Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Chấc cách mạng, chất nhân văn trong thơ Lê Đức Thọ

09/02/2022 lúc 09:24






C





ó một điều đặc biệt ở nước ta là nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu, Xuân Thủy… trong quá trình hoạt động cách mạng rất yêu thích thơ, văn; sau này trở thành những nhà thơ, nhà văn của dân tộc. Đồng chí Lê Đức Thọ là một trong số những nhà thơ – chiến sĩ đó.
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, đồng chí Lê Đức Thọ được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có những vị trí mang tính quyết định ở những thời điểm lịch sử cụ thể đối với quá trình cách mạng ở trong nước và quốc tế. Ở lĩnh vực văn chương, tuy không phải là nhà thơ chuyên nghiệp, tác phẩm không thật nhiều, không liên tục, nhưng những sáng tác của ông lại giàu tính tự sự, ngời sáng chất thép, chan chứa cảm hứng trữ tình, do vậy, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn học nước nhà. Song hành trên chặng đường cách mạng của ông là những tập thơ được viết ngay trên đường công tác, như: Trên những nẻo đường (1968), Đường ngàn dặm (1977), Nhật ký đường ra tiền tuyến (1978), Thơ tuyển Lê Đức Thọ (1983), Gửi anh bộ đội (1984). Ngoài ra, thơ Lê Đức Thọ có mặt trong nhiều tập thơ, tuyển thơ Việt Nam hiện đại, như: Lê Đức Thọ và nhiều tác giả (1995), Hồ Chí Minh – Sóng Hồng – Lê Đức Thọ (1997)… Trên 40 năm, mạch thơ của ông vẫn dồi dào tuôn chảy, nhiều bài thơ, như Hận rừng xanh, Ý Xuân, Em liên lạc, Nhớ mẹ, Mưa rơi… được đông đảo bạn đọc yêu thích.
Là một trí thức lớn lên giữa cảnh nước mất nhà tan, đồng chí Lê Đức Thọ đã sớm giác ngộ cách mạng, dấn thân và tự nguyện dâng hiến cuộc đời mình cho Đảng và dân tộc. Trên con đường hoạt động cách mạng từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc và trên chính trường quốc tế, ông ngày càng nhận rõ một thứ vũ khí đấu tranh quan trọng – đó là thơ văn; dùng thơ văn phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng. Cũng như nhiều lãnh tụ của Đảng, ông quan niệm làm thơ cũng là làm cách mạng. Thơ đã trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén mà bất cứ người cộng sản nào (có năng khiếu văn chương) thường sử dụng thường xuyên và triệt để - đúng như phương châm làm thơ của người cộng sản Hồ Chí Minh:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi – Hồ Chí Minh)
Hoặc như đồng chí Trường Chinh:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
Còn với Lê Đức Thọ:
Bút sắc đâm bao thằng cướp nước
Mực hòa với máu viết thành văn
(Thương đời chiến sĩ viết thêm hay)
Ở ông, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong sự nghiệp cách mạng của mình. Ở vai trò người chiến sĩ cộng sản, một cách tự nhiên, Lê Đức Thọ đã trải lòng với thơ, thông qua những suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc của mình. Vì lẽ đó, trên từng chặng đường lịch sử, những hoạt động cứu nước, cứu dân đều ghi dấu ấn trong thơ ông. Thơ Lê Đức Thọ ghi lại những cảm nghĩ khi tham gia bãi khóa, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, những chặng đường vất vả, gian nan nhưng rực sáng niềm tin lý tưởng cách mạng. Thơ tiếp cho ông sức mạnh đấu tranh với kẻ thù ở chốn tù ngục. Khi ra tù, ông vẫn kiên định mục tiêu đã chọn, tiếp tục đấu tranh chống áp bức, bất công, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Thơ giúp ông có thêm sinh lực làm đẹp tâm hồn, tạo động lực tinh thần để đảm nhiệm xuất sắc những trọng trách quan trọng của Đảng. Ở bất cứ cương vị nào (phụ trách Xử ủy Bắc kỳ, Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam kỳ, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Cố vấn đặc biệt cho Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam và nhiều năm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng). Lê Đức Thọ vẫn mang thơ bên mình làm hành trang chiến đấu....
 
 
 

Văn hóa ứng xử những điều cần nói thêm

09/02/2022 lúc 09:24












ng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng Văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.
Ở nước ta, dưới các triều đại phong kiến, văn hóa ứng xử chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nho giáo là học thuyết luân lý nhập thế rất sâu, tạo nên những áp lực tinh thần, tâm lý, niềm tin của con người trong hàng nghìn năm. Đối với vua là “trung quân ái quốc”; đối với cha mẹ là hiếu để; thầy giáo là đối tượng được tôn vinh ở vị trí thứ hai sau vua và trước cha (quân, sư, phụ). Nho giáo coi lễ là hạt nhân của tư tưởng thống trị, là danh phận của đẳng cấp phong kiến.Lễ trong quan niệm của Khổng Tử là sửa mình, khôi phục lễ là nhân (Khắc kỷ, phục lễ vi nhân). Các nhà tư tưởng nho giáo chủ trương cai trị dân bằng lễ (lễ trị), bởi tiêu chí của giai cấp thống trị bắt mọi người phải làm đúng giáo huấn, những kỷ cương: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức. Thật nghiệt ngã đối với con người. May thay! Song song với học thuyết đạo nho, nước ta có một nền văn hóa dân gian sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo, với triết lý bình dân trong văn hóa ứng xử. Nói về truyền thống nhân nghĩa chúng ta có câu: “tình sâu nghĩa nặng”, “tình làng nghĩa xóm”, “thấu lý đạt tình”; lý giải về ý thức cộng đồng, người dân viện dẫn: “Chung lưng đấu cật”, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “đông tay hơn hay làm”; giá trị của lòng bao dung, cử khoan hòa, tâm lý sống bình yên được kết tinh qua nhiều thành ngữ: “Thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “vì tình, vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy”, “an cư lạc nghiệp”, “an khang hạnh phúc…”
Là một nhà hiền triết, khi tiếp nhận những giá trị của triết thuyết phương Đông, Bác Hồ là người đầu tiên sử dụng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác, thừa nhận những “hạt nhân hợp lý”, gạt bỏ những rào cản phi lý của Nho giáo. Trong ngũ thường (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), Người không nhắc chữ lễ, bởi phạm trù lễ bao gồm tam cương (Vua tôi, cha con, vợ chồng) tam tòng (phụ nữ ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con). Ngũ thường được Bác Hồ vận dụng gồm Năm đức tính của người Cách mạng: Trí, Tín, Dũng, Nhân, Liêm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử thật phong phú. Nó bao chứa ít nhất ba bình diện: văn hóa ứng xử đối với thiên nhiên, đối với xã hội, đối với chính mình.
Thiên nhiên là một trong hai nguồn lực cơ bản của phát triển. Người ta nói, nếu nguồn lực con người (human capital) là loại vốn đặc biệt, có khả năng tái sinh, là yếu tố đầu vào, là mục tiêu và trung tâm của phát triển, thì nguồn lực tự nhiên (naturel capital) là tài nguyên vô tận do thiên nhiên ban tặng: Rừng vàng, biển bạc, núi cao, sông sâu, đất đai phì nhiêu, kênh rạch chằng chịt v.v… Tài nguyên thiên nhiên còn là do con người sáng tạo, bồi đắp vì sự mưu sinh. Cái khéo của hóa công chưa bao giờ bị con người từ chối, trái lại, con người đã dùng sức lao động và trí tuệ thông minh của mình để “chung sống” với thiên nhiên, thân thiện hài hòa với màu xanh, khí trời, sương sớm bình minh, chiều tím hoàng hôn. Rừng Việt Nam được quốc tế đánh giá cao về đa dạng sinh học, chủng loại, họ, nhóm thực vật. Biển Việt Nam có chiều dài mấy nghìn cây số với nhiều cảng thị sầm uất, bãi tắm, địa danh du lịch sinh thái nổi tiếng tạo một nền văn hóa biển quí giá. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên chứa đầy mâu thuẫn. Con người thoát thai từ thiên nhiên, nhờ thiên nhiên mà sống và lao động, phát triển, thế mà con người lại đang tâm phá hoại rừng, biển, có lúc lại “tự hào” coi mình đã “chinh phục được thiên nhiên”. Thực trạng đó đã gây nhiều thảm họa, nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, khi khoa học, công nghệ phát triển, người ta đã dùng mọi phương kế để khai thác kiệt quệ thiên nhiên với mục đích chạy theo lợi nhuận và lợi ích cục bộ. Liên quan tới văn hóa ứng xử đối với môi trường tự nhiên và môi trường sinh thái, chúng tôi nêu hai hiện tượng đáng báo động đỏ. Con số 1728 vụ gây ô nhiễm môi trường sinh thái được Báo cáo Chính phủ tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII (11/ 2011) nêu ra chỉ mới khởi tố khoảng 150 vụ. Các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề, tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất đai trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Người dân bức xúc kêu cứu tình trạng cuộc sống bị đe dọa: Một số làng gần nơi sản xuất công nghiệp có mức độ ô nhiễm cao, tuổi thọ trung bình của người dân thấp hơn 10 năm trước. Tại các làng nghề sản xuất, tái chế kim loại, chế biến nông sản tỉ lệ người mắc bệnh thần kinh, hô hấp, da liễu, điếc, ung thư, bệnh phụ khoa, bệnh tiêu hóa, viêm da, hô hấp v..v… tăng lên rõ rệt. Ấy thế mà phía chủ thể gây tai họa lại “bình chân như vại”. Thậm chí là vô cảm, coi như vô can. Tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách mà không tính đến số kiếp con người là sự tăng trưởng thua thiệt. Nạn chặt phá rừng, đốt trụi nương rẫy, khai thác lậu khoáng sản, cướp đất công để kinh doanh bất động sản v.v… được các nhà quản lý, chính quyền địa phương bảo kê, dung túng làm càn, mặc dầu họ không phá không biết tác hại của nạn “chảy máu rừng”, đốt phá rừng là “ngõ cụt sinh thái” (imfasse écologique) gây nên những biến động khôn lường của thời tiết như nhiều năm nay, nhất là ở miền trung...
 
 
 

Hai mươi năm ấy biết bao nhọc nhằn…

09/02/2022 lúc 09:24






T





hời buổi bây giờ làm văn là công việc vô cùng nhọc nhằn. Nhưng làm báo văn lại còn nhọc nhằn gấp bội. Sự nhọc nhằn của nghề văn đến từ hai phía. Phía người làm nghề và cả phía người đón nhận.
Người đón nhận - tức là xã hội nói chung và độc giả văn học nói riêng - đang ở trong giai đoạn phân tâm dữ dội. Sự phân tâm của độc giả thể hiện rất rõ nét ở hai khía cạnh, đó là môi trường sống và môi trường hưởng thụ tinh thần. Môi trường sống là sự đua chen khốc liệt, dữ dằn của cuộc mưu sinh và khát vọng đua chen trên tất thảy mọi mặt của đời sống. Còn môi trường hưởng thụ tinh thần là sự bùng nổ khủng khiếp của các phương tiện truyền thông và đi cùng nó là mênh mông, xao xác, nhiều lúc còn là sự bát nháo nữa các dịch vụ, hình thức giải trí. Tất cả môi trường đó hoàn toàn không phải là môi trường dành cho văn hóa đọc nói chung, và sự đọc văn nói riêng. Xã hội hiện thời, với ba phần tư số người (mà có thể còn cao hơn nhiều lần tỉ lệ ấy), cái sự đọc nói chung là một công việc nhọc nhằn, đọc văn lại càng khốn khổ như một sự tra tấn. Và với cái số đông ấy, văn chương, thơ phú là món hàng trên cả mức xa xỉ cho dù có thể trên các diễn đàn công khai, cái số đông ấy vẫn luôn cao giọng rằng đây là những sản phẩm trí tuệ, rất cao quý, rất hữu ích, rất này nọ, vân vân..
Cái thời nó thế, không thể trách được.
Còn với người làm nghề văn? Sự nhọc nhằn trước hết nằm ở bản chất công việc. Viết văn là loại lao động đặc biệt, lao động sáng tạo và luôn luôn phải đổi mới. Thời buổi nào thì sự sáng tạo và đổi mới cũng là sự nhọc nhằn. Tuy nhiên, ở thời này, khi môi trường sống và hưởng thụ của độc giả phân tâm như đã nói trên thì chân giá trị của sự sáng tạo quá khó khăn để có được sự thẩm định chính xác và càng khó gấp bội lần việc đồng cảm của xã hội với sự sáng tạo của người làm văn. Sự nhọc nhằn còn ở nội hàm của sự sáng tạo, đấy là nhân vật - trung tâm của các giá trị sáng tạo - và tư tưởng tác phẩm, cái thông điệp để giao hòa với cộng đồng. Có cảm giác, các gương mặt người thời buổi này đang rất tranh tối tranh sáng, quá khó để khẳng định. Ngay cả báo chí là loại ghi chép, phản ánh chuyện thật đơn thuần thôi mà vẫn phải chịu bao điều tiếng nữa là. Còn nhớ nhiều nhân vật được coi là gương mặt Người đương thời, vừa tung lên sóng tháng trước được khán giả vô cùng ngưỡng vọng thì vài tháng sau lại nghe nói cái nhân vật lừng danh đó đã vào tù. Lại còn chuyện, nhân vật Lượm gì đó trên chương trình Người xây tổ ấm đã làm cho bao nhiêu khán giả rơi nước mắt và móc túi lấy tiền quyên góp để rồi vài tuần sau lại té ngửa ra là chuyện bịa trăm phần trăm…Báo chí mà khó như vậy huống hồ là văn. Ngợi ca cái gì, gửi gắm vào đâu, chân lí chỗ nào… Chưa bao giờ người viết chân chính lại phải trở trăn, khổ tâm đến vậy.
Cái nhọc nhằn của người viết còn ở chỗ, sản phẩm làm ra cứ phải cho không, biếu không. Một bài kí, truyện ngắn phải đổi bao mồ hôi khó nhọc để tìm hiểu thực tế, bao đêm trằn trọc, trở trăn để ưu tư, và ít nhất cũng gần một tuần lễ còm người gõ máy. Nếu may mắn có tờ báo đăng cho, như Tạp chí Cửa Việt chẳng hạn, tác giả sẽ được trả công chừng 300 đến 400 ngàn đông. Nếu Văn nghệ Quân đội thì nhuận bút là 500. Còn vinh dự được Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn đăng thì chỉ có…200 ngàn đồng. (Tôi xin kể thêm chuyện này, tôi viết một cuốn tiểu thuyết mất hai năm, chưa cần tính đến bao nhiêu nhọc nhằn của những năm tháng dấn thân trong chiến tranh và đời sống lam lũ để có tư liệu, nhưng Nhà xuất bản Hội nhà văn khi in xong chỉ trả cho tôi đúng 30 cuốn sách). Nếu tính giá bán trừ 40% chiết khấu như bán cho mọi độc giả, thì nhuận bút cuốn tiểu thuyết gần 500 trang của tôi khoảng 1,2 triệu. May mà tôi tự viết trên máy, nếu không thì số tiền nhuận bút kia không đủ trả tiền thuê đánh máy. Thử hỏi có sự lao động nào được trả giá một cách phi lí như vậy không?
   
Trở lên tôi mãi nói về cái nhọc nhằn của nghề văn. Nói sa đà một chút như vậy để quay lại với cái câu đã khái quát lúc đầu. Nếu nghề văn nhọc nhằn một thì nghề làm báo văn còn nhọc nhằn gấp mười lần. Hay nói theo cách dân gian, cái khổ của tờ báo văn đến từ ba bề bốn bên....
 
 
 

Lễ hội mùa Xuân một nét đẹp của văn hóa dân tộc

09/02/2022 lúc 09:24

 





Đ





ã có nhiều cách hiểu về lễ hội. Cách nào cũng bổ ích cho nhận thức và hành động. Qua trải nghiệm của bản thân tôi, sau nhiều lần đến với lễ hội, khi đã may mắn đến được nhiều vùng, miền của đất nước, tôi thấy hằn sâu trong nhận thức điều này: Lễ là tôn giáo, là tín ngưỡng. Hội là vui chơi, ứng diễn nghệ thuật. Tôn giáo là niềm tin, nhưng thường nhuốm màu tinh bí. Còn vui chơi, ca hát là thế tục. Vậy mà ở hình thái văn hóa này, chúng ta thấy hai hiện tượng đối nghịch nhau: thiêng và tục, đạo và đời, duy lý và duy cảm, trí tuệ và tâm linh lại hòa quyện vào nhau dễ dàng tạo nên luồng lưu giao tâm giữa người với người trong một cộng đồng. Lễ hội là hiện tượng tâm linh để hướng tới cái cao cả, cái thiện, cái mỹ. Chính “hạt nhân hợp lý” này đã làm cho hai dòng nghịch lưu hòa nhập làm một, làm cho dòng chảy văn hóa xã hội mang tính triết lý, ý nghĩa xã hội đối với đời sống đương đại.
...
 

Kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn (7/4/1907 – 7/4/1986) Một danh nhân văn hóa tiêu biểu thời hiện đại

09/02/2022 lúc 09:24

1 - Đồng chí Lê Duẩn là nhà chính trị kiệt xuất, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tư duy sáng tạo độc đáo… thì nhiều người biết, nhưng trong lĩnh vực văn hóa (theo nghĩa rộng của Hồ Chí Minh) không phải ai ai cũng tỏ tường. Những đối tượng văn hóa được ông khảo sát có hệ thống và nhiều đóng góp. Ví dụ luận điểm: Nói nghệ thuật tức là nói qui luật riêng của tình cảm. Nghệ thuật vận dụng qui luật riêng của tình cảm. Công bằng mà nói, yếu tố tình cảm, tiếng nói tình cảm trong nghệ thuật đã có một vài nhà văn lớn ở nước ngoài và trong nước đề cập. Nhưng nói qui luật riêng của nghệ thuật thì ông là người phát kiến. Luận điểm này không chỉ làm sáng tỏ đặc trưng của nghệ thuật, thừa nhận những yếu tố nằm ngoài nhận thức lôgic như: Trực giác, phi lý tính, sức tưởng tượng, linh cảm, vô thức … của chủ thể sáng tạo. Đồng thời, đấu tranh có hiệu quả chống chủ nghĩa duy tâm cực đoan, đem văn hóa đối lập với chính trị, đòi tự do tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật và chủ nghĩa duy vật máy móc một thời hiện diện trong học thuật ở nước ta. Luận điểm này có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn cho đến hôm nay, khi ở khu vực sáng tác, nhiều nghệ sĩ, nhất là lớp trẻ vừa mơ hồ về lý tưởng xã hội, bất tri về lý tưởng thẩm mỹ vừa chạy theo vô lối bản năng, tính dục trần trụi; kết quả là những trang viết, giờ diễn của họ gây phản cảm cho người đọc, người xem. Ở lĩnh vực tuyên huấn, giáo dục, đó đây vẫn tồn tại cách “nói lấy được”, áp đặt, thiếu sức thuyết phục khi quảng bá đường lối, chính sách, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Còn dân chúng thì nửa tin nửa ngờ: Đài, báo, cán bộ lãnh đạo nói vậy mà không biết con người thực có nghĩ như họ không, lời nói có đi đôi với việc làm không. Người xưa nói: “Kim ngô ư nhân dã, thính kỳ ngôn, quan kỳ hành” (Luận ngữ); dịch nghĩa: Nay ta đối với người, không chỉ nghe lời nói, mà phải xem việc làm. Tự nhiên, tôi nhớ đến câu nói của Hồ Chủ tịch: “Chủ nghĩa xã hội là làm việc gì cũng phải có lý, có tình”. Còn nhà thơ Tố Hữu (khi còn là Trưởng ban Tuyên huấn TW) cũng góp ý: “Làm tuyên giáo mà không biết, không hiểu văn nghệ là uổng lắm!”. Đủ biết vai trò của tình cảm trong đời sống to lớn biết nhường nào!?...

Nông thôn và người nông dân trong văn học Việt Nam thế kỷ XX

09/02/2022 lúc 09:24

1. Thế kỷ XX ở Việt Nam là thế kỷ có quá nhiều sự kiện kỳ vĩ và diễn biến cực kỳ nhanh gấp theo gia tốc lớn của lịch sử, gần như là từng thập niên một. Chưa có thế kỷ nào trong lịch sử dân tộc, thậm chí ngay cả nhiều thế kỷ trong lịch sử gộp lại có thể sánh với nó.
Ở thời điểm hôm nay – năm 2011, mà nhìn ngược lên đầu thế kỷ XX, chúng ta đã có một tầm nhìn thật khoáng đãng để nhận chân và đánh giá đúng gương mặt lịch sử, trên hành trình hơn một trăm năm, qua các chặng của nó. Tầm nhìn chúng ta không còn bị án ngữ bởi các sự kiện, dẫu có là sự kiện “long trời lở đất” đến mấy, kể từ 1945, qua 1954, 1975 cho đến 1986… Bây giờ là lúc, với tầm nhìn ấy, với khoảng cách ấy, chúng ta có thể đánh giá được đúng và sâu những gì đã diễn ra trong lịch sử là lịch sử văn chương – học thuật dân tộc.
2. Trên các kết quả của cách mạng hóa và hiện đại hóa đã được thực hiện trước 1945, chúng ta đã gặt háí được một mùa văn chương ngoạn mục 1930 – 1945. Trên cả ba dòng văn học: cách mạng, hiện thực và lãng mạn, thì dòng văn học hiện thực đã ghi được những thành tựu lớn, những dấu ấn quan trọng trên bức tranh về đời sống nông thôn và người nông dân, qua đóng góp xuất sắc của các tác giả  như Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958) Ngô Tất Tố (1893 - 1954), Trần Tiêu (1900 - 1954), Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977), Mạnh Phú Tư (1913 - 1959), Nam Cao (1915 - 1951), Bùi Hiển (1919 - 2008), Kim Lân (1920 - 2007), Tô Hoài (sinh 1920)…
Để đến được với các tác giả và tác phẩm đỉnh cao như trên, trào lưu hiện thực đã trải một lịch sử trên dưới 30 năm, qua ba phương thức tiếp cận:
- Tiếp cận đạo đức, luân lý
- Tiếp cận giai cấp, xã hội
- Tiếp cận tâm lý, phong tục
Nhiều chục năm trước đây ta chỉ biểu dương và đánh giá rất cao cách tiếp cận giai cấp, xã hội với những tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Bước đường cùng, Chí Phèo… Bây giờ cần phải thấy là cả ba đều có đóng góp; và phải tiếp nhận cả ba phương thức mới có một gương mặt đầy đủ về văn học đề tài nông thôn và người nông dân Việt Nam trong lịch sử...

Vai trò triết học và lý luận phê bình văn nghệ

09/02/2022 lúc 09:24







P





hriđơrich Ăngghen có lần nói: “Các nhà khoa học muốn làm gì thì làm, họ vẫn bị triết học thống trị”. Ở một phương diện nào đó, lý luận phê bình văn nghệ khó thoát khỏi sự ràng buộc của triết học thời đại mình và triết học dân tộc mình. Tri thức triết học lịch đại và đồng đại chính là cơ sở của lý luận phê bình văn nghệ. Nó là gốc rễ, là đất bồi của cây phê bình văn chương, nghệ thuật. Trong thời đại chúng ta, khoa học phê bình văn nghệ như con tàu ra biển khơi được định hướng, có mục đích đi về chân trời sáng tạo, góp phần tạo dựng nền văn nghệ mới với ba phẩm chất: Dân tộc, hiện đại, nhân văn. Biên độ phê bình văn nghệ dù mở rộng đến đâu, tầm nhìn của nhà phê bình văn nghệ có khoáng đạt đến mấy, vẫn được phát sinh, nảy nở từ thực tiễn sáng tạo, trên cơ sở mỹ học dân tộc, mỹ học Mác - Lênin, mỹ học tiến bộ ngoài Mác và đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không thừa nhận điều đó, dù vô tình hay hữu ý đều dẫn đến tình trạng lý luận “chay” phê bình tự phát, cảm tính, ít có tác dụng xã hội, thiếu ý nghĩa triết lý nhân văn.
Khảo sát triết học của lý luận phê bình văn nghệ là xét nó trên mấy bình diện sau đây:
I. Bản chất của lý luận phê bình (LLPB) văn nghệ mang tính xã hội sâu sắc.
Lý luận phê bình văn nghệ là công việc của xã hội. Nó chưa bao giờ là việc riêng của nhà phê bình, dù đó là nhà phê bình có hạng. Nó sinh ra không phải để làm thỏa mãn tính tự ái, lòng tự tôn của văn nghệ sĩ, dù người đó có tác phẩm hay. Nó bao giờ cũng lấy đời sống xã hội làm tiêu chuẩn chân lý, lấy đời sống sáng tạo làm thước đo tài năng. V. G. Bielinxki (1811 – 1848), nhà đại phê bình văn nghệ Nga gọi lý luận phê bình là “sự tự nhận thức thời đại”, là động lực của thực tiễn sáng tác; chính ông là người biết gắn lý luận với thực tiễn, hay nói như Descartes là duy lý thực tiễn, lý luận văn nghệ được khái quát từ những hiện tượng mới của đời sống xã hội Nga và văn học Nga như những tác phẩm của Puskin, Gôgôn, Lécmontốp, những nhà văn “trường phái tự nhiên”, những nhà văn châu Âu như Sêchxpia, Xécvăngtét, Gớt…, từ nhu cầu và thị hiếu của công chúng nửa đầu thế kỷ XIX. Mỹ học của Bielinxki được gọi là “mỹ học chuyên động” tức là không khô cứng, gò ép, mà xuất phát từ sự sinh động của đời sống xã hội Nga từ cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812, cuộc Cách mạng tháng Chạp 1825 cho đến năm 1861, khi chủ nghĩa nông nô ở Nga bị phế bỏ. Là một nhà duy vật của phong trào Ánh Sáng ở Nga, Bielinxki biết hút nhụy từ những vườn hoa hương sắc của chủ nghĩa hiện thực Nga, từ môi trường văn hóa, văn học Nga đầu thế kỷ và văn học châu Âu đã sinh ra nhà phê bình tài năng...

Lời Bác dạy về "Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm" trong giai đoạn hiện nay

09/02/2022 lúc 09:24

 “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm”(1) được Hồ Chí Minh đề cập lần đầu trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), và trongDi chúc, viết năm 1969, Bác cũng không quên nhắc nhở: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” (2). Đó là những phẩm chất không thể thiếu của người cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào.
Thực hiện lời Bác dặn, Đảng ta đã luôn chú ý quan tâm tới công tác xây dựng, củng cố Đảng và xác định công tác xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” (3)… Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không chỉ kìm hãm đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sự mất còn của chế độ. Vì vậy, việc quán triệt những luận điểm về đạo đức cách mạng trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay là bài học không bao giờ cũ và là yêu cầu cấp thiết, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, “NHÂN” là tính thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào, kiên quyết chống lại những người, những việc có hại cho Đảng, có hại với dân, sẵn lòng khổ trước mọi người, vui sau thiên hạ, không ham giàu sang, quyền quý, chức vị, không sợ gian khổ, hy sinh...

Minh Triết - thế nước - lòng dân

09/02/2022 lúc 09:24






G





ần đây, trên văn đàn và cả diễn đàn, tần số khái niệm minh triết được dùng trong văn viết và văn nói có phần tràn lan, nhưng nội dung của nó vừa khác nhau, vừa mơ hồ, lẫn lộn giữa minh triết với triết lý, triết học, giữa tư duy minh triết của phương Đông và tư duy triết học của phương Tây. Đến thời đại chúng ta, câu nói của nhà văn Anh R. Kipling - người được giải Nôben văn học (năm 1907): “Phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây và hai bên sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau” trở nên lạc lõng. Sự  khác nhau thì có, nhưng sự tương đồng, sự hội nhập lẫn nhau còn lớn hơn. Ngay từ thế kỷ XVIII phương Tây đã có câu châm ngôn: “Tạo hóa không khi nào tạo ra những cái gì khác biệt hoàn toàn, mà bao giờ giữa chúng cũng có sự tương đồng nhất định”. Người ta nói phương Đông - tư duy minh triết; phương Tây - tư duy triết học. Nhưng trong cái này vẫn có cái kia và ngược lại. Như vậy mới hình thành xu hướng toàn cầu hóa song song với bản địa hóa theo nghĩa giữ gìn bản sắc, bản lĩnh dân tộc.
Vậy minh triết là gì? Theo một số tài liệu chúng tôi có được, minh triết là cái bất biến vừa là cái khả biến. Bất biến ở bản chất, xương cốt, khả biến ở cách ứng xử. Minh triết lần đầu tiên được xuất hiện trongKinh thi gồm bốn phần: Phong, Tiểu nhã, Đại nhã, Tụng. Đó là tuyển tập thơ ca đầu tiên của văn học Trung Hoa xuất hiện vào khoảng thời gian từ đầu Tây Chu đến giữa Xuân Thu (thế kỷ XI - thế kỷ VI) trước công nguyên. Thuật ngữ này liên quan tới bài thơ Chung dân (trong phần Đại nhã của Kinh thi. Bài thơ gồm 8 chương, mỗi chương có 8 câu. Chương IV có câu: Ký minh, thả triết, Dĩ bảo kỳ thân. Minh là sáng suốt về ý nghĩa, rạch ròi lý luận, Triết là ứng xử thấu đáo về một việc gì. Chữ bảo thân có nghĩa là theo đại nghĩa mà giữ thân, không chạy theo cái vụ lợi, tránh né việc khó để được yên thân. Giáo sư Trần Nghĩa trong bài Quốc tử giám Thăng Long - nơi đào tạo cho nước nhà nhiều bậc “minh triết” xác lập ba tiêu chí để nhận diện minh triết: Sáng suốt trong nhận định; Khôn ngoan trong ứng xử; Biết vượt qua được rào cản, khảo nghiệm, thách thức để đi đến thắng lợi(1). Đồng tình với ý niệm minh triết của tác giả bài báo họ Trần, chúng tôi cho rằng, triết còn có ý nghĩa là trí và tri. Có trí tuệ sáng suốt và biết vận dụng tri thức có được vào giải quyết trăm sự. Người xưa nói: “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bất đãi” (biết mình, biết thời vận, trăm trận không chùn bước)...

Đồng hành với thơ đương đại

09/02/2022 lúc 09:24







T






hời gian bắt đầu của thơ đương đại có thể kể từ năm 1986, năm mở đầu thời kỳ Đổi mới, tính có đến hai mươi lăm năm. Trong hơn hai thập kỷ qua, đời sống tinh thần của xã hội được cởi mở hơn. Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, đề tài được mở rộng, những rào cản đề tài thuộc “vùng cấm” bị tháo bỏ; tư duy lý luận và phê bình được dân chủ hóa; lý thuyết thơ ca được mở rộng đường biên. Đội ngũ nhà thơ đông đảo hơn; hàng năm có tới hàng trăm tập thơ ra đời. Nhiều người dè bỉu cho là thơ được “sản xuất” theo kiểu hàng xén. Nhưng nếu không có mặt bằng sáng tạo kia thì làm sao có những đỉnh cao?! Tên tuổi của hàng trăm nhà thơ nổi lên qua các giải thưởng địa phương và trung ương với thể thơ niêm luật và phá thể, trường ca và thơ tứ tuyệt, thơ tự do và thơ văn xuôi, thơ lục bát và thơ Đường… Có thể kể đến Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Nguyễn Bình Phương, Lò Ngân Sủn, Y Phương, Inrasara, Nguyễn Hữu Quý, Hoàng Trần Cương, Trần Quang Quý, Lê Thành Nghị, Lê Văn Ngăn, Đỗ Doãn Phương, Mai Văn Phấn, Mai Quỳnh Nam, Trần Anh Thái, Văn Cầm Hải, Trần Thu Hà, Vi Thùy Linh, Đinh Thị Như Thúy v.v… Nhiều nhà thơ trẻ không chịu đi theo con đường mòn của các thế hệ trước, ráo riết đi tìm cách diễn đạt mới, từ ngữ mới, hình tượng lạ. Một số nhà thơ không còn trẻ, nhưng vẫn nhiệt tâm chạy đua với thời gian, với lớp trẻ để những ý thơ hay, vần thơ đẹp tìm đến sự đồng cảm của người đọc. Đề tài biển đảo quê hương được coi là cảm hứng dồi dào của họ. Nhiều thập kỷ trước, chúng ta đã có Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh; Sóng, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh, Thơ tình người lính biển của Trần Đăng Khoa v.v… Những năm gần đây, tôi được đọc những câu thơ lạ, với ý tưởng xanh rờn nói về nỗi lòng của biển, thân phận con sóng, thật ra là nói số kiếp con người:  chìm nổi, đa đoan...

Có thể làm gì để văn chương tăng sức hấp dẫn và vượt qua thách thức của thời đại

09/02/2022 lúc 09:24







C





húng ta nhận thấy khá rõ những lúng túng, loạng choạng của văn chương, bên cạnh những tìm tòi, nỗ lực căng thẳng, trong quá trình vận động và phát triển hiện tại. So với trước, số đầu sách văn chương nhiều gấp bội, nhưng số lượng sách lại rất hạn chế, số sách đến được với người đọc  thật sự càng hiếm hoi. Nhiều người cho là do sự lấn át của truyền thông đại chúng, của văn hóa nghe nhìn. Chắc chắn đây cũng là nguyên nhân có thực và dễ nhận ra.
Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ, sẽ thấy sự “thất thế” của văn chương và “ưu thế” của truyền thông đại chúng và văn hóa nghe nhìn đều có chung nguồn cội là đặc điểm sinh hoạt xã hội hiện tại, là tinh thần thời đại, khi kỹ thuật, công nghệ chi phối mạnh mẽ mọi lĩnh vực, lối sống vật chất, hưởng thụ lấn át tinh thần, hình thức khuynh loát nội dung.
Để khắc phục những khó khăn, bất lợi của văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác, tăng cường tính hấp dẫn và khả năng phổ biến của văn chương, không chỉ bây giờ mà từ khá lâu trước đây, một số phương sách, sáng kiến đã được áp dụng, như xuất bản những tác phẩm văn xuôi cổ điển có dung lượng lớn dưới dạng tóm tắt, ngâm thơ, đọc diễn cảm, độc tấu tác phẩm, chuyển tác phẩm văn chương thành tác phẩm sân khấu, điện ảnh, và gần đây là khuyến khích sáng tác những truyện cực ngắn triễn lãm, trình diễn tác phẩm văn chương… Các nỗ lực, sáng kiến đó đều có cơ sở, đáp ứng một số nhu cầu thực tế nhất định và giúp cho tác phẩm văn chương được tiếp nhận thuận lợi, đến được với đông đảo người thưởng thức hơn...

Văn học, nghệ thuật tham gia giáo dục lý tưởng Cách mạng, phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên

09/02/2022 lúc 09:24


I. Vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công tác tư tưởng.
1 – Công tác tư tưởng là một bộ phận hữu cơ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Để giữ vững và đảm bảo sự lãnh đạo đó, điều cốt lõi là lãnh đạo về tư tưởng, trước hết và quan trọng nhất là tư tưởng chính trị. Rời bỏ trận địa này thực chất là dấu hiệu nguy hiểm nhất của quá trình làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Để thực hiện với hiệu quả cao nhất nhiệm vụ chủ yếu đó, công tác tư tưởng phải đồng thời huy động và phát huy sức mạnh của các chức năng cơ bản: lý luận, giáo dục, nhận thức, dự báo và nỗ lực tìm tòi, đổi mới, phát triển nội dung, các phương thức, hình thức, biện pháp trong hoạt động thực tiễn, tìm nhiều con đường, cách thức tốt nhất, phù hợp nhất đến với các đối tượng tác động của công tác tư tưởng. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, hiệu quả của công tác tư tưởng là hiệu quả tổng hợp, tác động vào con người đồng thời cả lý trí và tình cảm, nhận thức và cảm xúc, tư duy và tâm hồn do tính chất đa dạng, phong phú của các loại hình, các binh chủng của hoạt động tư tưởng tạo nên. Điều đó cũng có nghĩa là, mỗi loại hình, mỗi binh chủng đó có những đặc trưng và ưu thế riêng, từ đó có con đường riêng và phương thức đặc thù tác động đến con người. Đặc điểm đó thể thiện rõ đối với loại hình văn hóa, văn học, nghệ thuật, lĩnh vực tác động đến con người chủ yếu vào thế giới tình cảm, tâm hồn, cảm xúc. Đồng thời, đặc điểm đó không tạo nên sự tách biệt giữa các loại hình, mà chính là làm phong phú hơn tính đa dạng chức năng và hiệu quả tổng hợp của công tác tư tưởng. Vấn đề quan trọng là biết sử dụng sự “hợp đồng binh chủng” trong hoạt động thực tiễn. Tách rời từng lĩnh vực riêng rẽ không thể tạo nên hiệu quả cao. Vì thế, trong thực tiễn hiện nay và trong giai đoạn mới, việc biết phát huy tính đặc thù của từng hoạt động của công tác tư tưởng và tổ chức, liên kết tất cả các mặt đó để tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào con người là một đặc trưng của công tác tư tưởng, là dấu hiệu của một năng lực mới của người làm công tác tư tưởng...

Văn hóa dân chủ và vai trò của Dân

09/02/2022 lúc 09:24






N





hìn một cách tổng thể, khái niệm dân chủ, dưới bất cứ nền đại chính nào cũng mang tính nhân văn (lấy con người làm trọng tâm, tình bác ái giữa người với người, quyền tự do sáng tạo, quyền công dân vv…). Tính nhân văn là cơ sở của văn hóa dân chủ  - một thuật ngữ không hoàn toàn mới, nhưng để hiểu nó cần khảo sát văn hóa dân chủ trong mối quan hệ với vai trò của dân. Vai trò của dân càng to lớn bao nhiêu thì văn hóa dân chủ càng ở trình độ cao bấy nhiêu. Nó là thước đo trình độ dân trí của người dân, trình độ văn minh, tiến bộ của Đất nước, mối quan hệ an hòa, đồng thuận giữa dân và thể chế chính trị . Mất dân chủ, dân chủ nửa vời, dân chủ vụ lợi, dân chủ mị dân dân chủ hình thức… là những khái niệm nảy sinh từ thực tiễn đối lập với văn hóa dân chủ. Bài viết này khảo sát hai nội dung cơ bản: vai trò của Dân qua các triều đại phong kiến nước ta và văn hóa dân chủ trong thời đại chúng ta.
I. LẦN THEO LỊCH SỬ ĐỂ HIỂU VAI TRÒ CỦA DÂN.
Dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Trong thiết chế Nhà nước dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân trên pháp luật, tính nghiêm minh và tính độc lập của Pháp luật được thừa nhận. Những cơ quan công quyền do dân chủ bầu cử thông qua hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Trong lịch sử nước ta, dưới chế độ phong kiến hưng thịnh, vai trò của Dân được đề cao. ..

Cần đổi mới suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử

09/02/2022 lúc 09:24






T





rong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử đã thực sự trở thành mối quan tâm của nhiều người, nhất là sau những thành công của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Nam Dao,… những sáng tác đó khơi gợi cho chúng ta những suy nghĩ mới về tiểu thuyết lịch sử và số phận của nó.
Lịch sử bao giờ cũng là gia tài của trí thức, người mẹ của chân lí. Những người băn khoăn về thời cuộc bao giờ cũng muốn trở về lật lại trang sử cũ để tìm câu trả lời cho các vấn đề hiện tại. Lịch sử là một hiện thực đặc thù, nó tuy có thật nhưng đã thuộc về quá khứ, tuy quá khứ nhưng nó vẫn là một bộ phận của hôm nay, không thể tách rời hôm nay, hàm chứa nhiều bí ẩn của xã hội và thời đại. Đúng là thời gian qua trong văn học Việt Nam đương đại đã xuất hiện nhiều tiểu thuyết lịch sử có giá trị, được bạn đọc chú ý, nhiều bộ sách đã tái bản nhiều lần với số lượng đáng kể trong tình hình sách xuất bản không lấy gì làm khởi sắc hiện nay, là một hiện tượng đáng chú ý. Đó là hiện tượng xuất hiện trong bối cảnh mối quan tâm về văn hóa ngày một gia tăng trong mấy chục năm qua. Trong học thuật nghiên cứu văn hóa nói chung cũng như văn hóa dân gian cũng có tiến bộ. Trong hai cuộc kháng chiến, chúng ta chủ yếu quan tâm các vấn đề chính trị, thế giới quan, lập trường giai cấp, nay xây dựng hòa bình, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, văn hóa xuống cấp, vấn đề văn hóa trở nên nổi bật, gay gắt. Trước đây chúng ta cũng có viết tiểu thuyết lịch sữ nhưng đó là loại tiểu thuyết lịch sử cách mạng, viết về các tấm gương tranh đấu của lãnh tụ cách mạng thời trở, các chiến dịch, các cuộc khởi nghĩa,… trong đó các sự kiện lịch sử diễn ra theo quy luật đấu tranh giai cấp, địch ta, tiến bộ, phản động, nông dân với địa chủ, vô sản với tư sản, người yêu nước, kẻ bán nước, ngoại xâm, trong đó thường là ta tốt, địch xấu, ta thắng, địch thua, chủ yếu là ca ngợi chiến thắng. Đặc điểm của nó thường là có tính tô hồng, điểm nhìn ý thức hệ, diễn ngôn chính trị, và các thứ đối lập khác...

Năm quan điểm văn hóa của Đảng nhìn từ độ lùi thời gian

09/02/2022 lúc 09:24






S





au 55 năm Đề cương văn hóa Việt Nam - 1943 ra đời, Đảng đã công bố Nghị quyết chuyên đề văn hóa trong giai đoạn đầu đổi mới (NQ TW V - Khóa VIII - 1998). Đây là công trình mang tính triết học, có giá trị thực tiễn rộng, kết tinh trí tuệ của hàng trăm nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà văn hóa tiêu biểu, văn nghệ sĩ danh tiếng và một số kiến giải của nhân dân được khảo sát ở nhiều tỉnh, thành, ở một số nước trong khu vực. Văn kiện gồm 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ, 4 giải pháp lớn. Ngay từ đó, nội hàm văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với những vấn đề học thuật trong nước và thế giới được khái quát thành 5 quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực của phát triển; Nền văn hóa đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng cộng sản lãnh đạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặt trận, xây dựng văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Với độ lùi thời gian hai mươi năm đổi mới, khi nước ta đang hội nhập sâu vào thế giới, chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế v.v…, thì những quan điểm trên về cơ bản là chuẩn xác được văn kiện các đại hội sau cho đến đại hội Đảng XI (2011) kế thừa. Trong điều kiện lịch sử của những thập kỷ đầu thế kỷ XX, hiểu quan điểm văn hóa, vận dụng tri thức văn hóa vào thực tiễn, cần có tầm nhìn khoáng đạt, tư duy thực tiễn. Descartes - nhà triết học nổi tiếng Pháp thế kỷ XVII đã chỉ ra: phương pháp tư duy thực nghiệm nghiên cứu một đối tượng nào cũng cần có cái nhìn bao quát thực tiễn quá khứ, hiện tại, tương lai, từ đó mà định ra phương pháp nghiên cứu để đem lại tri thức. Dưới đây là mấy kiến giải, tái nhận thức, có thể gây tranh biện, tìm đến sức thuyết phục số đông khi nghĩ về các quan điểm văn hóa...

Góp ý sửa đổi Hiến Pháp là trách nhiệm chính trị và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân

09/02/2022 lúc 09:24

Từ khi có Đảng, có chính quyền, nhân dân chúng ta đã có 4 bản Hiến pháp:
1. Hiến pháp 1946: là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Uỷ ban dự thảo. Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946 và được công bố cùng tháng của năm đó.
2. Hiến pháp 1959: Nguyên nhân sửa đổi Hiến pháp 1946 để xây dựng Hiến pháp 1959 là do tình hình Cánh mạng có nhiều thay đổi: Kháng chiến chống Pháp thành công, tiếp theo là kháng chiến chống Mỹ và tay sai. “Cách mạng Việt Nam chuyển qua một hình thế mới. Nhân dân ta ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh để hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.” (Lời nói đầu của Hiến pháp)...
 
 

Hiến pháp sửa đổi 1992 và vai trò tối thượng của Dân

09/02/2022 lúc 09:24






K





hẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là qui luật tất yếu của lịch sử Việt Nam, là mô hình phù hợp với lòng người (nhân tâm), với sự ổn định chính trị (đại chính) và thuận với đạo trời (thiên lý). Tôi tin rằng, nếu có một cuộc điều tra xã hội học, hoặc cuộc trưng cầu ý nguyện của Dân, chắc chắn nhiều phần trăm ủng hộ Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình góp ý kiến cho Hiến pháp 1992, với sự xuất hiện của nhiều kiến giải khác nhau là lẽ tự nhiên cần được tôn trọng. Một số trí thức, nhân sĩ với những lập luận mang tính phản biện với thiện tâm, thiện ý cốt làm cho bộ đạo luật gốc - một công trình khoa học pháp lý nghiêm cẩn của quốc gia cần được khuyến khích. Ban soạn thảo mà nòng cốt là Ủy ban pháp luật của Quốc hội, cần tuyển chọn một Ban biên tập có tư duy tổng hợp, trình độ khái quát cao, có kỹ năng biên tập giỏi mới mong lựa chọn, đúc kết hàng chục triệu kiến giải phong phú của Dân để Hiến pháp sửa đổi 2013 trở thành một công trình khoa học, phản ánh minh triết, vận nước, lòng dân thời hiện đại.
Còn những tiếng nói lạc lõng, bất mãn, hằn học, thù giai về thực chất là hẩng hụt sức thuyết phục, khó tin khi bóp méo xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng. Cũng không coi thường những giọng điệu sáo mòn thiếu sức sống của một vài cơ quan thông tin bên ngoài, blog cá nhân, mạng xã hội, nhất là ở nước ngoài được các tổ chức phản động tài trợ kích động với mục đích phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đòi xóa bỏ chế độ ta. Luận điệu trung lập hóa lực lượng vũ trang là mưu đồ đen tối, chẳng qua chỉ là thứ hàng rởm được tân trang để mỵ dân, làm chúng ta nhớ lại một kinh nghiệm đau xót mà lịch sử chế độ Xô viết đã trải qua những năm 90 - 91, khi nội bộ Đảng mất đoàn kết nghiêm trọng, xa dân, sự phản bội của lãnh đạo bên trong đồng lõa với bọn thù địch Đảng cộng sản và chế độ Xô viết ở phương Tây đã đẩy Liên bang Xô viết sụp đổ...

« 3839404142 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground