Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Trần Hoàn - Người nhạc sĩ của mọi miền quê

16/01/2022 lúc 21:41






N





hạc sĩ Trần Hoàn sinh ra và lớn lên tại làng Câu Nhi, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nhưng anh là người nhạc sĩ của mọi miền quê hương. Thuở còn thiếu thời anh học ở Huế, sau đó sớm giác ngộ đi trên con đường cách mạng mà âm nhạc là vũ khí của anh. Có thể nói Trần Hoàn là một nhạc sĩ trên mọi trận tuyến. Lúc 16 tuổi anh đã viết bài hát đầu tay, những bài: Hồn nước, Học sinh tươi vui v.v... và từ đó anh bay xa theo con đường âm nhạc cách mạng của mình. 
 

Làm gì để bảo tồn và phát triển nền âm nhạc Vân Kiều – Pakô Quảng Trị

16/01/2022 lúc 21:41












 Quảng Trị đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá dân gian, văn hoá phi vật thể. Tuy nhiên, đối với âm nhạc dân gian thì còn quá ít, nhất là âm nhạc của hai dân tộc Vân Kiều và Pakô.
Phận “viên ngọc sáng bị phủ rêu mờ’ của âm nhạc dân gian Vân Kiều – Pakô không phải là vấn đề bây giờ mới được đặt ra. Chủ đề này từng có mặt trong công trình “Âm nhạc cổ truyền Quảng Trị” do Viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam và Sở VHTT Quảng Trị thực hiện năm 1997. Đây quả là “Nỗi đau đáu” của nhiều nhà hoạt động văn hoá, những người luôn nặng lòng với sự sống còn của vốn quý dân tộc.
Cuộc sống cần cơm gạo và người Vân Kiều – Pakô cũng cần âm thanh của núi rừng trong tâm hồn của họ. Âm nhạc của hai dân tộc này tuy chưa phong phú và kỹ nghệ chế tác nhạc cụ chưa cao, nhưng nền âm nhạc ấy đã giúp cho một tộc người rung cảm chân thành, tạo cho họ một sức mạnh trường tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác.
 
Cùng sống trong một khu vực lịch sử, dân tộc học và cùng thuộc một loại hình kinh tế-văn hoá, hai dân tộc Vân Kiều - Pakô từ xa xưa đã có những quan hệ thân thiết với nhau. Ở đây quan hệ trong bộ tộc người, quan hệ với những dân tộc cận cư, quan hệ Đông - Tây Trường Sơn, quan hệ với người Kinh... đã từng xảy ra. Những rõ ràng trong các quan hệ đó thì quan hệ giữa người Vân Kiều - Pakô là mối quan hệ hết sức đặc biệt. Xét trên nhiều phương diện: nhân chủng, nguồn gốc, ngôn ngữ, cư trú, kinh tế, văn hoá... thì hai dân tộc Vân Kiều và Pakô có rất nhiều điểm tương đồng. Có những tập quán, những nghi lễ, các nhạc cụ để tế lễ ở hai dân tộc đều giống nhau...

Nhà Văn hóa Phạm Văn Đồng đánh giá về lý tưởng và tài năng văn nghệ sĩ

16/01/2022 lúc 21:41






K





hông biết do chủ định hay ngẫu nhiên mà ngay từ những năm 60 (Thế kỷ XX) cho đến khi qua đời (2000), hễ mỗi lần đến với giới văn nghệ sĩ, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thường nói về lý tưởng và tài năng một cách có hệ thống. Có lẽ đó là đề tài mà ông nói chân thành nhất, say sưa nhất và có nhiều điều mới lạ so với đương thời và cả hôm nay. Điều đó ta thấy rõ trong nhiều tiểu luận: Tình hình cách mạng và nhiệm vụ văn nghệ (1960); Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ (1962); Đảng và nhân dân đòi hỏi nghệ sĩ phải có tâm hồn người chiến sĩ cách mạng (1963); Hiểu biết, khám phá và sáng tạo phục vụ Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội (1972)(1); Văn hoá và đổi mới (1994)(2)
I
 
Phạm Văn Đồng tâm niệm: Văn học nghệ thuật là nghề sáng tạo. Để sáng tạo đúng hướng, trước hết văn nghệ sĩ phải “làm sao phải nhìn thấy cái mới của cuộc sống dể diễn tả được cái mới” (tr.351). “Nếu nghệ sĩ không diễn tả được cái mới bằng nghệ thuật của mình thì còn làm gì trong xã hội?”(tr. 352). Muốn có cái mới có sức sáng tạo dồi dào, văn nghệ sĩ trước hết phải có tài đã đành, nhưng trước đó nữa, người viết văn, người làm nghệ thuật phải có lý tưởng xã hội. Nói đến lý tưởng, trong bài Tổ quốc ta…, tác giả nhấn mạnh hai phạm trù: Nhiệt tình cách mạng và tâm hồn lộng gió của văn nghệ sĩ. Theo ông “nhiệt tình cách mạng là vốn quý nhất của mọi người, nhưng đặc biệt là vốn quý nhất của người nghệ sĩ...

Nhà thơ Lương An xuất bản tuyển tập

16/01/2022 lúc 21:41






N





hà thơ Lương An với các bút danh quen thuộc như là Thạch Nam, Nguyễn Tài Lương sinh ngày 25.7.1920, quê ở làng Tài Lương, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Khi xuất bản tuyển tập(), nhà thơ đã lên tuổi tám lăm và kể từ những sáng tác đầu tay trước Cách mạng tháng Tám thì ông đã có một bề dày hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ trên 60 năm. Tôi đã có dăm ba lần đi thực tế cùng ông ở Quảng Trị, khi thì về Cương Gián sưu tầm, ghi chép lại thơ của Dương Tường, khi thì ở các địa chỉ văn hóa như làng Câu Nhi, Bích La, Bích Khê... lúc sức khỏe gần như không cho phép ông đi thêm một lần nào khác nữa. Cách đây chừng bốn năm, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Lương An đã là một ông già lêu khêu, gương mặt xương xẩu, hốc hác, ăn uống cái gì cũng phải kiêng khem nhưng nụ cười, đặc biệt ánh mắt thì còn rất hoạt, thậm chí sắc sảo. Tôi biết những gì còn sót lại trong đôi mắt ấy là thuở hoa niên, là cả một quãng đời trai trẻ sôi động, bao dung và trong trắng.
 
Thân phụ nhà thơ đỗ tú tài thời vua Duy Tân, từng là hội viên "Hội Duy Tân". Điều đó chắc chắn là có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và sự nghiệp sáng tác, nghiên cứu của ông sau này. Thế nhưng khi lớn lên thì ông theo con đường "Tây học" rất sớm và tiếp xúc với cách mạng thông qua người bạn đồng môn, đồng hương là nhà cách mạng, nhà thơ Hồng Chương sau này. Sau khi đậu primaire ở Quảng Trị, hai ông vào Huế học trung học ở trường Quốc học Huế. Tốt nghiệp Thành chung cả hai ông đều học tiếp ban tú tài. Có nhiều kỷ niệm thú vị và bổ ích giữa hai nhà thơ...

Sự khác biệt ở tác phẩm điêu khắc Hồ Uông trong dòng chảy mỹ thuật cả nước

16/01/2022 lúc 21:41






N





ếu như ở phương Tây thế giới tự nhiên và con người được các nhà điêu khắc tái hiện một cách sáng sủa, chân thực và đầy đủ trí tuệ, thì ở phương Đông các nhà điêu khắc gửi gắm tác phẩm của mình một tấm lòng, một tâm sự, mượn sự tái hiện sự vật một cách tinh lọc để phát triển quan niệm của mình về con người và thế giới.
Những điều vừa nêu trên cho thấy rằng ở mọi thời đại, sáng tác một tác phẩm điêu khắc luôn luôn gắn liền với một quan niệm được dẫn dắt bởi một luồng tư tưởng chủ đạo nào đó. Một tác phẩm điêu khắc đồng nghĩa với lời giải thích của nghệ sĩ đối với con người và thế giới. Nó thể hiện một thái độ, một lối nhìn nhận của người sáng tác về cuộc đời.
Với Hồ Uông, một nhà điêu khắc người dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị đã vĩnh viễn ra đi về cõi vĩnh hằng nhưng ông để lại những tác phẩm về đời sống xã hội, đời sống tâm hồn, cõi tâm linh của người Vân Kiều thực sự sinh động được cả nước ghi nhận............

Trần Đình Thành với rừng hoài niệm

16/01/2022 lúc 21:41






1





. Giữa bàn tiệc thơ hôm nay, thực khách quả không mấy mặn mà bởi lắm lí do trong thơ và ngoài thơ. Ở đây, tôi muốn nói đến người bày tiệc. Nấu dở nhưng khéo vẽ người ta không chuộng, nấu ngon nhưng thiếu sự dụ dẫn mê hoặc cũng khó "cù" người thưởng thức. Đọc thơ Trần Đình Thành, tôi có cảm giác thứ hai này. Thơ anh cũng như con người anh,có cái gì đấy lặng lẽ, nhẹ nhàng phảng phất như cánh bướm non, như sợi tơ trời giăng mắc hoài niệm. Đấy là những kỷ niệm buồn vui bắt gặp hoặc lắng nghe nhưng đượm sắc màu sương khói. Thú thực, với những ai ngụp lặn, lăn lóc trong những va đập, cọ xát của đời thường và mang tính cách mạnh sẽ khó tìm ở anh sự đồng điệu. Tuy nhiên, cái quyền năng của thi sĩ là Độc lập Tự mình (chữ dùng của Hoà Vang), phải ý thức được cái " to be or not to be" ( tồn tại hay không tồn tại) để khai phóng con đường sáng tạo. Ý thức và làm được điều này không dễ, nhưng người đọc trực nhận một Trần Đình Thành thi sĩ ít lẫn người khác bởi sự đa mang chân thật của giọng điệu. Điều mà người Pháp đã từng nói: "Chính cái giọng chi phối bản nhạc" (Cest le ton qui, commande la musique). Chất giọng êm ái nhẹ nhàng trong thơ anh gắn với không gian yên tĩnh, không gian tâm linh được hồi cố qua thời gian hoài niệm. Vì thế, dễ thấy hoài niệm rừng đã mở rộng biên độ nghĩa trong thế giới nghệ thuật và thế giới phản ánh.
2. Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đình Thành ôm chứa những rung động đầu đời, những dịu ngọt nuối tiếc về một thiên đường tình yêu đánh mất. Có điều, biểu hiện những cuộc tình không đi đến một mai hậu nồng thắm mà theo kết cục "gió theo lối gió, mây đường mây" nhưng rất đỗi thiết tha và lắng đọng. ......
 

Hồ chư - nhà thơ dân tộc Vân Kiều

16/01/2022 lúc 21:41

 





T





ôi gặp Hồ Chư lần đầu vào năm 1997, khi về Hà Nội dự Đại hội II Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trước đó, tôi chưa được đọc thơ anh, chỉ thấy mến anh ở sự vui vẻ, nói cười tếu táo và dễ hoà nhập. Dáng người thấp, đậm mà rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Khó đoán được tuổi anh. Trán rộng và cao nom già dặn nhưng tác phong lại rất trẻ trung, sôi nổi. Giọng nói và giọng cười anh rất vang, thoải mái, vô tư, ở đâu có Hồ Chư là ở đấy rôm rả chuyện.

Đọc "Trầm hương của gió"

16/01/2022 lúc 21:41






1





. Tôi cứ mãi bâng khuâng khi tìm đọc lại tập thơ đầu tay của Võ Văn Luyến. Điều đầu tiên tôi trực nhận ra cách đây đã hơn một năm, Võ Văn Luyến cũng như một số người thơ khác, hoàn toàn không phải ngẫu hứng khi chọn tên cho tập thơ đầu lòng, tập thơ gồm gần bảy mươi bài thơ anh đã cưu mang, trải lòng với bạn bè, người đọc trên nhiều trang báo suốt hai mươi năm qua: Trầm hương của gió(1). Trực nhận ấy đến lúc này, khi muốn chia sẻ với anh qua những dòng chữ của một bài viết, tôi không thể không nhớ lại dăm câu thơ, đoạn thơ trong tập.

Tản mạn trước đèn

16/01/2022 lúc 21:41






T





ây Nguyên không phải là vùng đất mới, và nguyên sinh, từ trong lịch sử của nó đã mang sẵn tố chất bi hùng và mẫn tiệp. Ở phần cuối khan Đăm Săn có một lời kể vừa mộc mạc lại vừa hào sảng: Chàng đóng một cái khố Giarai gấp bỏ múi, mặc một cái áo tết đầy nút đồng, thân hình chàng trông thật vạm vỡ. Mắt chàng gầm gầm như mắt trâu đực. Tiếng nói thì oang oang như sấm dậy sét gầm... Rồi ở cổng làng ông Ay Ađiê lại trồng cho chàng những ngải của lòng dũng cảm. Ở rào làng, ông Ay Đu lại trồng cho chàng những ngải của sức mạnh, xung quanh người chàng các ông còn nuôi những ngải của quả và diều hâu. Đấy Đăm Săn đã biết biến thành những diều hâu con để bay trên các đồi tranh, chẳng kẻ nào đánh chàng mà thắng được.
Qua những dòng sử thi truyền miệng đời này đời khác người ta tìm thấy những phẩm chất hết sức thuần phác của một vùng người vùng đất, của một vùng lịch sử đã được hình thành với đầy đủ sức mạnh để đi tới, bất chấp mọi thử thách.
 
Nơi ấy là một tập hợp phong phú, quần tụ nhiều dân tộc anh em, mặc dù đang có sự phát triển không đồng đều, có dân tộc còn non yếu như vừa từ thời nguyên thủy bước ra, lại có những dân tộc đã đạt đến một trình độ cao, từng trải và bản lĩnh. Trong khi người Êđê đã có họ có tên, có văn tự, văn học nghệ thuật thì người Stiêng, người Mnông vẫn đang tù mù...

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba - Người chấn hưng cải tổ bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc cổ truyền

16/01/2022 lúc 21:41






N





hạc sĩ Nguyễn Hữu Ba sinh năm 1913 tại làng Đạo Đầu, xã Triệu Phong, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó nhưng tuổi thơ ông được sống trong cái nôi âm nhạc cổ truyền nên  hun đúc, tiềm ẩn ở ông một năng khiếu âm nhạc từ rất sớm. Và theo dòng thời gian nó đã tích tụ lại thành một kho tàng có thể nói là vô bờ bến.
Trước hết ngôi làng nơi ông sinh ra là ngôi làng văn vật. Tác giả "Ô Châu cận lục" ghi : " Đạo Đầu học đạo có công; xã Văn Phong tập tục thuần mỹ" là có ý ngợi ca ngôi làng sản sinh ra nhiều vị cao tăng. Cùng với đại lão hoà thượng Chí Khả (người gốc Trung Hoa), đại lão hoà thượng Tuyết Phong (thuỵ Giác Ngộ) người làng Đạo Đầu là một trong hai người sáng lập ra tổ đình "Sắc Tứ tự quang". Hoà thượng Tuyết Phong không chỉ là người đặt nền móng, mở đường cho phật giáo xứ đàng Trong mà truyền thống "Học đạo có công" này được dân làng Đạo Đầu kế thừa, nối tiếp liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay có hoà thượng Chánh Liêm là con dân làng xuất thân từ Tổ đình Sắc Tứ đang trụ trì chùa Đông Hà, là niềm tự hào chính đáng của nhân dân Đạo Đầu. "Đạo Đầu đại xã" (chữ dùng của tác giả sách Ô Châu cận lục) cũng là quê hương của "hùng oai Tướng quân" Phan Văn Thuý...

Nhân quyền trong tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong những năm qua, một số thế lực thù địch đang cố tình dựng lên cái gọi là “nhân quyền” để vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhân quyền. Không biết vô tình, hay họ không hiểu lịch sử. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề nhân quyền lên vị trí hàng đầu. Mở đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đọc tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc(1) . Lời nói bất hủ mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập được trích trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người luôn hòa quyện với nhau và luôn nhất quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người. Con đường cách mạng mà Người đã chọn, cuộc cách mạng mà Người lãnh đạo, những chủ trương, chính sách mà Người đề ra, và cả những việc làm rất cụ thể của Người, tất thảy đều nhằm bảo vệ con người.............
 

Tản mạn trước đèn

16/01/2022 lúc 21:41

 





1.





 Nếu tôi là người chép sử nước thì tôi nên viết như thế nào về những năm 1998 vừa qua và tôi sẽ viết như thế nào về những năm đang đến? Sao lại không thể đặt ra một câu hỏi như vậy, một khi mình vẫn đang chung sống, đang cùng lo âu, cùng hân hoan mỗi ngày với nhân dân mình, với Đảng mình.
Là một năm đầy những thử thách khắc nghiệt, rất nhiều chuyện buồn phiền chăng, có lẽ thế. Nhưng cũng rất đúng nếu nói nó là một năm đầy gan góc, nhiều nghị lực, một năm rất Việt Nam. Đất nước vừa vượt qua một năm không mấy dễ dàng. Người ta thấy phấp phỏng cho một tương lai không mấy hứa hẹn ổn định. Suốt mùa hạ và mùa thu cả khu vực miền Trung gặp bão lụt lớn. Một cơn bão lụt mang ý nghĩa thế kỷ với sức tàn phá lớn hơn bất kỳ một trận bom nào trong thời chiến. Đây cũng là một bài học đau xót cho sự tàn phá rừng đầu nguồn, bài học cho sự tàn phá môi trường sinh thái kéo dài liên miên. Một đe dọa có ý nghĩa thường trực là cái nghèo đói đang rình rập trước cửa mỗi nhà, và do đó, cái mệnh lệnh dứt khoát sẽ có kỷ luật nghiêm khắc đối với các cán bộ chủ chốt ở các địa phương nếu để dân chết đói, cũng là một mệnh lệnh không phải chỉ có hiệu lực trong vòng một năm.
Cơn bão nữa, tưởng như vô hình nhưng lại có sức tàn phá còn nguy hại hơn gấp bội, đó là cơn bão tiền tệ, là sự khủng hoảng kinh tế mang quy mô toàn cầu, nó đã được hình thành và nỗi lên dữ dội ở ngay chính các nước trong khu vực chúng ta. Hiện vẫn đang có hai xu hướng dự báo song song tồn tại: Xu hướng thứ nhất cho rằng nó đã lui dần, bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế các nước Đông Nam á cũng như của cả thế giới là khả quan; Xu hướng thứ hai ngược lại, vẫn nhìn nhận nó như một nguy cơ còn nguyên, với những biến thái phức tạp, không mấy phấn khởi.
.............
 

Khép lại cuộc thi phát động trong 2 năm

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong hai năm 2004- 2005 đất nước và tỉnh nhà đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, có những bước tiến mới về hội nhập và hợp tác, từng bước thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Dưới ánh sáng của NQTW5 về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các hoạt động văn học nghệ thuật được phát triển mạnh mẽ. Đại hội các hội chuyên ngành Trung ương lần lượt được tổ chức để tiến đến Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2005 - 2010 vào ngày 23/9/2005 tại Hội trường Ba Đình - thủ đô Hà Nội. Trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn trên, Tạp chí Cửa Việt đã mở cuộc thi truyện ngắn, thời gian bắt đầu từ ngày 30 tháng 4 năm 2004. Tính đến hôm nay đã gần hai năm, với quãng thời gian không đủ cho trái đất quay trọn hai vòng nhưng đối với con người văn nghệ sĩ chúng ta thì đã trải qua biết bao cuộc vật lộn để thực hiện công việc sáng tạo, như con tằm nhả kén để lại cho đời những sợi tơ vàng.
Cuộc thi truyện ngắn lần này, được tổ chức với một quy mô lớn chưa từng có trên Tạp chí Cửa Việt từ trước đến nay. Có thể nói rằng đó là việc làm vượt quá tầm tay của một tờ tạp chí văn nghệ địa phương mà với Quảng Trị lại là một địa phương nghèo. Nhưng cũng nhờ vậy mà tạo được cảm tình và dư luận rộng rãi trên văn đàn cả nước.
Ngay sau khi nhận được Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, chúng tôi đã thông báo Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Xuân Đức, nhà văn của miền cửa gió

16/01/2022 lúc 21:41






C





ho đến khi nghe tin tiểu thuyết “Bến đò xưa lặng lẽ” vừa được giải A hội Nhà văn Việt Nam, tôi càng chắc chắn rằng sự nghiệp văn chương của Xuân Đức thực duyên nợ với con sông Hiền Lương trên Vĩ tuyến 17. Cứ như “Hiền Lương vi nghiên” mà ngòi bút của anh có chấm xuống đó mới viết ra được chữ vậy. Đọc hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ từ thơ, ca, hò, vè đến kịch, tiểu thuyết...của nhà văn Xuân Đức trong gần bốn mươi năm nặng nợ với văn chương, người ta đều phảng phất thấy bóng dáng con sông này với ngai ngái phù sa nước bạc, với nằng nặng mồ hôi nước mắt cực nhọc của người dân Quảng Trị, kể cả máu tanh của một thời đôi miền chia cắt, lửa khói.
Và tôi tin nhờ cái “nghiên mực” Hiền Lương, Xuân Đức mới đủ sức làm một điều mà chưa nhà văn Việt Nam hiện đại nào sau năm 1975 có thể làm được, đó là sự lặp lại mình mà vẫn mang đến thành công. Năm 1982 cuốn tiểu thuyết đầu tay hai tập mang tên “Cửa gió” của anh viết về con người và mảnh đất đôi bờ Hiền Lương đã được hội Nhà Văn trao giải thưởng. Và hôm nay, sau hai mươi hai năm, với “Bến đò xưa lặng lẽ” anh cũng lấy bối cảnh ấy, cuộc sống ấy, ở đôi bờ sông ấy làm đề tài và lại được giải A tại cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai của Hội Nhà văn...

Một vài suy nghĩ về phương pháp phê bình Mác- xít trong văn học Việt Nam hiện đại

16/01/2022 lúc 21:41






T





hế kỷ XX, trên thế giới có nhiều phương pháp phê bình văn học. Tuy nhiên nếu có bất kỳ một ai đưa ra câu hỏi rằng phương pháp nào đáng tin cậy nhất, thì câu trả lời duy nhất vẫn chỉ là: Phương pháp phê bình văn học mác-xít.
Sở dĩ chỉ có thể trả lời như vậy, vì chỉ có phương pháp phê bình mác-xít mới phù hợp với thực tiễn, phù hợp với qui luật vận động khách quan của tiến trình lịch sử. Để có được điều đó, phương pháp phê bình mác-xít đã được xây dựng hàng mấy trăm năm trên cơ sở triết học Mác - Lênin, triết học tiến bộ nhất của loài người.
Nói cụ thể hơn: Phương pháp phê bình mác-xít xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong hệ thống triết học của chủ nghĩa Mác, phương pháp này tìm mối quan hệ giữa tác phẩm và nhà văn, giữa nhà văn và thời đại, đặc biệt nó quan tâm đến thái độ của nhà văn đối với cuộc đấu tranh tư tưởng trên lĩnh vực ý thức hệ, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Phương pháp phê bình mác-xít nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa nhà văn và xã hội, văn học và thời đại và bác bỏ mọi luận điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa nghệ thuật vị nghệ thuật, đồng thời cũng chống lại mọi thứ xã hội học dung tục, mọi thứ duy vật máy móc, mọi thứ quyết định luận của huyết thống, của hoàn cảnh theo kiểu quan niệm của chủ nghĩa thực chứng. Chủ nghĩa Mác-Lênin đặt con người, hiện tượng trong xã hội, trong giai cấp để khảo sát, giải thích, tìm ra qui luật vận động khách quan của đối tượng tiếp cận. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phủ nhận cái riêng biệt, cái ngẫu nhiên, cái cá thể, phủ nhận cá tính, phong cách, phủ nhận chủ thể sáng tạo.
............ 

Thêm cảm nhận về con người Chế Lan Viên

16/01/2022 lúc 21:41






N





hiều năm sau ngày mất của Chế Lan Viên, nhân dịp vào Nam công tác tôi mới đến thăm được Viên Tĩnh Viên, thắp nén nhang tưởng nhớ nhà thơ quá cố.
Tôi đã được biết qua thơ văn và nghe kể về căn nhà có khu vườn của Chế Lan Viên, Căn nhà ở khuất nẻo thành phố, một quận ven nội khá xa. Một ngẫu nhiên thú vị cuối đời, nhà thơ lại “Đi ra ngoại ô”. Đến được phải qua nhiều lối rẽ. Nhưng hình như nhà thơ đang đi tìm con đường thẳng nhất, ngắn nhất đến với bạn đọc. Nói vui như lời một bài thơ tưởng niệm “Lánh mình ra bà Quẹo, Để thơ không cù cong”
Viên Tĩnh Viên nghe đài các, phong lưu, có cái gì trầm mặc nữa. Đó là danh hiệu khu vườn của một biệt thự với dừa, mận, cam, ổi, hương nhu, hàng dậu tigôn... mà mang bóng dáng cả đại ngàn: phong lan rừng và xương rồng hoang dại. Điều quan trọng nhất là nó biến thành nơi đàm đạo văn chương, nơi bàn luận thơ ca. Một nhà thơ trẻ cảm nhận “ở nơi ấy, tôi hiểu thế nào là cái mênh mông vũ trụ của thơ và cái nhỏ nhoi nguyên tử của thơ”. Và truyền đạt một cảm giác kỳ lạ: “Từ Viên Tĩnh Viên tôi đi, mang theo một bầu trời trên  một vườn cây êm ả nhưng chứa trong mình gió bốn phương”....

Con người và văn hóa qua lăng kính của Tổng Bí thư Lê Duẩn

16/01/2022 lúc 21:41

I.





V





ào thế kỷ XIX, một nhà văn vĩ đại vừa là nhà triết học người Nga có nói rằng, “Con người là một bí ẩn”. Có thật vậy không? nếu hết bí ẩn, liệu con người có còn là con người nữa không? Tất cả những câu hỏi đó đặt ra cho các nhà triết học thời đại chúng ta đối mặt với những vấn đề có tính toàn cầu: Cái tự nhiên và cái phi tự nhiên, lý trí và tình cảm, trí tuệ và bản năng, lý tưởng và tính dục, nhân vị và siêu nhiên, thân phận con người và giá trị con người v.v... Trong dòng chảy triết học văn hoá đó, tôi bắt gặp nhiều luận điểm của Lê Duẩn giúp chúng ta biện giải con người, con người là ai?
Trong bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo toàn miền Bắc tháng 4 năm 1962, đồng chí nói “Con người luôn luôn là con người lịch sử, con người xã hội. Nó là sản phẩm lịch sử của một xã hội nhất đụnh”(1). Như vậy, con người không phải thần thánh đã đành, nhưng cũng không phải là siêu nhân, đứng bên lề lịch sử, thiếu cội nguồn lịch sử, không phải là con người siêu hình, mà tổng hoà những yếu tố biện chứng: Có tố chất tích cực và hành vi tiêu cực, có cái bất biến và cái vạn biến, có đóng và mở, có cái cộng đồng và cái cá nhân, có lịch đại và đồng đại. Đồng chí Lê Duẩn nói tiếp: “Ta là người Việt Nam, nhưng ta hiểu rõ ta không phải dễ, hiện nay chúng ta chưa hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu.. Muốn hiểu rõ thì phải đối chiếu người khác, nếu không thì mình không hiểu được mình”. (Tr 157). Đối chiếu với người khác và so sánh với các nước, ít nhất là trong khu vực. Tại sao vào những năm 50, xuất phát điểm của Việt Nam không khác mấy so với Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á nhưng đến nay nước ta...

Thơ đa đoan và thân phận

16/01/2022 lúc 21:41






T





hơ cần mới, lẽ hiển nhiên không thể đảo ngược. Xâu chuỗi thơ hay từ thời Thơ mới, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thơ trong vùng đô thị miền Nam và các thế hệ sau năm 1975 sẽ hiện rõ lộ trình bức tranh thơ Việt. Ở đó, mỗi nhà thơ xác lập cho mình một con đường, một phong cách, một xác tín. Nhiều nhà thơ, nhiều khuynh hướng, trường phái xây nên nền thơ. Sự cộng hưởng, giao thoa hay khác biệt, thậm chí dị biệt có khả năng thúc đẩy, mở rộng làm giàu thi pháp, làm giàu trí tuệ một nền thơ.
Chữ Mới luôn được nhà thơ mang vác như bổn phận. Mới  bao hàm khác, lạ, hay hơn, đẹp hơn chính nó. Tuy nhiên việc làm mới cho thơ không phải lúc nào cũng êm ái, thuận chèo mát mái, ngược lại có thể gây bao hiểu lầm, có khi bị quy kết, chụp mũ những gì ngoài thiên chức của nó. Đây thực sự là căn bệnh kinh niên khó chữa.
Thơ không vần của Nguyễn Đình Thi năm 1949, muốn thoát khỏi chiếc áo thật đẹp, gò bó đã là tâm điểm “xung đột trường phái”. Chỉ vì Nguyễn Đình Thi vượt qúa chuẩn mực của Thơ Mới xuất hiện không lâu trước đó. Ngay cả Xuân Diệu cũng cho rằng thơ Nguyễn Đình Thi tán loạn như trong một bức tranh siêu thực. Còn Thế Lữ thì cho đó là cái thú bệnh tật, nguy hiểm. Thời chống Mỹ, cuối những năm 60, đầu 70, Việt Phương với tập “Cửa mở” trở thành hiện tượng cá biệt, bị phê phán gay gắt, bởi vì hình thức và tư duy thơ ông không giống với tiếng thơ cùng thời, vì tư tưởng cấp tiến của ông trong cách nhìn nhận hiện thực xã hội. Trong khi ấy, giữa lòng đô thị miền Nam...

« 4041424344 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground