Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 21/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Thử tìm kiếm một số giải pháp cho triển lãm mỹ thuật Bắc Miền Trung trên nền triển lãm quốc gia Thái Lan

16/01/2022 lúc 21:41






K





hởi đầu từ 1949 cho đến nay, Thái lan đã có 56 cuộc triển lãm quốc gia, như vậy gần như mỗi năm là có một lần, chỉ trừ 5 năm có điều kiện đặc biệt là không có tổ chức. Triển làm mỹ thuật quốc gia (toàn quốc) của Thái Lan, sau thời gian khai mạc và trưng bày tại Bangkok, thường được đem trưng bày thêm tại ba vùng chính của Thái Lan: vùng phía nam, phía bắc và đông bắc. Không chỉ riêng triển lãm này mà đa số các triển lãm quy mô quốc gia khác đều làm tương tự, mặc dù không thể đầy đủ như ở thủ đô, nhưng dù sao, nó cũng tạo cơ hội cho mọi người thưởng thức và ít nhiều giảm sự chênh lệch quá lớn giữa sự hưởng lợi các sản phẩm văn hóa đương đại ở thủ đô và các vùng. Tại đây chính phủ Thái cho xây dựng bảo tàng, nhà triển lãm có quy mô khá lớn, đủ  quy mô để tổ chức các triển lãm khu vực và quốc gia. Ngày 10/1/2011, Triển lãm mỹ thuật quốc gia lần thứ 56 được khai mạc tại Maha Sarakham, đông bắc Thái Lan. Tuy số lượng tác phẩm không đầy đủ như trên Bangkok, nhưng cơ bản vẫn có các tác phẩm được giải thưởng, có một số thành viên Hội đồng giám khảo, và đặc biệt là vựng tập triển lãm, bản in rất đẹp, đầy đủ thông tin hình ảnh, bài viết,v.v… và quan trọng là phát miễn phí. Triển lãm lần thứ 56 quy tụ 405 tác phẩm, bao gồm các thể loại hội họa, điêu khắc, đồ họa và đa phương tiện. Cuối cùng , chỉ có 108 tác phẩm được trưng bày và 21 tác phẩm tác giả được trao giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật. Cơ cấu giải của Hội đồng nghệ thuật gồm 1 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 12 huy chương đồng. Huy chương vàng thuộc về Supom Kaewda với tác phẩm “Dimension of Origin and Loss”, chất liệu bút chì dầu trên vải bố, kích thước 250cm và 450 cm. Ngoài ra còn có 12 giải thưởng do Ngân hàng Krung Thai trao và 11 giải do Cơ quan văn hóa và Nghệ thuật đương đại trao. Việc trao giải thưởng của một số tổ chức nằm ngoài hội đồng nghệ thuật như vậy, sẽ thúc đẩy tiến trình xã hội hóa nghệ thuật, tiết kiệm các nguồn lực và quan trọng là tạo cơ hội cho cả hai phía: nghệ sỹ tham gia và các nhà tài trợ nghệ thuật...

Văn Công Hùng dấn thân trong miền lục bát

16/01/2022 lúc 21:41






N





ếu thử làm một phép so sánh đối chiếu, hiện nay, thơ tự do đang lên ngôi. Thứ nhất, thơ tự do không bị bó hẹp về dung lượng lẫn tư tưởng, nhà thơ được tự do bay nhảy trong thế giới ngôn từ và cảm xúc của mình. Thứ hai, thơ tự do thích ứng với các trào lưu thi ca, nhạy bén với bất kì “thời trang” nào, thị trường nào. Song song với thơ tự do, kiểu thơ truyền thống vẫn được các độc giả đón đợi, hoan nghênh. Trong đó, lục bát, một thể thơ đậm bản sắc văn học văn hoá dân tộc, vẫn trường tồn và không ngừng được làm mới.
Lục bát dễ làm, dễ nhớ. Các nhà thơ bắt đầu hành nghề hầu như không ai bỏ qua thể loại này và cũng ít nhiều có những thể nghiệm nhất định. Vấn đề cơ bản là anh ta có tạo được giọng điệu riêng, sắc thái riêng, phong cách riêng cho mình hay không mà thôi. Làm ra một bài thơ lục bát để không lẫn với bạt ngàn rừng thơ lục bát là điều khó. Nhà thơ cần phải đổi mới cái áo đang mặc bằng chính đường cắt và chỉ may của chính mình một cách khéo léo, lúc ấy, lục bát mới là của riêng mình. Phạm Xuân Trường, Đồng Đức Bốn, Du Tử Lê, Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Tạo… ít nhiều đã tạo được dấu ấn của mình bằng thể thơ lục bát. Nhà thơ Văn Công Hùng cũng thế, cũng có duyên có nợ với thơ lục bát. Từ tập thơ đầu tiên “Bến đợi” cho đến tập thơ “Văn Công Hùng lục bát” (2010) là một quá trình tích luỹ, chưng cất và khẳng định. Văn Công Hùng đã làm nên lục bát cho riêng mình như cách ông gọi tên tập thơ “Văn Công Hùng lục bát” - một cách gọi bản lĩnh và phong cách. Hay nói cách khác, Văn Công Hùng muốn khẳng định “sản phẩm” lục bát của chính mình bằng kho chữ khá cách tân, bằng những nguồn cảm xúc đầy tâm trạng...

"Những mặt người thấp thoáng" - Hiện thực hôm nay

16/01/2022 lúc 21:41






H





ội diễn sân khấu kịch nói 2012 tại kinh đô Huế đã khép lại. Ba giải vàng cho ba vở diễn đã được xác nhận và công bố. Nhưng có lẽ trong ba giải vàng đó vở diễn "những mặt người thấp thoáng" ( NMNTT) của Nhà hát kịch Hà Nội có thể coi là vở diễn xứng đáng nhất, khiến các đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, cũng như khán giả "tâm phục ,khẩu phục" bởi sự toàn bích của một tác phẩm sân khấu. Đó chính là sự tưởng thưởng xứng đáng cho một cách làm nghệ thuật chân chính, nhậy bén. Một cách tham gia hội diễn thực sự nghiêm túc của Nhà hát kịch Hà Nội trên một cốt cách say mê nghề đáng trân trọng về nghệ thuật của một đơn vị sân khấu Thủ đô giữa thời buổi sân khấu phía bắc đang đi vào quãng lặng..
Giữa một thực trạng có thể nói là đáng buồn khi khá đông các đơn vị sân khấu quốc doanh phía bắc tham gia Hội diễn kịch nói 2012 gần như là một sự chiếu lệ, thủ tục với các kịch bản quá cũ được hâm lại thì Nhà hát kịch Hà Nội mang đến Hội diễn hai kịch phẩm dựa trên hai kịch bản mới toanh với một sự đầu tư nghiêm túc cả về tài chính lẫn nghệ thuật.
Để một kịch bản văn học trở thành một kịch mục thì điều đầu tiên phải kể đến khả năng chọn kịch bản của nhà hát đó. Nhà hát kịch Hà Nội mà ở đây trước hết phải kể đến con mắt xanh và sự nhanh nhậy của NSND Hoàng Dũng khi phát hiện ra hai kịch bản đoạt giải nhất và nhì của cuộc thi sân khấu hai năm do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt nam (HNSSKVN) tổ chức để cùng một lúc dàn dựng thành tác phẩm sân khấu mang đi hội diễn. Để đánh giá chất lượng một vở diễn người ta thường dựa trên ba tiêu chí. Kịch bản văn học. Tài năng đạo diễn và dàn diễn viên thể hiện. Ở NMNTT có thể nói là trường hợp hiếm hoi đã hội tụ đủ ba yếu tố này...

công tác đấu tranh phòng chống

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong thời gian qua, toàn bộ các lĩnh vực Văn học nghệ thuật của chúng ta từ văn xuôi, thơ ca, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, múa, văn nghệ dân tộc thiểu số đều đã có những mùa gặt mới. Mỗi mùa gặt nó có độ đậm nhạt khác nhau nhưng nhìn trên tổng thể, dòng chảy chính vẫn là chủ nghĩa yêu nước, là chủ nghĩa nhân văn, là bản sắc văn hóa dân tộc được đề cao và chính đó là cơ sở sáng tạo ra những tác phẩm vừa phản ánh hiện thực lớn lao của đất nước chúng ta, vừa có tác dụng giáo dục định hướng thẩm mỹ của công chúng. VHNT của chúng ta tập trung xây đắp cái thiện, lên án cái ác, phê phán những hành vi đồi bại trong đạo đức lối sống của xã hội chúng ta, với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu; lấy cái tích cực, đẩy lùi tiêu cực”. Sự tự do trong sáng tạo nghệ thuật và sự đa dạng về nội dung, phong cách sáng tác, về phương thức biểu hiện được tôn trọng và dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo của văn nghệ sĩ được khẳng định, được đề cao. Sự xuất hiện lực lượng sáng tác trẻ với những khả năng sáng tạo và sự đa dạng về phong cách. Trong văn học nghệ thuật, sự trẻ hóa với những đội ngũ rất nhiều triển vọng cũng đang báo hiệu cho chúng ta những hứa hẹn mới.
        Các thành tựu văn học nghệ thuật của chúng ta, của thế kỷ 20 bắt đầu được đánh giá lại với một cái nhìn biện chứng hơn và khách quan hơn. Tư duy lý luận và quan điểm của Đảng về VHNT tiếp tục được đổi mới, bổ sung và phát triển đã góp phần cổ vũ niềm tin cho các văn nghệ sỹ, yên tâm, phấn khởi sáng tạo những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Giao lưu văn học nghệ thuật ra bên ngoài, đồng thời chúng ta tiếp nhận được bên ngoài những tinh hoa, làm cho đời sống Văn học nghệ thuật chúng ta ngày càng phong phú đa dạng và tăng cường sự hội nhập...

Phù sa tình của Võ Văn Hoa

16/01/2022 lúc 21:41






T





heo tôi, trong thiên hạ người làm thơ tử tế được chia thành ba loại: có người làm thơ mà thành thi sĩ, có người làm thơ mà thành thi nhân, lại có người làm thơ mà thành thi hữu. Riêng với nhà thơ Võ Văn Hoa, trong một chừng mực nào đó, anh đã hội tụ được cả ba con người ấy. Chính vì vậy mà khi tình đã kết tinh, đã lắng đọng sắc đỏ phù sa hóa thành thơ lúc nào không biết, anh dành tặng bè bạn gần xa.
Tình quê hương đất nước đã in dấu trong thơ anh như một lẽ thường tình không thể khác. Vì với anh mỗi bước đi là một niềm cảm xúc chân thành, mỗi lần gặp gỡ là một tứ thơ bừng lên da diết. Anh tìm thấy mỗi miền đất, mỗi vùng quê, mỗi người bạn mới là một niềm hạnh ngộ. Đất nước quê hương đã là chiếc nôi tâm hồn để người thơ nương náu, để thương cội nhớ nguồn, để trào dâng nỗi niềm của con dân nước Việt...(Về xứ trầm hương, Sông phù sa chín nhánh, Gió Tuy Hòa, Lý chờ mong Đất Mũi, Về An Thơ, Lên Thác Chờng, Cồn Cỏ, Hai ngày với Tây Gio Linh, Viết trước lúc lên đường ra Lệ Thủy, Ký ức...)
Trong bài thơ Khúc ca sông Hồng, nhà thơ đắm mình trong xúc cảm sử thi khi nói về những điều thiêng liêng nhất bằng giọng thơ trữ tình hào sảng...

Đôi điều về thơ Việt hôm nay

16/01/2022 lúc 21:41






C





ó một lần bên chiếu rượu ở nhà Hoàng Phủ Ngọc Tường, bàn chuyện thơ như thế nào gọi là hay, nhà thơ Phùng Quán đi ra bếp, xách một con dao thái thịt cán dài, lưỡi sắc lẹm sáng lóa vào, để con dao xuống giữa mâm rượu rồi phán: ”Mỗi thi hữu đọc hai câu thơ, thơ ai không hay sẽ bị chém!”. Phùng Quán vuốt râu bảo: “Ngộ đọc trước nhé”. Rồi anh đọc: “Mười tám tuổi/ Tôi phá thập tự làm nỏ/ Năm mươi tuổi/ Tôi đẽo nỏ làm thập tự”. Mọi người vỗ tay. Sau Phùng Quán, không ai dám đọc nữa. Không phải vì sợ chém, mà vì không dám tin thơ mình là hay. Hoàng Phủ Ngọc Tường bỗng đằng hắng lên giọng: “Ngộ chỉ đọc một câu thôi”: Tôi nhớ nơi kia có một chỗ ngồi...Mọi người lại vỗ tay. Sau màn đọc thơ “dễ sợ” ấy, Phùng Quán kể: “Có một cái Tết mình theo mọi người đi lễ chùa Hà. Sau khi sửa soạn đồ lễ, thắp nhang, khấn: “Cầu Phật cho con năm nay làm được bài thơ hay”, Tự nhiên Phật sống lại, tay lần tràng hạt, cười khà khà: “Chà, cái mà Nam Trần cầu xin, ta cũng ao ước hoài mà không được. Nam Trần biết chỗ nào cầu linh ứng mách cho ta với!”. Thì ra thơ hay thì thần linh cũng ước chứ riêng gì người trần.
Có đại hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Trinh Đường lúc đó ở tuổi xấp xỉ tám mươi, để làm tập tuyển Thơ với lời bình (thế kỷ XX), ông len lỏi giữa các hàng ghế đại biểu để phát cho mỗi nhà thơ một mảnh giấy ghi câu hỏi: "Làm thế nào để có thơ hay?" và “chép cho một bài thơ hay tự chọn”. Năm sau, cuốn sách Thơ với lời bình do anh Trinh Đường biên soạn ra đời. Tôi đọc kỹ các bài thơ hay tự chọn của các tác giả mới té ngửa ra rằng, thơ một số tác giả tự cho là hay lại không hay bằng bài thơ của ông mà người yêu thơ thuộc...

Đọc và hiểu bài

16/01/2022 lúc 21:41






L





ý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Ông chính là một trong những vị tướng có công rất lớn trong việc giữ gìn vững chắc miền biên ải của đất nước trước họa xâm lăng của phong kiến phương Bắc - trong đó có chiến công oanh liệt trên sông Như Nguyệt (1077) với dấu ấn của bài thơ Thần nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”. Nhưng từ trước đến nay, bài thơ này vẫn có nhiều tranh luận về tác giả của bài thơ. Tuy nhiên, điều cần nói nhất chính là ý nghĩa của bài thơ đã không được hiểu theo đúng tinh thần mà tác giả đã gửi gắm vào đó.
            Có nhiều giả thuyết cho rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã có trước đó, nhưng đến khi cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của quân dân nhà Lý thì bài thơ này mới được nhắc đến. Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều hướng vượt biên giới tiến ào ạt vào Đại Việt. Ngày 18-1-1077, các cánh quân Tống tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Đặc biệt, vào lúc cuộc chiến đang diễn ra vô cùng quyết liệt, “Nam quốc sơn hà” - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ đã như một thông điệp nhắn nhủ với quân xâm lược sẽ chuốc lấy thất bại nếu xâm phạm bờ cõi Đại Việt. Theo sách Việt điện u linh thì: “Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan”...

Người đàn bà trong Uẩn khúc(*)

16/01/2022 lúc 21:41







U





ẩn khúc gồm 20 truyện. Tất cả đều nói về người đàn bà. Và dĩ nhiên, đàn bà là nhân vật chính. Điều này cho thấy mối bận tâm của tác giả đối với vấn đề đàn bà (vị trí xã hội, đặc điểm giới, số phận – những vấn đề mà các nhà nữ quyền luận đặc biệt quan tâm). Do chỗ, mỗi tác phẩm là một thế giới riêng, gắn với mỗi dụng ý sáng tạo nên người đàn bà trong các tác phẩm có thân phận, tính cách khác nhau. Đây có thể là một sự thử nghiệm, trải nghiệm của tác giả, cũng có thể là những đặc điểm chung, những đặc điểm thuộc về đàn bà mà tác giả cố tình xây dựng trong hệ thống tác phẩm.
Với khả năng miêu tả ngoại hình nhân vật của tác giả, người đàn bà trong Uẩn khúc đã hiện lên với những vẻ đẹp riêng, có sức cuốn hút. Những thiếu nữ  “duyên dáng nhu mì, vòng eo ... nhỏ tròn như con ong, dáng đi uốn éo” trong Uẩn khúc.  “Dáng người cao thanh mảnh, làn da trắng hồng như trứng gà bóc, lông mày lá liễu, mắt lá răm, mũi dọc dừa và nhất là vầng trán cao, rộng toát lên vẻ thanh cao” của cô tôi trong Bí mật của cô tôi . Ngay cả hình ảnh của một cô bé – thiếu nữ như Chút (Huệ) cũng hiện lên với vẻ đẹp hứa hẹn, bằng sự kiệm lời, miêu tả mang tính khêu gợi: “Họ bảo vì quá đẹp nên Huệ bị ma nhập, vì Huệ tự ý thay tên”. Có thể nhận thấy, cách miêu tả của tác giả thiên về gợi hơn là tả, kể tỉ mỉ (ngoại trừ trường hợp Cô tôi). Điều này làm cho người đàn bà trong hình dung chung trở nên ấn tượng hơn. Người đàn bà (thì) đẹp – đó là quan niệm không mới. Nhưng, đáng chú ý ở đây là cái đẹp được đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác: tính cách, nội tâm, sự khao khát hạnh phúc và chia sẻ...

Mỹ thuật đồ họa Quảng Trị với xu hướng phát triển

16/01/2022 lúc 21:41







T





hiết kế đồ họa là cụm từ để chỉ một chuyên ngành thuộc về mỹ thuật. Trong đó danh từ "đồ hoạ" để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng (đa chất liệu), và động từ "thiết kế" bao hàm ý nghĩa kiến thiết, sáng tạo. Từ đó có thể hiểu, "thiết kế đồ hoạ" là kiến tạo một hình ảnh, một tác phẩm lên một bề mặt chất liệu nào đó, mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu con người.... Ngày nay, thiết kế đồ hoạ đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội. Ý nghĩa của khái niệm thiết kế đồ hoạ giờ đây thường được hiểu là tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, như tranh, ảnh, trình bày sách, báo, tạp chí, logo, quảng cáo, trang trí trên đồ vật, quần áo, vải vóc... Trước đây với bàn tay của các họa sĩ, họ chỉ làm bằng phương pháp thủ công, bây giờ dưới sự trợ giúp của máy vi tính, công việc đã trở nên hiện đại, thuận lợi nhiều cho nghề nghiệp đạt đến hiệu quả rất cao. 
Đồ họa là ngôn ngữ thị giác bao gồm sự cân bằng, hài hòa, hình khối, màu sắc, nội dung. Không những thế, nó còn là thứ ngôn ngữ ẩn chứa nhiều biểu tượng, văn hoá và quan điểm sống. Một thiết kế có thể hấp dẫn người xem bởi cả bề ngoài và ý nghĩa nó ẩn chứa bên trong. Một họa sĩ thiết kế  giỏi, ngoài kỹ năng ra còn cần phải có kinh nghiệm và am hiểu các mặt khác thật tốt. Như bất kỳ ngành nghề nào, mỗi họa sĩ phải luôn tự hoàn thiện mình từng ngày để phát triển...

Mọi tác phẩm văn học đều dang dở

16/01/2022 lúc 21:41







T





ác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo đặc biệt được hình thành qua quá trình lao động đặc thù của nhà văn. Dù muốn hay không, nó cũng phải mang dấu ấn sâu sắc của người viết. Hoạt đông sáng tạo của nhà văn lại là hoạt động đặc biệt mang tính đặc thù không giống với bất kỳ hoạt động nào khác. Hoạt động này được thực hiện trong sự chi phối mạnh mẽ, sự tác động sâu sắc giữa các yếu tố đặc biệt. Đó là khả năng quan sát tinh tế, cùng một sự vật, sự việc, hiện tượng... diễn ra hằng ngày ở mọi nơi mà ai cũng nhìn thấy, cũng có thể bắt gặp nhưng chỉ có nhà văn mới là người đầu tiên và duy nhất phát hiện ra những bản chất tinh vi thú vị mà thôi. Những phát hiện của họ gây sửng sốt cho người đọc, người nghe và họ bị lôi quốn mạnh mẽ vào cái thế giới huyền diệu của nhà văn để rồi ngỡ ngàng: “hoá ra đây toàn là những thứ ngày nào ta cũng thấy. Ở đâu ta cũng thấy nhưng dưới con mắt của nhà văn nó mới tuyệt vời làm sao, mới kỳ lạ làm sao, mới sống động làm sao” (Nguyễn Thanh Tuấn - Bức tranh lưỡng trị trong khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Báo Giáo dục & Thời đại, số 82, ngày 08/07/2004).
Tất cả những điều đó được mang lại nhờ trí tưởng tượng phong phú. Ai cũng có thể nhìn thấy mọi thứ đang hằng ngày diễn ra trong cuộc sống nhưng rồi họ sẽ quên mau như quên đi một ngày mệt mỏi sau một thoáng bâng khuâng, chỉ có nhà văn thì nhớ hoài, suy ngẫm mãi. Nó là biểu hiện của một bản chất nào đó chăng? Nó là sự khởi đầu cho một cái gì đó sẽ khiến con người ta đổi khác? Chúng trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng thúc đẩy khả năng tưởng tượng phong phú của nhà văn bay cao, bay xa vượt qua mọi giới hạn và chắp cánh cho nghệ thuật. Người nghệ sĩ hơn ai hết phải là người sở hữu một tâm hồn giàu cảm xúc. Nhà thơ Tố Hữu khẳng định: “Thơ là tiếng nói của những tâm hồn đồng điệu”, Maiacopsky cũng khẳng định: “Hãy đập mạnh vào tim tôi / Thiên tài là ở đó.”...

Gặp gỡ bên lề Đại hội

16/01/2022 lúc 21:41

LTS: Sau Đại hội vòng I của các Phân, Chi hội, vào những ngày này, anh chị em văn nghệ sỹ ai ai cũng rạo rực chờ đón, chuẩn bị tâm thế cho một cuộc sinh hoạt nghề nghiệp lớn của mình, đó là Đại hội lần thứ V Hội văn học nghệ thuật Quảng Trị (Nhiệm kỳ 2012 - 2017). Nhìn lại nhiệm kỳ qua chúng ta vui mừng nhận thấy Hội đã không ngừng lớn mạnh, tích cực đổi mới. Nội dung và phương thức hoạt động, giữ vững định hướng chính trị, tập hợp đoàn kết anh chị em văn nghệ sĩ, đẩy mạnh hoạt động sáng tác để có nhiều tác phẩm với nhiều loại hình đóng góp xứng đáng vào sự đổi mới của quê hương, đất nước.Nhân dịp này, phóng viên CV. đã có những cuộc tiếp xúc vòng quanh Đại hội các Phân, Chi hội, kịp ghi lại những thành quả sáng tạo, những dự cảm cho tương lai và cả những trăn trở nghề nghiệp trong nhiệm kỳ mới.
Chủ điểm và đầu đề do Tòa soạn đặt
CV. Xin trân trọng giới thiệu
 
Văn học - Thơ trẻ
và nhà thơ trẻ Quảng Trị
 


HOÀNG TẤN LINH - Phân hội Văn học
1. Thơ trẻ Quảng Trị là bộ phận không thể tách rời trong một khuôn hình thơ ca đã có bề dày, thấm sâu trong những vỉa tầng mạch ngầm dân tộc và quê hương. Đó là chiếc cầu nối của sự chuyển giao, tiếp nối của nhiều thế hệ thi ca, là cái nắm tay bước qua bờ lịch sử giã từ thế kỉ XX. Và, từ một chặng đường nhìn lại chúng ta có thể thấy rằng, thơ trẻ Quảng Trị đang ở độ thăng hoa, một sự thăng hoa đòi hỏi cần có được sự kì công trong sáng tạo nghệ thuật...

Ngày xuân nói về Câu đối

16/01/2022 lúc 21:41

 






C





âu đối không biết có tự bao giờ. Ngày xưa để tuyển dụng khoa bảng người ta lấy câu đối để thi tài ứng khẩu và trí thông minh của các nho sĩ… Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, câu đối là thể loại văn học mà nó cũng là một thú chơi thanh nhã, thú vị trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Nếu thiếu câu đối trong ngày Xuân thì thiếu đi một hương vị gì đó của ngày Tết, không có nó Tết cũng kém vui. Kể cả trẻ nhỏ, như tôi ngày bé, cả năm tiết kiệm tiền để Tết đi chợ mua một vài câu đối về treo trong nhà, thực ra thì cũng chẳng hiểu nhiều về ngữ, nghĩa, thể thức.
Ngày nay, thú chơi thanh nhã đó cũng có phần phai nhạt. Khơi dậy truyền thống, bản sắc dân tộc là làm sống lại phong tục đẹp có từ ngàn xưa của ông cha ta, thể hiện sự minh mẫn, tỉnh táo và đóng góp thêm cho kho tàng văn học nước nhà đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày xuân, nói chuyện vài nét về câu đối tôi xin đưa ra một số nguyên tắc và hình thức cơ bản để các bạn tham khảo:
1 – Về hình thức:
Câu đối có nhiều loại. Câu dưới năm chữ trở xuống gọi là câu tiểu đối
Ví dụ:
Trồng môn trước cửa
Bắt ốc sau nhà....

 

Bài thơ "Rắn" độc đáo của Lê Quý Đôn

16/01/2022 lúc 21:41


“Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn mà chẳng học chẳng ai tha!
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu tiếng roi tra
Từ nay trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”
 
Bài thơ được làm bằng thể thơ tập danh: mỗi câu có tên một giống rắn hoặc từ “rắn”; câu đầu là liu điu, câu thứ hai là rắn nói chung, câu thứ ba là hổ lửa, câu thứ tư là mai, câu thứ năm là ráo, câu thứ sáu là lằn, câu thứ bảy là trâu, câu thứ tám là hổ....

Mặt trời hồng và nhành mai từ một bài thơ của Bác

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong thơ ca Phương Đông, hình ảnh một mặt trời, hình ảnh một nhành mai xuất hiện thật nhiều. Có khi đó là sự thể hiện nét hài hòa tuyệt mĩ giữa ý chí và tâm hồn. Có khi là một hình ảnh tu từ ẩn dụ, ẩn đi sự vật so sánh để nổi lên hình ảnh so sánh. Cũng có thể là sự nhớ tiếc một quá khứ, một thời hoàng kim đã lùi vào dĩ vãng. Trong thơ Bác, hình ảnh mặt trời xuất hiện nhiều lần mà không lặp lại. Đó là những khoảnh khắc tươi sáng của một vầng dương rực rỡ.
Một vầng dương xuất hiện nơi đầu núi:
Đầu non sớm sớm vầng dương mọc
Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng
(Cảnh buổi sớm)...

Ghi nhận từ cuộc thi Ký và Thơ trên Tạp chí Cửa Việt năm 2012

16/01/2022 lúc 21:41

1- Đôi điều về bếp núc: Cuộc thi Ký và Thơ trên Cửa Việt năm 2012 (CTK&T- TCCV 2012) chính thức phát động từ ngày 10/1/2012. Tính đến ngày 30/11/2012 vỏn vẹn có 320 ngày.Ban Tổ chức (BTC) đã nhận được 62 tác phẩm ở thể loại Ký của 44 tác giả dự thi. Đông đảo nhất vẫn là Thơ. BTC đã nhận được 630 bài thơ của 32 lượt tác giả gửi về dự thi,chủ yếu qua địa chỉ gmail của Tạp chí, trong đó người cao tuổi nhất xấp xỉ 75 và người gửi nhiều bài nhất,có đến 7 tác giả gửi chùm thơ thứ tư, thứ năm lên tới 20 bài.
So với 2 cuộc thi trước đây (Cuộc thi Ký và Thơ lần thứ nhất trên CV năm 1999 và cuộc thi Truyện ngắn 2 năm 2008-2009), thì ở lần thi thứ 3 này chất lượng Thơ dự giải cao hơn, phong phú hơn so với thể Ký; đối tượng tham gia cũng rộng hơn, với sự góp mặt của tác giả 3 miền. Ngoài CTV truyền thống ở 6 tỉnh Bắc miền Trung và miền Bắc thì lần thi này có sự góp mặt của đông đảo các cây bút ở Nam Trung bộ, 4 tỉnh Tây nguyên và các tỉnh đồng bằng Nam bộ, đa phần trong số họ đều là tác giả trẻ và mới. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng, có thể nói là cái được đầu tiên của cuộc thi. Ngoài việc làm nhằm tôn vinh thơ ca, khẳng định thơ ca nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội ra thì cuộc thi đã kịp thời mang đến, bổ sung cho diễn đàn Cửa Việt một đội ngũ tác giả, rồi đây sẽ là cộng tác viên tích cực vừa trẻ trung vừa mới mẽ...

Triễn lãm Mỹ thuật mùa Xuân

16/01/2022 lúc 21:41






C





ái rét ngọt của mùa Đông như đã dừng lại trên ngưỡng cửa triển lãm mỹ thuật Mùa Xuân của Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ tỉnh Quảng Trị ở trụ sở Hội Văn học-nghệ thuật tỉnhQuảng Trị (46 Hùng Vương, thành phố Đông Hà). Nhiều khán giả có cảm giác ấy khi ngắm những bức tranh đã được gắn nơ theo sự lựa chọn của người chơi tranh như Hoài Thu (acrylic-Ngô Hiền), Nàng sen (sơn dầu-Trần Song), Tiết điệu đỏ (acrylic-Nguyễn Thị Lương Giang), Sen 1 (thủy mặc-Trương Đình Dung), Phố mới (acrylic-Lê Ngọc Duy)... Bên cạnh đó, những bức tranh sơn mài, đồ họa, in decal, tượngđều tập trung khắc họa hình tượng con người đã cùng nhau tạo nên một không khí mỹ thuật sinh động, đa dạng của lần triển lãm mỹ thuật đầu tiên của Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ tỉnh Quảng Trị được tổ chức trong tinh thần đón chào Xuân mới 2013 và chào mừngĐại hội Hội Văn học-nghệ thuật tỉnh Quảng Trị khóa V, nhiệm kỳ 2012-2017. Trong không gian mỹ thuật này, khán giả đã có những liên tưởng mạnh mẽ và cảm nhận sâu sắc những điều mà các tác phẩm hội họa và điêu khắc được trưng bày mang đến.
“Dẫu biết rằng triển lãm mỹ thuật của các câu lạc bộ họa sĩ trẻ không phải là chuyện mới trong đời sống văn hóa ở Việt Nam từ nhiều năm nay, nhưng đây là câu lạc bộ họa sĩ trẻ đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị và được sinh sau đẻ muộn so với các câu lạc bộ họa sĩ trẻ của những tỉnh, thành khác trong cả nước. Mặt khác, do chưa được nhiều người biết đến nên triển lãm mỹ thuật này cũng là cách giới thiệu Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ tỉnh Quảng Trị với công chúng”, họa sĩLê Ngọc Duy bộc bạch. Triển lãm trưng bày nhiều tác phẩm hội họa và điêu khắc, trong đó các tác phẩm hội họa chiếm ưu thế và nhận được sự quan tâm, chú ý nhiều hơn của khán giả...

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Xuân Đức.*

16/01/2022 lúc 21:41







K





hông gian thời gian nghệ thuật luôn là một hình tượng nghệ thuật được các nhà văn sử dụng linh hoạt và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa trong các tác phẩm văn học từ trước đến nay. Trong qúa trình sáng tạo nghệ thuật, nếu hiện thực cuộc sống và phương thức biểu hiện được coi là mặt triển khai của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì, không gian và thời gian nghệ thuật được tác giả sử dụng như một quan niệm riêng để thể hiện mối quan hệ cụ thể giữa nhân vật và hoàn cảnh. “Là sản phẩm của hiện thực khách quan và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ được khúc xạ bởi lăng kính chủ quan của nhà văn, không gian, thời gian nghệ thuật luôn gắn với quan niệm nghệ thuật về con người và góp phần lí giải cho quan niệm ấy” (Trần Đình Sử)
TheoTrần Đình Sử, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống, do đó không thể qui nó về sự phản ánh không giản đơn không gian địa lý, hay không gian vật lí vật chất. Như vậy, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là không gian do con người cảm thấy trong tâm tưởng. Đó là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống, là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật và là một trong những bình diện chủ yếu của thi pháp học. Xây dựng không gian như thế nào góp phần bộc lộ quan niệm của nhà văn như thế ấy. Không gian nghệ thuật vì thế luôn gắn liền với quan niệm nghệ thuật qua từng tác phẩm với tư cách là hình tượng nghệ thuật cụ thể. Sự thống nhất giữa con người và không gian là điều kiện để nhận thức và biểu đạt nghệ thuật, vì thế cần phải nói đến không gian như một nhân tố nghệ thuật và góp phần không nhỏ trong việc biểu đạt ý đồ nghệ thuật của tác giả...

Tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn giai đoạn 1932 – 1985

16/01/2022 lúc 21:41






Q





uá trình hiện đại hóa văn học từ đầu thế kỷ XX đã mở đường và tạo điều kiện cho các nhà văn có cách tiếp cận đa dạng đối với hiện thực đời sống nông thôn và người nông dân. Có thể nói đây là đề tài thu hút và hấp dẫn các nhà văn ở nhiều khuynh hướng khác nhau thể hiện năng lực khám phá hiện thực và con người với những chiều kích và phẩm chất nghệ thuật mới.
1. Tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn từ 1932 – 1945 chủ yếu có hai khuynh hướng sáng tác là lãng mạn (với các tác phẩm của Tự lực văn đoàn) và hiện thực (với các sáng tác của của các nhà văn hiện thực phê phán). Các nhà văn Tự lực văn đoàn viết về nông thôn và nông dân tập trung giai đoạn từ 1936 đến 1939. Những tác phẩm như Tối tăm (Nhất Linh), Gia đình và Thừa tự (Khái Hưng), Bùn lầy nước đọng và Con đường sáng (Hoàng Đạo)… trực tiếp miêu tả bức tranh nông thôn trong cảnh “bùn lầy nước đọng”, nông dân thuộc tầng lớp “dưới đáy” xã hội. Dẫu các nhà văn Tự lực văn đoàn tập trung phản ánh, phê phán tư tưởng cổ hủ, lạc hậu vốn ăn sâu bám rễ trong đời sống nông thôn và trong nghịch cảnh thất thế, sa sút của người nông dân nhưng họ lại lí giải rằng: những thảm kịch ấy đều xuất phát từ những thói quen, trình độ thấp kém chứ không phải bị giai cấp địa chủ, quan lại bóc lột, đàn áp. Cách lí giải đó, thiết nghĩ các nhà văn Tự lực văn đoàn đã đứng trên lập trường tư tưởng cải lương...

« 4243444546 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

22/04

25° - 27°

Mưa

23/04

24° - 26°

Mưa

24/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground