Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Bác Hồ nói về mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân dân trong VHNT

09/02/2022 lúc 09:24






T





rong mỗi nền văn hoá dân tộc, yếu tố bền vững và yếu tố tác động của nó đều liên quan tới các hoạt động sáng tạo và giao tiếp của mọi lực lượng người trong xã hội. Nhịp sống của văn hoá, sự sinh thành của nó đều do nhịp sống của lao động sáng tạo và hoạt động giao lưu của các nhóm người đông đảo trong cộng đồng quyết định. Quả tim đích thực của mỗi nền văn hoá dân tộc đều vận hành theo một cơ chế hoạt động của đông đảo nhân dân. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định dứt khoát rằng, bằng những sáng tạo của mình, nhân dân đã nuôi dưỡng, phát triển và làm giàu nền văn hoá của mỗi dân tộc. Trong bài nói chuyện tại Đại hội những người tích cực tham gia hoạt động văn hoá, Người nói “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo…Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”...
Diện mạo đặc thù của mỗi nền văn hoá dân tộc được sinh thành từ các phương thức sáng tạo trong lao động. Cơ chế công nghệ của tính dân tộc trong văn hoá, nghệ thuật được khởi nguyên từ lao động sản xuất của hàng triệu người. Có thể nói cách thức chế tác, truyền giữ - thước đo giá trị trong một cộng đồng người đông đảo vừa tạo nên yếu tố bền vững, vừa tạo nên yếu tố sinh thành của mỗi nền văn hoá dân tộc. Người nói “Văn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất”(2), phải gắn với lao động sáng tạo của công nông- lực lượng đông nhất trong xã hội...

Xuân Đức - Một thoáng chớp nhanh

09/02/2022 lúc 09:24






V





âng! Đúng thế! Đây chỉ là vài nét phác vội vàng. Xuân Đức có số lượng tác phẩm khá đồ sộ, bao gồm nhiều thể loại: Kịch bản sân khấu.Tiểu thuyết. Kịch bản phim. Truyện ngắn. Ký. Trường ca. Thơ. Ghi chép, Phóng sự, và cả những bài ...báo vặt. Anh cũng lại là một nghệ sĩ có đời sống phong phú, bề bộn và trắc ẩn. Để có một "Chân dung" tương đối đầy đủ về anh, có lẽ phải "huy động" đến cả một cuốn sách dày. Nhưng làm điều đó bây giờ, e chừng lại... quá sớm. Bởi anh vẫn đang đi, vẫn đang tiếp tục sáng tạo. Nhiều điều bất ngờ nữa dường như vẫn còn ở phía trước.
Xuân Đức là cây bút đa tài. Ở thể loại nào, anh cũng có những đóng góp rất đáng được ghi nhận. Vở kịch dài "Tổ Quốc", Xuân Đức viết chung với Đào Hồng Cẩm đã được Nhà nước traoGiải thưởng Hồ Chí Minh ngay từ đợt I năm 1996. Riêng cá nhân Xuân Đức, năm 2007, cả hai Hội đồng nghệ thuật Chuyên ngành Văn học và Sân khấu đều đề cử anh. Anh đã xin rút tên trong Danh sách đề cử của Hội đồng Sân khấu, để nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2008 cho ba cuốn tiểu thuyết bề thế: Cửa gió, Ngườikhông mang họ và Tượng đồng đen một chân.
Một người có nhiều thành tựu trong thể loại Tiểu thuyết và Sân khấu như thế nhưng lại luôn đau đáu với thơ. Mà cũng phải thôi. Bởi trước hết, Xuân Đức là thi sĩ. Anh tạo dựng cơ nghiệp văn chương của mình bắt đầu bằng thơ. Ngay từ những năm Sáu mươi của ... thế kỷ trước, Xuân Đức đã có trường ca Trăng Cồn Cỏ, được nhà thơ lớn Chế Lan Viên biểu dương và hết lời ca ngợi. Trường ca đã được in trọn vẹn cả một trang trên báo Quân đội nhân dân. Cũng trong thờì gian ấy, báo Nhân Dân giới thiệu một trang thơ Lý Phương Liên. Vào những năm tháng linh thiêng ấy, chúng ta có rất nhiều nhà thơ trẻ nổi tiếng, nhưng được giới thiệu ưu ái trang trọng như vậy thì chỉ có Lý Phương Liên và Xuân Đức. Một người ở Thủ đô Hà Nội. Một người giữa tuyến lửa Vĩnh Linh. Ở những thời khắc ấy, đây là hai tài năng thơ thuộc hạng đặc biệt. 
II
Mãi sau này, tôi mới có dịp gặp Xuân Đức và rồi lại ở cùng buồng với anh. Đó là dịp tháng 10 năm 1976. Khi ấy, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của chúng ta vừa mới kết thúc. Tổng Cục Chính trị triệu tập những cây bút từ khắp các chiến trường về Hà Nội theo học lớp Đại học Viết văn Nguyễn Du. Trong ký ức của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, "Đấy là những người lính đã qua trận mạc, giờ không còn vướng súng ống chiến trận, nên đã dồn hết tâm lực cho mỗi trang văn. Họ viết ùng ục như đào hào, bắn súng". Nhớ lại thời ấy, sao mà vui thế. Ngày nào, mấy anh em cũng quần tụ nghe tác phẩm của nhau và góp ý cho nhau. Trong các cuộc bàn thảo thâu đêm suốt sáng ấy, tôi thường hong hóng chờ nghe ý kiến của Lê Lựu, Xuân Đức và Nguyễn Khắc Trường. Cứ như cách cảm nhận của tôi thời đó thì cả ba ông nhà văn này đều rất tinh nghề. Nguyễn Khắc Trường như "hàn thử biểu văn chương". Anh thường chỉ tung ra lời thẩm định có tính kết luận. Những nhận định ấy thường rất chuẩn xác nhưng cách diễn giải của anh thì lại ấp úng, không được mạch lạc. Lê Lựu rất giỏi nắm bắt các vấn đề. Nhiều cái truyện của mấy "ông anh" tôi, tôi thấy cũng chỉ bàng bạc, thường thường. Thậm chí có truyện còn rất nhạt. Có cảm giác tác giả cứ thấy sao thì kể vậy, kể nôm na ở mức bản năng, chẳng có quái gì cả. Vậy mà Lê Lựu vẫn tìm được một điều gì đó rất thâm thuý. Thực ra, cái điều gì đó ấy là do Lê Lựu nghĩ ra, rồi đắp điếm thêm vào, vì cái truyện nó cần phải thế. Và cứ phải thế nó mới ra cái truyện. Cứ như quan niệm của Lê Lựu, ở bất cứ một tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, người viết cũng phải có một vấn đề gì đó muốn chuyển tải đến người đọc. Không có cái đó thì đừng cầm bút viết. Nhưng điều gửi gắm ấy lại không được phơi tênh hênh hay nói toẹt ra một cách lộ liễu, mà lại phải chìm lặn trong cốt truyện, trong số phận của nhân vật. Và như thế có nghĩa là cái truyện phải viết lại, xoay lại mới đứng được. Nhưng viết lại thế nào? Xoay lại thế nào, thì tác giả không hình thể dung được. Ngay cả chính Lê Lựu cũng chẳng biết câu chuyện nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Xuân Đức thì ngược lại. Anh phát hiện và nắm bắt vấn đề rất nhanh. Và rồi ngay lập tức, anh có thể giúp tác giả đảo lộn, tháo tung cái truyện ra rồi sắp xếp bố cục lại, cấu trúc lại theo một hình thái mới để tác phẩm hấp dẫn hơn và hiệu quả hơn. Xuân Đức có thể chắp tay sau lưng, đọc oang oang một mạch từ đầu cho đến hết truyện như một nghệ sĩ kịch cương. Đấy là một biệt tài của Xuân Đức, cũng là cái Xuân Đức hơn người...
 

Nhận thức lý luận là quá trình vừa định hướng vừa cởi mở

09/02/2022 lúc 09:24






Đ





ọc lại Đề cương văn hoá Việt Nam năm - 1943 cho đến Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương ( Khoá VIII -1998) và gần đây là Nghị quyết của Bộ chính trị về Xây dựng và phát triển văn học, nghẹ thuật trong thời kỳ mới( gọi tắt là Nghị quyết 23-2008), chúng tôi thấy nhận thức lý luận của Đảng mang tính định hướng cho từng giai đoạn lịch sử, vừa đa dạng hoá, hiện đại hoá trong tư duy lý luận. Điều đó không có gì lạ, bởi đời sống lý luận nào mà thiếu “dấu chân thực tiển”; ngược lại thực tiển sáng tạo sẽ phát triển nghiêng ngã, nếu thiếu sự cách tân trong đường lối, luận điểm, luận đề triết mỹ. Người viết bài này xin trao đổi ba vấn đề hiện đang có sự khác nhau hoặc thiếu hụt trong quá trình sáng tạo, nhất là ở một số văn nghệ sĩ trẻ; biết đâu có ích cho nhiều phía: Nhà quản lý, nhà lý luận, nhà sáng tác và bạn đọc.
I.Văn kiện đường lối văn hoá và tác phẩm lý luận văn nghệ.
Văn kiện đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về văn hoá là kết tinh trí tuệ, tri thức,minh triết của một tập thể nhà lãnh đạo, nhà khoa học, tổng kết một giai đoạn lịch sử, kế thừa những tinh hoa, giá trị truyền thống, đề xuất những nội dung mới tương ứng với yêu cầu của thời đại. Văn kiện đường lối văn hoá là nền tảng của nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: đạo đức, pháp luật, giáo giục, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, báo chí , thông tin và truyền thông vv… Ph.Ăngghen nói: “Các nhà triết học muốn làm gì thì làm, họ vẫn bị triết học thống trị”. Trong văn cảnh cụ thể của câu nói ứng dụng vào lĩnh vực nghệ thuật: văn chương, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, chính luận và nhiều loại hình mới ra đời trong thời hậu hiện đại đều chịu sự chi phối của triết học. Hiện nay trong nhận thức của một số nhà lý luận văn nghệ có mấy điều chưa ổn. Một là, đem đường lối văn hoá đồng nhất với ý thức hệ. Không phải! Làm như vậy là vừa thu hẹp đường lối vừa làm khó cho nhà sáng tạo. Đường lối văn hoá rộng hơn ý thức hệ. Ví dụ: Trong Đề cương văn hoá 1943đường lối được thể hiện ở ba lĩnh vực: tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Từ đó đến nay ba nội dung trên vẫn có giá trị, vẫn mang ý nghĩa thực tiển. Nhưng những nguy cơ văn hoá Việt Nam dưới ách phát xít Nhật – Pháp thì bị thời đại vượt qua. Nhiệm vụ của những nhà văn hoá mácxít cũng có nhiều điểm không cần thiết cho đời sống văn nghệ hôm nay. Các thể chế chính trị rồi sẽ qua đi cùng lịch sử,  nhưng tính dân tộc, tính khoa học, tính nhân dân thì sẽ trường tồn. Hai là, không thể đặt đường lối văn hoá, các tác phẩm bất hủ có tính cương lĩnh cùng hàng với những tác phẩm lý luận văn nghệ. Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Đại Cáo, Hịch Tây Sơn, Tuyên ngôn độc lập vv…là những tinh hoa văn hiến, là văn bản triết học cao nhất đương thời với nội hàm bao chứa nhiều lĩnh vực: lịch sử, chính trị, kinh tế- xã hội, văn hoá, có những giá trị Chân, Thiện, Mỹ của cả dân tộc. Ở đây không có chuyện đặt lại câu hỏi những tác phẩm triết học- chính luận nói trên có phải là tác phẩm lý luận không? nếu ai đó nghĩ và viết như vậy, thật ngây thơ! Nghị quyết TW V(khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mở đầu bằng sự khái quát hoá truyền thống nhân văn của tiến trình dân tộc dựng nước và giữ nước: “ Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam…, đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách bản lĩnhViệt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”. Nó bao chứa ít nhất là sáu lĩnh vực: tư tưởng đạo đức lối sống; giáo dục khoa học; văn học nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hoá. Nói Nghị quyết TW V là một văn bản triết học, bởi ngoài những giá trị lý luận văn hoá, ý nghĩa thực tiển, còn có lượng thông tin rộng, tính dự báo cao phản ánh đường lối chính trị- xã hội vĩ mô qua gần 15 năm đổi mới.
Còn những tiểu luận của những nhà lãnh đạo cấp cao vốn là những nhà văn hoá lớn về đề tài văn hoá- nghệ thuật như Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam(1944) của Trường Chinh; Hiểu biết khám phá và sáng tạo phục vụ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, Giữ gìn trong sáng tiếng Việt(1966)của Phạm Văn Đồng. Và nhiều tác phẩm khác nữa là những tác phẩm lý luận văn nghệ xuất sắc, bởi vì trong đó các tác giả đã tổng kết những vấn đề lớn của thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến đời sống sáng tạo văn nghệ, lượng thông tin nhiều, tính dự báo những “điều có thể xảy ra” với những giá trị tu từ của lối diễn đạt. Bàn về sức tưởng tượng của người nghệ sĩ, Trường Chinh viết: “ Văn nghệ không mơ tưởng khác nào con chim không cánh, cái thuyền không buồm, tưởng tượng có tính sáng tạo của người làm văn nghệ ít nhiều mang tính chất lãng mạn cách mạng…Không tưởng tượng sao được! Xuất phát từ đời sống thực tế và dựa vào quy luật phát triển khách quan của sự vật, trí tưởng tượng của ta có thể đi trước hiện thực một vài bước và nâng đời sống thực tế vươn lên”(1). Nói về cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt, sau khi đánh giá rất cao ca dao và Truyện Kiều, coi đó là những viên ngọc quý, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “ Cái tinh hoa đặc sắc và đọc đáo của tiếng Việt được thể hiện ở nhiều câu thơ vừa là hoạ vừa là nhạc, ví dụ như câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải…..Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn…để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu, nó lại còn có khả năng biến hoá vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, phát triển nó”(2)....

Hình tượng Bác Hồ trong nghệ thuật tạo hình

09/02/2022 lúc 09:24






C





hủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một nhà họat động chính trị, một nhà tư tưởng, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời, Người luôn luôn gần gũi với nhân dân, chăm lo cho đời sống của nhân dân, dâng hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc, vì vậy nhân dân ta gọi Người là “Bác Hồ” với tấm lòng kính yêu.
Trong các đề tài để thể hiện tác phẩm của mình, hình tượng Bác Hồ bao giờ cũng là đề tài vô cùng phong phú, là nguồn cảm hứng vô tận trong những sáng tạo của giới mỹ thuật. Các tác giả đã đặt nhiều trí tuệ, tình cảm vào đề tài kỳ diệu này và bao giờ cũng cảm thấy lo lắng, băn khoăn, sợ rằng chưa đủ tài năng để thể hiện thành công như mong muốn.
Trong kháng chiến chống Pháp và những năm tháng hòa bình đầu tiên, các họa sĩ và các nhà điêu khắc có nhiều điều kiện được vẽ Bác chan hòa với các tầng lớp nhân dân. Các tác phẩm thể hiện  Người từ khi còn nhỏ, tuổi thanh niên ra đi tìm đường cứu nước, họat động cách mạng ở nước ngoài rồi trở về Tổ quốc lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám đến hình ảnh của người trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tất cả các tác phẩm về Bác được thể hiện qua bàn tay và khối óc của giới mỹ thuật đều toátlên hình ảnh gần gũi, thân thương của một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng hết sức khiêm tốn và giản dị, một hình ảnh luôn luôn làm xúc động lòng người.
Các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim là những người được vinh dự vẽ chân dung và nặn tượng Bác sau cách mạng tháng Tám thành công (tháng 5/1946). Mặc dù vào thời điểm này, chính quyền cách mạng đang còn non trẻ, đứng trước những thử thách lớn lao, thù trong giặc ngòai, các đảng phái phản động chỉ chờ cơ hội để bóp chết nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa chưa đầy một tuổi. Tuy bận rộn trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn giành cho các họa sĩ đầu tiên được thể hiện chân dung của mình tại Bắc bộ phủ (nơi làm việc của Bác ở Hà Nội). Những tác phẩm đó đã thành công rất lớn. Bức sơn dầu và khắc gỗ của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ Bác đang ngồi làm việc trong bộ áo quần kaki vàng nhạt và đôi giày Nùng màu xanh chàm; họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung ghi lại hình ảnh Bác trên một tranh mực nho, nét mặt của lãnh tụ nhìn nghiêng khắc khổ; nhà nữ điêu khắc Nguyễn Thị Kim thể hiện Bác trong tư thế đang chú tâm vào công việc, tượng bán thân nhưng vẫn toát lên phong thái giản dị ở bộ y phục.
Năm 1947, ở Đồng Tháp Mười, tỉnh Cà Mau, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu trong một đêm xúc động, đã lấy máu từ tay mình vẽ “Bác với 3 em thiếu nhi Bắc - Trung - Nam”, điều đặc biệt là lúc ấy ông chưa hề được gặp Bác lần nào. Nét vẽ ân tình, xúc động đã mở đầu cho hàng lọat tác phẩm vẽ và nặn tượng về Bác sau này. Luôn luôn ấp ủ với đề tài được sáng tác về Bác, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu được ưu ái ở bên Bác gần nữa năm với lý do là từ miền Nam ra vẽ Bác, đưa về cho đồng bào miền Nam xem hình bóng của Người.
Cuối năm 1958, theo nguyện vọng của Sứ quán Cộng hòa dân chủ Đức muốn có pho tượng hoặc bức họa cỡ lớn về Hồ Chủ Tịch mà tác giả phải là người Đức, Bác đã đồng ý để nhà điêu khắc Đức Henrich Đrácke đến nặn tượng Bác. Để kết hợp, Bác cho một số anh chị em Việt Nam cùng đến làm. Hàng ngày, Bác dành một giờ rưỡi đầu buổi sáng ngồi mẫu cho nhà điêu khắc Đức và các bạn đồng nghiệp Việt Nam (gồm các họa sĩ và nhà điêu khắc Trần Văn Lẩm, Diệp Minh Châu và Trần Văn Cẩn). Mặc dù ở tuổi gần 70 nhưng Bác vẫn ngồi thanh thản, ung dung trên bục cao, không hề tỏ ra mệt mỏi để mọi người tiện quan sát làm việc. Không phải chỉ lần này người nước ngòai nặn tượng Bác mà sau đó cũng có một số họa sĩ nước ngoài vẽ Bác, Bác cũng cho một số họa sĩ trong nước được kết hợp....

Thăm thẳm bóng người - Một thành tựu

09/02/2022 lúc 09:24






T





ập Tùy bút Thăm thẳm bóng người của Đỗ Chu là một tác phẩm hay, có sức cuốn hút, trang nào đọc cũng hấp dẫn. Tập sách xâu chuỗi miên man hàng trăm mẩu chuyện. Câu chuyện về lương y Thiên Tích dài hơn ba chục trang, chuyện về cụ Trần Trọng Kim chỉ nhắc qua không quá năm dòng.
...Cụ Trần Trọng Kim vốn là một thanh tra tiểu học thời Tây, sau đó ra làm Thủ tướng. Lúc bãi chức có tờ báo tới phỏng vấn xin cụ kể cho một chuyện gì thật đặc biệt trong mấy tháng giữ chức, cụ nghĩ một tý rồi bảo, có chuyện này, tôi thấy lấp ló sau mỗi thằng quan An Nam đều có một tên ăn cắp vặt (trang 14).
Câu chuyện về thày lang Thiên Tích phong phú hơn nhiều nhưng mẩu chuyện về cụ Trần lại có ấn tượng mạnh mẽ riêng của nó.
Đỗ Chu hay la cà ở những quán cóc. Ngồi quán nước, tác giả biết được rất nhiều chuyện. Một câu chuyện thương tâm, tác giả biết có một người con trai hay ôm đàn ra ngồi quán nước hát. “Càng hát càng vang càng xa, tiếng hát trong vắt rung lên thổn thức như muốn hút lấy hồn người nghe” (tr.20), Nhưng rồi người có giọng hát đẹp này bị đi tù vì tội “thời chiến mà hát nhạc vàng”. Con trai đi tù bà mẹ buồn bã mà chết. Và người con trai ở tù ra “hóa thằng ngớ ngẩn, quên cả lối về, đến nỗi nhà cửa rơi gọn vào tay người ta rồi mà chẳng buồn kêu ai. Trong không khí tập tùy bút, tôi thấy “thăm thẳm bóng người" ở người con trai mải mê đàn hát bị tống cổ vào tù. Và “thăm thẳm bóng người” vật vờ trong đời một người mẹ thương nhớ con trai đến không sống nổi nữa. Đằng sau chuyện đi tù vì hát nhạc vàng thực ra lại là chuyện toan tính cướp nhà cướp của của nhau. Trong nhiều câu chuyện tác giả kể, cách nhìn “thăm thẳm bóng người" là một cách nhìn nhân hậu, nhiều chỗ có  màu sắc tâm linh. Trong “thăm thẳm bóng người" có bóng ta. Có thăm thẳm bóng Nguyễn Tuân với những kiệt tác ông để lại cho đời. Tô Hoài còn đấy, “đứng chống đòn gánh, dưới chân là hai quang sách nặng”, bóng của hàng triệu độc giả hòa vào bóng Tô Hoài trong những tác phẩm bất hủ của ông. Trước “cốt kiêu” và uy bút của hai ông, Đỗ Chu - lần đầu tiên tôi thấy - đứng khép nép.
Trong tập tùy bút của Đỗ Chu, Thăm thẳm bóng người trước hết là những ký ức, là vong, là âm hồn của các chiến sĩ ngã xuống trên chiến trường. “Người đi mà bóng vẫn còn” (tr. 169). Thiếu tướng Chu Phác đến tuổi nghỉ hưu quyết định lên đường lần thứ hai, ông cùng với bè bạn trở lại chiến trường xưa tìm hài cốt của đồng đội xấu số. Qua những câu chuyện tìm vong gọi hồn hiện lên một thế giới nửa hư nửa thực, cả người âm và người dương thế đều sinh động và không ít cảm động. Có những chuyện lạ lùng (ai tin được đến đâu thì tin). Những người sống có năng lực đặc biệt để tìm người chết đã là một nhẽ, đằng này lại còn có cả những “hồn” người chết cũng có năng lực mách bảo để tìm ra “những người đang còn sống sờ sờ mà bấy lâu nay vẫn bị xem là đã chết”.
Một ngày nọ có “hồn” một vị chỉ huy đã hy sinh ở mặt trận Nà Sản từ Thu Đông 1952 bỗng gọi Chu Phác tới mà bảo, thằng ấy nó đã chết đâu mà chú mày hỏi anh có hay gặp nó không. Nó vẫn sống và vẫn nhớ đến bọn mày. Hãy tìm về mạn biển, tới làng ấy, xóm ấy là sẽ gặp.
Mò mẫm mất mấy ngày rồi cũng tìm tới được xóm ấy làng ấy. Bạn anh quả thật vẫn còn, anh ấy đang ngồi khuất trong vườn chuối chẻ nan đan dậm. Gặp lại là để ôm lấy nhau dở khóc dở cười, là để vạch áo bạn ra nhìn vào tấm lưng trần mà hỏi, sao lưng mày lắm vết roi vết sẹo vậy? Bạn móm mém kể rằng, mấy vết này là mảnh cối ở trận ấy trận nọ, còn những vết roi lằn ngang lằn dọc là của đồng chí mình để lại sau mấy cuộc chỉnh đốn tổ chức! (tr.196-197).
Đỗ Chu quan tâm đến việc chăm sóc những ngôi mộ của những binh sĩ phía bên kia với những suy nghĩ hết sức nghiêm chỉnh: Đây cũng lại là một thách thức lớn, một công việc lớn của toàn xã hội, chừng nào vẫn còn thiếu một cách nhìn đầy đủ trước vấn đề hết sức hệ trọng này, dân tộc ta chưa thể tìm được một dáng đứng mới (tr 194). Một việc mà nhiều người Việt Nam trong nước không hề quan tâm hoặc tưởng rằng có thể bỏ qua được, Đỗ Chu lại thấy chính từ việc này mà thiên hạ nhận ra cái dáng đứng của cả dân tộc....
 

Tư tưởng phật giáo - Một ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật

09/02/2022 lúc 09:24






N





ội dung tư tưởng Phật giáo hết sức đa dạng, hết sức phổ biến; phổ biến hơn cả Đạo giáo và Nho giáo. Có thể nói tôn giáo chủ yếu của người Việt Nam là Phật giáo. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 1993, số tính đồ phật tử xuất gia khoảng ba triệu người, số thường xuyên đến chùa tham gia Phật sự khoảng mười triệu người, số chịu ảnh hưởng khoảng vài chục triệu. Con số ấy bây giờ chắc chắn lớn hơn.
Đức Phật Tổ đắc đạo là nhờ ngài đã tìm ra hai thuyết lớn là “tứ diệu đế” và “thập nhị nhân duyên” có thể coi là nội dung tư tưởng chủ yếu của Phật giáo. “Tứ diệu đế” là: Khổ, tập, diệt, đạo được coi là bốn chân lý: Đời là bể khổ; nguồn gốc của cái khổ chính là dục vọng (tập); phải làm mất nguyên nhân sinh ra cái khổ (diệt); con đường dẫn đến giải thoát mọi nỗi khổ (đạo). Tuy cách giải thích “tứ diệu đế” còn có chỗ khoảng trống huyền bí, nhưng phải thừa nhận rằng...

Bác Hồ nói về mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hóa, nghệ thuật

09/02/2022 lúc 09:24






V





ấn đề dân tộc và tính quốc tế không chỉ được đặt ra đối với văn hoá, văn nghệ, mà còn được đặt ra đối với cả vấn đề chính trị quốc tế về mối quan hệ giữa quyền lợi dân tộc và quyền lợi của giai cấp vô sản, cũng như quyền lợi chung của loài người. Trong thời đại hiện nay, các vấn đề dân tộc đang nổi lên dữ dội nhưng khuynh hướng toàn cầu hoá kinh tế lại làm cho các dân tộc có cơ hội xích lại gần nhau hơn. Về mặt văn hoá, chủ nghĩa dân tộc ghép kín đã tạo ra sự trì trệ về văn hoá. Ngược lại, chủ nghĩa thế giới lại có nguy cơ đồng nhất hoá các hệ chuẩn và khả năng một chủ nghĩa nước lớn áp đặt hệ chuẩn của nó vào văn hoá của các dân tộc nhỏ là một thảm hoạ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, những khuynh hướng tìm về bản sắc dân tộc của văn hoá cũng mạnh như khuynh hướng quốc tế hoá nền văn hoá dân tộc.
Quá trình phát triển nền văn hoá, nghệ thuật của mỗi dân tộc đều có sự tiếp thu các yếu tố của các nền văn hoá, nghệ thuật của dân tộc khác. Điều này có ý nghĩa sống còn đối với việc gìn giữ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Một chủ nghĩa vị chủng dân tộc thực tế không thể tồn tại trong văn hoá, nghệ thuật. Thực chất, đó là những tư tưởng phản động của bọn phát xít.
Vấn đề tính dân tộc và tính quốc tế của văn hoá, nghệ thuật đã từng được giải quyết theo các lập trường khác nhau trong lịch sử mỹ học. Đấu tranh cho tính đặc thù dân tộc của văn hoá, nghệ thuật, các nhà Khai sáng đã phủ định nền văn hoá quý tộc. Ngược lại, giai cấp quý tộc ở Đức và ở Nga lại đam mê nền văn hoá cung đình Pháp.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hoá, nghệ thuật, mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính quốc tế được giải quyết trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Theo Hồ Chí Minh, dân tộc là một bộ phận của quốc tế, văn hoá dân tộc nằm trong văn hoá của loài người, do đó “khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi…nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”(1). Trong tư tưởng văn hoá, nghệ thuật của Người, mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính quốc tế được biểu hiện trên hai lĩnh vực: Thứ nhất, dân tộc và chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa; Thứ hai, dân tộc và nhân loại nói chung. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước kiểu mới, đó là chủ nghĩa yêu nước thấm nhuần chủ nghĩa quốc tế chân chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nối liền tiềm năng của dân tộc với sức mạnh sáng tạo của loài người. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phương pháp nổi trội nhất, xuyên suốt toàn bộ tư tưởng của Người là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Do thấm nhuần nền văn hoá dân tộc, lại sớm hiểu biết nhiều nền văn hoá nhân loại, nên trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp yếu tố phương Đông và phương Tây, yếu tố dân tộc và nhân loại. Xuất phát từ một tư tưởng nhân đạo và khoan dung rộng lớn, Người đã không thành kiến với nhiều tư tưởng của loài người.
Suốt đời mình, Hồ Chí Minh không có lợi ích nào khác là đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do cho Tổ Quốc và hạnh phúc của nhân dân. Song trong tư tưởng của Người, dân tộc không phải là phạm trù khép kín. Đối với Người, chủ nghĩa yêu nước phải mang tinh thần quốc tế chân chính. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn chăm lo tới lợi ích dân tộc, song, không bao giờ Người lại chỉ vì chủ nghĩa dân tộc thuần tuý mà quên tinh thần quốc tế. Người đã từng quan tâm đến nỗi khổ người da đen ở châu Phi, bênh vực người Tuynidi. Người viết về cuộc khởi nghĩa ở Đahômây, tố cáo tệ hành hình dã man kiểu Lynơsơ của bọn thực dân đế quốc.
Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các nhà sáng tạo văn hoá, nghệ thuật phải thể hiện được tâm lý dân tộc, tình cảm dân tộc, phong tục, tập quán dân tộc. Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, Người đã khẳng định đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng là phát triển nền văn hoá dân tộc. Song, Người không quên chỉ ra rằng, cùng với việc phát triển văn hoá dân tộc, văn hoá, nghệ thuật Việt Nam phải tiếp thu các thành quả nghệ thuật quốc tế. Người viết: “Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”(2)...
 

Văn hóa cách mạng thời hội nhập

09/02/2022 lúc 09:24






T





rong thời đại thông tin, dấu ấn công nghệ thông tin in đậm trong mọi hoạt động văn hoá. Mặc dù văn hoá không đồng nghĩa với truyền th«ng, nhưng người ta đã bắt đầu sử dụng khái niệm “văn hoá điện tử”, “văn hoá số”, “văn hoá mạng” để chỉ một loại hình văn hoá mới có khả năng lan toả gần như tức thời trên toàn hành tinh. Ở đây, tôi coi các khái niệm này là đồng nghĩa, và tôi chọn khái niệm “văn hoá mạng” làm đại diện.
Xem xét các tài liệu trên thế giới và các khái niệm gần gũi nhau như “ văn học điện tử”, “văn học số”, “văn học mạng,” “văn hoá điện tử”, “văn hoá số”, “văn hoá mạng”, chúng ta có thể hình dung sự xuất hiện khái niệm “văn hoá mạng” là vào khoảng cuối  thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Khái niệm quan trọng nhất của văn học và văn hoá mạng là “siêu văn bản . Siêu văn hoá là văn bản bao gồm các đường dẫn siêu liên kết, chỉ dẫn mối liên hệ của các từ và dữ liệu của văn bản chính đến các nguồn dữ liệu khác, tạo cho người đọc khả năng tiếp cận một lúc với nhiều văn bản và từ đó có thể tạo lập cho mình một văn bản mới. Thực ra điều này cũng có nguồn gốc từ văn học in. Chúng ta thường thấy một văn bản in có các chú thích ở cuối trang, cuối sách. Những chú thích đó chỉ đường dẫn để ta tìm đọc các tài liệu có liên quan (tài liệu tham khảo). Tuy nhiên khả năng hạn chế của văn bản in là khi ®ọc nó, người đọc không thể cùng một lúc tiếp cận được các tài liệu liên quan. Chính nhờ công nghệ thông tin - truyền thông mà người đọc mới được hưởng khả năng liên kết siêu việt giữa các văn bản như thế. Tất nhiên, mọi d÷ liệu lên mạng phải được số hoá thì mới hiện thực hoá được khả năng đó.
Như vậy, dựa trên các ý kiến và thực tiễn văn hoá trên mạng hiện nay, ta có thể nói những khía cạnh chủ chốt của văn hoá mạng là số hoá và truyền th«ng các sản phẩm văn hoá của nhân loại, đồng thời nó cũng là một loại hình văn hoá cho phép con người được tự do diễn đạt, được thực hiện những hoạt động xã hội tương tác lẫn nhau thông qua internet. Vì thế, văn hoá mạng đang trở thành chiều cạnh cơ bản của xã hội trí thức, một xã hội dựa trên nguyên tắc chia sẻ trí thức1.
Hiện nay ở nước ta, thuật ngữ “văn hoá mạng” chưa được hiểu đúng nghĩa, mà được dùng theo nghĩa là văn hoá của những người tham gia sử dụng mạng, là văn hoá giao tiếp trên mạng, là cách ứng xö của người sử dụng mạng đối với mạng (giống như cách nói phổ biến về lối ứng xử đối với bất cứ một hành vi xã hội nào: như văn hoá công sở, văn hoá điện thoại, văn hoá tranh luận...), chứ không phải là một loại hình văn hoá dựa trên công nghệ thông tin như thế giới quan niệm. Trong khi đó cũng có nhiều ý kiến bàn về văn học mạng theo nghĩa đặc trưng công nghệ thông tin của văn học. Có nghĩa là ở nước ta người ta mới chỉ bàn đến một bộ phận của văn hoá mạng là văn học mạng. Trên thực tế, các ý bàn về văn học mạng cũng mới chỉ là những ý kiến lẻ tẻ chứ chưa có những bài viết nghiên cứu công phu. Ngày 21-3-2008, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật phối hợp với Công ty Sách Bách Việt tổ chức hội thảo “Văn học mạng Việt Nam và văn học mạng thế giới” bàn về hiện tượng mới này. Nhưng các ý kiến đưa ra mới chỉ là “thăm dò, giả định về một hình thức tồn tại mới của văn chương”.2 Đây là một hội thảo nhỏ, chưa thu hút được sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi. Điều đó cho thấy “văn học mạng” và “văn hoá mạng” chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng của giới nghiên cứu nước ta. Đặc biệt, “văn hoá mạng” hiểu theo quan niệm vÒ xã hội trí thức của thế giới thì vẫn chưa được giới học giả Việt Nam bàn đến.
Nh­ng không được bàn đến không có nghĩa là nó không tồn tại. Cùng với sự phát triển mạng internet Việt Nam từ cuối thế kỷ XX, văn hoá mạng đến nay đang bao quát một phạm vi thể hiện rộng lớn: sáng tác văn nghệ qua mạng, đọc sách trên mạng (thư viện điện tử), giáo dục qua mạng, giao lưu trực tuyến, giải trí trực tuyến, du lịch qua mạng, bảo tàng trên mạng, thư điện tử, nhật ký trên mạng (blog)... Có thể nói, văn hoá mạng chủ yếu là kết quả tiến bộ của công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại. Trªn thực tế, văn hoá mạng đang hình thành ở nước ta và tác động khá mạnh đến đời sống con người và văn hoá, trước hết là tác động đến việc hình thành một kiểu tư duy mới và lối sống mới của người Việt Nam.
Sự thể hiện rõ rệt nhất của kiểu tư duy mới là tư duy so sánh, liên hệ mở rộng. Khi gặp một vấn đề, con người ngày nay thường đặt câu hỏi “trên thế giới người ta đang bàn đến vấn đề này như thế nào?” Khi một vấn đề như vấn đề vĩ mô về kiến trúc đô thị, đã có ngay thông tin về quy hoạch và kiến trúc đô thị, của các thành phố lớn trên thế giới. Khi gặp một vấn đề cụ thể như quy hoạch và quản lý công viên và mật độ cây xanh trong những thành phố lớn của các nước, hay những việc trọng đại như xây dựng nhà máy điện nguyên tử, dự án khai thác bô-xít Tây nguyên, cũng đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng với những bài viết so sánh với tình hình của những vấn đề này trên thế giới. Lối tư duy so sánh như vậy chính là một điều kiện để nâng cao dân trí. Có thể nói, đối tượng của tư duy so sánh-liên hệ không còn bị bó hẹp trong giới hạn một quốc gia, mà đã trở thành một đối tượng phi biên giới, mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Vì thế ta cũng có thể gọi lối tư duy này là “Tư duy mạng”...
 

Lễ hội cách mạng với việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ góc nhìn từ Quảng Trị

09/02/2022 lúc 09:24






Q





uảng Trị, một mảnh đất nhỏ nằm gần chính giữa trung điểm của Tổ quốc mà một nhà văn đã ví là điểm tỳ vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu giang sơn Việt Nam.
Quảng Trị không có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế nhưng lại là vùng đất giao thoa của các luồng văn hóa đông - tây - nam - bắc nên trầm tích trong nó một gia tài văn hóa không nhỏ.
Quảng Trị là đất phên dậu, là chốn giáp ranh của những cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị trở thành nơi chia cắt, thành giới tuyến quân sự và nơi đụng đầu trực tiếp của hai thế lực Cách mạng và phản Cách mạng điển hình của lịch sử nhân loại. Vì thế mảnh đất này đã trở thành tro bụi của sự hủy diệt, thành nghĩa địa chung của hàng vạn người con cả dân tộc cũng như nhiều con người bên kia chiến tuyến.
Với một đặc điểm lịch sử như vậy, Quảng Trị trở thành vùng đất chịu sự biến động lớn nhất, li tán và xáo trộn nhất. Điều đó cắt nghĩa vì sao, một vùng đất có bề dày và chiều sâu văn hóa như Quảng Trị mà hôm nay rất nhiều di sản văn hóa cả vật thể lẫn phi vật thể đều bị phai nhạt, vụn vỡ, thậm chí nhiều di sản chỉ còn lại trong ký ức.
Có lẽ gia tài văn hóa đồ sộ nhất, nóng hổi nhất khả dĩ đưa tầm vóc văn hóa Quảng Trị ngang tầm với những vùng đất khác trong nước cũng như trên thế giới đó chính là di sản văn hóa Chiến tranh và Cách mạng.
Trong nhiều năm qua, mặc dầu phải vật lộn với công cuộc tái thiết lại quê hương từ tro bụi chiến tranh với bao gánh nặng của di chứng hậu chiến, nhưng Đảng bộ và nhân dân  Quảng Trị vẫn coi việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đó như là một động lực để tạo ra sức mạnh vật chất cho công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương.
Trong tất cả những thành tựu về xây dựng đời sống tinh thần cho nhân dân thì việc xây dựng và tổ chức có hiệu quả các lễ hội mới - Lễ hội Cách mạng là một cố gắng lớn rất đáng ghi nhận. Và thực tế cho thấy, các lễ hội Cách mạng được tổ chức thành công không chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân mà còn góp phần giáo dục truyền thống một cách rất có hiệu quả đối với cộng dồng, nhất là thế hệ trẻ, đã tạo nên một sức mạnh mới cho sự phát triển, gắn kết truyền thống anh hùng trong quá khứ với khát vọng đổi mới hôm nay, vừa hun đúc tình yêu quê hương mãnh liệt cho con em Quảng Trị, vừa tạo thêm cơ hội để đồng bào, đồng chí trên cả nước tiếp tục hướng về Quảng Trị, tiếp sức cho Quảng Trị vươn lên tiến kịp bạn bè.
Có thể nói, xây dựng và tổ chức các lễ hội Cách mạng là một mũi đột phá trong nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa và cũng là cách đột phá để tạo nên tiềm năng mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Quảng Trị.
Bằng thực tiễn hoạt động, chúng tôi xin tự rút ra một số kinh nghiệm và bài học trước hết cho chính bản thân mình, sau  hầu mong bạn bè có thể tham khảo, bổ cứu.
I - Tổ chức lễ hội, một cách thức vật thể hóa những giá trị phi vật thể.
Cũng phải mất một thời gian kể từ khi những khái niệm và phạm trù Văn hóa được hiểu một cách thấu đáo cả bề rộng lẫn chiều sâu thì chúng ta mới có thể nhận thức được điều căn bản này: trên một Di sản Văn hóa nếu không có những giá trị phi vật thể thì sẽ chẳng có giá trị vật thể. Và như thế cũng chẳng còn có gì để gọi là Di sản văn hóa. Lý thuyết có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế đã từng xẩy ra sự hiểu và làm không đúng hoặc không đầy đủ. Lấy một vài ví dụ trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích. Trong khoảng mươi năm trở lại đây, nhất là sau khi có nghị quyết TW 5- khóa 8, Đảng và nhà nước rất quan tâm đến sự nghiệp này nên đã bố trí nguồn ngân sách tuy chưa thật nhiều nhưng cũng đã tạo nên những "cú hích" mạnh mẽ để toàn xã hội có sự quan tâm hơn việc bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản văn hóa. Hầu như địa phương nào cũng có được một số dự án nằm trong chương trình mục tiêu này. Quảng Trị là một địa phương có nhiều di tích Lịch sử cách mạng được quan tâm đầu tư và trên thực tế đã triển khai tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng làm tốt. Cái đáng trách nhất là ở một số địa phương chỉ chăm chăm chạy làm sao để có dự án đầu tư. Lãnh đạo thì coi đó là nguồn bổ sung chỉ số tăng trương RDP. Dân thì coi đây là dịp để " khoe" dòng họ mình, thôn xã mình. Còn cơ quan đầu tư, các Chủ đầu tư hay các Ban quản lý dự án thì..có nhiều “chùm khế ngọt” để hái! Nói đến chuyện..khế ngọt, đã từng có chuyện  chính các địa phương có di tích nhưng không bảo vệ được dự án mà phải nhờ chính các Công ty xây dựng (tức là bên B) đi bảo vệ giúp mới thành công. Lý do vì sao chắc nhiều người đã rõ....
 

Lễ hội cách mạng với việc GD truyền thống cho thế hệ trẻ góc nhìn từ Quảng Trị

09/02/2022 lúc 09:24

      IV) Một số kinh nghiệm trong việc xác định, quy hoạch và xây dựng các lễ hội Cách mạng ở Quảng Trị.
Như đã nói ở phần trên, chúng ta có thể tổ chức một đại lễ vô cùng hoành tráng có nhiều vạn người tham gia, cũng có các hoạt động văn hóa nghệ thuật rất đặc sắc, tạo nên tiếng vang rất lớn, nhưng không phải là lễ hội.
Muốn xác định một hoạt động cộng đồng có phải là lễ hội hay không cần tìm hiểu trở lại sự ra đời và tồn tại của loại hình này trong dân gian và truyền thống. Theo chúng tôi có 3 thuộc tính căn bản để nhận diện chúng.
a) Thuộc tính thứ nhất là một sự tô héi tù nguyÖn của nhân dân, trước hết do một cộng đồng dân cư hẹp (một làng hoặc một vùng miền) tự đứng ra tổ chức. Chính quyền cùng cấp hoặc cấp trên chỉ làm nhiệm vụ bảo trợ, quản lý. Nếu sức sống của lễ hội lớn có thể lôi cuốn khách hành hương cả nước và quốc tế đến, nhưng vẫn không phải là cuộc mét tin lớn của Nhà nước. Tất nhiên, việc hình thành được những lễ hội mới (tức là chưa có tiền lệ trong dân gian) thì lúc đầu Nhà nước có thể đứng ra tổ chức, tuyên truyền cổ động. Nhưng khi đưa ra chủ trương đó, Nhà nước cần xác định thật khách quan xem nội dung lễ hội này có đáp ứng được nhu cầu tự thân của nhân dân hay không. Và như phần trên đã nói, nếu câu trả lời là không hoặc rất ít thì dù có cổ động đến mấy, tổ chức hay đến mấy nó vẫn không thể tồn tại lâu bền được.
b) Thuộc tính thứ hai là tính định kì. Lễ hội phải là hoạt động định kì đúng vào một ngày nhất định trong năm hoặc trong vài ba năm, giống như ngày giỗ, chạp của gia dình, dòng họ hay một làng xã. Có như vậy nó mới trở thành tâm thức của cộng đồng, nó sẽ trở nên thiªng ho¸.Tôi thấy hiện nay khi dịch ra ngôn ngữ quốc tế, người nước ngoài hiểu lễ hội là Festival. Theo tôi hiểu như vậy chỉ đúng một phần, chưa đúng hoàn toàn với phàm trù Lễ hội của văn hóa Việt Nam. Lễ hộiHoa §µ L¹t hay Cµ phª T©y Nguyªn, hay Cè §« HuÕthì dùng Festival được.Vì nó đơn thuần là tổ chức một cuộc gặp gỡ giao lưu. Ở Quảng Trị chúng tôi cũng tổ chức thành công một số loại Festival như thế. Đó là Lễ hội Văn hóa-Du lịch NhÞp cÇu xuyªn ¸hay Liên hoan nghệ thuật TiÕng h¸t ®­êng ChÝn xanh. Nhưng Lễ hội Chùa Hương, Đền Hùng, Yên Tử v..v.. thì không đúng. Lễ hội Tri ân tháng bảy, Đêm Thành Cổ hay Ngày hội thống nhất non sông ở Quảng Trị thì cũng không thể gọi là Festival đựơc. Một cuộc giao lưu không nhất thiết phải diễn ra đúng một ngày nào đó, thậm chí căn cứ vào điều kiện cụ thể cũng không nhất thiết phải đúng năm đã hẹn. Nhưng một lễ hội cũng giống như ngày giỗ chạp ông bà, giµu lµm kÐp hÑp lµm ®¬n nhưng không thể bỏ và cũng không thể sai ngày. Rất tiếc là hiện chưa biết thay  từ Festival bằng từ gì?
c) Một lễ hội muốn tồn tại lâu bền và tự nguyện bắt buộc phải đảm bảo thỏa mãn một số yêu cầu thiết yếu của cộng đồng và của từng cá nhân. Nổi bật là các nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và nhu cầu vui chơi, giải trí, giao lưu tìm hiểu, liên kết bạn bè. Ông cha vẫn nói: V¨n lµ tiÕng chim gäi ®µn. Lễ hội văn hóa chính là tiếng chim gọi đàn, gọi đồng loại, bạn bè. Kết cấu một Lễ hội thường có 2 phần. Phần Lễ chính là để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Phần Hội là hoạt động thỏa mãn sự giao lưu và giải trí.
Lễ hội mới, Lễ hội Cách mạng đương nhiên phải mang nội dung mới, nội dung Cách mạng. Nhưng nếu không tôn trọng quy luật ra đời và tồn tại của hình thức lễ hội thì chúng ta vẫn chỉ tổ chức được một cuộc mét tin, một lễ kỉ niệm hay một ngày ra quân tuyên truyền chính trị chứ không thể xây nên một loại hình lễ hội để trở thành di sản văn hóa cho đời sau.
Qua thực tiễn hoạt động văn hóa tại Quảng Trị chúng tôi tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau:
1- Muốn xây dựng thành công một Lễ hội Cách mạng yếu tố đầu tiên phải tính đến đó là Thiªn thêi. §Þa lîi, Nh©n hoµ.
Thực chất thì đó là xác định không gian và địa điểm chính của Lễ hội.
Ở trên đã nói, một Lễ hội văn hóa phải đặt trong một không gian văn hóa, phải trở thành một phần của không gian văn hóa đó. Tuy nhiên trong cái không gian văn hóa chung đó, không phải muốn bày đặt ra lễ hội ở chỗ nào cũng được. Ngày giỗ tổ nhất thiết phải diễn ra chỗ có mộ tổ hoặc đình thờ tổ. Ngày hội làng là ở đình làng hoặc chí ít cũng tại một nơi nào đó ở giữa làng. Một lễ hội Cách mạng phải gắn với một địa chỉ, một di tích lịch sử mà tự bản thân nó đã từng cuốn hút sự hướng đến của cộng đồng. Lễ hội Thống nhất non sông phải ở di tích chia cắt đất nước. Đêm tưởng niệm Thành Cổ và thả hoa đèn thì phải ở Thành Cổ và sông Thạch Hãn. Lễ tri ân tháng bảy phải là Nghĩa trang quốc gia. Nói theo phạm trù văn hóa thì phải tôn vinh giá trị phi vật thể ngay ở những nơi tọa lạc di sản vật thể. Có được một địa điểm như vậy chính là có §Þa lîi....
 

Khi văn chương được xem là hàng hóa

09/02/2022 lúc 09:24






1





. Đánh giá thành tựu văn học, nghệ thuật trong 10 năm qua, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị có đoạn viết: “Đã hình thành một thị trường hàng hoá và dịch vụ các sản phẩm văn học, nghệ thuật; đưa các sản phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng ra nước ngoài, góp phần khẳng định nước ta là địa chỉ giao lưu văn hoá quốc tế trong thời kỳ mới”(1). Nếu tôi không nhầm thì đây là lần đầu tiên trong một văn bản chính thức của Đảng thừa nhận “sản phẩm văn học, nghệ thuật” là hàng hoá. Đó là một trong những nét rất mới, thể hiện tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Sẽ trở thành hàng hoá khi có người bán và người mua, có giá cả và giá trị, có kinh doanh và giá trị thặng dư, có đầu vào và đầu ra, có cả cạnh tranh với đủ ngón nghề tinh vi. Thật ra, văn chương và nghệ thuật, đã trở thành hàng hoá rồi, từ cái thuở Tản Đà phải kêu lên “Văn chương hạ giá rẻ như bèo”; cho đến thời kỳ bao cấp cho dù “mua như cướp, bán như cho” thì vào nhà hát, rạp chiếu phim vẫn phải mua vé, tại bìa 4 mỗi cuốn sách vẫn ghi rõ giá bán. Sự thật là như thế, nhưng trong một thời gian rất dài chúng ta né tránh, sợ gọi văn chương là hàng hoá thì làm giảm cái chức năng cao quý của nó đi. Và sợ nữa là sợ sai quan điểm, sẽ bị phê phán, quy kết này nọ...Nhưng mặc mọi sự sợ hãi, né tránh, thị trường vẫn là thị trường, và các quy luật giá trị vẫn cứ vẫy vùng trong một chiếc áo dù đã bị cố tình làm cho nhỏ lại.
Là hàng hoá thì nó phải sống đủ thân phận của hàng hoá. Nghĩa là, cuối cùng thì người mua quyết định tất cả. Và thế là, lúc sáng tác nhà văn hăm hở, tự tin, say đắm tức là chủ động còn khi cái tài năng, tâm huyết đã được vật hoá, họ bị đẩy lùi phía sau cuốn sách, cam chịu và chờ đợi sự phán quyết của “thượng đế” đối với đứa con tinh thần của mình. Vì vậy, với cách nhìn thoáng rộng, chúng ta thừa nhận văn chương là hàng hoá. Nhưng dù có là hàng hoá nó cũng không biến thành thứ vật dụng, tiện nghi thông th­êng. Nên gọi văn chương là hàng hoá đặc biệt chăng? Hàng hoá đặc biệt thì thị trường cũng đặc biệt.
2. Có hàng hoá thì có thị trường. Văn chương đã trở thành hàng hoá thì có chợ văn chương. Trong cái chợ ấy nhu cầu luôn luôn tươi sống.
Bản năng được cắm hoa. Sở thích là ông chủ. Nhà văn chỉ còn là nửa vầng trăng của quy luật cung cầu. Đồng thời với việc anh tác động vào nửa kia thì anh cũng bị nửa kia tác động lại. Một bước của tha hoá. Phiên chợ ồn ào hoá ra một dòng thác thử thách bản lĩnh. Có người vui vΠđể cho cơn lũ cuốn đi. Không ít người bướng không chịu đánh mất mình. Thị hiếu được vuốt ve. Bánh lái của thị trường bắt đầu hoạt động. Sex ư? Bạo lực, gala cười rẻ tiền ư? Ám chỉ chửi bới ư? Có cầu thì có cung. Thị hiếu luôn luôn biết cách tự bào chữa.
Câu chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ hiểu hơn nếu chỉ có cuộc đối thoại tay đôi giữa người viết và người đọc. Mối quan hệ tinh khiết này bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của nhân vật thứ ba - các nhà kinh doanh. Giữa chữ hay và chữ dở có thêm một chữ lợi. Hãy cẩn thận với chữ lợi này. Nó hiền lành và hung dữ, vô cảm và ranh ma, ngọt ngào và cay đắng. Và ở đâu, lúc nào nó cũng vô cùng thực dụng. Một tình thế mới xuất hiện: thật giả, trắng đen, tốt xấu lẫn lộn. Bản chất của thị trường là nhất thời. Hồn cốt của văn chương là bền vững. Cuộc xung đột không dễ hoà giải. Có những cuốn sách được vồ vập một lúc rồi chìm lặng chỏng trơ. Có những cuốn sách hôm nay bị hờ hững, ghẻ lạnh nhưng lại được đời sau tôn vinh, sủng ái. Vậy chân lý là ở đâu. Nhà văn chi phối thị trường hay ngược lại? Theo tôi là cả hai. Nhưng cái quyết định là bản lĩnh của các nhà sáng tạo.
3. Vậy cái thị trường mà chúng tôi muốn bàn đến hôm nay là thị trường nào. Hội nhập rồi. Vào WTO rồi, ta đang đi vận động để thế giới công nhận Việt Nam có thị trường đầy đủ. Thị trường đầy đủ là thị trường như thế nào? Người Mỹ, người Anh, người Pháp công nhận ta có thị trường đầy đủ đương nhiên là theo tiêu chuẩn của họ, phải là thị trường tự do với sự tác động dữ dội của các quy luật của chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, ta nói vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy thị trường đầu tư và thị trường định hướng xã hội khác nhau như thế nào?
Trên lý thuyết, chúng ta không có nhà xuất bản tư nhân. Ngoài một số nhà xuất bản khá giả nhờ được hỗ trợ đầu vào hoặc bao tiêu sản phẩm đầu ra, còn nhiều nhà xuất bản đang lâm vào tình trạng khó khăn. Khó khăn nhưng vẫn sống được vì có các nhà sách. Các nhà sách này đang đóng vai trò cấp vốn, thao túng các nhà xuất bản, dưới danh nghĩa liên kết. Họ là tư nhân, đại diện cho người đọc, sứ giả của thị hiếu. Sách tốt mà không bán được thì họ cũng không in. Và ngược lại. Muốn định hướng thì ngoài luật pháp, chúng ta phải tìm cách tác động vào vốn của cả xuất bản và báo chí. Là nhà cấp vốn, sự định hướng sẽ hùng hồn hơn nhiều, hiệu quả hơn nhiều.
4. Dịch vụ là một khâu quan trọng của thị trường. Hãy chú ý đến vai trò của phát hành và quảng cáo. Phát hành của chúng ta chưa tốt. Có những cuốn sách chiết khấu 46% phát hành phí. Lưu thông phân phối lấn át nhà sản xuất. Thật nghịch lý. Trong thị trường văn chương, chỉ nhà văn mới duy nhất là nhà sản xuất. Phát hành, quảng cáo đều là dịch vụ. Một chiếc chăn bị kéo cho dịch vụ quá nhiều thì nhà văn phải chịu rét.
Ở Mỹ có một dịch vụ hỗ trợ các nhà văn. Bên cạnh Hội các nhà văn Mỹ gần 2.000 người, còn có Hội những người bảo hộ các nhà văn cũng với số lượng tương đương. Có nhà văn tham gia cả hai Hội, nhưng chủ yếu Hội bảo trợ (tạm gọi là thế) là những luật sư. Khi nhà văn viết xong một cuốn sách, anh ta nhấc máy điện thoại lên, ít phút sau sẽ có người của Hội bảo hộ xuất hiện. Nhà văn muốn in sách ở đâu, khổ sách, bìa sách thế nào, lấy bao nhiều phần trăm giá bìa cứ nói hết với người bảo hộ. Người bảo hộ đi tìm nhà xuất bản thoả mãn yêu cầu của nhà văn và họ thay mặt nhà văn ký các hợp đồng. Đương nhiên, quá trình thương thuyết sẽ diễn ra nhiều lần, cả nhà văn và nhà xuất bản đều phải điều chỉnh ham muốn lợi ích, cho đến lúc hai bên đều có thể chấp nhận được. Người bảo hộ không được các nhà xuất bản trả tiền. Anh ta lấy từ 10 - 12% hoa hồng từ khoản nhuận bút của nhà văn. Nhuận bút càng nhiều, hoa hồng càng lớn, do vậy các nhà bảo hộ luôn đứng về phía nhà văn...
 

Văn học nghệ thuật Việt Nam - Sự lựa chọn nào cho tương lai?

09/02/2022 lúc 09:24






T





rên Truyền hình Việt Nam hiện đang có chuyên mục dành cho công nghệ thông tin với tiêu đề " Sự lựa chọn cho tương lai". Từ những năm cuối của thế kỷ XX khi loài người chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ 3, chúng ta được nghe rất nhiều dự báo về thế kỷ 21, nào là kỷ nguyên của tin học, của vi sinh học, của tự động hoá, v.v…Và lập tức ở Việt Nam xuất hiện một khẩu hiÖu nghe đanh thép như là một mệnh lệnh, một phép dụng binh, cũng có thể coi là kim chỉ nam cho mọi hành động. Phương châm đó là: đi tắt, đón đầu.
Theo cách hiểu của tôi, mà cũng có thể là của một số đông khác, thì đi tắt đón đầu là bỏ qua một giai đoạn cần và đủ cho một phương thức tiếp cận khoa học, hưởng thụ và ứng dụng mọi thành quả kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất của thế giới để đưa nền kinh tế đất nước hội nhập và tiến bước ngang hàng cùng các quốc gia tiên tiến khác. Tôi không đủ trình độ để bàn luận xem việc lựa chọn bước đi như thế trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã đúng và trúng chưa? Có thể là đúng, bởi cái đích của một công trình nghiên cứu khoa học là giống nhau cho dù đường đi tới đích có thể khác nhau. Khi mà cái đích ấy đã được xác định, đã nhìn thấy rõ thì kẻ chậm chân chẳng cần phải đi lại từ đầu, có thể nhảy thẳng vào vạch cán đích để cùng nhân loại đi tiếp. Tuy vậy, tôi cũng thấy không phải không có những hậu quả, những hệ luỵ do việc chẳng cần đi mà đến đó, bởi như ông cha mình nói, đi một ngày đàng, học một sàng khôn, ta không tự đi thì khó mà có cái khôn tích luỹ, làm sao có được bản lĩnh để dự phòng những rủi ro bất lường có thể xẩy ra. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang xẩy ra được bắt đầu từ những nền kinh tế lớn nhất, ở những quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất, hoặc việc báo động đỏ về thảm hoạ môi trường của trái đất, lẽ nào không làm cho chúng ta giật mình đến toát mồ hôi?
Trở lại với câu chuyện văn học nghệ thuật. Có vẻ như cái phương châm đi tắt đón đầu rất hấp dẫn ấy vốn được dùng cho lĩnh vực khoa học công nghệ nhưng đã có sự kích hoạt mạnh mẽ đến toàn bộ cơ thể xã hội Việt Nam, nó như một liều đô-pin mạnh khiến không ít người nhảy lồng lên như thể bất ngờ tìm ra phương thuốc thần diệu cho tất thảy mọi sự phát triển. Bởi thế, cho dù thuật ngữ đi tắt đón đầu vốn dùng cho khoa học công nghệ, không hề đã động gì đến phạm trù sáng tạo văn học nghệ thuật, nhưng đã thấy xuất hiện ngày càng nhiều ở trong giới chúng ta những câu hỏi sốt ruột kiểu như, bao giờ Việt Nam có giải Noben, bao giờ văn học ta mới thoát ra khỏi nhân vật dân tộc để có được loại nhân vật nhân loại, hoặc tại sao Tiểu thuyết thế giới đã như thế này, thế nọ mà các nhà viết tiểu thuyết Việt Nam vẫn cặm cụi kể chuyện..vân..vân và vân vân. Trong thơ ca, trong âm nhạc, trong mỹ thuật đều sôi lên những câu hỏi như vậy. Cá nhân tôi khẳng định là, những câu hỏi đó là tâm huyết và rất cần lắng nghe. Tuy nhiên từ sự sốt ruột ấy đã dấy lên một làn sóng đi tắt đón đầu, lấy thành quả sáng tạo của thế giới mà ta vừa biết đến làm điểm xuất phát cho tư duy sáng tạo của ta, có khi sự sáng tạo đó đã xẩy ra dăm ba chục năm rồi và hiện thời đã bị chính các nước đó chối bỏ nhưng ta không biết.
Là một người sáng tác không ai là không muốn những sáng tạo của mình luôn luôn phải được đổi mới, không thể sáng tạo ra cái thứ giống như của người khác hoặc của chính mình đã có. Là một công dân của đất nước Việt Nam ai trong chúng ta cũng đầy day dứt và mong muốn đổi mới đất nước, đổi mới trên tất thảy mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, cái gì tiến nhanh được chúng ta đều cổ suý. Phải tiến nhanh tiến kịp những quốc gia tiên tiến nhất. Tuy nhiên, chúng ta là những con người, là chủ thể của một cổ máy vận động chứ chúng ta không thể biến mình thành cổ máy. Cổ máy thì chỉ biết quay, quay tít mù, càng nhanh càng tốt, nếu lỡ long vít, bung ốc văng tung toé  ra đường thì cổ máy sẽ thành xác máy, người ta sẽ dọn nó đưa vào khu phế thải để thiêu huỷ. Còn nếu con người  văng ra bên vệ đường thì sẽ ra sao? Chúng ta không thể không lường tới điều đó. Ví dụ: trên lĩnh vực chính trị, chúng ta cũng đã nhận ra nhiều điều bất cập rất cần đổi mới.
Bây giờ xin được quay trở về lĩnh vực Văn học nghệ thuật. Cần khẳng định lại lần nữa là, cái khẩu hiệu đi tắt đón đầu tuyệt nhiên không phải để dùng trong lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật. Bộ hồ sơ dày cộp mấy gang tay về các văn bản ký kết gia nhập WTO không có một văn bản nào ràng buộc về lĩnh vực văn học nghệ thuật theo nghĩa sáng tạo tác phẩm, nếu có thì chỉ là vấn đề bản quyền và phần quyền lợi kinh tế liên quan đến việc kinh doanh các tác phẩm ấy. Sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học công nghệ tuy cùng chung mục đích là thúc đẩy sự phát triển của nhân loại nhưng hai con đường đi và hai đích đến của nó lại rất khác nhau. Nhiều nhà khoa học cùng nghiên cứu một đề tài với nhiều phương thức tiếp cận khác nhau nhưng đích đến của nó chỉ có một. Ngược lại, có bao nhiêu nhà sáng tạo nghệ thuật thì sẽ có bấy nhiêu đích đến khác nhau bởi bản thân mỗi nhà sáng tạo là một thế giới khám phá. Cách tiếp thu thành quả tiến bộ của nhân loại của hai lĩnh vực này cũng khác nhau. Thế giới đã nghiên cứu ra vác-xin phòng bệnh H1N1, ta có thể bê ngay vac-xin ấy về tiêm chủng cho người Việt Nam, hoặc xin chuyển giao cái công thức điều chế ấy về để sản xuất. Đi tắt, đón đầu là vậy. Nhưng ta không thể dùng cái sáng tạo của người ta " ứng dụng" theo kiểu Việt hoá tác phẩm như cách làm mấy bộ phim truyền hình dở cười dở khóc vừa qua. Tiếp thu thành quả sáng tạo nhân loại có thể tạm ví như là có thêm những chiếc chìa khoá, rồi ta vẫn sẽ phải tự mở lấy cánh cửa tâm hồn mình, thế giới sáng tạo của mình, lại phải tự mình tìm hiểu, khám phá những gì còn chưa được khám phá trong chính bản thể ta, lại phải bước đi những bước nhọc nhằn, bỡ ngỡ như chưa hề có bước chân nào đi qua, như thể ta đang lạc vào một hoang mạc chưa từng được biết đến....
 

Tăng cường tính hiện đại trong sự phát triển của văn học và lý luận văn học Việt Nam

09/02/2022 lúc 09:24






T





ính dân tộc và tính hiện đại là hai thuộc tính căn bản của nền văn học dân tộc, xử lý đúng đắn mối quan hệ của chúng có ý nghiẽa hệ trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới của chúng ta, đưa dân tộc ta tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Xử lý không tốt có nguy cơ làm chậm bước phát triển nhiều mặt của văn hoá dân tộc, trong đó có văn học và lý luận văn học. Hiện nay có băn khoăn cho rằng tính hiện đại vốn là phản truyển thống, do đó không tránh khỏi mâu thuẫn với tính dân tộc; còn tính dân tộc là sự bảo lưu truyền thống, vì thế mà xung đột với tính hiện đại. Từ đó, xem tính hiện đại là phạm trù cần cảnh giác, bởi vì nó có cơ mài mòn tính dân tộc. Lại có người hiểu tính hiện đại bây giờ trên thế giới là phương Tây, bởi phương Tây là hiện thân của hiện đại, do đó hiện đại hoá cũng đồng nghĩa với phương Tây hoá, tính hiện đại tức là mức độ giống với phương Tây hiện đại, từ sản xuất, tiêu dùng, suy nghĩ, sáng tác… càng giống phương Tây, càng hiện đại,, càng có tính hiện đại. Theo cách hiểu này thì dễ hiểu là càng phương Tây hoá thì càng ít tính dân tộc, tức là đối lấp tính hiện đại với tính dân tộc.
Theo chúng tôi, những cách đặt vấn đề như vậy đều có tính siêu hình và chưa hiểu mối liên hệ khăng khít không thể tách rời của hai phạm trù tính dân tộc và tính hiện đại, đồng thời còn thể hiện định kiến Đông Tây có phần lỗi thời. Trong lịch sử tính dân tộc luôn gắn liền với tính hiện đại. Tính dân tộc hiểu làm tinh thần, tính cách dân tộc, ý thức chủ thể dân tộc, hệ giá trị của dân tộc, gắn liền với sự quan tâm cá tính, sự sinh tồn và phát triển của dân tộc mình. Cứ sau mỗi chiến thắng ngoại xâm, đối diện nguy cơ dân tộc hay đổi thay triều đại thì tính dân tộc lại được thức tỉnh cùng một lúc với nhu cầu hiện đại hoá. Việc Lí Công Uẩn dời đô ra Thăng Long thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ với khát vọng về sự nghiệp đế vương bền vững muôn đời. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi thể hiện một ý thức dân tộc không phải với nội dung tộc người (ethnics), mà là dân tộc (nation), biểu hiện ở ý thức quốc gia Đại Việt, một ý niệm hiện đại thời ấy. Và kết thúc bài cáo với “Ban bố duy tân khắp chốn” chắc hẳn là có nội dung “đổi mới, hiện đại” mà ta cần tìm hiểu. Tính dân tộc Việt Nam được đặt ra bức thiết nhất vào thời cận đại trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm gắn liền với nhu cầu canh tân. Từ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, đến các nhà tri thức trong Đông Kinh nghĩa thực… không ai là không nói đến tính dân tộc với yêu cầu hiện đại hoá: mở mang việc học, chấn hưng thực nghiệp để có thể cạnh tranh sinh tồn. Tính dân tộc của họ rất mãnh liệt, đồng thời đã mang một nội dung khác xa với tính dân tộc trong quá khứ. Từ yêu cầu của tính hiện đại mà họ nhìn thấy sức mạnh và nhược điểm của người Việt Nam so với người Nhật, người phương Tây, và hiện đại hoá là một nhu cầu, một biểu hiện bức thiết của tinh thần dân tộc.
Nhìn ra các nước phương Tây là cũng thấy tình hình tương tự. Trong phong trào Phục hưng ở châu Âu người ta Phục hưng truyền thống Hy Lạp và Do Thái nhằm chống lại truyền thống trung cổ, theo tinh thần nhân văn. Phong trào cải cách tôn giáo, tức hiện đại hoá tôn giáo của Matin Luther không phải là chống Cơ đốc, mà chỉ là chống giáo hội, bởi vì tín ngưỡng là việc của cá nhân, “tôi tin Chúa Trời thì Chúa Trời tồn tại cùng tôi”. Hiện đại hoá không phải giản đơn chỉ là đối lập với truyền thống mà là phát huy truyền thống. Phạm trù tính dân tộc được đề xuất như là phạm trù ý thức của các dân tộc trong tương quan với các dân tộc khác. Các nhà Khai sáng Đức thể kỉ XVII – XVIII như Herder, Lessing, Goethe đưa ra yêu cầy về tính dân tộc nhằm thống nhất đất nước, chống lại sự phận tán, cát cứ của hàng trăm “nước” nhỏ, trở ngại thông thương làm cho nước Đức lạc hậu. Herder nói “Văn học dân tộc Đức không thể là nô lệ của văn hoá Hy Lạp, không thể không thể là vật phụ thuộc vào các nền văn học mạnh. Ông chủ trương không thể dùng tiêu chuẩn Hy Lạp để đánh giá Shakespeare, không đòi hỏi nước Anh phải sáng tác sử thi như Hy Lạp.” Goethe chủ trương phải là nước Đức thống nhất mới có không gian co các tài năng văn hoá và tài năng nghệ thuật phát triển. Tính dân tộc ở Nga cũng gắn với nhu cầu hiện đại hoá nước Nga. Pushkin đã học rất nhiều ở Byron, nhưng đồng thời ông vượt qua Byron để sáng tạo ra Evgenie Onegin bất hủ, còn nhà văn Gogôl đã viết rất hay về tình trạng lạc hậu của nước Nga trong Những linh hồn chết. Sơ lược vài nét về lịch sử cho hiện đại là hệ giá trị, phương hướng nâng cao tính dân tộc. Nhưng thế xét trong cơ chế phát triển tự nhiện của văn hoá, tính dân tộc và tính hiện đại không phải là xung đột nhau, loại trừ nhau mà gắn kết nâng đở nhau, thúc đẩy nhau. Tính hiện đại trong một nền văn học phải là tính hiện đại của dân tộc, và tính dân tộc phải là tính dân tộc hiện đại.
Chẳng những thế, tính hiện đại có vai trò quan trọng trong việc phát triển tính dân tộc. Nếu không có ảnh hưởng phương Tây hẳn chúng ta chưa có phong trào thơ mới, một đỉnh cao chưa từng có trong thơ ca Việt Nam. Trong bài một thời đại thi ca Hoài Thanh đã nói đến ảnh hưởng văn hoá và thi ca Pháp đối với thơ mới của Việt Nam, nhận thấy “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp”. … Sự thực đâu có thế. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn, đồng thời nâng chất lượng dân tộc lên một bước. Điều đó chứng tỏ Việt hoá là động lực nội tại của sự tiếp nhận ảnh hưởng và vai trò của tính hiện đại đối với việc nâng cao tính dân tộc...
 

Quan niệm về nhân vật và kiểu nhân vật tính cách trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam (2000 - 2008)

09/02/2022 lúc 09:24

1. Quan niệm về  nhân vật của tiểu thuyết đương đại Việt Nam





T





rong quan niệm của các nhà sáng tác tiểu thuyết truyền thống, nhân vật luôn là yếu tố then chốt của tác phẩm. Nó giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và là “chiếc loa phát ngôn” cho những tư tưởng của tác giả. Từ quan niệm đó nên cách xây dựng và thể hiện nhân vật của các nhà tiểu thuyết truyền thống thường theo những khuôn mẫu và ràng buộc nhất định: nhân vật bao giờ cũng gắn với một cuộc đời, một số phận, một tính cách cũng như các mối quan hệ xã hội rạch ròi cụ thể. Nhân vật trở thành những giá trị thẩm mĩ được chú trọng và được đẽo gọt nhiều nhất. Tính cách của nhân vật vì thế được định hình khá rõ ràng trở thành nguyên nhân lí giải cho mọi hành động, cách ứng xử. Chính lẽ đó nhân vật của tiểu thuyết truyền thống thường không chứa đựng nhiều bất ngờ trong hành động và ít nổi loạn về tính cách, thường “hiền hơn” và “yên vị” trong khuôn khổ thân phận và tính cách mà tác giả đã tạo ra. 
Trong quan niệm của các nhà viết tiểu thuyết đương đại, nhân vật cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhưng trong cách thể hiện của họ nhân vật không còn là yếu tố then chốt quy định những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Nguyên nhân chính là sự thay đổi về sự tồn tại và vị thế của con người trong đời sống xã hội. Đời sống có quá nhiều bất trắc, ngả rẽ, trong mỗi con người đều chứa đựng những “ẩn mật bản ngã” khiến nhà văn không thể thuyết phục độc giả tin vào cái gọi là “ở hiền gặp lành” “thiện thắng ác” một cách giản đơn trong việc xây dựng số phận của nhân vật trong tác phẩm hay những nét phác họa để tạo nên những mẫu hình chung cho một tầng lớp, một hạng người nào đó trong xã hội. Từ đó nhân vật của tiểu thuyết đương đại đã có nhiều thay đổi. Những dấu hiệu về ngoại hình, hành động gần như là biến mất mà thay vào đó nhân vật được tái hiện như những mẩu, những mảnh, những kí họa, có khi chỉ còn là những ý nghĩ, những mảng đối thoại vu vơ, những câu nói không chủ đích... Đặc biệt tiểu thuyết đương đại chứng kiến sự biến mất của loại nhân vật điển hình. Nhân vật trong tiểu thuyết đương đại không có tính cách tiêu biểu, hoặc từ chối những khuôn mẫu sẵn có. Họ là những con  người vô danh. Con người trở nên nhỏ bé và dị biệt đến nỗi nó chỉ là đại diện duy nhất của chính bản thân nó. Con người phong phú đến mức không ai có thể thay thế được. Nhà văn không còn chú tâm xây dựng những điển hình. Những yếu tố như tên, tuổi, xuất thân, câu chuyện có tình tiết… không còn quá quan trọng. Và cái mà tiểu thuyết giai đoạn trước dựa vào như sự độc đáo của tính người, hay tính anh hùng… trở thành phi lý, bởi thực chất không ai có thể làm kiểu mẫu cho một loại người lí tưởng nào đó. Mỗi người mang một nỗi niềm, một số phận, là một trường hợp riêng. Nhân vật được xác định bằng sự hiện diện, bằng sự tồn tại của nó với những hành vi, những ứng xử trước mọi hoàn cảnh; không cần giải thích vì không thể giải thích mà chỉ có thể quan sát.
Có thể thấy, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đương đại hầu hết khác lạ so với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta nhận ra một ý thức thẩm mỹ mới đang được các nhà văn thể hiện trong cách xây dựng các kiểu, các tuyến nhân vật (kiểu nhân vật tính cách, nhân vật bản năng, nhân vật tâm linh; tuyến nhân vật đối lập, tuyến nhân vật song trùng, tuyến nhân vật ảo - thực…) Những kiểu và tuyến nhân vật đó đã đưa đến cho tiểu thuyết một thế giới đa dạng, thể hiện được chiều sâu triết lý về con người thời đại. Và điều này đã góp phần phá vỡ cấu trúc kết cấu tiểu thuyết, thay đổi quan niệm thẩm mĩ của người đọc về nhân vật và tác phẩm văn học.  
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tính cách trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay 
GS Phương Lựu đã khẳng định: “Phân tích một nhân vật văn học suy cho cùng là đi tìm một tính cách, tính cách như là đối tượng chủ yếu của nhận thức văn học”…“Nhân vật tính cách thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lý, những chuyển hóa và như vậy tính cách có một quá trình tự phát triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó”. (Lý luận văn học, trang 288 - 289, nhà xuất bản Giáo dục, 1999)
Trong tiểu thuyết đương đại hầu hết các nhân vật chính đều được tác giả “cá tính hóa tính cách” một cách rất rõ nét. Qua những nhân vật này đã thể hiện một xu hướng sáng tác dựa trên nền tảng của sự thay đổi trong nhận thức đời sống xã hội và con người hiện đại. Khi nhân vật mang trong mình những cá tính sẽ trở nên Người hơn và cũng Đời hơn rất nhiều so với các kiểu nhân vật trước đây. Bởi “cá tính làm cho nhân vật sinh động, có sức hấp dẫn, để lại trong lòng người đọc một ấn tượng rõ nét và sâu sắc”.
An Mi trong tiểu thuyết và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng là nhân vật có quá trình tự phát triển về tính cách. Một con người dám vượt lên tất cả những ràng buộc, định kiến của xã hội để thể hiện tận cùng cái Tôi của mình: “Tôi muốn mang chiếc bình lên một ngọn đồi ở miền trung du, đổ mớ tro của anh xuống đám cỏ và mang chiếc bình không về đặt ở thành cửa sổ, nơi tôi đã đứng suốt bảy ngày nhìn xuống con đường trước nhà. Nhưng không ai cho tôi làm như vậy…”...
 

Văn hóa dân vận trong mối quan hệ giữa Đảng và dân

09/02/2022 lúc 09:24






V





ăn hoá dân vận là một khái niệm mới được hiểu như một thuật ngữ ghép tức là: Thái độ ứng xử có văn hoá trong việc tuyên truyền, vận động, tiếp xúc, giáo dục nhân dân. Gần đây người ta nói nhiều đến sự hiện diện của các nhân tố văn hoá vào các lĩnh vực đời sống: văn hoá giao thông, văn hoá kinh doanh, văn hoá gia đình, văn hoá công sở, văn hoá phê bình và tự phê bình, văn hoá Đảng v. v …
Nói là mới, nhưng thực ra bản chất của vấn đề văn hoá dân vận không hoàn toàn mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ năm 1956 (thế kỷ XX) trong bài Huấn thị cho lớp nghiên cứu chính trị của trường Đại học nhân dân Việt Nam có nói đại ý: thời gian lớp học thì ngắn, nên việc nghiên cứu của các bạn ví như một hạt nhân bé nhỏ, có thể tóm tắt trong 11 chữ sau: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân. Minh minh đức tức là Chính tâm, thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết” (1).Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã sáng tạo nhiều thành ngữ sống mãi cho đến tận hôm nay: Quân và dân như cá với nước; Đi dân nhớ, ở dân thương; Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Trong quân đội cách mạng của ta ngay từ đầu kháng chiến gian khổ ở cả hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ đã ban hành điều lệnh: “Không lấy một cây kim sợi chỉ của dân”. Với lực lượng công an nhân dân trong sáu điều dạy của Bác Hồ có lời giáo huấn thân ái: Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép.
Nước ta là một nước văn hiến, “đứng hàng đầu Trung Châu, không nhường Hán - Nguỵ”. Nền văn hiến đó bao chứa nhiều giá trị văn hoá giữ nước - trong đó hàng đầu và trung tâm là văn hoá giữ dân. Nói dân tộc ta có sức sống trường tồn không bị đồng hoá trước âm mưu thôn tính của kẻ thù, quật cường đứng lên chống ngoại xâm là nói sức mạnh của dân, trách nhiệm của dân và lợi ích vì dân. Điều này thấy rõ dưới thời Trần. Chính sách “khoan sức dân” để làm kế gốc sâu, rễ bền được coi là thượng sách để giữ nước. Thời nhà Trần có lệ đặt chuông ngay trước Cung điện nhà vua để dân có oan ức thì kêu oan bằng những tiếng chuông giục giã, vua sẽ trực tiếp phán xử. Đó là việc làm công bằng, minh bạch. Thấy được nguồn lực to lớn của dân, các vua Lý, Trần đều có chính sách khuyến nông, an dân, dựa vào dân mà giữ nước.
Cảm hứng chủ đạo thương dân, biết ơn dân trong thơ văn, đại văn hào Nguyễn Trãi rất dạt dào mà những câu thơ sau là tiêu biểu: Chăn lạnh choàng vai đêm chẳng ngủ/ Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân; Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày… thấy được sức mạnh to lớn của dân: Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp …
Dưới thời đại Quang Trung, người anh hùng áo vải “oai vũ mà nhân hậu”; trong nhiều bài thơ, hịch, dụ, chiếu, biểu … vị minh quân nói rõ yêu nước đồng nghĩa với thương dân. Nước với dân có quan hệ khăng khít. Nước một ngày không thể không có vua. Việc Quang Trung xưng Hoàng đế biết là bất đắc dĩ, nhưng vì “ứng mệnh trời, thuận lòng người”. “Vua không dân thì cùng ai giữ nước?”. Trong Chiếu lên ngôi, đường lối chính trị của Quang Trung thật minh bạch: “Trẫm nay có cả thiên hạ, sẽ dìu dắt dân vào đạo lớn, đem dân lên cõi đài xuân”, “để kéo dài phúc lành cho tôn miếu, xã tắc”. Hịch Tây Sơn mở đầu: “Sinh dân phải nuôi dân làm trước”. Ý nghĩa văn hoá của những tuyên ngôn vừa nói nằm ở đường lối dân vì bản, giữ chặt lòng người.
Dưới thời nhà Nguyễn, trừ Gia Long còn thích vũ công của mình; còn các vị vua khác đã thấy tầm quan trọng của chính sách thu phục giang sơn, qui tụ người tài trong dân. Đại thần Doãn Uẩn nói: “Làm chính trị cốt ở chỗ được người giỏi”. Xưa nay nói đến việc trị dân đều lấy việc dùng người làm gốc. Tự Đức thì coi nhân tài là cội gốc để làm chính sự. Muốn chỉnh lý chính sự cần phải có nhân tài… Thiệu Trị, một ông vua chỉ sống 41 năm, trị vì 7 năm nhưng ông đã có nhiều bài thơ ca ngợi thiên nhiên nước Nam ta, có ý thức tầm quan trọng lâu dài của nông nghiệp, nông thôn, thông cảm đời sống của nông dân quanh năm chăm lo việc cấy cày. Một câu thơ trong Thần kinh nhị thập cảnh cho ta thấy rõ điều đó: Tam Thôi khuyến khoá khinh trị lỗi / Chung tuế cần cù mẫn đạp lê (nghĩa là: lễ Tam Thôi để khuyên răn đừng xem nhẹ việc cày bừa. Biết xót thương những người quanh năm chăm chỉ việc cày bừa).
Trong thời đại chúng ta, nhất là từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam vừa là của văn hoá dân vận. Để xây dựng nước ta từ nền Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, dương cao hai ngọn cờ: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Người biết rất sớm, rất rõ sức mạnh, quyền hành, lực lượng ở nơi dân. Tất cả các chính sách dân vận của Người và của Đảng vừa có tiếp thu tự giác truyền thống khoan sức dân, an dân, giữ chặt lòng dân của các vị anh hùng dân tộc, của các vị minh quân, vừa thấm sâu mối quan hệ biện chứng giữa nước và dân, giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa công quyền và dân quyền. Nhưng tất cả và cao hơn cả đều đi đến mục tiêu: Lợi ích vì dân, quyền hạn của dân, trách nhiệm của dân, công việc của dân...
 
 
 

Suy nghĩ chung quanh mối quan hệ dân tộc và hiện đại

09/02/2022 lúc 09:24






1





. Nói dân tộc là nói đến văn hoá. Nói hiện đại là nói kinh tế - xã hội. Như vậy khía cạnh đầu tiên được quan tâm ở đây là mối quan hệ giữa Văn hoá dân tộc và Xã hội hiện đại.
Đôi lời về văn hoá. Văn hoá, theo tôi hiểu, là một giá trị, để phân biệt với những gì phi văn hoá, phản văn hoá. “Văn hoá chính là sự kết hợp tất cả những gì tốt đẹp nhất có trong mỗi dân tộc” - nói như nhà bác học Nga D.C.Likhachốp. Phải là một giá trị mới được mang danh văn hoá. Giá trị văn hoá được xác định ở tính nhân văn của nó, và ở sự kế tục, bồi đắp, tự làm giàu thêm và làm giàu cho nhau của nhiều khu vực, nhiều nền, nhiều niên đại, nhiều thế kỷ. Những giá trị văn hoá lớn không bài trừ mà bổ sung cho nhau, chẳng hạn giữa Đông và Tây; là sự tiếp tục nhau chứ không phủ định hoặc thủ tiêu nhau như Cổ điển và Hiện đại… Nhưng khi nói đến các giá trị chung, giá trị nhân loại của văn hoá lại không được quên mặt gắn bó với nó là các giá trị quốc gia và dân tộc. Có thể nói giá trị mang tinh bền vững của văn hoá là giá trị dân tộc. Nói cách khác văn hoá là cái giữ cho mỗi dân tộc có gương mặt riêng của mình. Trong nối kết làm nên đời sống văn hóa và gương mặt tinh thần của con người, thì bản sắc dân tộc là cái làm nên nét riêng, ổn định để cho dân tộc này khác với dân tộc khác. Không chỉ giữa các dân tộc làm nên các quốc gia khác nhau; mà còn là các dân tộc trong cùng một quốc gia. Chừng nào các làn điệu dân ca trên đất nước ta vẫn còn làm say lòng người thì 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam không thể có gương mặt chung của người Kinh. Ngay cả những đặc trưng về vùng miền, về địa lý cũng lưu giữ những nét riêng, khiến cho người gốc Nghệ Tĩnh cũng không lẫn với người xứ Quảng hoặc Nam Bộ. Như vậy, văn hoá dân tộc, đó là khái niệm thật sự hiện hữu, không dễ và không thể bác bỏ; vừa như một khái quát tiến trình lịch sử, vừa như một định hướng bền vững ở tương lai. Nếu sự nhất thể hoá về kinh tế đang là xu thế chung cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực trong kỷ nguyên Toàn cầu hoá hôm nay, thì sự đa dạng hoá về văn hoá, gắn với bản sắc riêng của mỗi dân tộc lại là mục tiêu chung của bất cứ cộng đồng nào trong đại gia đình nhân loại. Văn hoá dân tộc trường tồn cùng lịch sử, từ khi hình thành các dân tộc; nó không chịu tự đánh mất mình chừng nào mỗi dân tộc và các dân tộc cùng tồn tại. Không biết đến lúc nào thì các quốc gia, các dân tộc tự mất đi; còn ở thời điểm hôm nay, ta càng thấy chứng nghiệm ý tưởng của chính trị gia Anh – W. Sớcsin: “Không có kẻ thù nào là thường xuyên, không có bạn bè nào là thường xuyên mà chỉ có quyền lợi quốc gia là thường xuyên”…
2. Xã hội hiện đại đòi hỏi sự đa dạng hoá về văn hoá nhưng mặt khác lại chứa đựng một nguy cơ về sự đồng nhất, sự mờ nhoà, do các mục tiêu chung về kinh tế, do ưu thế của kỹ thuật, do quá trình thế giới hoá nhanh chóng, rộng khắp những thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần. Bánh Pyza và nước uống Coca; quần bò và áo thun; nhạc Rock và phim hoạt hình Walt Disney đang trở thành nhu cầu của số đông, khiến nơi đâu cũng có. Các thành phẩm được ưa chuộng ở một vùng có thể truyền lan và tràn ngập trên mọi kênh dẫn của thông tin quảng cáo, và mọi con đường giao lưu. Nhưng chính do sự đe doạ của cái đồng nhất, cái thế giới, của những ưu thế về kinh tế, về kỹ thuật, mà vấn đề văn hoá, văn hoá dân tộc, và bản sắc dân tộc của văn hoá lại nổi lên như một phương tiện điều tiết và chế ngự.
Ở Việt Nam, vai trò văn hoá và yêu cầu gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là điều luôn luôn được nhắc nhở, trong các chỉ dẫn của Hồ Chủ tịch, các văn kiện của Đảng; và thật sự nổi lên thành vấn đề, thành một lực hút, một mối quan tâm đặc biệt, khi đất nước đứng trước nhu cầu canh tân, phát triển, khi đất nước đang mở dần sự giao lưu và đón nhận những đối sáng, đến từ khu vực và nhân loại. Bởi chính phải qua giao lưu và đối sánh ta mới có điều kiện nhìn rõ về mình, về bản thân mình. Để bớt chủ quan, tự mãn nhìn thiên hạ với con mắt xa lạ hoặc kỳ thị; và cũng để tránh mặc cảm xấu hổ, bi quan, tự ti, nghĩ mình là thấp bé.
Xã hội hiện đại gắn với sự phát triển của khoa học và công nghệ, gắn với sự không ngừng mở rộng mọi nhu cầu của con người, gắn với sự tăng nhanh sức sản xuất và tiêu thụ, gắn với sự nhất thể hoá kinh tế, tóm lại, gắn với sự tăng tốc mọi mặt của đời sống, bao gồm những triển vọng kỳ vĩ và cả những lo âu và hiểm hoạ. Sau một cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại và hai cuộc kháng chiến kéo dài trên ba mươi năm, để giành lại quyền độc lập tự chủ cho dân tộc, xu thế hiện đại gắn với sự nghiệp hiện đại hoá, đang thâm nhập vào mọi mặt đời sống chúng ta, với tốc độ rất nhanh, cũng có thể nói, với gia tốc lịch sử càng về sau càng khẩn trương, càng gấp. Cùng với sự nhận thức đúng về xã hội hiện đại và sự đón nhận xu thế hiện đại hoá, lẽ dĩ nhiên sẽ đưa tới sự gia tăng ý nghĩa đóng góp của văn hoá. Trải nghiệm hậu quả của sự phong bế, lạc hậu hàng nghìn năm và căn bệnh chủ quan, duy ý chí do một định hướng sai lầm về chủ nghĩa xã hội sau nhiều chục năm, chúng ta càng nhận thức rõ thêm vị trí quan trọng của tri thức, của văn hoá; văn hoá ngày càng phát huy vai trò của một tác nhân điều chỉnh, thúc đẩy đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong thế giới hiện đại.
3. Đất nước ta đang bước vào xã hội hiện đại từ một nền canh tác nông nghiệp thô sơ, từ một cơ sở nông nghiệp thấp kém, từ một nền kinh tế nằm trong cơ chế bao cấp vừa thoát ra khỏi chiến tranh, còn chịu nhiều hậu quả của chiến tranh. Khởi điểm đó là rất thấp so với nhiều nước khác trong khu vực và nhân loại. Nó cách xa và mâu thuẫn nhiều mặt với xã hội hiện đại là mục tiêu chúng ta đang hướng tới, và đang vừa đi vừa dò tìm. Thế giới đang chuyển vào một giai đoạn mới, với những kết hợp vừa hiện đại vừa hậu hiện đại, vừa công nghiệp vừa hậu công nghiệp, do vậy cái khó đối với chúng ta là làm sao tìm được con đường thuận nhất và nhanh mất, nhưng vẫn phù hợp với qui luật; để, một mặt không bị tụt hậu theo thời gian; và mặt khác không vội vã, đốt cháy giai đoạn. Mà muốn nắm qui luật thì phải hiểu rất kỹ thực trạng của mình, phải nghiên cứu kỹ bản thân mình từ chiều sâu lịch sử; đồng thời lại phải mở rộng các mối quan hệ, đối sánh với các dân tộc khác, để có cách nhìn từ ngoài.
Giao lưu và hội nhập vào thế giới là xu thế chung của thời đại, là tất yếu lịch sử. Chính trị mở đường cho kinh tế và kinh tế thường đi trước, như Mác nói, và như đang diễn ra trong thực tiễn hôm nay. Nhưng để tạo thế chủ động, không phạm sai lầm thì văn hoá lại có vai trò điều chỉnh và thúc đẩy....
 
 
 

Nền kinh tế thị trường với hội nhập quốc tế và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội

09/02/2022 lúc 09:24






K





hi nhận định về sự phát triển của văn hóa, văn nghệ dưới chế độ  tư bản. C.Mác đã viết: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với nghệ thuật và thơ ca. Đây là một luận điểm có tính bao quát về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với một số hoạt động tinh thần thiên về cái lý tưởng, cái đẹp, trong đó có văn học, nghệ thuật. Có nhà nghiên cứu cho rằng. C.Mác muốn nói đến sự đối địch giữa chủ nghĩa tư bản vốn mang nhiều tính thực dụng với thơ ca - một thể loại giàu tính chất trữ tình, thơ mộng. Thực ra vấn đề lý luận đặt ra rộng hơn, sâu sắc hơn và có ý nghĩa chung cho các loại hình văn nghệ. C.Mác đã khảo sát, phát hiện và nêu nhiều luận điểm xuất sắc, phong phú về nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Đó là thời kỳ lịch sử mới, với phương thức sản xuất lớn, đem lại khối lượng khổng lồ hàng hóa cho xã hội, nhiều quy chế dân chủ được phát huy trong các tổ chức chính trị, khoa học, kỹ thuật phát triển, nhiều triết lý tiến bộ nảy sinh trong lòng xã hội tư bản. Chủ nghĩa tư bản bộc lộ sức mạnh và phát triển nhất là trong thời kỳ đầu đấu tranh thắng lợi với chế độ phong kiến. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ phát triển, chủ nghĩa tư bản tự bộc lộ những mặt yếu từ bên trong; cạnh tranh và chạy đua theo lợi nhuận bằng bất kỳ thủ đoạn nào và từng giai đoạn lại lâm vào khủng hoảng. Sự phân hóa giàu nghèo và đa số rơi vào cùng khổ, xã hội chất chứa nhiều cái phi lý, tội ác tràn lan trong đời sống. Tất cả mặt mạnh và yếu trên đều tác động đến hoạt động tinh thần và đời sống văn hóa, văn nghệ. Kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản như một tấm gương treo ngược phản ánh những mặt trái, những bất công, phi lý của xã hội. Mặt khác, hệ tư tưởng và hiện thực nhiều màu vẻ phức tạp đã góp phần công phá, gạt bỏ những ảo tưởng tồn tại nhiều thế kỷ của chế độ phong kiến. Tôn giáo thần linh cũng phải từ biệt đỉnh núi Ôlanhpơ trở về với trần thế. Sự thống trị của nhiều tôn giáo của thời kỳ trung cổ đã mất dần điểm tựa vật chất và tinh thần trong xã hội tư bản. Và “thần thánh cũng khát” - như cách nói của Anatole France qua tác phẩm Les dieux ont soif. Nếu trước đây với một số tác phẩm, ở đằng sau mỗi nhân vật chính là hình bóng của một vị thánh thần thì giờ đây văn chương đã có sức sống riêng bằng chất liệu của đời sống. Cũng vì thế, những người hoạt động tôn giáo không còn vị thế như xưa. Chế độ tư bản cũng tước đi sự tỏa sáng của các nhân vật hoạt động tinh thần được xem trọng trong xã hội phong kiến. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chỉ ra một sự thực:
“Giai cấp tư sản tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê được trả lương của nó”1.
Có thể nói, xã hội tư sản đã nhìn nhận sự vật theo bản chất của nó với màu sắc thực dụng, bình thường hóa. Đã xuất hiện phổ biến trong xã hội tư sản tình trạng mất thiêng mà phẩm chất và tính thiêng vốn có từ hàng chục thế kỷ. Từ những nghi thức, nghi lễ của tín ngưỡng thần linh thời nguyên thủy đến các tín ngưỡng đa thần giáo cho đến những tôn giáo lớn ngự trị thế giới tinh thần của con người, cái thiêng luôn được tôn sùng, chi phối, ám ảnh. Xã hội tư sản không lấy thần linh làm thần tượng. Một mặt, tổ chức của xã hội phong kiến cũng tạo nên nhiều thần tượng đầy quyền uy, từ nhà vua, dòng họ vua chúa, các quan chức triều đình, tất cả đều có vị thế lớn lao. Câu nói nói lên quyền lực nhà vua: “Tôi nói đó là luật”, rồi ở phương Đông quan niệm “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” đã nói lên thực tế quan hệ quân thần, phụ tử trong xã hội phong kiến. Chế độ phong kiến đã ban phát bổng lộc, đất đai đến từng lãnh chúa và họ chiếm lĩnh như luật đời bền vững. Câu thành ngữ “Nulle terre sans seigneur” đã nói lên thực tế đó. Không có mảnh đất nào không có lãnh chúa làm chủ. Nhưng đến chế độ tư bản thì người chủ là người có tiền. Ai cũng có thể là chủ nếu có tiền. Thực tế trên nói lên nhiều xáo trộn và bảng giá trị đã có nhiều thay đổi. Trong xã hội tư sản luôn có những cuộc xô đẩy, cạnh tranh vì lợi nhuận. Kiếm tiền, làm giàu là việc khó nên phải có nhiều mưu chước, cạnh tranh mạo hiểm để giành cho được phần thắng trong nền kinh tế thị trường. Không có gì là độc tôn, là bền vững muôn đời, các giá trị luôn được xét lại. Dĩ nhiên vẫn có những biểu tượng được tôn thờ như những anh hùng dân tộc có công với đất nước và đã được thời gian thử thách, tôn vinh… Chính tình trạng mất thiêng, không còn hào quang thần thánh, không còn sự sùng bái có tính chất tôn giáo với cá nhân, niềm tin không mơ hồ, có căn cứ và mọi hiện tượng luôn được khảo sát, trước tiên là sự nghi ngờ và tiếp theo sự việc phải được chứng minh bằng hành động thực tế có những mặt không thích hợp, trái chiều với chủ nghĩa xã hội. Tất cả những cái như xô bồ, hỗn độn của xã hội tư sản được kìm hãm trong sự ổn định bằng luật pháp. Xã hội cai trị bằng luật pháp và luôn có sự đối lập giữa luật pháp và quyền tự do cá nhân vì cá nhân luôn có xu hướng vượt khỏi mọi quy chế của xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và văn nghệ, giai cấp tư sản tìm cách khống chế dư luận cho phù hợp với lợi ích của họ. Nhiều tờ báo bị đóng cửa, nhiều nhà báo bị treo bút, phạt tiền, thậm chí bị tù đày vì đã có chính kiến ngược với luật pháp tư sản mặc dù nói đúng sự thật. Các Mác đã có nhiều bài báo phê phán nạn kiểm duyệt của nhà nước Phổ và ở các thời kỳ sau. Tác phẩm văn nghệ tuy gián tiếp hơn nhưng không ở ngoài quy luật trên. Trước hết là họ bị tước mất cái gọi là lý tưởng thiêng liêng của nghề nghiệp và những trang viết. Nhà thơ Pháp Bêrănggiê đã từng than phiền: Tôi chỉ sống để làm những bài ca. Nhưng, thưa ngài, nếu tôi bị tước mất việc làm thì tôi sẽ làm những bài ca để sống.Không chỉ giới hạn ở đấy, nếu những trang thơ đi ngược với chế độ chính trị thì nhà thơ cũng phải ngừng bút. Sự đối lập ấy diễn ra thường xuyên. Bản chất của nền kinh tế tư bản sản sinh và nuôi dưỡng ý thức cá nhân tự do và hậu quả không  thể khác khi các đảng phái tranh chấp nhau về quyền lợi và tư tưởng, khi những cá tính đặc thù bật dậy chống đối để có quyền tự do cá nhân, và tất nhiên nhà nước phải đối phó. Cái gọi là tự do tuyệt đối là ảo tưởng...
 
 
 

none

09/02/2022 lúc 09:24

I.  MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA TIÊU BIỂU (1)





C





ổ nhân có câu: Làm chính trị giỏi cốt ở chỗ được nhiều người tài. Xưa nay nói đến việc trị nước, an dân đều lấy việc dùng người làm gốc, bởi hiền tài là cội gốc của chính sự. Là một nhà mácxít lỗi lạc ở phương Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy nhiều “hạt nhân hợp lý” trong học thuyết Nho giáo để vận dụng vào việc đào tạo, sử dụng nhân tài dưới chế độ mới. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách hào phóng, trọng dụng, biệt đãi những nhân tài dưới chế độ cũ, được đào tạo từ các nước cơ bản chủ nghĩa về nước, song song với việc đào tạo nguồn trí thức mới trung thành với lý tưởng Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ những ngày trứng nước của Cách mạng, phải đương đầu với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người nghĩ ngay tới vai trò quyết định của đội ngũ tri thức. Tầm tư duy rộng lớn về tri thức là nguồn lực sáng tạo và truyền bá tri thức của Hồ Chủ Tịch đã được hình thành khi Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, tiền thân của Đảng Cộng Sản, mà thành phần chủ yếu là trí thức và sinh viên. Các bậc hiền nhân, chí sĩ được Bác Hồ đưa lên hàng đầu trong công cuộc kiến thiết. “Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức”. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nổi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ít nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết” (2). Thực hiện đường lối đào tạo nguồn nhân lực để phụng sự kháng chiến và kiến quốc của Hồ Chủ Tịch, các cấp ủy Đảng và chính quyền đều có những sách lược, bước đi cụ thể đã tập hợp được một đội ngũ trí thức tài năng, trong đó có những danh nhân văn hóa tiêu biểu. Tuy vậy, nỗi băn khoăn lớn nhất của Hồ Chủ Tịch là tư tưởng thành kiến hẹp hòi, không coi trọng tài năng của giới trí thức cũ, thậm chí bài xích họ của một số người nhân danh tổ chức này, cấp ủy nọ. Còn đối với Người thì trái lại, bởi vì Người biết rằng, “tài năng là của hiếm” (V.I. Lênin) cho nên dù là ai, quá trình hình thành như thế nào, ngay cả quan lại dưới triều đình cũ v.v… miễn là họ yêu nước, miễn là họ có tài, có đức, có nhiệt tâm với sự nghiệp kiến thiết quốc gia thì đều được trọng dụng. Người đã gặp học giả Hoàng Xuân Hản để lắng nghe tình hình, tâm trạng của trí thức cũ đối với chính phủ mới. Chính Hoàng Xuân Hản đã được cử vào phái đoàn đi dự hội nghị trù bị Đà Lạt tháng 4 năm 1946. Trong những tháng ngày ở Pháp (từ 5 / 1946 – tháng 9/ 1946) Hồ Chủ Tịch thường có quan hệ thân thiện, gặp gỡ với nhiều trí thức bậc cao. Trước khi về nước, Người gặp giáo sư Hoàng Minh Giám và không quên nhắc cụ Hoàng tìm gặp các bạn thân, tốt, có cảm tình với Cách mạng và giữ quan hệ tốt với họ. Luật sư Phan Anh trong bài Tôi đã tham gia Chính phủ Liên hiệp kháng chiến (3/3/1946) như thế nào? Đã hồi ức lại những kỹ niệm sâu sắc về vị lãnh tụ của dân tộc đối với ông và những người như ông đã vì hoàn cảnh mà phải tham gia Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim. Phan Anh “rất xúc động và cảm kích trước tấm lòng nhân hậu, bao dung của Bác, vì thấy Bác không lấy việc tôi đã tham gia Chính phủ thân Nhật làm điều, mà còn cho tôi là một trí thức yêu nước và được trọng dụng” (Tạp chí Lịch sử tháng 12/1988)(3). Giáo sư Nguyễn Xiển – vị phó Chủ tịch quốc hội nhiều khóa (từ khóa II đến khóa VII) trong số 8 khóa được dân tín nhiệm (từ khóa I đến khóa VIII) là một đại trí thức yêu nước, được đào tọa nhiều năm ở Pháp với ba bằng cử nhân về toán, cơ học, vật lý đã về nước theo tiếng gọi của Hồ Chủ Tịch: “Bác Hồ bảo làm gì, tôi làm nấy, chẳng từ nan…”. Nguyễn Xiển là người khí khái, rất sợ những kẻ ham danh, hám lợi quàng cho tiếng “xu thời”, “phù thịnh”, nên có lần ông đã từ chối chức Bộ trưởng Giao thông công chính trong Chính phủ mới và tiến cử các ông Trần Đăng Khoa, Đặng Phúc Thông vào vị trí trên… Biết được ý kiến thoái thác, Bác Hồ hồn hậu tiếp chuyện ông: “Nhiều anh em công nhân, nông dân không biết chữ đang phải làm việc hành chính; anh em trí thức lại bảo không. Thế ai làm?... Thì có ai  quen đâu! Vì sự nghiệp chung mà gắng sức cả thôi…!” Sau buổi đó, ông cảm thấy lúng túng, ân hận rồi thưa với Người: “Xin Bác cho phép tôi được theo ý Bác”(4) Và thế là Nguyễn Xiển được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Bắc Bộ kiêm giáo đốc Nha khí tượng Việt Nam. Một sự kiện tiêu biểu về phát hiện và trọng dụng tài năng trí thức bậc cao, danh nhân dăn hóa của Hồ Chủ Tịch là việc tin cậy giao phó chức quyền Chủ tịch nước cho Cụ Huỳnh Thúc Kháng với lời dặn: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” vào tháng 6/ 1946 trước lúc người rời nước, sang Pháp dự cuộc đàm phán Việt – Pháp khai mạc ngày 6 - 7 - 1946 tại Phôngtennơblô. “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao” (Hồ Chí Minh) là chí sĩ yêu nước, người đương thời với các, danh nhân văn hóa Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp. Cụ là nhà hoạt động chính trị đầy nhiệt huyết, nhà văn hóa lớn am hiểu nhiều lĩnh vực chính luận, báo chí, thơ ca, phê bình học thuật để lại nhiều bài học quý giá trong văn hóa tranh luận, bảo vệ nền quốc học, quốc văn dân tộc, có uy tín rộng lớn trong công luận. Trong những ngày nguy cơ chiến tranh chống thực dân Pháp đến gần, là thành viên Chính phủ liên hiệp kháng chiến và thay mặt Chủ tịch nước, cụ đi kinh lý miền Trung, kêu gọi đồng bào sản xuất, tham gia kháng chiến. Vào Quảng Ngãi chưa lâu, cụ lâm bệnh và qua đời ngày 21/ 4/ 1947. Được tin, Bác Hồ vô cùng đau đớn, viết thư gửi đồng bào miền Trung nêu gương cụ Huỳnh, tích cực tham gia kháng chiến. Bài Điếu của Hồ Chủ Tịch thấm đượm nghĩa tình đồng chí, đồng thời nói thay niềm tiếc thương tài cao, đức trọng đối với một danh nhân của ba mươi triệu đồng bào....
 
 
 

« 3637383940 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground