01/08/2024 lúc 17:25
02/03/2022 lúc 08:55
N
hiều năm sau ngày mất của Chế Lan Viên, nhân dịp vào Nam công tác tôi mới đến thăm được Viên Tĩnh Viên, thắp nén nhang tưởng nhớ nhà thơ quá cố.
Tôi đã được biết qua thơ văn và nghe kể về căn nhà có khu vườn của Chế Lan Viên, Căn nhà ở khuất nẻo thành phố, một quận ven nội khá xa. Một ngẫu nhiên thú vị cuối đời, nhà thơ lại “Đi ra ngoại ô”. Đến được phải qua nhiều lối rẽ. Nhưng hình như nhà thơ đang đi tìm con đường thẳng nhất, ngắn nhất đến với bạn đọc. Nói vui như lời một bài thơ tưởng niệm “Lánh mình ra bà Quẹo, Để thơ không cù cong”
Viên Tĩnh Viên nghe đài các, phong lưu, có cái gì trầm mặc nữa. Đó là danh hiệu khu vườn của một biệt thự với dừa, mận, cam, ổi, hương nhu, hàng dậu tigôn... mà mang bóng dáng cả đại ngàn: phong lan rừng và xương rồng hoang dại. Điều quan trọng nhất là nó biến thành nơi đàm đạo văn chương, nơi bàn luận thơ ca. Một nhà thơ trẻ cảm nhận “ở nơi ấy, tôi hiểu thế nào là cái mênh mông vũ trụ của thơ và cái nhỏ nhoi nguyên tử của thơ”. Và truyền đạt một cảm giác kỳ lạ: “Từ Viên Tĩnh Viên tôi đi, mang theo một bầu trời trên một vườn cây êm ả nhưng chứa trong mình gió bốn phương”....
02/03/2022 lúc 08:55
I.
V
ào thế kỷ XIX, một nhà văn vĩ đại vừa là nhà triết học người Nga có nói rằng, “Con người là một bí ẩn”. Có thật vậy không? nếu hết bí ẩn, liệu con người có còn là con người nữa không? Tất cả những câu hỏi đó đặt ra cho các nhà triết học thời đại chúng ta đối mặt với những vấn đề có tính toàn cầu: Cái tự nhiên và cái phi tự nhiên, lý trí và tình cảm, trí tuệ và bản năng, lý tưởng và tính dục, nhân vị và siêu nhiên, thân phận con người và giá trị con người v.v... Trong dòng chảy triết học văn hoá đó, tôi bắt gặp nhiều luận điểm của Lê Duẩn giúp chúng ta biện giải con người, con người là ai?
Trong bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo toàn miền Bắc tháng 4 năm 1962, đồng chí nói “Con người luôn luôn là con người lịch sử, con người xã hội. Nó là sản phẩm lịch sử của một xã hội nhất đụnh”(1). Như vậy, con người không phải thần thánh đã đành, nhưng cũng không phải là siêu nhân, đứng bên lề lịch sử, thiếu cội nguồn lịch sử, không phải là con người siêu hình, mà tổng hoà những yếu tố biện chứng: Có tố chất tích cực và hành vi tiêu cực, có cái bất biến và cái vạn biến, có đóng và mở, có cái cộng đồng và cái cá nhân, có lịch đại và đồng đại. Đồng chí Lê Duẩn nói tiếp: “Ta là người Việt Nam, nhưng ta hiểu rõ ta không phải dễ, hiện nay chúng ta chưa hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu.. Muốn hiểu rõ thì phải đối chiếu người khác, nếu không thì mình không hiểu được mình”. (Tr 157). Đối chiếu với người khác và so sánh với các nước, ít nhất là trong khu vực. Tại sao vào những năm 50, xuất phát điểm của Việt Nam không khác mấy so với Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á nhưng đến nay nước ta...
02/03/2022 lúc 08:55
T
hơ cần mới, lẽ hiển nhiên không thể đảo ngược. Xâu chuỗi thơ hay từ thời Thơ mới, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thơ trong vùng đô thị miền Nam và các thế hệ sau năm 1975 sẽ hiện rõ lộ trình bức tranh thơ Việt. Ở đó, mỗi nhà thơ xác lập cho mình một con đường, một phong cách, một xác tín. Nhiều nhà thơ, nhiều khuynh hướng, trường phái xây nên nền thơ. Sự cộng hưởng, giao thoa hay khác biệt, thậm chí dị biệt có khả năng thúc đẩy, mở rộng làm giàu thi pháp, làm giàu trí tuệ một nền thơ.
Chữ Mới luôn được nhà thơ mang vác như bổn phận. Mới bao hàm khác, lạ, hay hơn, đẹp hơn chính nó. Tuy nhiên việc làm mới cho thơ không phải lúc nào cũng êm ái, thuận chèo mát mái, ngược lại có thể gây bao hiểu lầm, có khi bị quy kết, chụp mũ những gì ngoài thiên chức của nó. Đây thực sự là căn bệnh kinh niên khó chữa.
Thơ không vần của Nguyễn Đình Thi năm 1949, muốn thoát khỏi chiếc áo thật đẹp, gò bó đã là tâm điểm “xung đột trường phái”. Chỉ vì Nguyễn Đình Thi vượt qúa chuẩn mực của Thơ Mới xuất hiện không lâu trước đó. Ngay cả Xuân Diệu cũng cho rằng thơ Nguyễn Đình Thi tán loạn như trong một bức tranh siêu thực. Còn Thế Lữ thì cho đó là cái thú bệnh tật, nguy hiểm. Thời chống Mỹ, cuối những năm 60, đầu 70, Việt Phương với tập “Cửa mở” trở thành hiện tượng cá biệt, bị phê phán gay gắt, bởi vì hình thức và tư duy thơ ông không giống với tiếng thơ cùng thời, vì tư tưởng cấp tiến của ông trong cách nhìn nhận hiện thực xã hội. Trong khi ấy, giữa lòng đô thị miền Nam...
02/03/2022 lúc 08:55
C
ó một phương ngôn chí cốt từ thời cổ đại đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị đó là phát hiện của triết gia Socrate: “Hạnh phúc lớn nhất của con người là được sinh hoạt và làm việc theo sở trường của mình”. Tại sao hạnh phúc không phải là nhiều tiền, nhà cao cửa rộng, quyền lực chót vót, mà lại là được sống và làm việc theo sở trường? Bởi lẽ, như người đời xưa nay vẫn biết, hạnh phúc do người khác đem lại cho ta không thể nào sánh nổi với giá trị của hạnh phúc do ta tự làm nên. Thí dụ, một anh chàng được tặng một chiếc máy hát, kèm theo nhiều đĩa nhạc hay, anh ta đem về nhà, ngồi vắt vẻo trên sa-lông, bên cạnh ly cà phê toả hương thơm, mắt lim dim tận hưởng những cung đàn thánh thót, điều đó khá thú vị, nhưng nó chẳng đáng kể gì so với anh chàng kia đang tự tay mở bản nhạc của các nhạc sĩ và tập từng giai điệu một, ngón tay của anh đang tạo nên khúc âm thanh kỳ diệu cho chính đôi tay của mình. Trời ơi, một người nghe nhạc và người kia biểu diễn, giá trị thụ hưởng quả là một trời một vực. Một thí dụ khác sát thực hơn, cô gái kia đến tuổi yêu đương, cô liền mượn một cuốn tiểu thuyết lãng mạn về đọc ngấu nghiến, say sưa với những hẹn hò và tình tự của nàng công chúa trong truyện, rồi một ngày kia cô được trải nghiệm sự hẹn hò chờ đợi của chính mình, thấp thỏm, hồi hộp và tan biến trong những vòng tay, đúng lúc đó cô phát hiện những tình tự của nàng công chúa trên sách vở kia không thể sánh với sự thật dù quê mùa thôn dã như cô. Người Việt nói: “Của dề dề không bằng nghề trong tay”, phản ánh rằng tiền của cũng không bằng sự tinh thông nghề nghiệp của mỗi người, bởi lẽ chính sự tinh thông đó đem lại tiền của và hạnh phúc cho người ta, như Kinh Thánh cũng ví, của tiền nếu cất vào kho sẽ bị mối mọt xông, nhưng của tiền cất trong tâm hồn người ta, tức các giá trị của đạo đức, tài năng sẽ không bao giờ bị mối mọt. Mà muốn có nghề tinh thông thì phải phát triển từ sở trường.
Tại sao sinh hoạt và làm việc theo sở trường lại hạnh phúc nhất, chúng ta hãy trả lời bằng chính hiện thực. Chẳng hạn như nhà quán quân cờ vua thế giới Các-pốp kia, anh có khiếu chơi cờ, vì vậy anh chơi lâu mà không thấy chán, không thấy mệt, càng chơi càng say, càng chơi càng giỏi, rồi anh giật giải từ thấp đến cao, mỗi giải thưởng lại đem về cho anh một phần thưởng cho cuộc sống và vinh quang cho bản thân. Từ đó sinh hoạt đấu cờ vừa trở thành niềm vui cao nhất vừa là chuyên môn tài nhất đem về cho anh cả vinh quang và thu nhập... Về sở trường triết gia Socrate cũng xác nhận chắc chắn: không ai có sở trường về mọi việc, mỗi người chỉ có sở trường riêng rẽ về một mặt nào đó. Nhìn vào bài học của bà mẹ thiên nhiên, chúng ta cũng thấy, tạo hoá cho con voi chiếc vòi, con công bộ cánh sặc sỡ, con hoạ mi giọng hót ngọt ngào... con voi có thể dùng vòi phun nước hay bẻ gỗ nhưng không thể cậy vào sự to lớn mà muốn hót thay cho hoạ mi, hoạ mi không thể cậy hót hay mà đòi làm thay nghề thụ phấn hoa của loài ong hay loài bướm... Nhìn vào xã hội, như cầu thủ Carlos thuận chân trái, đã trở thành một hậu vệ trái hay nhất thế giới, cầu thủ Cafu thuận chân phải đã trở thành hậu vệ phải trứ danh, và Kô-lô cao lênh khênh chân tay vụng về lại nổi tiếng nhờ những bàn thắng bằng đầu... Xã hội mang tính tập thể, nó có thể được ví như một đội bóng vậy, không ai có sở trường về mọi vai của các cầu thủ, người thạo chân phải không thể chạy bên trái, người thạo đánh đầu không thể làm thủ môn, người phiêu lưu tìm mọi kẽ hở như tiền đạo không thể thay thế sự chắc chắn của những hậu vệ đòi đắp thành lũy trên từng gang tấc... Sở trường hay thiên hướng hiện đang là nguyên lý giáo dục của mọi nền giáo dục trên thế giới, trong các lớp học và các cấp học, thầy giáo, cô giáo phải có trách nhiệm tìm hiểu xem, mỗi học trò có sở trường và xu hướng nào, để có thể hướng nghiệp cho các em, sao cho được phát huy hết sở trường của mình.
Sở trường, chúng ta đang đi vào vấn đề rất lớn, đó chính là nền tảng đầu tiên xây nên mọi nền cộng hoà. Có thể nói trên thế giới ngày nay, dưới đại dương thì tràn ngập nước biển, trên đất liền thì tràn ngập các nền cộng hoà. Không chỉ nước ta là “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhìn sang Trung Quốc thì thấy “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”, nhìn sang châu âu thì thấy Cộng hoà Liên bang Đức, nhìn sang châu Phi thì thấy Cộng hoà Nam Phi... Cộng hoà theo nghĩa của nó: cộng đồng và hoà hợp các thành phần khác biệt của xã hội, giống như Trung Quốc trước đây từng tóm gọn trong phương ngôn: “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu của nước ta hiện nay, giờ cũng là lúc thích hợp để chúng ta nhìn lại cơ cấu cộng hoà, đặc biệt với nhiệm vụ mà Quốc hội đang tiến hành: cổ phần hoá các doanh nghiệp, cải cách hành chính triệt để và sâu rộng, thì càng phải ôn lại nền móng đầu tiên hơn bao giờ hết....
02/03/2022 lúc 08:55
V
ới nghề viết, ra được một cuốn sách coi như có thêm một đứa con. Một đứa con tinh thần! Gần 20 năm với nghề, không biết bao lần tôi đã được chúc mừng bè bạn bởi những đứa con tinh thần như thế. Cũng như vợ chồng sinh con, có người mắn kẻ thưa, riêng Đào Tâm Thanh, anh đã hoài thai “đứa con” này suốt một thời hoa đỏ cho đến ngày tóc bắt đầu điểm tuyết. Cũng gần 20 năm rồi!
Một mái đình với cây đa, bến nước, đụn rơm ngay bìa cuốn sách dày hai trăm trang gợi về những ngôi làng truyền thống của người Việt. Một nhà báo ở tỉnh, gần 20 năm sấp mặt với nghề thì chuyện làng là “âm hưởng chủ đạo” của tác phẩm cũng đúng thôi. Nhưng, chuyện làng mà Đào Tâm Thanh kể trong cuốn sách này không giống như mường tượng của nhiều người. Không biết Thanh đã đi về những ngôi làng nào trong gần một ngàn ngôi làng trên đất Quảng Trị, chắc anh cũng không nhớ. Nhưng mỗi bài viết trong đây thực là một “dấu chân” mà Thanh đã để lại trên những con đường làng ấy. Tôi nghĩ những con đường làng trong văn của Thanh cũng chính là dáng dấp con đường đời nghề mà anh đang đi vậy.
Tôi quen Đào Tâm Thanh từ khi anh còn là sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Huế. Người ta đùa, đã học Đại học Tổng hợp thì cái gì cũng biết và câu chuyện ông bác bảo thằng cháu về nghỉ hè rằng: “ Nghe nói mày học Tổng hợp Văn, mai sang sửa giúp bác cái ra- đi- ô bị hỏng”, tưởng là chuyện đùa, hoá ra thật. ít ra là thật với những người như Thanh. Từ thời sinh viên, Đào Tâm Thanh đã tỏ ra đa tài, tài viết, tài vẽ, đục đẽo, may đo, kể cả tài... tán gái. Khi trở thành một nhà báo, Thanh cũng là một trong những cây bút đã làm nên niềm tự hào cho “lò” Tổng hợp Văn chúng tôi. Cây bút của Thanh lớn lên cùng với sự thay da đổi thịt nơi miền quê nắng gió Quảng Trị. Giờ đây anh là Phó Trưởng ban Biên tập kiêm Phó Thư ký Toà soạn báo Quảng Trị, là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội VHNT Quảng Trị, một cây viết ký tin cậy của tạp chí Cửa Việt. Trong gần 20 năm cầm bút anh đã “ẵm” năm giải thưởng báo chí từ quốc gia cho đến tỉnh, thuộc típ người có duyên với giải thưởng như anh Minh Tứ, anh Nguyễn Tiến Đạt, anh Nguyễn Hoàn.
Ngày tôi còn ở báo Quảng Trị, cùng với Nguyễn Hoàn và Nguyễn Tiến Đạt, Đào Tâm Thanh tỏ ra là một trợ thủ đắc lực và đa năng của Ban Biên tập. Anh viết rất nhanh và viết được trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội và văn hoá, văn nghệ. Anh là cây biên tập cứng và khi cần còn là một cây ma két có đường nét của tờ báo nữa. Những lúc bí bài vở để lên trang, gọi Thanh là nhanh chóng và xong hết. Vậy nên nếu nói Đào Tâm Thanh là anh “lính cứu hoả” của Toà soạn cũng không ngoa chút nào. Từ ngày đó, tôi đã nhận thấy trong văn Thanh luôn có xu hướng... về làng! Dù ở đề tài nào, lĩnh vực nào, hễ có dịp là Thanh lại lấy những ý tứ, hình ảnh, ngôn từ làng quê để thể hiện tư tưởng tác giả. Và cũng chính vì vậy mà đọc bài của Đào Tâm Thanh người ta dễ cảm tình như người mãi lăn lóc giữa chốn phố phường bỗng được bước chân trần trên vệ cỏ đường đê và hít hà mùi khói rơm lam chiều trong nỗi nhớ cố hương. Thế nên, khi cầm trên tay cuốn “Chuyện làng” tôi đã không bất ngờ. Không bất ngờ nhưng vẫn băn khoăn: Vì sao Đào Tâm Thanh hay nói chuyện làng, và chuyện làng mà sao nói hay đến thế?
Ở một góc độ nào đó, “Chuyện làng” là biên niên của một phóng viên báo Đảng. Ở đó, Thanh góp phần nhắc lại cho người đọc những dấu mốc của cuộc hành trình đi lên sau hơn 17 năm tái lập tỉnh của quê nhà với bao gian khó. Ở đó, ngòi bút của Thanh biến thành cành cọ để vẽ lại những sắc màu làng quê Quảng Trị. Và ở đó, anh đặc tả chân thành từ những nỗi suy tư của người nông dân trên luống cày ngày hạn đến những nụ cười bẽn lẽn đầu mùa khai trường ở một vùng núi cao...Thanh kể chuyện làng theo cách của một nhà báo. Không chỉ về tận làng mới nói chuyện làng. Có khi sang tận bên Băng Cốc mà “nhìn” về làng mình. Lúc lại thoảng nghe câu quan họ ngoài Kinh Bắc rồi rưng rưng nhung nhớ giọng quê. Làng trong văn Đào Tâm Thanh không chỉ là cái làng Tam Hiệp, xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ, nơi anh sinh ra, hay một ngôi làng nào trong ngút ngàn ngôi làng Quảng Trị, mà là quê hương, là xứ sở, trong đó ẩn hiện ngôi làng bên sông Hiếu ấy. “Vục tay xuống dòng nước Kỳ Cùng mà tự hỏi có phải nơi đây là đầu nguồn con sông Hồng chảy về đất Mẹ? Đi giữa Mê công đất khách quê người mới thấy cồn cào nỗi nhớ bãi bùn cuối Việt.” (Băng cốc xa và gần). Chuyện làng của Thanh được kể qua những hình ảnh, cảm xúc liên quan về quê nhà. Từ giọt mồ hôi trên trán vị nguyên thủ quốc gia rơi trên đất làng Hải Hòa trong mùa lũ dữ; nỗi nhớ vợ, thương con của anh lính biên phòng giữa núi rừng Cù Bai xa xôi, kể cả những nhắn nhủ rất đời thường của bà con kiều bào bên kia sông Mê Công với quê hương và những gập ghềnh, trăn trở của một quá trình đô thị hoá để đưa làng lên phố ở Đông Hà... Tất cả đều được Đào Tâm Thanh mang ra kể....
02/03/2022 lúc 08:55
T
rong những ngày cuối năm 2006 này, cả nước đang xôn xao xáo động vì một luồng gió mới, một không gian sinh tồn mới khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Hàng loạt cuộc hội thảo trên bình diện toàn quốc được các phương tiện thông tin đại chúng truyền đi khiến người ta có cảm giác như Tổ quốc đang sắp bước vào một cuộc tổng tiến công mới, lại cũng có cảm giác như có cơn đại cuồng phong siêu cấp nào đó sắp đổ bộ vào. Náo nức rộn ràng và thấp thỏm lo âu...
Có hai bình diện được bàn tới sôi nổi nhất và cũng cấp tập nhất. Một là giới doanh nhân, được coi như là những binh đoàn tiên phong xuất trận, hoặc xanh cỏ hoặc đỏ ngực. Hai là nông dân - nông nghiệp - nông thôn, được coi là hậu phương trực tiến của tiền tuyến, hoặc là lồng lộng cờ hoa chờ người vinh quy bái tổ, hoặc lại bị tàn sát thảm khốc như ngày nào phải hứng chịu chiến tranh phá hoại của kẻ thù?... Là tôi cũng nói quá lên vậy để mà hình dung hết mọi cơ hội và thách thức; và cũng để khẳng định một thế trận mới mà ở đó chỉ có xông lên, chỉ có tiến công mới bảo đảm sự tồn tại.
Tuy nhiên, hầu như chưa thấy ai bàn gì về sự thử thách tồn vong của văn hóa? Phải chăng vì Văn hóa không phải là người lính tiên phong? Văn hóa chưa bao giờ sụp đổ hoặc phá sản ngay tức thì kể cả khi nền văn minh quốc gia sụp đổ?...
02/03/2022 lúc 08:55
C
uộc triển lãm Mỹ thuật ứng dụng của hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ Thanh Thọ vừa diễn ra ở Quảng Trị. Đây là hai hoạ sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, say mê sáng tạo bởi một phương pháp biểu hiện mạch lạc, rất tự nhiên, khai thác nghệ thuật quảng bá đến tận cùng.
Hai tác giả đã tập trung quanh sự chuyển dịch về các biểu lộ cá nhân. Nếu người thưởng ngoạn có thể đồng hoá được với kinh nghiệm mà tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đem lại trước mắt họ thì ở đó giá trị được tăng thêm, công chúng và hoạ sĩ cùng chia sẻ sự cảm thông chung. Đồng thời hình như lại xuất hiện sự trở về đồ hoạ ứng dụng có hình thể, trả lại với hình ảnh, quay về với con người và các hình thái khác nhau. Các tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng mà hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ Thanh Thọ triển lãm lần đầu tiên tại Quảng Trị như là một mong muốn đặt nền tảng cho các triển lãm Mỹ thuật ứng dụng về sau ở Quảng Trị. Triển lãm có sự khác biệt về mặt trình bày cũng như thách thức tìm kiếm một chân trời rộng mở với các hình thức thể hiện phong phú hơn.
Tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng tiếp tục có vai trò quan trọng trong sự diễn tả cảm xúc, vì vậy tính trừu tượng phối hợp với các yếu tố, hình thể đôi khi đem lại tín hiệu thẩm mỹ rõ rệt, có hai chiều hướng khác nhau nhằm giới thiệu, quảng bá về một đề tài nào đó của đời sống con người. Hình ảnh của một công ty, một doanh nghiệp, hoặc biểu tượng sự sáng tạo của một đơn vị chủ thể nào đó vẫn còn là chủ đề chính trong triển lãm này. Hiển nhiên việc sáng tạo dựa trên các biểu tượng gắn với tính đặc thù của một đối tượng muốn thể hiện, được xem như muốn chối bỏ lối tạo hình truyền thống để mang lại một phương thức truyền đạt thông tin khác thường hoặc vay mượn từ ẩn số di sản. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của Nam và Thọ triển khai sự diễn tả cá biệt và tự do trong cách nhìn, đôi khi sự tự do còn vụng về ở một số tác phẩm như là sự phản ứng chống lại trào lưu trí thức hoá nghệ thuật thị trường, nhất là vào giai đoạn mỹ thuật ứng dụng hội nhập đa dạng như hiện nay.
Lê Hữu Nam diễn tả các chủ đề mang nhiều gợi ý về thị giác, phối hợp hướng dẫn giữa ý thức và vô thức. Có thể thấy rõ ở nhóm tác phẩm Poster giới thiệu, quảng bá dự án Sài Gòn, quảng bá du lịch Huế. Trong xã hội tiêu thụ đầy cạnh tranh như ngày nay, hình thức bên ngoài của một chủ thể thực sự là yếu tố quan trọng. Thiết kế tạo mẫu, đồ hoạ vi tính, đồ hoạ ứng dụng luôn gắn liền với cuộc sống. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống diễn ra xung quanh ta từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, y tế... luôn có sự góp mặt của đồ hoạ ứng dụng. Mỗi ấn phẩm đồ hoạ có mặt trong cuộc sống đều để lại dấu ấn thẩm mỹ và tư duy sáng tạo của họa sĩ đồ hoạ (Designer), góp phần làm sinh động đời sống xã hội trong xu thế hiện nay. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đồ hoạ đều phục vụ cho mục đích thương mại, vẫn có những tác phẩm sử dụng cho các mục đích xã hội và nghệ thuật, các tác phẩm Poster của Nam là một ví dụ....
02/03/2022 lúc 08:55
T
ạp chí Cửa Việt ra đời mang khát vọng văn hóa của một vùng đất. Ngoài mục đích phục vụ cho phong trào sáng tác, “bà đỡ” cho những tác phẩm của các cây bút địa phương, Cửa Việt còn là diễn đàn của hội viên và bạn đọc, bạn viết trong tỉnh và các tỉnh bạn. Trải qua bao bước thăng trầm, Cửa Việt luôn để lại trong lòng bạn đọc, bạn viết một tình cảm yêu mến và quý trọng. Để có được tình cảm đó không dễ một sớm một chiều mà Cửa Việt phải vượt lên chính mình để xứng đáng với tên gọi của một vùng đất lịch sử. Hòa trong dòng chảy văn học của nước nhà, đề cập nhiều mặt của cuộc sống và xã hội, Cửa Việt vẫn mang một nét riêng, sắc thái riêng để bạn đọc dễ dàng nhận thấy có một Quảng Trị trong Cửa Việt.
Cũng giống như các tờ Tạp chí Văn nghệ trong cả nước, Tạp chí Cửa Việt luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng tờ tạp chí, vừa hay vừa đúng định hướng, đúng tôn chỉ mục đích, đồng thời có màu sắc, tính chất riêng biệt so với tờ báo bạn. Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường nhưng không sa vào khuynh hướng thương mại hóa, biến tạp chí thành một phương tiện quảng cáo bình thường, làm thế nào để tập hợp cũng như có sức quyến rũ của một tờ báo Văn nghệ đối với đông đảo bạn đọc, bạn viết. Mười bảy số, rồi một trăm sáu mươi bảy số… xin hãy khoan nói đến những điều to tát, những nhận định về nội dung và hình thức, thì việc lo bài vở, lo phát hành, làm sao để tăng têra tờ báo, đến với được đông đảo bạn đọc, bạn viết đã khiến chúng ra yêu mến và trân trọng biết chừng nào. Muốn làm được điều đó, Cửa Việt ngoài việc tổng hợp nhiều yếu tố của một tờ báo văn nghệ, trong đó bản sắc văn hóa của vùng đất góp một phần không nhỏ tạo nên chất lượng tờ Tạp chí. Sắc thái địa phương có thể được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, trong bài viết này chỉ đề cập một vài ý kiến nhỏ về vùng đất vùng văn hóa mà tờ báo đại diện đội ngũ cộng tác viên và một số chuyên mục trên tạp chí.
Nói đến sắc thái địa phương là đề cập đến bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc, không thể một lúc, một sớm một chiều mà người nghệ sỹ đã có được. Hàng ngàn năm mới tồn tại dân ca Thanh Hóa, hát ví dặm Nghệ Tĩnh, vài trăm năm mới có ca Huế, hò giã gạo Quảng Trị… Bản sắc văn hóa, nhà nghiên cứu có thể đưa ra tiêu chí 1,2,3… Nhưng người sáng tạo đâu chỉ có học thuộc lòng tiêu chí đó mà có ngay “bản sắc”… Bản sắc đó là quê hương gắn bó với mỗi người trong khuynh hướng sáng tạo. Trong thực tiễn sáng tác văn học, bản sắc đó góp phần không nhỏ tạo nên những giá trị thẩm mỹ, bộc lộ tính riêng biệt, độc đáo những giá trị văn hóa văn nghệ của từng vùng đất trong cộng đồng bản sắc Việt Nam. Cửa Việt trong những năm qua luôn là mảnh đất để đăng tải và giới thiệu kịp thời những bài viết chất lượng, đậm đà sắc thái địa phương. Các tác giả, tác phẩm VHNT tiêu biểu ở địa phương cũng tự khẳng định vị trí, tên tuổi của mình trên văn đàn cả nước thông qua Cửa Việt.
Quảng Trị là vùng đất dày chứng tích, vùng đất hiến dâng, chia cắt và khát vọng. Một vùng đất luôn mang khát vọng hóa thân thành những giá trị văn hóa cho con người. Những ai đọc Tạp chí Cửa Việt đều cảm nhận được dòng chảy cuộc sống ở mảnh đất này với một mạch thời gian không ngừng nghỉ từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại với những bước thăng trầm không kể xiết, đó chính là một sắc thái riêng của vùng Quảng Trị. Tạp chí Cửa Việt, tờ báo văn nghệ của địa phương đã làm tròn chức năng nhiệm vụ của mình là tái hiện chân thành, hiện thực hào hùng cũng như huyền thoại không kém phần bi thương nhân bản của mảnh đất tuyến đầu ác liệt. Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, Quảng Trị là một bảo tàng phong phú để sáng tác về đề tài chiến tranh, nơi đầy ắp biết bao sự kiện, biết bao số phận làm xúc động lòng người. Những địa chỉ, những vùng đất được nhắc đến nhiều lần trong các bài viết trên Tạp chí Cửa Việt luôn gợi lại những nỗi đau và một thời hào hùng của dân tộc. Ví như con sông tuyến (Hiền Lương), Thành Cổ Quảng Trị, Khe Sanh, Dốc Miếu Cồn Tiên, những trận đánh ở bãi biển Cửa Việt đã có hàng trăm bài báo, hàng chục bút ký, bản nhạc được đăng tải trên tạp chí. Tương tự, những địa danh Cồn Cỏ, Vĩnh Linh với địa đạo làng hầm, Cửa Tùng, Thành Cổ, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường Chín, Đường Trường Sơn huyền thoại…rồi những danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán… là những đề tài được nhiều tác giả đề cập, phản ánh trên Tạp chí. Sự góp mặt của nhiều tác phẩm, tác giả khác nhau tạo nên một diện mạo văn học nghệ thuật vừa đa dạng, vừa phong phú, thể hiện đậm nét văn hóa của một vùng đất Quảng Trị. Vì thế mà tờ Tạp chí Cửa Việt luôn gây được ấn tượng, lôi cuốn người đọc vì không những ở các tác phẩm chất lượng mà còn có những tác phẩm đặc sắc về mảnh đất và con người Quảng Trị được nhiều người biết đến....
02/03/2022 lúc 08:55
T
ừ ngày cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược bán đảo Đông Dương, có một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ bạn bè các nước láng giềng trong cùng bán đảo để chống kẻ thù chung. Thời đó, những bộ đội Việt Nam tình nguyện sang Lào chiến đấu đã được mô tả trong tráng ca hào sảng “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Đầu những ngày hoà bình sau kháng chiến trường kỳ với hiệp định đình chiến Genèver 20/07/1954, chúng ta lại được đọc những áng văn chương về hữu nghị đặc biệt này qua các tác phẩm của nhà văn Lê Khâm (sau đổi là Phan Tứ) như “Bên kia biên giới”, “Trước giờ nổ súng”… và nhà văn Văn Linh như “Tiểu đoàn Hai”… Đến thời kháng chiến chống Mỹ, tình cảm sâu nặng ấy còn được thể hiện qua các ca khúc của các nhạc sĩ Lào mà các nhạc sĩ Việt Nam dịch lời và một dòng sông âm thanh xanh tình Việt-Lào là những giai điệu mà các nhạc sĩ Việt Nam viết về đất nước Lào anh em.
Ngay từ trước khi chiến tranh với Mỹ xảy ra, trong thập kỷ hoà bình ngắn ngủi ở miền Bắc Việt Nam (1954-1964), hai bản dân ca Lào là “Hoa Chăm Pa” và “Lăm Tơi” qua giọng hát thánh thót của ca sĩ Tường Vy đã làm rung động biết bao con tim Việt Nam và Lào. Đến khi cuộc chiến bùng nổ, thì đã có một cuộc giao hoà đầy xúc động giữa các nhạc sĩ Lào và các nhạc sĩ Việt Nam. Những tác phẩm như “Dải đất tự do”, “Chống đế quốc Mỹ xâm lược”, “Mừng chiến thắng Nậm Na” của Si Sa Na Si San đã được các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hồ Bắc, Trọng Loan dịch ra tiếng Việt. Các tác phẩm của Khăm Mường, Xu Văn Thoong, Ma Li Chăn, U Tam Mạ, Hủm Phăm, Xổn Bun, Pa Xớt… đã được các nhạc sĩ: Lê Lôi, Xuân Tứ, Đỗ Nhuận, Vũ Thanh và các ca sĩ Trần Hiếu, Phương Thảo, Trần Tiến (lúc ấy là ca sĩ đoàn văn công Hà Nội) dịch ra tiếng Việt. Nhưng dòng chảy mạnh mẽ nhất thì vẫn là dòng giai điệu mà các nhạc sĩ Việt Nam cảm xúc về đất nước, con người và cuộc chiến đấu của nhân dân Lào. Theo lời kể của nhạc sĩ Lương Ngọc Trác, cách đây bốn mươi năm tròn, vào giữa 1967, ông đã đưa một Đội xung kích gồm mười hai diễn viên thuộc Đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Hà Nội lên Tây Bắc, vượt biên giới sang chiến trường Lào phục vụ bộ đội công binh Lào- Việt làm đường từ Bản Ban đi Cánh Đồng Chum. Dù máy bay địch oanh tạc dữ dội, đội vẫn biểu diễn được hai mươi cuộc và sau đó bổ sung thêm diễn viên từ Việt Nam sang để biểu diễn phục vụ Hội nghị Trung ương Pa Thét Lào vào tối 10/8/1967 tại Hang Loong. Đích thân chủ tịch Xu Pha Nu Vông và nhiều đồng chí lãnh đạo tới xem biển diễn. Giữa chừng, máy bay địch bắn phá ác liệt. Hai quả bom rơi trúng cửa hang nhưng do hang sâu nên mọi người đều an toàn. Sau cơn khói lửa, cuộc biểu diễn vẫn tiếp tục cho đến kết thúc. Khi anh em văn công về Nhà khách thì khu vực đã trúng bom, đồ đạc quân trang tan nát hết. Các bạn Lào phải tặng cho mỗi người một bộ quân phục. Trong tư trang của nhạc sĩ Lương Ngọc Trác có một quyển vở chép nhạc, trong đó có ghi một sáng tác mới về Lào của ông mang tên “Tình hữu nghị Việt Lào”, có cả phần dịch tiếng Lào của một cán bộ thích giai điệu này. Quyển vở đã bị thủng lỗ chỗ vì mảnh bom và trong đó có cả trang ghi bài hát chan chứa tình hữu nghị này. Sau chiến tranh, mùa thu 1981, ông Trác lại có dịp sang giúp đỡ cũng cố Đoàn văn công Quân đội Lào. Bài hát của ông đã được các bạn hát theo nhịp Lăm Vông:
Bao năm đã qua mối tình đôi ta
Càng thêm sâu xa hát vang nên bao lời ca
Lòng ta thương nhau như núi cao Trường Sơn
Nước sông Hồng Hà Cửu Long sóng dâng…
Ngày đó, để có tiết mục cho chương trình, còn có thêm các bài hát “Tiến lên quân đội giải phóng nhân dân Lào” của Doãn Nho, “Tình bạn Việt Lào như núi như sông” của Trọng Loan, “Chào đường 9 anh hùng” của Huy Thục… đều là anh em nhạc sĩ quân đội cả.
Còn với nhạc sĩ Đỗ Nhuận, câu chuyện có vẻ ly kỳ hơn. Với tinh thần chia sẻ: “Việt Nam có một bát cơm là Lào có nửa bát cơm” của Bác Hồ từng nói từ 1949, vào năm 1968. Sau Tổng tấn công Mậu Thân ít lâu, Đỗ Nhuận đã dẫn một đoàn nhạc sĩ và nghệ sĩ sang Lào. Đỗ Nhuận lấy tên là U Đon Xiha Lạt. Nếu Nguyễn Văn Tý có bài hát về phụ nữ Lào, Chu Minh có “Hành khúc thiếu nhi Lào”, “Ca ngợi Sầm Nưa”, Đức Minh vừa đệm guitare vừa sáng tác ra “Các dân tộc Đông Dương là anh em”, “Hoa huệ trắng”, “Việt Lào là anh em”…
02/03/2022 lúc 08:55
G
iấc mơ của đất() của nhà báo Lâm Chí Công với rất nhiều câu chuyện, vấn đề đã và đang để lại những buồn, vui, trăn trở và hy vọng, chờ đợi và mong muốn trên mảnh đất Quảng Trị thân thuộc. Nhiều câu chuyện và cảm xúc trong Giấc mơ của đất diễn ra trên “vùng đất hai huyện” Khe Sanh, Hướng Hóa thể hiện vốn sống và tình cảm đã được tích lũy trong đời sống và nghề báo mà tác giả đã lựa chọn dấn thân để “nói sự thật cho mọi người cùng biết” (Vũ Trọng Phụng).
Tìm hiểu về Khe Sanh, Hướng Hóa qua tập ký-phóng sự Giấc mơ của đất, người đọc gặp những người phụ nữ Vân Kiều, Pa Cô như Y Muôn ở xã A Xing (Từng khâu rựa... nữ quyền) trong câu chuyện về thực tế đạt tới bình đẳng giới với phụ nữ miền núi nhích từng khâu rựa mặc dù đã có không ít những việc làm cụ thể để “tăng nữ quyền cho chị em” và hàng trăm chị em phụ nữ như Y Khey, Y Chuẩn, Y Thâu ở xã A Xing, Pỉ E ở xã Thanh, Y Đào ở A Túc rủ nhau đi học đếm tiền, học cách đun bếp lò để tự tin hơn trong cuộc sống và bây giờ sướng lắm, thực quyền lắm, bình đẳng lắm khi đã được tôn trọng, trao quyền trong nhà cũng như ngoài xã hội nhiều hơn trước bội phần cùng những người đàn ông Vân Kiều, Pa Cô biết vượt qua hủ tục, ủng hộ và giúp đỡ vợ và con gái trong cuộc sống như Ăm Khey (Rủ nhau đi học đếm tiền). Bên cạnh đó, phóng sự “Cậu bé không chân” thành triệu phú đưa người đọc gặp nỗi vất vả cùng niềm vui, lòng tự hào của cậu bé không chân Hồ Văn Phơi có nửa tỉ đồng bằng nghề sửa chữa xe máy giữa núi rừng Trường Sơn, có uy tín, làm việc có đạo đức và thương người. Với mỗi câu chuyện được kể trong Giấc mơ của đất, người đọc có chung cảm nhận nhà báo Lâm Chí Công có sự quý mến những con người biết cách vun đắp và đổi thay, làm tốt đẹp hơn cuộc sống trên miền đất Khe Sanh nói riêng, Hướng Hóa nói chung như chị Ka Nưm ở bản Pa Nho làm lúa nước, biến đồi trọc thành vàng, hết lòng thương yêu, giúp đỡ mọi người (Ka Nưm ngọn đèn của bản), như ông Hồ Phúc Yên sau khi chiến thắng hủ tục đã cùng vợ mở núi làm đường dài hơn 13 km cho xe ô tô chạy từ xã A Túc vào Pa Tầng và ông Hồ Mơ ở bản Pring, xã A Dơi bỏ ra ba năm làm con đường nối từ đường 135 vào vùng rừng Re Lau để giúp bà con dân bản bớt nhọc nhằn đồng thời trồng lại khu rừng phòng hộ đầu nguồn để rừng che chở, bảo vệ con người và nuôi hơn mười trẻ mồ côi nên người (Hai người Pa Cô được đặt tên đường)...
02/03/2022 lúc 08:55
Ở
nước ta, ca khúc chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tâm hồn con người. Dù sau này trình độ chung của công chúng có được nâng cao đến đâu, dù đến lúc nào đó, đêm nào dàn nhạc giao hưởng cũng hoạt động biểu diễn thì ca khúc vẫn cứ mãi mãi cần thiết và chắc chắn vẫn cứ có nhiều người say mê sáng tạo ra nó.
Sản ra được một ca khúc không khó. Người viết chỉ cần võ vẽ chút ít ký xướng âm, thậm chí không biết nhạc cũng có chút cảm xúc nào đó là cũng có thể làm được một bài hát (nhờ người biết nhạc ký âm giúp). Tất nhiên những bài hát như thế có thể có đường nét giai điệu nghe được, nhưng thường là lủng củng hoặc chắp vá. Sáng tác được bài hát, khiến người ta vừa thích nghe, vừa thích hát mới thật khó, công chúng thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội chẳng những chỉ thích bài hát lúc mới ra đời mà mãi mãi về sau vẫn thích lại càng khó.
Một ca khúc hay, có giá trị đặc biệt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng có lẽ yếu tố đầu tiên tạo nên sự thành bại, sức hấp dẫn độc đáo, đối với một ca khúc, vẫn là giai điệu. Cái khó nhất đối với người làm ca khúc là sáng tạo giai điệu. Giai điệu phải độc đáo, mới lạ thì càng tốt, và nhất là phải có hình tượng phong phú, giàu sức biểu hiện. Giai điệu đẹp, trôi chảy, mượt mà, thậm chí rất mới lạ, cũng sẽ thành vô tích sự nếu nó không tạo dựng được những hình tượng đặc sắc trong bản thân âm thanh để nhằm biểu hiện tư tưởng. Cái cốt yếu nhất của giai điệu vẫn là hình tượng với sức biểu hiện phong phú nhất của nó. Một ca khúc diễn tả công việc nặng nhọc như đào hầm, kéo gỗ hay lái xe trong đêm dưới đạn bom,…mà giai điệu lại mượt mà, trôi chảy thì thật phi lý. Phải tạo ra được hình tượng âm thanh gợi đúng được từng công việc. Đào công sự của Nguyễn Đức Toàn là một trong nhiều thành công của ông. Bài hát sáng tạo được một giai điệu khá độc đáo bằng việc khai thác chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh với việc sử dụng những tiết nhạc ngắn tạo nên một không khí lao động vất vả, khẩn trương...
02/03/2022 lúc 08:55
N
ếu đau thương không được xoa dịu thì con người sẽ ngã gục trước biến động cuộc sống dẫu cuộc sống ấy trong một xã hội hòa bình. Bằng sứ mệnh cao cả nhất của nó, một trang văn có thể thay hàng nghìn trang ngoại giao khô cứng. Rồi đây người ta sẽ nhìn văn chương với một tinh thần cảm khái và nể phục hơn khi mà tiếng vọng từ hai bờ chiến tuyến Mỹ - Việt đã “bắt sóng” với nhau bằng thứ ngôn ngữ tinh túy nhất của con tim...
Trung tâm William Joiner (WJC) được thành lập xuất phát từ việc tôn vinh cá nhân Bill Joiner Jr. - cựu chiến binh người Mỹ gốc Phi “đã dành cả đời mình giúp đỡ các cựu binh khác, và ông đã chết vì ung thư liên quan tới nhiệm vụ của ông là vận chuyển những thùng chất độc da cam trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam”. Mục đích xuyên suốt của WJC đến nay vẫn là "nghiên cứu về chiến tranh và hậu quả chiến tranh nói chung, trong đó có chiến tranh Việt Nam"...
02/03/2022 lúc 08:55
B
ến đò xưa lặng lẽ đoạt giải A cuộc thi tiểu thuyết năm 2005 của Hội Nhà văn Việt Nam, được xem là một trong những cuốn sách thành công nhất trong số nhiều tác phẩm viết về chiến tranh của Xuân Đức, cũng là tác phẩm xuất sắc, được viết một cách xúc động, đậm tính nhân văn của dòng văn học hậu chiến viết về những ngày chiến tranh. Cho đến hôm nay, tuy đã ra mắt khá lâu, nhưng những gì tiểu thuyết của Xuân Đức đề cập đến vẫn guyên vẹn sức hấp dẫn, vẫn tạo được sự đồng cảm lớn đối trong trái tim người đọc, đã và sẽ còn tạo ra những cảm nhận thẩm mỹ sâu sắc mỗi khi có dịp được tiếp xúc. Bởi vì cuốn tiểu thuyết thuộc số không nhiều những tác phẩm văn học Việt Nam viết về chiến tranh, lâu lâu có thể mang ra đọc lại.
Vậy điều gì đã tạo ra sự lôi cuốn đặc biệt trong suốt trên 400 trang sách cỡ chữ bé của Xuân Đức?
Không gian là vùng đất phía tây Quảng Trị, nơi thượng nguồn sông Bến Hải, giáp ranh giữa hai chiến tuyến và thời gian của tiểu thuyết kéo dài từ những năm cuối kháng chiến chống Pháp cho đến những ngày sau chiến tranh chống Mỹ. Vùng đất giáp ranh này chẳng những khốc liệt về bom đạn, đan xen các thế lực mà còn chất chứa biết bao bi kịch của thân phận con người - một không gian nghệ thuật được lựa chọn với ý đồ thẩm mỹ của một ngòi bút tiểu thuyết đầy kinh nghiệm. Thời gian của Bến đò xưa lặng lẽ từ những năm cuối cuộc kháng chiến chín năm đến những năm đầu của hoà bình sau chống Mỹ, trên bốn mươi năm, đủ để theo dõi số phận của những cuộc đời với những bi kịch và bi tráng, với những được và mất, những tốt đẹp bản thể và những méo mó nhân cách, những sang chấn tinh thần và những cam chịu nghiệt ngã đầy éo le của đời người. Trên tất cả những điều đó là ân tình còn lại giữa những con người, với những kỷ niệm không quên một thời chiến tranh...
02/03/2022 lúc 08:55
T
ừ bãi biển Cửa Tùng- nơi một thời được một vị vua Triều Nguyễn gọi là Nữ Hoàng của các bãi tắm- đi ngược lên hướng tây-bắc chừng hơn năm cây số đường chim bay có một mảnh làng rất đặc thù. Đặc thù ở chỗ người ta rất khó gọi tên chính xác là loại làng gì, làng đồi hay ruộng, lang nghèo hay giàu… Một mảnh làng vừa có triền đất đỏ ba zan gồng mình cao lên để thành đồi núi, lại có chân ruộng hẹp nhưng lại cứ cố choãi ra để chứng tỏ mình cũng là đồng bằng phì nhiêu, có ngọn gió biển mặn mòi vị muối của những chiều nồm, nhưng cũng ưỡn ngực lãnh đủ luồng gió đông nam khô khét vỗ mặt từ phía Trường Sơn thổi xuống. Ruộng của làng vừa bùn vừa pha cát. Nước ruộng vừa chua vừa ngọt, vừa úng vừa hạn. Tất cả những pha trộn đó tạo nên bộ mặt của vùng làng này vừa có vẻ sầm uất lại khó dấu nổi sự cằn cỗi xác xơ. Không quá xa nhưng cũng không quá gần làng là một dòng sông, dòng sông còn đặc biệt hơn cả sự đặc biệt của làng. Nói xa là tính từ làng ra bờ sông phải đến dăm bảy cây số, nói gần là vì con sông cũng chảy qua địa phận của xã, hơn thế nó đã trở thành một phần lịch sử tồn vong cực kì đặc biệt của cái xã mang tên Vĩnh Thành của huyện Vĩnh Linh Quảng Trị. Đấy là sông Bến Hải, có chiếc cầu Hiền Lương, cái cầu mà Nhà văn Nguyễn Tuân gọi là Cầu Ma vì cái sự kì quặc của lịch sử ám vào thân phận nó. Cái làng mà tôi muốn nói ở trên là phần trên cùng của xã Vĩnh Thành. là một chấm nhỏ của vành đai Giới tuyến - phi quân sự của thời đất nước bị chia cắt. Làng có tên Liêm Công Tây..Đó là chốn sinh thành ra tác giả tập thơ đang có trên tay các bạn. Nhà thơ, nhà báo Lê Quang Thông.
Nói dài dòng lan man như thế là có ý gì? Ý là thế này. Trước khi những bài thơ rất riêng tư của Lê Quang Thông đến tay bè bạn, người ta biết đến anh trước hết là một nhà báo lâu năm, lại là một công chức lãnh đạo báo chí với hàng chục năm làm Phó Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị. Tưởng chỉ có vậy, bất ngờ một lần nào đấy, người ta lại bắt gặp tên anh trên màn ảnh nhỏ với tư cách là tác giả biên kịch bộ phim truyền hình có tên: Bao giờ thuyền lại sang sôngcùng sánh ngang với một đạo diễn tên tuổi: Đạo diễn Quốc Trọng. Nhưng hiện thời, anh không là gì cả. Tôi nói không là gì theo cái nghĩa danh tiếng hay danh lợi. Anh là một cán bộ mẫn cán, lặng lẽ, nay cũng giống như tôi hay bao anh công chức khác, hết tuổi làm công vụ, được nghỉ hưu. Về vườn theo đúng nghĩa đen của từ này, nhưng là vườn phố, vườn ngay giữa thì Đông Hà chứ không về lại Liêm Công Tây. Lê Quang Thông mở cái quán nhỏ cà phê Tao đàn ngay trong sân vườn để vừa vui thú tuổi già vừa có thêm chút thu nhập, cũng y như tôi vậy...
02/03/2022 lúc 08:55
LTS. Hơn 3 năm triển khai thực hiện NQ 23 của Bộ Chính trị khóa X “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học – nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã thu được những kết quả bước đầu. Hội đồng Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật đã tổ chức 4 cuộc Hội thảo khoa học Quốc gia, thu hút hàng trăm các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ tham gia thảo luận những vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn nêu trong NQ 23; thông qua đó kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy Văn học nghệ thuật nói chung và Lý luận, phê bình nói riêng có bước phát triển tích cực.
Ngày 10/ 4/ 2012 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” có trên 20 tham luận đã được đăng đàn. CV. trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần Tổng kết Hội thảo của PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học – nghệ thuật Trung ương. Đầu đề do Tòa soạn đặt.
Sau một ngày làm việc với tinh thần dân chủ, khoa học và ý thức trách nhiệm cao trước đời sống xã hội và đời sống văn chương, Hội thảo của chúng ta đã đi đến kết thúc. Trước một vấn đề tuy không hoàn toàn mới, nhưng lại còn nguyên tính thời sự được đặt ra từ thực tiễn văn học nước ta, nhiều tham luận, nhiều ý kiến trao đổi tại Hội thảo đã tập trung hướng vào mục tiêu đề ra là nhận thức rõ vai trò của phê bình văn học, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phê bình văn học thực hiện đúng yêu cầu Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về phát triển Văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Với tinh thần bám sát thực tiễn, bám sát các yêu cầu của đời sống xã hội và văn học, nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình với Báo cáo đề dẫn được trình bày tại Hội thảo này. Hội thảo không chỉ hướng tới một cái nhìn khá toàn diện về thực trạng phê bình văn học hiện nay, lý giải sâu sắc nguyên nhân của thực trạng dựa trên các căn cứ lý luận và thực tiễn, mà còn bước đầu hướng tới những giải pháp khả thi, hữu hiệu nhằm tạo ra một sự chuyển biến tích cực trong hoạt động phê bình văn học. Do thời gian chuẩn bị không nhiều và thời gian Hội thảo có hạn nên nhiều vấn đề khá cụ thể như thế nào là phê bình có hiệu quả? Thế nào là phê bình có chất lượng?... còn bỏ ngỏ, chưa được bàn đến, hoặc mới đề cập lướt qua vì có nhiều nội dung liên quan chủ đề này cần được tiếp tục phân tích, thảo luận nghiêm túc. Mục tiêu chính của Hội thảo hôm nay cần tập trung bàn luận, trao đổi chính là làm gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động phê bình văn học? Với các vấn đề, các nội dung được đề cập trong quá trình trao đổi, thảo luận, có thể khẳng định Hội thảo đã đạt được các mục tiêu đề ra...
02/03/2022 lúc 08:55
C
hẳng phải ngẫu nhiên mà nhà thơ tài danh Chế Lan Viên, sau những từng trải, chiêm nghiệm về cuộc sống và thi ca đã viết: Nhân loại đi xa chớ có vẽ bày/ Từ ngữ kềnh càng, văn chương vô lối/ Cả đời anh, anh thu nhỏ lại/ Chỉ còn cái lõi/ Cho nhân loại mang cùng, nhân loại cầm tay (Thơ cầm tay). Như vậy, thơ, trong vai trò thể hiện và truyền dẫn cảm xúc, suy ngẫm từ người viết đến bạn đọc rất cần sự cô đọng, sâu lắng. Chọn lọc hình ảnh, chi tiết và ngôn từ là công việc của sáng tạo thơ. Cái lõi của thơ là tâm hồn cuộc sống, là tình cảm con người, càng cô đúc, càng đa nghĩa, càng dồn nén càng ám ảnh.
Khác mọi thể loại văn học, thơ đòi hỏi rất nhiều sự tiết chế, tiết kiệm hình ảnh và ngôn ngữ. Đến bút ký, người cao tay cũng không bao giờ làm cái việc thấy gì kể nấy, sao chép hiện thực một cách thật thà chứ nói gì đến thơ, một thể loại rất cần tới sự Phóng khoáng nhưng không vu vơ (Chí phóng nhi bất vu). Thơ hay, mang trong nó vẻ đẹp tự nhiên và những lao tâm khổ tứ của người sáng tác song hầu như không để lại dấu vết gì. Ngoảnh lại quá khứ, tôi thấy bao nhiêu gợi mở từ những câu thơ giản dị mà luôn tươi mới như thế này: Đêm Hà Nội buốt tê/ Mái buồn nghe sấu rụng…(Đêm Hà Nội 1950-Chính Hữu); Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương (Đôi mắt người Sơn Tây-Quang Dũng); Mũi hài cũ rêu in ngón lạnh (Về lại Xứ Đoài-Thu Bồn); Mùi mưa xưa/ lòng chưa tạnh/ phố nhau đầu (Chiều Bích Câu-Lê Đạt); Phố này đêm ấy có trăng/ Cùng đi một quãng nói bằng lặng im (Hà Nội vắng em-Tế Hanh)…
Tôi cũng chịu khó đọc thơ. Thơ bạn bè, thơ người mình biết, thơ tác giả mới và cả thơ được giải thưởng. Tuy vẫn canh cánh một điều: thơ được giải nhiều khi chỉ phản ánh xu hướng sáng tác, “gu” thơ hay “thỏa hiệp” của ban giám khảo, hội đồng ấy và không thể không tính đến chuyện điểm cộng thêm của cánh vế, quen biết, gửi gắm này nọ...
02/03/2022 lúc 08:55
N
hằm tạo chiến lược phát triển mới cho báo chí Quảng Trị, trong đó có Tạp chí Cửa Việt, xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, UBND tỉnh đã giao cho Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, xây dựng Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Sau khi xem xét việc xây dựng Quy hoạch đã đảm bảo theo trình tự và thủ tục quy định, từ khảo sát, thu thập số liệu, tổ chức các đợt lấy ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành của tỉnh, các cơ quan báo chí, các huyện, thị xã, thành phố để bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch cho đến việc tổ chức hội thảo, hội nghị thẩm định Quy hoạch, cuối cùng là báo cáo xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nội dung Quy hoạch; UBND tỉnh đã có Quyết định số 1172/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Đối với Tạp chí Cửa Việt, một tạp chí có bề dày phát triển, có “thương hiệu” trên toàn quốc, Quy hoạch đã xác định lộ trình phát triển của Tạp chí đến năm 2020 với những yêu cầu đặt ra mới và cao nhưng phù hợp với nội lực của Tạp chí, nội lực văn hóa của một vùng đất lịch sử và khả năng đáp ứng của tỉnh.
Tạp chí Cửa Việt là diễn đàn văn hóa, văn học nghệ thuật, với cơ quan chủ quản là Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị. Tạp chí có tôn chỉ, mục đích sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu truyền thống văn hóa Quảng Trị; chọn lọc giới thiệu những tác phẩm văn học nghệ thuật của địa phương, trong nước và thế giới cho bạn đọc; góp phần xây dựng sự nghiệp văn hóa văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều năm qua, Tạp chí Cửa Việt đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện. Tạp chí đã đăng tải nhiều tác phẩm có giá trị, phản ánh chân thực, sinh động bức tranh đổi mới và phát triển của quê hương, đất nước...
02/03/2022 lúc 08:55
M
ột giọng văn màu mật ong, ánh sáng được chắt ra từ đường bay của ý nghĩ, tâm hồn được đúc ra từ khuôn hình của tính cách: thao thức mà trầm tĩnh, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thủ thỉ mà dồn nén. Đó là cái nhìn của tôi về nhà báo, nhà văn Minh Tứ. Sau "Cỏ xanh dưới chân Thành Cổ"; "Thông điệp cho mai sau"và "Hương rừng", “Dòng sông ký ức” là cuốn sách thứ tư tiếp nối và định hình một Minh Tứ đủ để người đọc nhận cảm một chặng đường tác giả đi và viết, sống và viết bằng nội tâm tỏa sáng tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước.
“Dòng sông ký ức” được tác giả chia làm 3 phần và đặt tên theo nhóm đề tài: “Quê hương” (gồm 15 tác phẩm, sau bút ký “Về bên mái nhà xưa” thay lời mở đầu), “Những nẻo đường xuôi ngược” (10 tác phẩm) và “tâm tình bạn hữu” (11 tác phẩm; tập hợp những bài viết, phỏng vấn tác giả và tác giả viết về bạn văn). Hai nhóm đề tài đầu là phần sáng tạo chủ yếu của tác giả và đó là chỗ bàn tới trong bài viết này.
“Kí ức là hình ảnh, sự việc đã qua, được trí nhớ ghi lại và gợi lên” (Từ điển Tiếng Việt). Ký ức cũng là khởi nguồn, là dòng sông, là lịch sử để từ đó nhà văn làm cuộc hành hương “từ chân trời của một người đến với chân trời của tất cả” (Nhà thơ cộng sản Pháp Paul Éluard). Trên “dòng sông ký ức” khi mênh mang dùng dằng, lúc xiết chảy qua bao ghềnh thác với muôn nẻo sinh ly – tử biệt – đoàn tụ và hồi sinh ấy, Minh Tứ gửi đến bạn đọc những bức thông điệp tươi rói xúc cảm, mỹ cảm, nhân cảm trong lắng đọng tâm tình, trong chia sẻ đồng cảm. Ngụp lặn giữa dòng sông ấy, ta gặp không ít những thầm thỉ nằm lòng, những hồi cố rút ruột: “Mỗi dòng sông cũng như mỗi đời người, đều có gốc gác, cội nguồn, cả tình yêu và nỗi nhớ đan cài” (Dòng sông ký ức). Khi là dặm dài lữ thứ chất chứa nỗi hoài hương: ”Có những lúc mệt nhoài trên những nẻo đường rong ruổi, bỗng thèm được quay về bên mái nhà xưa, để được tĩnh tâm, chìm đắm trong miền ký ức thời thơ ấu hồn nhiên trong trẻo, để quên hết những nhọc nhằn trong gánh nặng mưu sinh”...
Hiện tại
26°
Mưa
07/07
25° - 27°
Mưa
08/07
24° - 26°
Mưa
09/07
23° - 26°
Mưa