay là duy tâm... đều được lập luận và phân tích, xoáy sâu từng vấn đề một cách cặn kẽ, sắc bén qua ngòi bút Hải Triều. Bàn về bước tiến hạnh phúc của con người, ông viết "Nhưng cái hạnh phúc của nhân loại không thể lấy bề dọc làm tiêu chuẩn, mà chính phải lấy bề ngang, nghĩa là không thể lấy cái hạnh phúc của đời xưa so với cái hạnh phúc hiện tại, chính phải lấy sự hạnh phúc của xã hội so với sự hưởng thụ hạnh phúc của cá nhân, nếu sự cung cấp và sự hưởng thụ phân cách nhau, thì không thể tránh cái tâm lý bất mãn do đó mà phát hiện" (Vấn đề dân sinh). Hoặc khi bàn về Cuộc chiến tranh thế giới sau này trên báo Tiếng Dân, Hải Triều có những dự đoán và phân tích sâu! "Ai cũng hiểu cái nguyên nhân động lực của thế giới chiến tranh ngày nay là tại kinh tế từ khi cái chế độ cơ khí ở Âu Châu, Mỹ Châu thịnh hành, cái sức sinh sản của máy móc nhiều quá, lanh quá, nên phải cần có chỗ tiêu thụ và lấy nguyên liệu về. Thành thử các nước tư bản liệt cường họ mới đi tìm kiếm những thuộc địa, lãnh thổ, tô giới (...) để bán chạy hàng hoá và thu nhập nguyên liệu. Trong khi tìm kiếm đó thế nào lại khỏi gặp nhau, gặp nhau tất phải đánh nhau". Từ lập luận đó, Hải Triều khẳng định rằng "thế giới chiến tranh" tất sẽ xảy ra. Nằm trong mạch phân tích tình hình thế giới, Hải Triều đã giới thiệu Karl - Marx qua bộ sách Tư bản nổi tiếng, từ đó, ông lên án chủ nghĩa đế quốc quốc tế, trong đó có chủ nghĩa tư bản Mỹ, chủ nghĩa cải lương Quốc tế thứ hai; ông bênh vực Liên Xô và chính sách hoà bình nhân đạo của Liên Xô; ông bênh vực nhân dân lao động; ông chỉ ra sự tàn bạo của chiến tranh; ông tiên đoán, bình luận sự tan rã và khủng hoảng kinh tế cũng như sự mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngay khi Hội nghị kinh tế thế giới  mở ra...
Ở trong nước, Hải Triều cũng quan tâm đến những vấn đề thời sự. Các bài: Vấn đề bầu cử ở Trung Kỳ, Duy tâm hay duy vật, Báo Tiếng Dân đứng giữa trời... được Hải Triều viết trong sự biện lý say sưa và giàu tính chiến đấu để tìm ra chân lý và vạch ra sự sai lầm, mơ hồ của những người trong cuộc tranh luận với mình, ông chỉ ra sự thiếu hệ thống, biện chứng và thiếu nền tảng triết học căn bản, hiện đại của một số người....
 
 

Đưa cuộc sống vào tác phẩm để đưa tác phẩm đến với cuộc đời

09/02/2022 lúc 09:24






1.





 Ngay từ trong những mầm mống đầu tiên đánh dấu sự ra đời của mình, văn học, nghệ thuật đã bao hàm trong nó nhu cầu và nhân tố nhận thức. Và sau này, khi văn học, nghệ thuật đã phát triển mạnh, trở thành một hình thái ý thức xã hội độc đáo và mang tính độc lập, nhân tố nhận thức ngày càng phát triển phong phú, sâu sắc, đa dạng. Vậy, nghệ thuật nhận thức cái gì? Đó là sự nhận thức hiện thực khách quan ngoài mình (con người) và tự nhận thức chính mình (con người). Nhu cầu và khát vọng nhận thức hiện thực (xã hội và con người) là một thuộc tính của văn học nghệ thuật dù văn học, nghệ thuật ra đời và phát triển trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, dù phương pháp, phương thức sáng tạo được sử dụng để đạt tới nhu cầu đó là hết sức khác nhau và dù người sáng tạo có tự giác chấp nhận hay không chấp nhận chức năng nhận thức đó của văn học, nghệ thuật.
Thuộc tính trên của văn học, nghệ thuật xuất phát từ bản chất xã hội của nó, vì nó là một hình thái ý thức xã hội. Theo phản ánh luận mác-xít: “Vận động của tư duy chỉ là sự phản ánh của vận động hiện thực được di chuyển vào và được cải tạo trong đầu óc con người” (Mác) và “Kết luận mà chủ nghĩa duy vật lịch sử lấy làm cơ sở cho nhận thức luận của mình một cách tự giác là: có những đối tượng, vật, vật thể tồn tại ở ngoài chúng ta, không lệ thuộc vào chúng ta vàcảm giác của chúng ta đều là hình ảnh của thế giới bên ngoài”(Lênin). Theo quy luật đó, là một hình thái ý thức xã hội mang đặc trưng rất độc đáo, văn nghệ có thuộc tính, có nhu cầu, có nhiệm vụ và năng lực nhận thức hiện thực.
Phản ánh luận mác-xít trước hết là vấn đề của triết học, nhưng đồng thời cũng là vấn đề cốt lõi của mỹ học, do đó nó là cơ sở để lý giải một cách khoa học quan hệ giữa văn học, nghệ thuật với hiện thực. Song, phải khẳng định ngay rằng, trong nội hàm của phản ánh luận không bao giờ chỉ là sự phản ánh bề mặt, sao chép, máy móc đơn giản, mà bao hàm đồng thời một hệ thống các yêu cầu không tách rời nhau: phản ánh gắn liền với nhận thức và hiểu biết, phản ánh với năng lực biểu hiện nhân tố chủ quan của chủ thể phản ánh, phản ánh với khám phá sáng tạo… đúng như Lênin từng khẳng định: “Ý thức con người không phải chỉ nhận thức thế giới khách quan mà con sáng tạo ra thế giới khách quan”.
Đối với các hình thái ý thức như khoa học, chính trị thì giá trị của sự phản ánh nằm ở tính đúng đắn và chính xác của nó, còn với đặc trưng của riêng mình, giá trị của sự phản ánh và nhận thức bằng văn học, nghệ thuật lại thể hiện ở tính chân thật và sáng tạo. Có nghĩa là, trong quan hệ với hiện thực, văn học, nghệ thuật luôn luôn là chủ thể “hiểu biết, khám phá và sáng tạo”, như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh đặc trưng của văn học, nghệ thuật. Sự thống nhất, xuyên thấm vào nhau giữa các chủ thể và khách thể là đặc trưng của sự phản ánh, nhận thức hiện thực bằng văn học, nghệ thuật. (Chế Lan Viên đã có lần nhận xét, tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp của hai dòng máu: máu của cuộc đời và máu của chính mình). Trao đổi với họa sĩ Maragam, Lênin nhắn nhủ: “Nghệ sĩ không nên bắt chước ai cả. Nghệ sĩ cần độc đáo” và khi xem một bức tranh của chính Maragam, Lênin đã hóm hỉnh nhận xét: “Cố nhiên ở đây có sự giống nhau rất rõ giữa nguyên mẫu với bức tranh, nhưng tôi không nhìn thấy anh trong bức chân dung đó”. Điều nhận xét đó chỉ ra rằng, không có nhân tố chủ quan của chủ thể phản ánh trong kết quả phản ánh sẽ không thể tạo thành tác phẩm nghệ thuật đích thực, bởi nói đến nghệ thuật là nói đến lý tưởng thẩm mỹ, là sự vươn lên, sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, là sự tạo ra “thiên nhiên thứ hai” (M.Gorki) của nghệ thuật. Vì vậy, quy chiếu mối quan hệ giữa văn nghệ với hiện thực, xác định nhận thức hiện thực là thuộc tính của nghệ thuật không có nghĩa là đồng nhất hiện thực và chân lý nghệ thuật với hiện thực và chân lý cuộc sống. Nghệ thuật là sự phản ánh, nhận thức, chiếm lĩnh, khám phá, sáng tạo và đồng hóa hiện thực theo cách riêng của nó.
2. Đối với văn học, nghệ thuật, hiện thực với tư cách là đối tượng của nó, luôn luôn hiện ra trong tính toàn vẹn, thống nhất giữa vĩ mô và vi mô, được nhận thức và khám phá theo chiều dọc thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai) và theo cả lát cắt ngang với những vấn đề của cuộc sống trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể. Trong cái hiện thực cực kỳ phong phú, đa dạng đó, bao giờ, con người và những vấn đề về số phận con người cũng là đối tượng chủ yếu của văn học, nghệ thuật. Khi đặt vấn đề văn học, nghệ thuật vớihiện thực đất nước hôm nay, không có nghĩa là hạ thấp hay thu hẹp đối tượng nhận thức của nghệ thuật. Quá khứ và cả tương lai đều thuộc phạm vi chiếm lĩnh của văn học, nghệ thuật. Song, lịch sử văn học, nghệ thuật đã minh chứng rằng, nếu đó là một nền văn học, nghệ thuật có nội lực mạnh, có khát vọng lớn, thì nó luôn luôn là người đồng hành nhiệt huyết, tỉnh táo và tin cậy của cuộc sống và con người cùng thời với nó. Mẫn cảm và kịp thời bám sâu vào thời cuộc, khám phá những vấn đề đang  đặt ra trong thời cuộc đó, với tư thế là người trong cuộc, hiểu biết cả “tim đen, tim trắng” của nó như khát vọng của M.Gorki để từ đó, không chỉ sáng tạo nên những tác phẩm “kịp thời” mà còn có khả năng tạo ra những tác phẩm “để đời” cho mai sau, đó là một bài học nghệ thuật lớn trong lịch sử nghệ thuật và đồng thời cũng chính là một thách thức gay gắt đối với những người sáng tạo văn học, nghệ thuật hôm nay, bởi vì ở thời đại của chúng ta hôm nay, thời đại mà con người có đủ năng lực và trí tuệ nhìn nhận hết sức tỉnh táo mọi sự vật, hiện tương, biến cố và số phận của mình, của đồng loại thì đòi hỏi nhận thức và khám phá hiện thực hôm nay đối với văn học, nghệ thuật cần phải nhấn mạnh và đề cao hơn bao giờ hết....
 
 
 

Văn hóa tâm linh - lý luận và thực tiễn

09/02/2022 lúc 09:24






V





ăn hóa tâm linh là thuật ngữ được hiện diện trên văn đàn vào mươi, mười lăm năm gần đây, nhất là sau khi các nhà nhân học, tâm lí học, khoa học xã hội trong nước và quốc tế thừa nhận yếu tố tâm linh, một trong bốn thuộc tính của con người: (con người xã hội; con người sinh học, con người tâm lí, con người tâm linh). Tâm linh có hai nghĩa: khả năng đoán biết một biến cố sẽ xẩy ra; tinh - khí - thần của người. Từ đó trở đi, một câu hỏi tưởng chừng như ẩn số: “Con người là một bí ẩn” mà nhiều nhà tư tưởng lớn đặt ra ở thế kỷ XIX, được triết học văn hóa giải mã khi nghiên cứu con người: cái tự nhiên và cái phi tự nhiên, lý trí và tình cảm, trí tuệ và bản năng, lý tưởng và tính dục, cái thiêng và cái tục, nhân vị và siêu nhân vv … Như vậy, khi ghép tâm linh vào văn hóa, thì khái niệm văn hóa tâm linh là hình thái văn hóa của một tộc người gồm: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian (folklore) và một phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật như sự thăng hoa, phút xuất thần, “tia chớp” cảm hứng sáng tạo, trí tuệ phát sáng của nhà khoa học và nghệ sĩ.
.........
 

Cửa Việt luôn là Cửa - Gió mới

09/02/2022 lúc 09:24






Đ





ể đánh dấu cái cột mốc bạn đọc và bạn viết dấu yêu đã đồng hành cùng 200 số Tạp chí, Ban Biên tập mở cuộc phỏng vấn bàn tròn, chớp nhoáng. Với số lượng khách mời có hạn, chắc chắn sẽ không bao quát song đây sẽ là những thông tin bổ ích về hoạt động của toà soạn bên lề 200 số báo.
1-Trước hết xin giới thiệu phần trả lời phỏng vấn của nhà văn Xuân Đức, nguyên TUV- Giám đốc sở VH-TT - Tổng Biên tập CV. Với tình cảm và trách nhiệm của người đi trước, anh đã ưu ái và sốt sắng chuyển tới BBT bài viết có tên là “Thân phận một dòng sông- Số phận một tờ báo…”minh triết và xúc động. Xin được trình làng:
Cửa Việt là tên một cửa biển mà cũng là tên một con sông… Dòng sông Cửa Việt là dòng sông rất đặc biệt, nó có cái gì đó khiến người ta liên tưởng đến thân phận một dân tộc, hoặc ít ra là sự hiện hồn của mảnh đất Ô châu ác địa.  Lúc lấy tên Cửa Việt (là tên sông Cửa Việt hay tên cửa biển Cửa Việt) đặt tên cho tờ Tạp chí văn nghệ của tỉnh nhà, không biết nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có hàm ý gì... ..........
 

Đừng xem nhẹ việc hướng dẫn việc cảm thụ văn chương cho trẻ em

09/02/2022 lúc 09:24






C





húng ta đều đã rõ, hiện nay văn hóa đọc giảm sút khá nhiều ở một số bộ phận bạn đọc, trong đó có trẻ em. Đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho lý luận, phê bình văn học trì trệ, nghèo nàn. Lý luận, phê bình văn học viết cho trẻ em không nằm ngoài hiện trạng đó. Vì vậy, hoạt động cảm thụ văn chương của trẻ em và việc hướng dẫn cảm thụ văn chương cho trẻ em cũng bị xem nhẹ.
Hoạt động tự đọc đến thưởng thức rồi đến cảm thụ là một quá trình tiệm tiến của tiếp nhận văn học, nhưng ba loại hoạt động đó tiếp nhận không hoàn toàn là một. Nếu đọc một cách đơn giản, thụ động, ép buộc hoặc đọc chỉ vì mục đích biết nội dung, thông tin nhằm xem nó là phương tiện để làm việc khác thì chưa hẳn là tiếp nhận một cách hoàn toàn và đúng nghĩa. Cũng như người lớn, đối với một bộ phận trẻ em, chúng ta thấy rõ ràng nhất tình trạng đọc nhiều khi vô hồn, không có hứng thú, không có cảm xúc. .......
 

Nhà văn và cách đọc mới lý luận văn nghệ đương đại

09/02/2022 lúc 09:24






T





ư duy mới đòi hỏi lý luận văn nghệ không chỉ sáng tạo những kiến giải mới mẻ, đáp ứng những vấn đề cập nhật do đời sống xã hội, đời sống sáng tạo văn học, nghệ thuật đặt ra, mà còn phải rà soát lại một số luận đề cơ bản, vốn là những giá trị trong hệ thống lý luận, mỹ học mác – xít, nay cần được bảo vệ và phát trển như thế nào để đúng hướng theo tinh thần của NQ V TW (khóa 8) và NQ 23 của Bộ Chính trị (khóa X). Bài viết này xin nêu hai vấn đề:
I. Cần có cách đọc mới chủ nghĩa Mác – Lênin (trong đó có mỹ học, lý luận văn nghệ)
Trong triết lý phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan khoa học, là vũ khí của người lao động đứng lên giành quyền sống. Học thuyết này ra đời ở Tây Âu, mà Châu Âu hay phương Tây chưa phải là tất cả nhân loại. ..........
 

Xây dựng và phát triển văn hóa- nề tảng tinh thần của xã hội

09/02/2022 lúc 09:24






T





ìm hiểu các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, định hướng phát triển văn hóa được xác định trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng, chúng ta thấy rõ, các quan điểm, chủ trương đó xuất phát từ ba cơ sở sau đây:
Một là, sự tiếp tục khẳng định các quan điểm cơ bản đã được thực tiển kiểm nghiệm là đúng đắn từ đổi mới 1986 đến nay.
Hai là, xuất phát từ những đòi hỏi của sự phát triển đất nước thời kỳ mới với mục tiêu “tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, chỉ ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đối với sự phát triển văn hóa những năm tới.
Như vậy, trong các quan điểm, chủ trương về văn hóa được xác định trong các văn kiện Đại hội XI, các cơ bản, cốt lõi gắn rất chặt với nhữngđiểm bổ sung mới, nội dung và nhiệm vụ mới để tạo nên một hệ thống đồng bộ về chăm lo phát triển văn hóa.
1. Đại hội XI xác định, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong tám đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng, theo quan niệm mới của Đảng và nhân dân ta về chủ nghĩa xã hội..........
 

"Bóng đêm" và nghệ thuật tự sự tổng hợp mới của Ma Văn Kháng

09/02/2022 lúc 09:24






B





óng đêm”() - tiểu thuyết về đề tài công an hình sự của Ma Văn Kháng được hoàn thành đầu năm 2011 đã ra mắt độc giả. Đồng thời với “Bóng đêm”, Ma Văn Kháng cũng đã viết xong tiểu thuyết “Bến bờ”, cả hai hợp thành bộ tiểu thuyết về đề tài hình sự.
Ông tâm sự với tôi rằng ông đã dồn sức và hứng khởi, tâm huyết với hai cuốn tiểu thuyết về đề tài này, ông dụng công với văn chương của chúng cùng là kỹ thuật viết trong đó - có lẽ đây là những thiên tiểu thuyết cuối của đời văn ông. Bài viết này nêu mấy ý kiến bước đầu về cuốn Bóng đêm.
Điều có thể nhận ra ngay là Bóng đêm thuộc loại tiểu thuyết luận đề.
Ngay cách đặt tên tiểu thuyết cùng là chọn lời Chế Lan Viên làm đề từ (“Chúng ta ở trên đời không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích”) cũng đã bộc lộ dụng ý chủ đề của tiểu thuyết.............
 

Thành tựu và những vấn đề đặt ra trong đời sống văn học nghệ thuật thời k

09/02/2022 lúc 09:24






S





ự phát triển của đời sống văn học, nghệ thuật Việt Nam những năm qua vừa là sự vận động nội tại của chính nó, đồng thời còn chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan. Đó là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, sự biến đổi công chúng nghệ thuật, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội; tác động đa chiều của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng sâu rộng. Những tác động đó cũng là bối cảnh, là hiện thực khách quan kích thích, gợi mở cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ.
1. Nhìn chung dòng mạch chính của đời sống văn học, nghệ thuật là chủ nghĩa yêu nước, sự gắn bó với dân tộc, nhân dân, phản ánh chân thật cuộc sống lao động, đấu tranh và xây dựng của nhân dân ta trong những năm vừa qua. Nhiều tác phẩm thuộc tất cả các loại hình nghệ thuật (văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, kiến trúc…) vừa tiếp tục truyền thống tốt đẹp của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, đồng thời có nhiều tìm tòi về nội dung phản ánh, mở rộng phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, phát hiện được những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của đời sống trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh khách nhau. Sự đa dạng về nội dung và phương thức thể hiện là một dấu hiệu mới của văn học, nghệ thuật những năm qua.
............
 

Thành tựu và những vấn đề đặt ra trong đời sống văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới

09/02/2022 lúc 09:24

II
1. Những yếu kém, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong sáng tác văn học, nghệ thuật thời gian qua là: Số lượng tác phẩm xuất hiện ngày một nhiều song còn ít tác phẩm có giá trị cao và bền vững trên cả hai bình diện, tư tưởng và nghệ thuật. Lý tưởng xã hội và khát vọng  thẩm mỹ chưa cao, do đó trong nhiều tác phẩm, ý nghĩa xã hội còn hạn hẹp, không ít tác phẩm sa vào những chuyện vụn vặt, quẩn quanh, ít ý nghĩa đối với đời sống. Trong khi cuộc sống đang vận động mãnh liệt, khẩn trương thì văn học, nghệ thuật còn thiếu vắng những tác phẩm có tính đột phá, mở đường sáng tạo mới mẻ, táo bạo, có giá trị cách tân đích thực, có ảnh hưởng mạnh tới công chúng. Văn học, nghệ thuật những năm gần đây tỏ ra chậm chạp, lúng túng trong tiếp cận và nhận thức những vấn đề mới của cuộc sống hiện đại, chưa cảm nhận được chiều sâu, ý nghĩa của quá trình chuyển biến mang tính lịch sử của thời kỳ mới của đất nước – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục xuất hiện và phát triển khuynh hướng cực đoan trong sáng tác là nghiêng về khai thác, tô đậm mặt đen tối, tiêu cực, thậm chí một số tác phẩm cố tình bôi đen hoặc phỉ báng, phủ nhận quá khứ và mặt tốt đẹp, tích cực của cuộc sống hiện tại. Có biểu hiện tuyệt đối hóa đời cá nhân với những nỗi đau, tâm sự u uất, luẩn quẩn, tầm thường, quay lưng lại với những vấn đề nóng bỏng, bức thiết của đời sống.
Xu hướng hạ thấp các giá trị truyền thống, lịch sử của dân tộc, của cách mạng, kháng chiến, xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, hạ bệ thần tượng những năm gần đây xuất hiện trở lại với những biến tướng mới, tinh vi hơn.
Xu hướng thương mại hóa, hạ thấp chức năng giáo dục, nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí và đề cao thái quá sự tự biểu hiện “cái tôi nghệ sĩ” có chiều hướng phát triển dưới nhiều biểu hiện phức tạp. Xuất hiện một bộ phận công chúng có tiền đang chi phối, “định hướng” cho sáng tác và truyền bá tác phẩm. Loại sản phẩm “ăn khách” chạy theo thị hiếu thấp kém xuấn hiện ngày một nhiều như: truyện sex, trinh thám, vụ án, thơ tình ủy mị, gào thét sướt mướt, phim truyện với những mối tình mùi mẫn, những cảnh hở hang, gợi dục, giật gân, tranh ảnh khỏa thân thẩm mỹ thấp kém, kiến trúc thị dân phô trương, lố lăng, bắt chước, nhại cổ, sân khấu hài gây cười “cơ giới”, thô tục, rẻ tiền… đang trở thành một vấn nạn, tác động xấu đến thị hiếu công chúng và làm ô nhiễm đời sống văn học, nghệ thuật, môi trường văn hóa – xã hội.
Sự thâm nhập mạnh mẽ của các tác phẩm, trào lưu, khuynh hướng sáng tác văn học, nghệ thuật của nước ngoài vào nước ta những năm gần đây qua nhiều kênh thông tin, một mặt, góp phần gợi mở những tìm tòi trong sáng tác, mặt khác, kích thích xu hướng sùng ngoại, tiếp thu thiếu chọn lọc các yếu tố bên ngoài. Xuất hiện một số tác phẩm bắt chước, mô phỏng, chạy theo hình thức và các thủ pháp xa lạ với bản sắc của văn nghệ dân tộc.
2. Hoạt động lý luận văn nghệ của chúng ta còn có những yếu kém khá nghiêm trọng, chưa phát huy được tác dụng tích cực đối với đời sống văn nghệ. Mặt bằng lý luận văn nghệ thay đổi nhưng sự hiểu biết lý luận nói chung chưa sâu sắc, thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu có chất lượng về lý luận; có ngành nghệ thuật còn thiếu vắng lực lượng chuyên về lý luận.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X nêu rõ: “Công tác lý luận chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới”, “Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới”. Soi vào lĩnh vực văn học, nghệ thuật, có thể thấy lý luận văn nghệ chưa giải đáp được nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới văn học, nghệ thuật trong thời gian qua, còn tỏ ra già cỗi, xơ cứng, kém năng động, xa rời thực tiễn sáng tác. Các công trình tổng kết, đề xuất các vấn đề lý luận rất hiếm. Các vấn đề như phương pháp sáng tác, các khuynh hướng sáng tác đang xuất hiện và phát triển đều thiếu các công trình lý luận soi sáng. Điều này dẫn đến sự thiếu vắng tiêu chí khoa học trong phê bình, đánh giá các sáng tác văn học, nghệ thuật...
 
 
 

« 3738394041 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground