Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

"Người lạ quen thuộc trong thơ Võ Văn Luyến"

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong  lần chuyện trò gần đây với một họa sĩ người Quảng Trị yêu thích văn chương, anh có nhắc đến nhà thơ Võ Văn Luyến, tôi kể rằng nghe thi sĩ sắp ra tập thơ "Người câu bóng mình ", tôi đùa: "Chắc nhà thơ định học Khương Tử Nha đây." Đùa vậy thôi, tôi nhận thấy Võ Văn Luyến chăm chút đặt tên cho Mỗi -Đứa - Con - Thơ. Tên gọi các tập thơ của anh rất gợi và mang nhiều ẩn dụ, như "Trầm hương của gió", "Sự trinh bạch của ngọn nến" và giờ đây là "Người câu bóng mình".
Người câu bóng mình - tên gọi nên thơ mang một ẩn dụ triết học vươn tới một "nhiệm vụ bất khả thi" theo cách hiểu thông tục. Nhưng, theo tôi như vậy mới Thơ và mới Luyến. Dường như thi sĩ đã mạo hiểm mặc định hồn mình trong một lập trình thơ mới không ít chông gai nhưng cũng đầy thú vị mà chỉ có những người táo bạo mới dám dấn thân trên hành trình sáng tạo. Người đọc hồi hộp theo dõi cuộc chơi tao nhã và nhọc nhằn rồi reo mừng khi thi sĩ đã về đến đích dù xiêm áo tả tơi.
Với "Người câu bóng mình", thơ Luyến nhiều bài đã bắt đầu chín tới. Những bài thơ như "Mẹ ơi, xuân đến rồi kia", "Mẹ lũ vùng quê", "Lời chào tháng giêng"...khá hay. Ta đọc thấy lời quê khi tác giả hóa thân vào khoai lúa, vào hồn vía quê hương và vạt áo mẹ già. Tất cả hiện ra hây đỏ và thơm nồng như gò má em gái Kim Long một chiều rượu gạo........
 

Truyện ngắn trên Tạp chí Cửa Việt qua 200 số

16/01/2022 lúc 21:41






V





ăn xuôi bao gồm ký và truyện ngắn chiếm một dung lượng lớn trong 200 số của Tạp chí Cửa Việt. Tính đến nay, Tạp chí Cửa Việt đã đăng tải gần 800 truyện ngắn- con số khá ấn tượng đối với một tờ văn nghệ địa phương.  Song điều đáng ghi nhận nhất là trong bất cứ giai đoạn nào, Tạp chí Cửa Việt cũng luôn là địa chỉ đáng tin cậy của những độc giả yêu mến thể loại truyện ngắn bởi lẽ ở đây luôn xuất hiện những truyện ngắn hay" đáng để đọc" và chính thể thể loại "hot" này đã góp phần không nhỏ vào việc định hình tên tuổi của tờ Tạp chí Cửa Việt đồng thời làm cho tiếng tăm của Cửa Việt ngày một vang xa.
   Ngay từ những số Cửa Việt đầu tiên, bạn đọc đã ngỡ ngàng trước sự xuất hiện đầy ấn tượng của các truyện ngắn hay như: " Gió dại" của Bảo Ninh, " Em vẫn là em của đêm ấy" của Trần Thuỳ Mai...cùng nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Quang Lập, Ma Văn Kháng... khiến Cửa Việt trở thành tâm điểm chú ý của những người yêu truyện ngắn trong cả nước........
 

Tổng thuật Hội thảo Tạp chí 6 tỉnh bác miền trung

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong 3 ngày 25- 27/7/2011, tại Tp. Thanh Hoá, Văn nghệ sĩ 6 tờ tạp chí văn nghệ Bắc miền Trung đã tổ chức thành công cuộc Hội thảo thường niên với chủ đề: “Phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc miền Trung trong thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá” do tạp chí Xứ Thanh đăng cai.
Tham dự hội thảo có PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương; nhà văn Tùng Điển, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; PGS, TS. Nguyễn Ngọc Thiện, Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam và về phía tỉnh Thanh Hoá, có các đồng chí Đỗ Trọng Hưng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Chủ tịch Hội VHNT; đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành liên quan và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí địa phương và TW đóng trên địa bàn.
...........
 

Anh mua đầy ánh nắng vàng

16/01/2022 lúc 21:41






V





iết về Chợ quê, Nguyễn Văn Dùng có câu thơ lục bát ám ảnh: Anh mua đầy gánh nắng vàng/ Sưởi con tim lạnh dở dang bao điều. Thi sĩ đi chợ luôn ngất ngưỡng như thế, dù là những phiên chợ thân thuộc với bao thứ đặc sản biển rừng vườn tược từng nuôi lớn mình. Thì thi nhân vẫn là  người mua những thứ hư vô như vậy. Giống như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đi chợ Tết : Người ta mua rượu mua hoa / Tôi đi mua tuổi làm quà tặng tôi . HayChợ đời bán nhớ cho quên / Bán mưa cho nắng bán đêm cho ngày ( Đồng Đức Bốn). Thi sĩ là vốn vậy. Anh mua đầy gánh nắng vàng. Mua lửa, mua điện thì có, chứ chẳng ai mua bán thứ hàng gọi là nắng ấy cả. Nhưng đọc thơ  Nguyễn Văn Dùng thì thấy nắng đáng mua thật !
 
         Nguyễn Văn Dùng  làm thơ từ hơn hai mươi năm nay. Đến tập thơ Lục bát tặng mình mà bạn đang cầm trên tay là tập thơ thứ năm của Dùng. Những tập thơ trước là Tự tình (1992), Thương miền nắng gió (1999), Hình như (2001), Khoảng trời riêng (2006). Thơ anh còn in nhiều trên các  tạp chí Cửa Việt, Sông Hương, báo Văn Nghệ, Văn Nghệ Trẻ.v.v.. Tất cả đều một điệu thơ ấy, chan chứa, say nồng.  Lục bát tặng mình cũng là lục bát tặng quê hương cật ruột . Đó là dấu ấn tuổi trẻ:  Chợ Cầu có kẻ bán cau / Chợ Do bao kẻ chen nhau bán trầu. Đó là những ngày tháng “bây giờ năm tháng đã già như tôi”, nên: Cúi đầu tạ tội làng ơi / Cho tôi được khóc dưới trời đầy sao . ......
 

Trẻ em thời đại thông tin

16/01/2022 lúc 21:41






T





ừ khi ra đời, máy tính đã làm thay đổi nhiều mặt trong cuộc sống. Sự phát triển ồ ạt của Công nghệ thông tin (CNTT) trong những thập niên gần đây đã thật sự làm nên cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, ảnh hưởng rất lớn đến hình thái sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của cả hành tinh.
Xã hội phát triển, sự quan tâm về giáo dục của xã hội, của các bậc phụ huynh dành cho trẻ em ngày càng sâu rộng cả về thể chất lẫn tinh thần. Ai cũng muốn con em mình trở thành “con ngoan, trò giỏi”, đó là mong muốn rất chính đáng, nhưng cách thức dạy bảo, hướng hành vi các em đến “chân, thiện, mỹ” thì mỗi nhà mỗi khác. Giáo dục trẻ em là một phạm trù rất rộng, trong phạm vi bài viết này người viết chỉ muốn nêu lên những bất cập trong việc giáo dục trẻ em tiếp cận với máy tính và những hiểm họa khi trẻ tham gia vào Internet.
Máy vi tính, Internet có vai trò rất lớn trong việc mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng. Các em có thể sử dụng các phần mềm dạng "Gia Sư" để tự học, tự rèn luyện để nắm vững kiến thức các môn học được ở trường; rèn luyện kỹ năng về ngoại ngữ như nghe, nói, viết, đọc hiểu....
 

Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

16/01/2022 lúc 21:41






N





gày 22/6/2011 UBND tỉnh Quảng Trị đã có Quyết định số 1172/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 được xây dựng theo Quyết định số 1798/QĐ- UBND ngày 1/10/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, với chủ đầu tư là Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị tư vấn là Trung tâm tư vấn Thông tin và Truyền thông-Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.  Việc xây dựng Quy hoạch đã đảm bảo đầy đủ các bước theo trình tự và thủ tục quy định: khảo sát, thu thập số liệu từ các cơ quan báo chí, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh; tổ chức các đợt lấy ý kiến của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các cơ quan báo chí, các huyện, thị xã, thành phố để bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch; tổ chức hội thảo về Quy hoạch, hội nghị thẩm định Quy hoạch. ............
 

Vĩnh Linh trong ký của Lê Nguyên Hồng

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong lĩnh vực văn chương, nhà báo Lê Nguyên Hồng viết chưa nhiều. Ngoài những tác phẩm nhỏ lẻ in rải rác đó đây, đến nay Lê Nguyên Hồng mới có 2 tập sách ra mắt bạn đọc, gồm một tập ký và một tập thơ.
Bù lại sự hiếm hoi ấy, tác phẩm của anh dù ở thể loại ký, thơ, hay truyện ngắn đều tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính thời sự, cập nhật của vấn đề, sự am hiểu về cuộc sống, văn hóa, lịch sử, và sự đa dạng, nghiêm ngặt trong phong cách thể hiện. Những giải thưởng mà Lê Nguyên Hồ đạt được trong thời gian qua đã nói lên điều đó. Đó là kết quả tất yếu của một cây bút đã từng lăn lộn và có nhiều đóng góp trên lĩnh vực báo chí.
Trong làng ký Quảng Trị, hiện nay Lê Nguyên Hồng là một trong những gương mặt được bạn đọc gần xa yêu mến. Những tác phẩm của anh đều gây được ấn tượng trong lòng bạn đọc và nhiều tác phẩm đã đạt giải báo chí hàng năm ở tỉnh.
Điều đáng nói là, đọc các sáng tác của Lê Nguyên Hồng, người đọc hiểu thêm về mảnh đất và con người Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thêm nữa ở thể ký trong Lê Nguyên Hồng đã phát huy được ưu thế của một thể văn năng động trong việc chiếm lĩnh và tác động mạnh mẽ đến hiện thực cuộc sống.
Đến với ký Lê Nguyên Hồng, đằng sau chất trữ tình duyên dáng, người đọc còn gặp những xung đột, những sự kiện lịch sử với những tình tiết vừa dữ dội vừa đau xé.......
 

Thực hiện đời sống và nghệ thuật viết truyện ngắn của Hoàng Thái Sơn

16/01/2022 lúc 21:41






X





ét ở góc độ nào đó thì nhà văn là người sáng tạo thêm đời sống trong tác phẩm của mình. Hiện thực ngoài đời và hiện thực trong tác phẩm có khi là một song không phải lúc nào cũng là một. Từ nguyên mẫu ngoài đời, nhà văn xây dựng thành hình tượng mang tính điển hình mà nhìn vào nó ta thấy nó ở chỗ này chỗ kia.
Đọc truyện ngắn Hoàng Thái Sơn, người đọc sẽ được tiếp xúc với một hiện thực rộng, đa dạng, sinh động và bề bộn gắn với từng mảnh đời, thân phận khác nhau.
Đó là lão Tới trong Hoa quả chuông, vợ, con bị bọn Mỹ sát hại, sống côi cút, chuyên đi làm thuê, vụng trộm với vợ vị Chủ tịch tỉnh máu lạnh (lấy vợ lâu mà không có con), có một cô con gái nhưng không dám lộ diện mình là cha của nó; chỉ được ngắm nó từ xa và nghe cái giọng của nó qua Đài Truyền thanh huyện khi nó làm phát thanh viên. Mãi đến khi vị Chủ tịch tỉnh thành người thiên cổ thì lão Tới mới được nó về thắp hương, nhận cha tại mộ. Đó là dì Ty một thời xuân sắc thích đua đòi; chán sống ở thành phố lại tìm về quê chịu điều ong tiếng ve, vẫn có vị chủ tịch xã si mê. Dì đã dạy cho vị chủ tịch xã một cái “tát lễ độ” khi vị chủ tịch đưa khoản tiền bẩn kiếm được từ việc bán đất công của xã. ...........
 

Những khoảnh khắc suy ngẫm với thời gian

16/01/2022 lúc 21:41






S





uy ngẫm với thời gian” () là tập nghiên cứu, phê bình mới nhất của nhà báo Nguyễn Hoàn. Tập sách gồm 20 bài viết thuộc các lĩnh vực khác nhau, tập trung vào mảng lịch sử - nhân vật lịch sử, báo chí, văn học và âm nhạc. Cuốn sách được chia làm bốn phần chính, ngoài phần phụ lục là: “Tìm trong lịch sử”, “Duyên văn”, “Nghề báo”, “Nhạc Trịnh- Những góc nhìn”. Trong bốn phần ấy, Nguyễn Hoàn đã kỳ công, cần mẫn và say mê nghiên cứu, luận giải, đem đến cho bạn đọc những tư liệu quý giá, những điểm mới trong cách nhìn nhận đánh giá vấn đề. Nhiều bài viết có sự đầu tư, công phu và đạt được chất lượng tư tưởng và học thuật nên ghi lại dấu ấn trong lòng bạn đọc.
Thành công của Nguyễn Hoàn ở thể loại báo chí là điều mà bạn đọc đã từng ghi nhận. Tuy nhiên, anh không dừng lại ở đó, anh còn thử bút trên nhiều lãnh địa khác như lịch sử, văn học, âm nhạc… Anh viết với nhiều thể loại như bút ký, phóng sự, phê bình, nghiên cứu…Chứng tỏ Nguyễn Hoàn là con người đa diện, bởi ở anh có một nội lực thâm hậu trong việc “thu” và “phát” ở mọi địa hạt.
 Bước rẽ của anh trên con đường nghiên cứu, phê bình có nhiều gập ghềnh, nhưng anh vẫn theo đuổi, vì đã trót nặng nợ, đa mang. Có lần anh tâm sự: Nghệ thuật vốn dĩ ở trong máu thịt của tôi, tôi yêu văn chương, học văn chương và thích sáng tạo…
Trở lại cuốn “Suy ngẫm với thời gian”, tôi thiết nghĩ những vấn đề được Nguyễn Hoàn quan tâm, luận bàn không phải “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có”, những vấn đề đó cũng đã được một số học giả nghiên cứu, phê bình quan tâm. ...

Thạch Lam của Hà Nội Băm sáu Phố phường

16/01/2022 lúc 21:41






T





hạch Lam (1910 – 1942) thuộc số ít những nhà văn hạnh phúc xác lập được sự có mặt của mình trong đời sống tinh thần của mọi người; đặc biệt, với người Hà Nội, sự hiện diện của ông càng trở nên thường xuyên hơn. Văn nghiệp Thạch Lam gửi lại cho đời không nhiều, vỏn vẹn chỉ ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937),Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1941), một truyện dài Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941), tập bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943), và một vài truyện ngắn viết cho thiếu nhi in trong tập Quyển sách hạt ngọc (1940). Nhưng chừng đó là quá đủ để Thạch Lam hiện hữu giữa cõi đời trong tư cách một nhà văn. Văn Thạch Lam đẹp, tinh tế; con người Thạch Lam hồn hậu và rất mực tài hoa. Đó là lý do vì sao Thạch Lam luôn chiếm được cảm tình đặc biệt của người đọc nhiều thế hệ. Ông cũng là một trong những thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, cùng với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo…
 
 

Tục ngữ ca dao nói ngược

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong đời sống thường nhật, ta gặp rất nhiều cách “nói một đằng, hiểu một nẻo”, “nói vậy mà không phải vậy”…Ca dao, tục ngữ là kết tinh lời ăn tiếng nói của nhân dân trong giao lưu, sinh hoạt rất đa dạng, phong phú, bởi vậy hiện tượng trên cũng khá phổ biến; có trường hợp nghe cái hiểu ngay, cũng có trường hợp kín đáo, lại diễn đạt thông qua hình ảnh nên rất khó nhận biết. Có thể nói việc tìm ra nội dung đích thực của nhiều câu ca dao, tục ngữ nói ngược còn là việc làm khá lâu dài và cần thiết, lí thú. Bài viết ngắn này chỉ là mấy nét suy nghĩ rút ra từ kho tàng phong phú nói trên mà việc đúng sai dĩ nhiên vẫn là điều rất cần được trao đổi.
Về loại nhận biết dễ dàng có thể kể như câu:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục qủa hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà mâm rượu nuốt người lao đao…
Loại khó nhận biết một chút, như câu:
Đàn ông nông cạn giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Điều đáng nói là nhiều câu ngọn gió thời gian vẫn chưa vén lên tấm màn bí mật của nó, phải trải nhiều trăn trở, va chạm với thực tế đời sống mới hiểu được một cách đúng đắn, mới thấy hết vẻ sâu sắc tiềm ẩn bên trong không dễ gì nắm được ngay, thậm chí có khi nhận ra rồi vẫn trong tâm trạng chơi vơi, nửa tin nửa ngờ. Câu tục ngữ “Ăn Bắc, mặc Nam” là một trường hợp.
Xưa nay vẫn cho câu này đúc kết về thế mạnh chuyện “ăn” chuyện  “mặc” của hai miền; rằng người miền Bắc biết nấu nhiều món ngon, rất sành cách ăn, còn ở miền Nam thì mặc đẹp, chưng diện bảnh bao. .......
 

Sức mạnh thuyết phục con người và sức mạnh thi ca trong

16/01/2022 lúc 21:41






N





hà thơ Hồ Chí Minh để lại toàn bộ tác phẩm thơ ca, hầu hết bằng thơ chữ Hán. Diện mạo thơ Hán được nhà thơ Hồ Chí Minh tô điểm thêm những nét mới, đẹp và khỏe, có sức chiến đấu cao, có tinh thần nhân đạo bao la vô bờ. Bác dùng thể tứ tuyệt và chữ Hán để làm thơ. Thơ tứ tuyệt của Bác mang phong vị thơ Đường nhưng đã được hiện đại hóa.
Tập Nhật ký trong tù có 114 bài bằng chữ Hán, có bốn bài bằng luật thi, một bài cổ phong, một bài đặc biệt (bài ngũ tuyệt có yết hậu) còn 108 bài là thơ tuyệt cú (tứ tuyệt) – trong đó có hai ngũ tuyệt, còn 106 là thất tuyệt. Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh đã kết hợp được tính trang nghiêm cổ kính của thơ Đường với tính chiến đấu nghị luận của thơ Tống. Dùng hình thức thơ Đường và chữ Hán nhưng tứ tuyệt của Bác lại mang tư tưởng tình cảm dân tộc Việt Nam, mở rộng phạm vi phản ánh nhiều vấn đề to lớn của thời đại. Bác cách tân truyền thống thơ Đường trước hết là cách tân về mặt tư tưởng. Một tư tưởng lạc quan cách mạng, khác với tư tưởng bi quan yếm thế trong thơ cổ. Trong một tứ thơ thôi, như tứ thơ “không ngủ” thì ta thấy thơ xưa nói cái “đại bi đầu bạch” vì công danh bất thành là chủ yếu, thì ở Bác tinh thần lo nước thương nhà và tình nhân loại lại nổi trội. Bác đã phát huy giọng trào phúng rất súc tích, ngắn gọn mà xoáy sâu vào thể tứ tuyệt và đưa vào nội dung cách mạng, nhân dân, dân tộc.
...........
 

Vài suy nghĩ về người đọc, người viết và công tác quản lý văn học, nghệ thuật trong tiến trình hội nhập

16/01/2022 lúc 21:41






C





húng ta đang sống trong một “thế giới phẳng” – theo cách nói của Thomas L.Friedman, do cuộc “cách mạng số” đem lại, ngày càng trở nên một hiện thực hiển nhiên. Hơn thế nữa, quá trình này đang ở giai đoạn tăng tốc. Từng ngày, từng giờ nó đang làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ, khiến mọi biên giới, quốc gia, lãnh thổ, sự ngăn cách giữa các cộng đồng không còn ý nghĩa như trước. Cuộc giao lưu toàn cầu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, không chỉ những phương thức sản xuất, kinh doanh mà cả những tình thế địa – chính trị và địa – kinh tế, văn hóa, xã hội cũng phải thay đổi theo hướng hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử loài người. Đổi mới, mở cửa là xu thế tất yếu, là yêu cầu khách quan mang tính sống còn với bất kỳ quốc gia, dân tộc, cộng đồng nào nếu muốn tiếp tục tồn tại, phát triển, hội nhập với thế giới chứ không phải là tự cô lập để đẩy ra khỏi “đường ray của con tàu đang tăng tốc” của nhân loại. Văn học, nghệ thuật Việt Nam cần làm gì, làm như thế nào để tiếp tục phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường và hội nhập hiện nay..........
 

Đi tìm thân phận người phụ nữ nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới

16/01/2022 lúc 21:41






N





ối tiếp tinh thần nhân văn của các cây bút lớp trước, thân phận người phụ nữ nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới được soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau, nảy sinh những nhu cầu và khát vọng rất Người cần được trân trọng, tôn vinh nên trong chuyến tàu di chuyển của tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau đổi mới đã kịp xuất hiện hình tượng người phụ nữ nông thôn với tiếng nói rất nguyên sơ của đời họ - phần lớn là từ cái nhìn về các nhà văn nam viết về giới nữ bằng sự thấu thị, trân trọng, đáp tạ tâm tình họ như một lời đồng cảm cho tiếng nói (trao lời khó trao). Hình tượng nhân vật nữ nông thôn xuất hiện trong từng trang viết với vẽ đẹp trả về đời thường đã cho thấy hơn hết mọi tuyên ngôn, hơn những bài diễn văn giải phóng phụ nữ và hơn nữa là một niềm vui khi các nghệ sĩ hành trình về chính đời họ để hiểu họ, trân trọng họ với một tấm lòng nâng niu, tái tạo những cuộc đời nhiều mặt lên trang sách một chiều nhưng vang động những nỗi đau, những khát khao hạnh phúc. Đó không những là sự bền vững của chủ nghĩa nhân văn để khẳng định sức sống của phụ nữ nông thôn mà cho cả đề tài nông thôn.
Đề cập đến vấn đề hiện thực người phụ nữ nông thôn với những thân phận và cuộc đời đầy éo le của họ trong và sau chiến tranh, các tác phẩm Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông Mía (Đào Thắng)… đã đi sâu vào từng số phận cá nhân, của từng gia đình với những bi kịch của đời họ. Các nhà văn đã hướng tới cuộc đời và số phận của người phụ nữ nông thôn (những người mẹ, người vợ, người chị, người em) ở chiến tuyến hoặc hậu phương, nơi mà chiến tranh đã và đang đi qua để lại cho họ những nỗi đau, mất mát, thiệt thòi và niềm ước mơ mà mọi vật chất đời thường không gì bù đắp được! Nhà văn Trần Huy Quang từng trăn trở: “Chiến tranh – người ta đo tính ác liệt của nó bằng bao nhiêu bom đạm đã đổ xuống, bao nhiêu tỷ đô la bỏ ra, bao nhiêu lít máu đổ xuống, bao nhiêu thời gian. Hết tiếng súng, người ta gọi chiến tranh đã kết thúc. Nhưng đừng hãy nhìn lại. Khi không còn tiếng súng nữa, đâu phải hết sự ác liệt của chiến tranh. Không ai tính số lượng, khối lượng nhan sắc, tinh hoa của các cô gái, của con người bị mài mòn trong chiến tranh ư?”. Những người phụ nữ nông thôn không chỉ vậy. Họ còn là nạn nhân của nhiều tập tục, tập quán và cả những quan niệm xưa cũ lạc hậu tồn tại dai dẳng trong đời sống sinh hoạt ở nông thôn. Đây là những nguyên nhân dẫn đến nỗi đau, mất mát và bất hạnh trong cuộc sống của người phụ nữ nông thôn trong và sau chiến tranh. Số phận của họ được các nhà văn tái hiện trên từng trang văn một cách mạnh dạn, sâu sắc và tràn đầy cảm thông, sẻ chia!
Khắp làng Đông (Bến không chồng), làng Đoài (Dưới chín tầng trời), làng Nguyệt Hạ (Bóng đêm và mặt trời), làng Đồng (Dòng sông Mía), làng Động (Thời của thánh thần)… sôi sục, cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh ác liệt. Quanh năm suốt tháng, quanh quẩn mãi nơi các làng quê chỉ còn lại phụ nữ và một số ít đàn ông tật nguyền, thiểu năng lực và ngớ ngẩn về trí tuệ: “Bây giờ bói cũng chả còn đứa con trai nào nhìn cho được mắt. Đứa nào không đui què, sứt môi, tai điếc thì mười bảy tuổi đã đòi khai thêm một tuổi để đi khám nghĩa vụ”. Tâm trạng chung của những người phụ nữ trải qua chiến tranh thường mang nỗi cô đơn khắc khoải vì phải sống “chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian” và tiếp xúc với những người cùng giới với nhau trong công việc và sinh hoạt hằng ngày. Sự tàn phai cuộc đời tịnh tiến theo thời gian lúc đầu tính bằng ngày, tháng, sau tính bằng năm, rồi cả cuộc đời. Chiến tranh đã ngốn hẳn một thời gian dài dằng dặc như thế khiến tuổi trẻ bị đánh bật ra sau và với người phụ nữ đó là niềm bất hạnh, nỗi đau không lời làm tê buốt con tim họ! Người chinh phụ mà Đặng Trần Công xây dựng ngày nào sống trong trăn trở, cô quạnh chờ chồng héo hắt cả nhan sắc nhưng dẫu sao ở người chinh phụ còn le lói chút hi vọng. Những mảnh đời như Chị cả Thuần (Dòng sông Mía); Nhân, Hạnh, Cúc, Thắm (Bến không chồng), Bức (Bóng đêm và mặt trời)… Chỉ là những kiếp sống mòn, tuyệt vọng, tháng năm đã mài nhẵn cả tuổi thanh xuân khát khao hạnh phúc của họ. Họ sống trong chờ đợi, hi vọng, khi “quá lứa lỡ thì” nhiều người trong số họ trở thành góa phụ khi đương còn xuân, giấu kín đời mình và giấu kín những khao khát cháy bỏng chân chính là sứ mệnh đè nặng lên trái tim họ. Bởi “làm người đàn bà góa có muôn ngàn nỗi nhục, buộc chặt thắt lưng, thắt chặt dây yếm không dám để thiên hạ nhìn thấy bầu vú còn tròn căng; trông thấy người đàn ông khỏe mạnh, gân guốc, má bỗng ửng đỏ, người nóng bừng, phải quay mặt đi tự xỉ vả mình”. Nỗi đau âm ỉ nhưng bỏng rát hơn khi bao nhiêu ngày tháng chờ đợi chồng về bỗng dưng cánh cửa hạnh phúc càng đóng chặt bởi người về mang nỗi đau không nói thành lời! Những người chồng mặc áo lính trở về với bến bờ hạnh phúc nơi làng quê của mình, nhưng lại không còn khả năng làm “đàn ông” để giúp người vợ trẻ làm tròn thiên chức của mình, uất nghẹn bởi đắng cay không nguôi....
 
 
 

Lép Tônxtôi, Nghệ thuật và Tôn giáo

16/01/2022 lúc 21:41






L





. Tônxtôi (1828 - 1910) là nghệ sĩ vĩ đại. Điều đó cả thế giới đều biết từ lâu. Không có một con người nào có danh hiệu thiên tài hơn ông, phức tạp hơn ông, mâu thuẫn hơn ông và tuyệt vời hơn ông. Tônxtôi là con người toàn diện. Nhưng nếu trong triết học, đạo đức, mỹ học, tôn giáo của ông có điều bất nhất thì không có gì lạ, bởi chúng là tấm gương phản ánh thế giới quan đầy mâu thuẫn của nhà văn bậc thầy đã sống và sáng tạo trong một thời đại biến động dữ dội ở nước Nga từ năm 1861 đến năm 1905-1907, khi chế độ nông nô đã sụp đổ và chế độ tư bản “đang được sắp xếp”. Đó là chưa nói đến sở  thích, thị hiếu, cá tính v.v… ví như “thái độ thù địch và không khoan nhượng đối với phụ nữ và thích trừng phạt họ, nếu họ không phải là Kitty hay Natasa Rôxtôva, nghĩa là không tầm thường và thiển cận như hai người phụ nữ này” (lời M. Gorki). Còn ví dụ sau đây đối với Sếchxpia (Shakespeare William – 1564 -1616) thì Tônxtôi quả là nhà phê bình đáo để. Tônxtôi phê bình gay gắt nhiều tác phẩm của nhà viết kịch nước Anh, coi tính cách Hămlét là câu đố không giải được, nhưng không một ai dám nói cái điều cấm kỵ “vua phải ở trường”. Vở kịch lấy chất liệu từ truyện cổ nước Ý với tính cách Hămlét rõ ràng, câu chuyện đầy kịch tính: Hămlét giận dữ trước việc làm xấu xa của chú và mẹ, mốn trả thù họ nhưng lại sợ chú có thể giết mình như đã từng giết cha; nên để làm việc đó, chàng giả vờ điên…Tônxtôi đặt câu hỏi: Nhưng tại sao lại đặt vào miệng Hămlét những lời nói của Sếchxpia muốn nói ra, bắt Hămlét không làm những gì mà chàng muốn, trái lại phải làm những gì mà tác giả cần. Nhà văn Nga đã phê phán nhiều nhà phê bình đương thời vì quá tán tụng thiên tài của Sêchxpia mà không dám chỉ ra những thiếu hụt, kỳ quặc trong các hình tượng Hămlét, Ôtenlô, Mắc bét. Ông là người đầu tiên phá vỡ thần tượng Sếchxpia ở châu Âu. Người thời đại sau không coi những kiến giải của Lép Tônxtôi là hoàn toàn xác thực, bởi vì khi phê phán Sêchxpia, Tônxtôi  đã xuất phát từ những yếu tố nằm ngoài nghệ thuật, sự đánh giá của văn hào dựa trên cơ sở lý tưởng đạo đức – tinh thần của chính mình.
L.Tônxtôi có dịp đọc nhiều tác phẩm của V.G Biêlinxki (1811-1848) đặc biệt là những bài viết về A. Puskin (1799-1837). Nhật ký của Tônxtôi ghi lại những nhận xét, những ý tưởng xao động khi đọc những đoạn văn tương hợp với chính kiến của mình. Có lần, Tônxtôi đã khóc bằng “những giọt nước mắt khoáng đạt” khi bắt gặp những dòng văn của nhà phê bình. Tônxtôi ghi lại: “Chân lý ở trong hành động - chỉ có thế. Để hiểu nhà thơ một cách chính xác, cần phải hiểu toàn bộ con người anh ta, sao cho ngoài anh ta, chúng ta không thấy một cái gì khác. Thế nhưng, chỉ ai có khả năng hiểu thơ ca một cách chính xác, chân thật, thì có thể lại không công bằng với các nhà thơ khác”. Trong những trang viết về Puskin, đặc biệt là ý tưởng đem đối lập lịch sử, triết học trong nghệ thuật với toán học và những chân lý vĩnh cửu của nó, Biêlinxki viết: “Sự chuyển động của toán học như một khoa học là nằm ở chỗ khám phá những con đường mới, ngắn nhất để đạt tới những kết quả bất biến. Trong lĩnh vực toán học không có tính ngẫu nhiên và võ đoán, còn lịch sử, triết học, nghệ thuật sống tự nhiên như tinh – khí – thần của con người, sống mãi, luôn luôn biến đổi và cách tân…”. Ý tưởng này rất gần với Tônxtôi, một trong những chân lý đạo đức cơ bản mà ông đã khám phá và lấy làm thú vị khi còn thời sinh viên.
L.Tônxtôi cũng rất thích những khái niệm được Biêlinxki phân biệt chuẩn xác: Tư tưởng thơ ca và tư tưởng thuần lý; cảm hứng thơ ca không chỉ đối lập với trí tuệ, lý tính mà còn đối lập với nhiệt tình, đam mê. Ông viết: “tư tưởng” chảy ra  từ trí tuệ, nhưng nó sinh ra và sáng tạo sống động không phải trí tuệ, mà là tình yêu. Từ đó, một đường ranh giới được vạch ra phân biệt tư tưởng trừu tượng và tư tưởng thơ ca. Cái thứ nhất là cái kết quả của trí tuệ, cái thứ hai là hoa trái của tình yêu, của sự đam mê. Còn thế nào là cảm hứng? Thế nào là sự đam mê? Thuật ngữ cảm hứng có phần nghiêng về lĩnh vực đạo đực, còn đam mê thuộc bình diện cảm xúc. Đó cũng là những ý tưởng tương đồng của L.Tônxtôi  được ghi lại trong bức thư gửi cho Nêcraxốp và E.P. Kôvalepxki vào năm 1856 bàn về tình yêu và nghệ thuật....
 
 
 

Như ánh sao xanh

16/01/2022 lúc 21:41






S





au tập thơ đầu "Mưa trên biển", nhà báo Phan Thị Thanh Minh lại tiếp tục hành trình thi ca với "Ánh sao xanh".
Vẫn gặp lại một Thanh Minh thơ đầy nữ tính và dịu dàng cảm xúc nhưng sâu đằm hơn trong mộng mơ, tiếc nuối ngọt ngào:
        Một ngày thôi để rồi mãi mãi
        Ta xa nhau theo hai ngã đường đời
        Hạ sắp hết, phượng mới hồng muộn quá!
        Nửa đời rồi mới gặp lắm chơi vơi ...
 
        Một ngày thôi được biết đến ngọt ngào
        Nhặt sắc nắng trong hương hoa Đà Lạt
        Chỉ một chút thăng hoa cùng câu hát
        Mà suốt đời chẳng thể được bình yên...
                                              (Một ngày với Đà Lạt)
Vẫn thấy một Thanh Minh da diết đa cảm những khi ngược lối vào hoài niệm và trái tim cứ rung lên những nhịp đập vô hồi mỗi lúc vô tình hay cố ý đẩy cánh cửa quá khứ khép hờ và thấy rơi xuống tay mình một "Sợi tóc mùa thu":
        Tôi cứ trách sợi tóc mùa thu ấy
        Chắn lối tôi trên mọi nẻo đường đời
        Để tôi cứ quẩn quanh đường cũ
        Mình lại gặp mình như kẻ dở hơi
 
        Sao hồi ấy tóc em dài, xanh thế?
        Đến trời thu cũng ganh ghét giận hờn
        Tôi vướng phải không tài nào gỡ nổi
        Nên đến giờ vẫn cứ cô đơn
 ...
 
 
 

Gặp tác giả Làng Quan họ quê tôi

16/01/2022 lúc 21:41






Đ





à Lạt hôm ấy có mưa. Cơn mưa ngậm bản giao hưởng buồn miên du khắp phố. Tôi đang nằm co ro trong gác trọ, lặng nghe mình thở giữa bốn bức tường trống toang. Thảng hoặc đâu đó vài ba tiếng người mơ hồ, xa thẳm. Cái buồn vô cớ, cái buồn thiên thu chế ngự hồn tôi. May thay, có chuông điện thoại: “À lố!...”. Đầu dây bên kia là giọng khê nồng của nhà thơ ngõ Đoài Vương Tùng Cương: “Đến 27 phố Thi Sách đi! Nguyễn Trọng Tạo vừa mới bay từ Hà Nội vào”. Thế là lần đầu tiên tôi được diện kiến tác giả Làng Quan họ quê tôi vang bóng.
Năm nay đã ngoại sáu mươi mà nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo vẫn còn hào hoa lắm. Cái chất phong trần lãng tử ngấm cả vào vóc hình. Ông ôm đàn, tiếng đàn liêu trai, dìu dặt, sáng trong, mê đắm. Tôi nhẩm theo rồi cùng ông lãng du về miền Quan họ qua tâm tưởng xa xôi: “Làng Quan họ quê tôi, tháng Giêng mùa hát hội. Những đêm trăng hát gọi - Con sông Cầu làm bao xanh ngang lưng làng Quan họ xanh xanh - Làng Quan họ quê tôi, những chiều bao thương nhớ - Tiếng ca đầu ngọn gió, nón quai thao… người ơi - Nón quai thao (ư) nói gì ngươi ơi…”. Lãng mạn và sang trọng đến lạ lùng. Giai điệu dịu êm, ca từ da diết, nhạc phẩm Làng Quan họ quê tôi dù đã trải qua gần nửa thế kỷ, nhưng vẫn tươi rói trong chiều mưa Đà Lạt có ông, có tôi và vợ chồng nhà thơ Vương Tùng Cương.
Nguyễn Trọng Tạo sinh ra ở một làng quê xứ Nghệ, bên dòng sông Bùng uốn lượn như muốn ôm lấy tre xanh mái rạ trước khi hòa vào biển Đông rộng lớn. Thuở nhỏ cùng bạn đội nắng dong trâu trên những cánh đồng ven đê ngạt ngào hương lúa, hương ngô. Ở đó, có những điệu dân ca ví dặm quê kiểng lấp lánh ánh trăng hòa vào lời ru của mẹ. Ở đó, có những bài hát về làng quê nuôi lớn tâm hồn những đứa trẻ: “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh - Có con sông lơ lửng vờn quanh êm xuôi về Nam - Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau - Bóng tre ru bên mấy hàng cau - Đồng quê mơ màng…” (Chung Quân); “Làng tôi xanh bóng tre từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung - Đời đang vui đồng quê yêu dấu bóng cau với con thuyền, một dòng sông” (Văn Cao); “Làng tôi sau lũy tre mờ xa - Tình quê yêu thương những nếp nhà” (Hồ Bắc)…
“Vâng! - nhạc sĩ nói - Những câu hát ấy đã nâng bước lớp trẻ chúng tôi hòa vào mọi làng quê đất nước. Dù năm tháng chiến tranh đạn bom ác liệt, nhiều ngôi làng bị đốt cháy tan hoang, nhưng những câu hát êm đềm ấy thì mãi mãi thắp sáng trái tim con người luôn hướng về làng quê yêu dấu”.
Giọng ông trở nên xa vắng. Đôi mắt nồng ấm thoảng vương một chút sương buồn khi bừng thức mạch hồi tưởng về cái ngày đã xa lắc xa lơ:
“Ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tôi được điều về Hà Nội. Và tôi luôn nhớ làng tôi… Bỗng một hôm nhà thơ Nguyễn Phan Hách đưa tôi bài thơ “Làng Quan họ” của anh. Hôm ấy tôi đến làm việc với Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới và tình cờ gặp lại anh Hách mới chuyển về làm việc ở đấy. Anh rất vui vì đêm qua tình cờ nghe được một bài hát mới của tôi, bài Nụ cười Việt Nam, phổ thơ Chính Hữu. Có lẽ vì thế mà anh nảy ra ý định nhờ tôi phổ nhạc cho bài thơ của anh. Để ăn chắc, anh ngồi chép lại bài thơ rồi đưa cho tôi với một lời nhờ như áp đặt: “Bài này phổ nhạc được ông ạ. Ông phổ cho tôi nhé”. Tôi nghe toát mồ hôi và lại hơi buồn cười vì sự hồn nhiên của anh. Thơ thì mênh mông mà mấy bài được phổ nhạc? Nhạc sĩ thì nhiều như lá rừng nhưng có phải ai cũng phổ được bài thơ của anh? Tôi thấy ngại, nhưng cũng vui vẻ hẹn anh: “Vâng, tôi sẽ xem và nếu phổ được, tôi sẽ hát cho ông nghe để xin ý kiến nhà thơ”...
 
 
 

Biểu tưởng hoa đào trong văn hóa Việt

16/01/2022 lúc 21:41






1





 - Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Văn hóa bao gồm các thành phần như biểu tượng, giá trị, tiêu chuẩn, văn hóa vật chất. Với tư cách làm một thành phần của văn hóa, biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự… đều là biểu tượng văn hóa. Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường không nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng do chúng đã trở nên quá quen thuộc. Khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức mạnh của nó.
Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Nó mang tính tích cực hay tiêu cực là tùy theo quan điểm nhận thức của từng con người hoặc từng cộng đồng, từng dân tộc khác nhau. Để có được một biểu tượng, bắt buộc phải có mẫu gốc. Mẫu gốc là tín hiệu thẩm mỹ đầu tiên mà con người nhận thức được trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người và ăn sâu vào trong tâm thức cộng đồng. Nó có tính chất chung cho toàn nhân loại. Các mẫu gốc chính là sợi dây liên kết giữa con người hiện tại và tổ tiên chúng ta dưới nấm mồ lịch sử. Nó là “bản nguyên sống động vĩnh cửu”, “những mô hình ứng xử vĩnh cửu của cá nhân và xã hội, những quy luật bản chất nào đó của thế giới tự nhiên và xã hội”. Các mẫu gốc khi đi vào trong các nền văn hóa khác nhau sẽ sản sinh ra những biến thể khác nhau gọi là những biểu tượng. Đó vừa là biến thể cái biểu đạt vừa là biến thể cái được biểu đạt mang đậm dấu ấn về địa lý, đời sống kinh tế chính trị của từng dân tộc. Đối với người cổ đại, hoa có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, đương nhiên nó là biểu tượng cho cái đẹp. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về cái đẹp đó.
Để có cái nhìn xác thực nhất và sinh động nhất về biểu tượng văn hóa, tôi xin đề cập tới một biểu tượng có nguồn gốc lâu đời trong văn hóa Việt Nam, kết hợp đối sánh với các nền văn hóa khác ở phương Đông, đó là biểu tượng hoa đào.
2 - Đối với người Á Đông, mảnh đất trù phú và màu mỡ không chỉ là điều kiện tuyệt vời để mùa màng tươi tốt mà còn là môi trường sống cho muôn sắc hoa đua nở - với sự ưu đãi của thiên nhiên, con người chắc chắn không thể thờ ơ với vẻ đẹp tồn tại quanh mình. Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa, biết bao sự đổi thay và phát triển, các loại hoa ngày càng trở nên đẹp hơn, con người cũng có ý thức trân trọng hơn với cái đẹp phong phú nhưng mỏng manh của đất trời. Với mỗi loài hoa, con người đều thể hiện một thái độ, một quan điểm riêng. Nhắc tới biểu tượng hoa ở Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, đương nhiên không thể không nhắc tới hoa đào. Trong vương quốc lộng lẫy của các loài hoa, hoa đào là thứ hoa đẹp và quý. Hầu hết các bộ phận của cây đào đều có giá trị đối với đời sống thực tế. Trong văn hóa của nhiều quốc gia, chủ yếu là các quốc gia phương Đông, hoa đào, cây đào, quả đào được lựa chọn làm biểu tượng với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết là cây đào trong tự nhiên với các tính chất sinh học của nó. Đào là cây gỗ nhỡ, thuộc họ hoa hồng, cao khoảng 3 – 4m, lá đơn mọc so le, phiến hẹp và dài, cuống ngắn, mép có răng cưa nhỏ, hoa màu hồng nhạt, mọc riêng lẻ, có năm cánh, cuống hoa ngắn, nhị hoa có khoảng 35 – 40 cái, quả hạch có rãnh dọc, ở mặt ngoài có phủ nhung tơ. Nhân hạt, hoa, lá đều có tác dụng chữa bệnh cho mọi người. Theo “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, hoa đào có những ý nghĩa biểu tượng sau:
- Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân
- Hoa đào là hình ảnh của sự đổi mới và sức sinh sản dồi dào. Ở Trung Quốc người ta lấy nó làm biểu tượng cho lễ cưới....
 
 
 

« 4445464748 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground