Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Văn chương mạng

09/02/2022 lúc 09:24






Đ





ược khởi động trước đó gần mười năm, sang thế kỉ XXI, có thể nói việc bùng nổ Thông tin liên mạng góp phần làm thay đổi thế giới. Chỉ riêng lĩnh vực văn học, Internet đã thay đổi cách viết công bố đọc nghĩ cảm của cả người sáng tác lẫn kẻ thưởng thức văn chương. Đến nỗi, người nào không biết internet, dễ lạc hậu và lạc thời!
Một khẳng định không phải không lí do của nó.
1. Thế nào là văn chương mạng?
Đó là văn chương có mặt trên mạng Internet. Nói như vậy thì dễ dãi quá. Có thể chia văn chương kiểu này làm ba bộ phận:
- Các sáng tác chủ yếu xuất hiện trên giấy, sau đó được đưa lên mạng; hoặc đưa lên cùng lúc. Đây là cách của rất nhiều báo trong nước hôm nay. Đại bộ phận nhà văn Việt Nam thế hệ cũ hành xử theo cách này.
- Người viết ưu tiên dành đăng các sáng tác trên mạng. Vì nhiều lí do, họ cũng có in trên giấy hoặc gởi in cả hai nơi; nhưng có mặt trên mạng. Họ cảm thấy thoải mái hơn, hoặc cùng lắm họ coi hai hình thức này giá trị ngang nhau. Nên sau khi đăng sáng tác lên mạng, họ vẫn thích in ra giấy.
Dù gì thì gì, cả hai bộ phận tác giả này vẫn mang tâm thế giấy.
- Bộ phận cuối cùng là các tác giả chỉ muốn xuất hiện trên mạng. Họ sống đời sống văn chương của mạng, viết trên mạng, vận dụng ưu thế kĩ thuật của Internet, xử lí thông tin trên mạng, tương tác trên mạng, tồn tại trên mạng, buồn vui trên mạng, hi vọng hay thất vọng cũng trên mạng, họ là công dân mạng toàn phần. Và có thể nói đây là thứ văn chương mạng đúng nghĩa, khác hẳn các sáng tác được đăng trên mạng. Văn chương mạng khi in ra giấy sẽ mất đi hơi thở đời sống mạng và, giảm giá trị đích thực của nó không ít!
2. Ưu thế thông tin của Internet
Tốc độ, đó là điều dễ thấy hơn cả. Báo giấy, người đọc phải chờ đến ngày hôm sau hoặc có nhanh bao nhiêu cũng buổi sau; nhưng báo mạng thì không. Người nhận thông tin biết ngay tin vừa xảy ra, tác phẩm vừa sáng tác, ý kiến bình luận và cả các sai sót cũng được đính chính ngay sau đó, hoặc sửa thẳng vào bản in! Nhanh, gọn, tiện dụng rất phù hợp với thế giới đầy tốc độ hôm nay.
Sự tiện lợi còn thể hiện qua việc lưu trữ thông tin. Thích hay cần, người đọc tải tác phẩm xuống để lập mục riêng. Tra tìm cũng rất nhanh: từ nội dung cho đến tác giả, ngày tháng hay cả câu đoạn. Và nếu muốn viết bài nghiên cứu, phê bình, việc trích dẫn bảo đảm sự chuẩn xác tuyệt đối qua thao tác cắt- dán. Đó là những điều ngoài tầm với của báo giấy!...

Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức mãi mãi sáng ngời

09/02/2022 lúc 09:24






C





hủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng Người để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời. Đó là đạo đức của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng mà toàn Đảng, toµn quân và toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
Thứ nhất, chúng ta học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại.
Ở mỗi một con người bình thường ai cũng phải xác định cho mình về một lý tưởng và lẽ sống: Sống cho ai, sống để làm gì? Với Hồ Chí Minh, khi Người sinh ra và lớn lên thì nước đã mất, phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX đã hoàn toàn thất bại, một không khí bi quan bao trùm toàn xã hội đương thời. Mỗi con người đứng trước bối cảnh ấy sẽ có những lựa chọn khác nhau. Song, được uống "nguồn sữa" yêu nước từ khi mới lọt lòng, từ một  gia đình có truyền thống cách mạng, thương dân sâu sắc, từ quê hương Nghệ An sản sinh biết bao thế hệ anh hùng của dân tộc, thì Nguyễn Tất Thành không có sự lựa chọn nào khác. Người hiến dâng đời mình cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”, câu nói ấy chính đã được hình thành từ tuổi ấu thơ đầy chí khí của Người. Trong hoàn cảnh chung của đất nước, hoàn cảnh riêng của gia đình đã thúc đẩy Người đi theo lý tưởng vì nước, vì dân, không có bất kỳ sự băn khoăn, do dự nào, vì đó là lẽ sống, là lý tưởng chính trị đồng thời là lý tưởng đạo đức của Người.
Hồ Chí Minh có chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, nhưng Người không đi theo đạo đức "tu thân" của Nho giáo mà đi theo đạo đức "dấn thân" của người cách mạng. Ham muốn tột bậc của Người là “Làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính ham muốn tột bậc ấy đã tạo cho Người một sức mạnh, một ý chí, một nghị lực phi thường để “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”, cho đến khi từ biệt thế giới này thì điều mà Người luyến tiếc nhất để lại trong Di chúc là “không còn được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, biểu hiện lý tưởng cách mạng có những nội dung mới. Hiện nay, sau khi đất nước đã giành được độc lập tự do, chúng ta phải phấn đấu thực hiện hoài bảo, ham muốn tột bậc của Bác Hồ “sẽ xây dựng lại ®Êt n­íc ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, làm sao ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành. Nói như ông Putin - Tổng thống Liên bang Nga: “Tôi làm Tổng thống nhưng tôi vô cùng xấu hổ khi thấy dân tộc mình, đất nước mình còn nghèo nàn, lạc hậu”. Nghe lời nói đó, chắc chắn mọi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải trăn trở, áy náy, phải thấy được trách nhiệm của mình để phấn đấu xây dựng dân tộc Nga hùng cường...

Cái đẹp cần có và thơ hiện nay

09/02/2022 lúc 09:24






N





ói đến cái đẹp trong thơ là nói đến đối tượng cảm thụ thẩm mỹ của nhà thơ, của nhà phê bình và của người đọc trước những hiện tượng Chân- Thiện- Mỹ trong thiên nhiên, trong xã hội và trong con người, được nhà thơ viết bằng nhiều phong cách, bút pháp, giọng điệu khác nhau. Bài này muốn dừng lại ở khâu cảm thụ cái đẹp của nhà thơ và từ đó mà tác động tới cảm thụ của người đọc nhiều hay ít, lâu bền hay thoáng qua, nói gọn: Là câu thơ, bài thơ có đứng được trong lòng người đọc? Phải thừa nhận rằng, hai thập kỷ gần đây, mặt bằng sáng tạo thơ cao hơn, nhiều nhà thơ ráo riết đi tìm cái mới, đội ngũ những người làm thơ đông đảo hơn, hàng năm có tới hàng trăm tập thơ của nhiều nhà xuất bản ra đời. Nhưng tại sao hiện nay chưa thấy những nhà thơ nổi bật, ít bài thơ hay, thiếu nhiều câu thơ đẹp. Đi tìm nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi lạm bàn mấy vấn đề lý luận về cái đẹp cần có trong thơ, may ra có thể giúp ích cho sự sáng tạo của nhà thơ, nhất là người viết trẻ.
Lý tưởng xã hội của nhà thơ là ngọn lửa chiếu sáng con đường sáng tạo
Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh. Người cổ đại gọi nhà thơ là “Nhà tiên tri”. Muốn vậy, thì nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng trước đó phải có lý tưởng xã hội; lý tưởng xã hội là năng lượng nằm trong bầu máu nóng của nhà thơ, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của anh ta.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà thơ lớn cổ điển tự gọi mình là “nhà thơ công dân”. Nhà thơ phải là “Tiếng dội” của đời sống xã hội. Viết cho ai, viết để làm gì? vẫn là hai câu hỏi tưởng như không khó trả lời, nhưng thực tiễn sáng tạo thơ ở một số hiện tượng làm người đọc không yên lòng. Những hiện tượng một số nhà thơ trẻ tự khẳng định mình sớm, muốn nổi danh ngay (như một số ca sỹ bên sân chơi nhạc trẻ), những tuyên ngôn thơ vừa cao ngạo vừa ngậm ngùi, thậm chí vô trách nhiệm đối với bạn đọc, những câu thơ buông tuồng, thô thiển thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những trang báo.
Trau dồi lý tưởng xã hội là tiền đề của sự hình thành lý tưởng nghề nghiệp mà ba điều bất hủ của một đời thơ thì lập đức được coi hàng đầu rồi mới nói đến lập công, lập ngôn. Văn chương thơ ca là nghiệp của ngàn đời (Văn chương thiên cổ sự), nhà thơ chỉ là con ông khôn ngoan biết đi hút mật ở các loài hoa về xây tổ ấm thơ ca của cộng đồng, chứ không đi đốt bậy người đời, dễ bị người ta châm lửa, hun khói xua đuổi, có khi vỡ cả tổ. Bản chất xã hội của nhà thơ là người con của xã hội, là hơi thở của thời đại. Cái đẹp của câu thơ phải đến với nhiều người, càng nhiều càng tốt. Còn chuyện đi tìm cái tự do tuyệt đối của nhà thơ, thơ ca chỉ là ảo ảnh của cuộc đời, thơ ca được viết không cho ai cả, thú thật chỉ là chuyện viển vông. Đó là chưa kể khi tâm hồn nguội lạnh, thái độ dửng dưng của nhà thơ trước những hiện tượng nóng bỏng của xã hội, thì nói gì đến câu thơ đẹp, có ích cho đồng loại (!?). Nói bản chất xã hội của nhà thơ hiện nay cần sòng phẳng hai chuyện: Giới phê bình, có lúc lẽ ra phải hướng dẫn kỹ thuật, kỹ xảo làm thơ, thì họ lại đi dạy lập trường chính trị; minh hoạ chủ trương chính sách bằng thơ vần vè là chuyện của những báo cáo viên tuyên huấn thì một số nhà thơ lại sa vào xu hướng chính trị hoá thơ ca một cách dễ dãi và lộ liễu. Hai căn bệnh đó vốn tồn tại đã lâu, nhưng nay đã được đẩy lùi, nhờ sự tự ý thức sáng tạo. Nhưng từ đó có người ngây thơ nông nổi nghĩ rằng, chỉ cần mới, cần lạ, cần hay là được, không cần gì lý thuyết, không cần gì bản sắc dân tộc, không cần gì những giá trị truyền thống…, họ ném ra ngoài xã hội nhiều câu thơ vụng về, khó hiểu, thậm chí có hại, đánh tráo cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhà thơ ở đâu? người làm thơ có quyền viết bất cứ đề tài nào, lấy thi hứng từ bất cứ hiện tượng xã hội nào, nhưng khi bài thơ ra đời, nó không còn là của anh (chị) nữa mà là của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị hiếu khác nhau. Khen- chê, chấp nhận- từ chối là chuyện của dư luận xã hội. Nhà thơ không vì thế mà cao ngạo khi được khen và trách cứ, thậm chí chán nản lúc bị chê. Hiệu quả của sự khen- chê nằm ở tài năng, trước hết là ở tấm lòng của người viết, ở lý tưởng mà nhà thơ đam mê. Linh hồn của thơ ca hai cuộc kháng chiến chống xâm lược được thắp sáng bởi lý tưởng xã hội của nhiều nhà thơ và sự cảm thụ cái đẹp của người cùng thời đại. Chính vì vậy mà nó có sức sống lâu dài.
Sự  chân thật tối đa trong cảm xúc thẩm mỹ
Trong thơ ca, tài năng gắn liền với sự chân thật. Trong văn học kháng chiến của ta ở hai giai đoạn có nhiều bài thơ viết về đề tài mất mát, bi thương, mặc dầu kỹ thuật chưa được điêu luyện, ngôn ngữ chưa thật được trau chuốt, nhưng vẫn đọng lại sâu thẳm trong lòng người đọc nhiều thế hệ, kể cả thế hệ hôm nay: Màu tím hoa sim, Núi đôi, Quê Hương, Hương thầm, Cuộc chia ly màu đỏ v.v. Bí quyết thành công của những câu thơ hay, đầy xúc động nói trên là gì vậy?- Tài năng. Vậy tài năng trong sáng tạo thơ ca nằm ở đâu? Trước hết là ở sự chân thật. Có đau thì nói đau, nỗi đau của người trong cuộc. Sự giả dối trong thơ dễ bị người đọc lật tẩy. Loại hình nghệ thuật nào cũng cần có sự chân thật và sự chân thật trong nghệ thuật thường là cái được phản ánh sự thật cuộc sống, nhưng ở thơ đòi hỏi sự thật tối đa. Vì ở đấy nhà thơ và nhân vật trữ tình là một, trùng khít đến mức khó tách làm hai. Mọi thứ giả vờ, làm dáng, cường điệu cảm xúc của người viết thật xa lạ với tính chân thật trong thơ...

Chuyện ít người biết về nhà thơ Dương Tường, thủ lĩnh nhóm văn nghệ nguồn Hàn

09/02/2022 lúc 09:24






1.





Nguồn Hàn tức là nguồn sông Thạch Hãn chảy về Thành Cổ Quảng Trị. Chẳng thơm cũng thể hương đàn/ Không trong cũng thể nước Nguồn Hàn chảy ra. Người Quảng Trị khi nói về quê mình đều ngâm ngợi câu ca dao ấy, vừa tự hào, vừa như là một lời nhắc nhở nhau sống cho sạch, cho thơm. Nhắc đến Nguồn Hàn, người Quảng Trị yêu văn chương còn nhắc mãi một tổ chức Văn nghệ cách mạng gọi là Nhóm văn nghệ Nguồn Hàn ra đời năm 1949, nhưng đã manh nha tại Ba Lòng từ năm 1947. Nhóm văn nghệ sôi động một thời ấy gồm những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của đất nước như Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hồng Chương, Trường Sinh (thiếu tướng Lê Chưởng, chính uỷ Trung đoàn 95), Lương An, Vĩnh Mai, Lê Tri Kỷ;…Về sau còn có thêm nhà văn Nguyễn Khắc Thứ (người nổi tiếng với ký sự Trận Thanh Hương), Tấn Hoài… Hoạt động của Nhóm Nguồn Hàn còn được sự cộng tác gần gũi của các nhà văn như Văn Tôn (Hải Bằng), Bửu Tiến, Trần Thanh Địch, Gia Ninh… Điều đặc biệt nhất là “lãnh đạo” các nhà văn lừng danh ấy lại là một tài năng thơ còn rất trẻ. Đó là Nhóm trưởng Nguồn Hàn - nhà thơ Dương Tường...

Nguyễn Tuân, một giá trị trường tồn

09/02/2022 lúc 09:24






S





au nữa thế kỹ hoạt động, Hội nhà văn Việt Nam giờ đã thành một gia đình văn học lớn, nay là tam đại đồng đường, không còn xa sẽ là tứ đại đồng đường.
Các cây bút trẻ hai mươi tuổi đang mang tới những trang viết đầy sức thanh xuân, ngổn ngang khát vọng, ngổn ngang những yêu thương trăn trở và bút lực mới mạnh mẽ làm sao, mạnh mẽ tới độ khiến người đọc đôi khi chóng mặt. Trong lúc ấy những người già rủ nhau lần lượt ra đi, đi đến mức làm vãn cả một đoàn thể. Chúng ta vừa mới làm tang cho nhà văn Kim Lân, hôm nay lại gặp nhau để tưởng niệm nhà văn Nguyễn Tuân nhân ngày giỗ lần thứ hai mươi của ông. Nhanh thế, thời gian đi bằng cách nào không rõ, chỉ thấy mới đây mà đã hai mươi năm, hai mươi năm ông bỏ bạn bè con cháu mà đi, để ngôi nhà này thành trống vắng, để chúng tôi đám học trò của ông côi cút, Hội nhà văn mất ông là mất một vị trưởng lão kì tài, không ai có thể thay thế được...

Văn hóa cá nhân - Nhận biết để ứng xử

09/02/2022 lúc 09:24






V





ăn hoá cá nhân là tổng hoà những phương thức ứng xử của con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội, đối với chính mình. Văn hoá cá nhân còn là một năng lực sáng tạo, khả năng tìm kiếm những phương kế để sống, hoạt động và đóng góp cho cộng đồng, thúc đẩy xã hội phát triển. Thuật ngữ văn hoá cá nhân mới xuất hiện không lâu, nhưng những khái niệm tương ứng đã hiện diện trong lịch sử văn minh nhiều nước.
Ở phương Tây từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời đến nay, văn hoá cá nhân thường được coi là giá trị cao nhất trong mọi lĩnh vực đời sống. Ở đây người ta coi cá nhân không phải là một bản thể trừu tượng, thụ động, mà là con người cụ thể, sinh động, một thế giới tinh thần phong phú và đầy bí ẩn(1), là một nhân vị. Tính nhân vị ở cá nhân không đối lập với tính xã hội, trái lại bổ sung, đa dạng hoá “tri quyển xã hội”. Nếu sinh quyển (biosphère) là môi trường cuộc sống tự nhiên thì tri quyển (Noosphère) là môi trường văn hoá do con người sáng tạo nên, và nói như M.Gorki đó là “thiên nhiên thứ hai”...

Bây chừ ta tự nói về ta

09/02/2022 lúc 09:24






V





ào những ngày này anh chị em văn nghệ Quảng Trị rậm rịt chuẩn bị cho một cuộc sinh hoạt nghề nghiệp lớn của mình, Đại hội lần thứ tư của Hội, thì Văn nghệ sĩ cả nước cũng đang trăn trở và náo nøc trong một sinh hoạt chính trị nghề nghiệp còn lớn hơn là thảo luận những vấn đề trọng đại của Văn học Nghệ thuật nước nhà để tham gia vào việc hình thành một Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về Văn học Nghệ thuật Việt Nam trong thời kì hội nhập. Cá nhân tôi đã tham gia đến ba cuộc (một với Hội NghÖ sÜ s©n khÊu Việt Nam, hai là Hội nghị các nhà văn khu vực Bắc Miền Trung, ba là Hội nghị nửa nhiệm kì của Ban chÊp hµnh và các Hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn Việt Nam). Thông qua bộ phận biên tập đề án, Ban bí thư khuyến khích Văn nghệ sĩ hãy nói thẳng, nói thật lòng, nói hết sự thật về thực trạng Văn học Nghệ thuật nước nhà cả về thành quả lẫn đội ngũ, đặng tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để đưa nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tương xứng với lịch sử và tầm vóc Việt Nam trong thế kỉ mới. Được Đảng khuyến khích chúng tôi đã nói rÊt nhiều. Tuy nhiên đa phần lại chỉ nói về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nươc cùng với các chế độ chính sách đối với lao động sáng tạo. Những điều đó đương nhiên là cần kíp rồi, song suy cho cùng nền văn học nghệ thuật nước nhà này thịnh hay suy cốt lõi là do đội ngũ chúng ta chứ đâu phải do Đảng. Bởi vậy, sau mấy lần dõng dạc tham luận trên hội nghị , đêm nay ngồi chong đèn nhớ lại, tôi tự thấy phải có lời tự tham gia với chính đội ngũ chúng mình và với tự bản thân mình...

Chiều kích đặc biệt của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn

09/02/2022 lúc 09:24






Đ





ề cao vai trò của chủ thể tư duy, triết gia Pháp René Descartes có câu nổi tiếng: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại”. Hẳn là trong ý nghĩa đó, Trịnh Công Sơn đã viết: “Tôi yêu và tôi tồn tại”, “Tôi hát là tôi hiện hữu”. Có yêu đời, yêu người đến đắm đuối và tiếc nuối, yêu “bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng”, tuyệt vọng không phải vì chán đời mà vì yêu quá cuộc đời, vì khắc khoải nghĩ đến lúc phải lìa xa cõi thế, “thí dụ bây giờ tôi phải đi, tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống này” (Rơi lệ ru người), Trịnh Công Sơn mới viết nổi dòng nhạc “hát kinh” (“Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông”-Đoá hoa vô thường) xuyên thời gian cho tình yêu và phận người: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Diễm xưa).
Cái độc đáo mà người nghệ sĩ mang lại cho đời là ở thế giới nghệ thuật do họ sáng tạo ra, đó chính là “thiên nhiên thứ hai”, nói theo cách của mỹ học, mà họ góp vào với đời. Đánh giá tổng quan về thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, Văn Cao viết: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ”. Phạm Tuyên gọi Trịnh Công Sơn là “đỉnh cao của âm nhạc giàu chất thơ và triết lý”. Sơn Nam viết:  “Nhuần nhuyễn, ý tứ gắn bó hữu cơ, không cường điệu, tính thuyết phục, tính khái quát, nhân bản...bao nhiêu đòi hỏi về lý thuyết văn nghệ quả là hiển hiện trong nhạc Trịnh Công Sơn”, đặc biệt, Sơn Nam còn chỉ rõ tính chất dân tộc-hiện đại của nhạc Trịnh Công Sơn và gọi đó là “điệu hát Nam Ai hiện đại của người ven biển Đông...”...

Doanh nhân, văn hóa dân tộc và toàn cầu hóa

09/02/2022 lúc 09:24






T





heo Từ điển Tiếng Việt, doanh nhân là người làm nghề kinh doanh. Mục tiêu của kinh doanh là làm kinh tế, sản xuất nhiều của cải vật chất cho xã hội. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, nếu không đi vào bản chất của văn hoá kinh doanh, tức là cái lợi ích trùng khít với cái đẹp, với truyền thống dân tộc, tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng. Còn bản chất của doanh nhân là nhà sáng tạo từ đầu chí cuối: Ý tưởng sáng tạo, sức tưởng tượng phát minh, quy trình sản xuất, phân phối, dịch vụ, phục vụ công chúng để làm giàu đất nước và cho chính mình. Hoá ra, từ động cơ cho đến mục đích, giữa nhà sáng tạo văn hoá và doanh nhân có cùng một điểm hội tụ, có khác chăng là những phương thức để đi đến mục tiêu.
Ở Phương Tây, quan hệ tiền-hàng sớm phát triển, trong xã hội đã hình thành một tầng lớp doanh nghiệp có vai trò to lớn thúc đẩy sản xuất, giải phóng cá nhân, xác lập quan hệ mới trong sản xuất-lưu thông-phân phối-tiêu dùng. Trong xã hội tiền công nghiệp, kinh doanh được coi trọng, đô thị sớm hình thành, các đoàn thương thuyền sớm phát triển các cảng thị nhanh chóng mở rộng…

Cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" bắt rễ cuộc sống, vào...

09/02/2022 lúc 09:24






Đ





ến mùa xuân này, vừa trọn một năm. Một năm, tính từ ngày Đảng ta chính thức phát động trong Đảng và trong xã hội cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
Vậy là, gần 80 năm lãnh đạo xã hội và hơn 60 năm trở thành một Đảng cầm quyền, Đảng ta đã tiến hành bèn cuộc vận động lớn:
Cuộc vận động thứ nhất, được tiến hành cách đây 60 năm, sau khi Bác Hồ viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Cuộc vận động này kéo dài trong ba năm từ 1948-1950. Thông qua, việc học tập tác phẩm của Người, nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên sửa đổi, đổi mới: việc thực hiện nguyên tắc phê, tự phê; học tập lý luận chính trị; tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng; đánh giá, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; sửa đổi, đổi mới cách nói, cách viết trong công tác tuyên truyền.
Năm 1969, Bác của chúng ta qua đời, để lại bản Di chúc lịch sử. Đảng ta đã phát động cuộc vận động học tập và làm theo Di chúc của Người. Cuộc vận động đã đáp ứng nguyện vọng thiết tha của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân và đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hưởng ứng bằng cả tấm lòng trân trọng và sự ngưỡng mộ kính yêu với quyết tâm biến đau thương thành hành động cách mạng...

Học đứng, học sống ở đời

09/02/2022 lúc 09:24






N





ghĩ cũng lạ thật, sau mấy chục năm binh nghiệp, chẳng gì cũng đã thành tướng thành tá rồi, nay được nghỉ hưu về quây quần cùng gia đình thì phải lấy làm vui mới đúng, vậy mà nhà văn thiếu tướng Nguyễn Chu Phác không hiểu vì sao vẫn thấy buồn bã, nhiều hôm bưng bát cơm lên tay mà bụng dạ vẫn để ở đâu, vợ con giục đến mỏi mồm vẫn khó nuốt nổi lấy một miếng. Cái miệng mình dạo này làm sao ấy, nghe như nhạt nhẽo thế nào. Đêm nằm trằn trọc, đến lúc chợp mắt thì mộng mị, trong mơ toàn gặp lại những thằng bạn đã chết từ ngày nảo ngày nào, đứa đang nằm ở Đông Bắc, đứa đang nằm ở Tây Bắc. Mắt nổi quầng chỗ thâm chỗ đỏ, đứng ngồi không yên, vợ con hỏi dồn vậy đau ở chỗ nào thì nhăn nhó xua tay không rõ, chỉ biết là đau, còn đau ở đâu chưa thể nói được. Vào Quân y viện 108 gặp đủ các giáo sư tiến sĩ kiệt xuất, họ nghe họ chụp họ soi, họ thì thầm gật đầu lắc đầu với nhau chán rồi mới nói, gan ruột đều tốt, tim phổi cũng vậy, tất cả bình thường, có lẽ vấn đề là ở tinh thần có chỗ bất an, nhưng bất an cũng không có nghĩa là bệnh...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

09/02/2022 lúc 09:24






K





hi đề cập đến đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh bao giờ cũng nói đến “Kiệm”, Cần kiệm. Theo Bác “Kiệm là thế nào? là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người” (1); rằng “Tiết kiệm nghĩa là: 1 giờ làm xong công việc của 2, 3 giờ. 1 người làm bằng 2, 3 người. 1 đồng dùng giá trị 2, 3 đồng” (2). Người ý thức rõ mỗi một vật phẩm dù nhỏ đến lớn đều thấm đẫm mồ hôi, công sức của nhân dân. “một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào. Vì vậy, ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác” (3). Tiết kiệm là nét đẹp văn hoá, là phẩm chất, phong cách cần có của người cán bộ cách mạng, bởi theo Hồ Chí Minh có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Người đã tiên lượng cảnh báo “Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền” (4); “Sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào” (5). Bác trăn trở không hài lòng trước một thực tế “Còn một số đảng viên, cán bộ đang còn xa xỉ, tham ô, lãng phí, không biết tiếc, biết tôn trọng của công, không biết thương tiếc của cải do mồ hôi nước mắt đồng bào làm ra” (6)...

Chất hài trong văn học

09/02/2022 lúc 09:24






L





ạ thật, một dân tộc thông minh, hóm hỉnh, một đất nước luôn luôn lạc  quan yêu đời, yêu cuộc sống, mặc dù vận nước cứ mãi lao đao, chiến tranh mất mát, cuộc sống kham khổ song chẳng thiếu tiếng cười. Thế tại sao lại sản sinh ra một nền văn học nghệ thuật thiếu chất hài, dư chất rầu rĩ, bi ai, tôn sùng chủ nghĩa đau thương trong văn học, lạc hậu chăng? Hay cái châm ngôn "Giọng vui khó nói, điệu buồn dễ hay" vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức người làm văn học nghệ thuật đời nay?
Các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ luôn luôn có tiếng khóc lóc, tiếng cãi vã, tranh luận, đối thoại thì nghe ai nói cũng "hay" toàn lời văn hoa văn vẻ, lý sự rẻ tiền và  ngoại cảnh thường là cảnh chia ly, chết chóc, đau buồn, đồn công an, tòa án, bệnh viện, nhà tù, nghĩa địa... Hình như chủ nghĩa đau thương đang chiếm thế thượng phong? Vì cớ làm sao "chủ nghĩa nước mắt" vô nghĩa lý này thắng thế và có nhiều tín đồ? Trên sân khấu người ta lấy nước mắt kêu gọi nước mắt, lấy nụ cười kêu gọi nụ cười. Đó là cách chọc cười, chọc khóc kém cỏi và rẻ tiền nhất. Có người nói: "Muốn đánh giá trình độ văn minh, văn hóa của một dân tộc, cứ vào rạp hát, nghe tiếng khóc, tiếng cười, tiếng vỗ tay thì biết". ................

Để quy tụ tài năng trí thức văn nghệ sĩ

09/02/2022 lúc 09:24






T





rí thức là tầng lớp người chuyên làm việc bằng lao động trí óc và có trí thức chuyên môn cần thiết trong các lĩnh vực sáng tạo: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, thông thường có học vấn và bằng cấp từ cử nhân trở lên, có hoạt động thực tiễn ít nhất cũng từ trên -  dưới mười năm. Tầng lớp trí thức có nhiều cấp độ: có bộ phận được coi là tinh hoa, còn đại bộ phận dù đạo đức và tài năng khác nhau, phẩm chất và cống hiến xã hội không giống nhau, nhưng tất cả họ đều có một lý tưởng chung: Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, có thể nói: Trí thức là linh hồn của văn hoá dân tộc. Trí thức văn nghệ sĩ là một bộ phận của giới trí thức nói chung. Trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, giới trí thức khoa học, văn hoá đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và chấn hưng đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà nhà bác học Lê Quý Đôn quả quyết: “Phi trí bất hưng”(1). Từ ngày có Đảng, nhất là từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách hào phóng, trọng dụng, biệt đãi những trí thức nhân tài trưởng thành dưới chế độ cũ hoặc từ các nước tư bản chủ nghĩa song song việc tạo một tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa luôn luôn trung thành với lý tưởng: Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Ngay từ bấy giờ...

Văn Bốn - một nhịp cầu bắc vào văn học

09/02/2022 lúc 09:24






C





ảm giác đầu tiên gặp Văn Bốn (Văn Xương), với tôi, anh là một chàng thư sinh mảnh khảnh. Tất nhiên về tướng mạo học, củi khô quắt queo nhưng thường cháy đượm hơn củi tươi. Và đó là đặc tính của tinh thần, càng gầy gò quắt queo thì càng rực cháy. Những nhà văn như Cao Hạnh ở Quảng Trị, Sương Nguyệt Minh bên Quân đội giới thiệu: “Văn Bốn là một cây bút viết văn xuôi ở Quảng Trị”. Tôi giật mình.
Bao giờ cũng vậy, mỗi khi ai đó được giới thiệu là “Cây bút văn xuôi”, thi tôi đều giật mình. Chắc các bạn cũng hiểu cảm giác này của tôi, nước ta là nước “Tam nông”: Nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Nước ta cũng được dân ta tự mệnh danh là “Thi quốc”, cả nước làm thơ. Người người làm thơ, làng làng làm thơ, nhà nhà làm thơ. Nói một cách nghiêm túc thế này: Bói mãi trong lịch sử văn học Việt Nam, mới tìm được cuốn tiểu thuyết lịch sử hàng vừa “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Thì Chí…

Sám hối và tự hủy

09/02/2022 lúc 09:24






T





ừ ngày luồng gió đổi mới thổi ùa vào xã hội, mọi ngõ ngách của đời sống đều có những xáo động, nhiều xáo động đến ngỡ ngàng. Riêng trong đời sống văn học đã có những bước ngoặt rất đáng khích lệ. Sáng tác đã có dấu hiệu chuyển mình. Rõ nhất là thái độ tiếp cận hiện thực ở nhiều chiều, nhiều góc độ, dấu vết cái tôi của nhà văn càng ngày càng rõ thêm ra. Xu hướng đi tìm cái mới trong phương pháp sáng tác cũng khá sôi động. Cùng với đó, trong lý luận phê bình, người ta bắt đầu có thái độ khoa học hơn khi nhận chân lại những giá trị trong quá khứ. Nhiều giá trị do hoàn cảnh lịch sử mà trước đây chưa được ghi nhận thì nay đang được đặt lên bàn xem xét một cách bình đẳng, ví như bộ phận văn học miền nam trước 1975, văn học của cộng đồng người Việt ở nước ngoài v..v..Theo tôi, đó là những dấu hiệu khoa học tích cực và rất đáng khuyến khích.
Tuy nhiên, không hiểu từ đâu, lại xuất hiện xu hướng sám hối và hầu như trở thành “mốt” khi ai đó muốn chứng tỏ mình là con người tiến kịp trào lưu mới thì phải tự sám hối, thậm chí phải tự lên án phỉ báng vào mình và vào tất cả những giá trị có thật đã làm nên một nÒn văn học Cách mạng song hành cùng cuộc sống của dân tộc trong suốt chiều dài đấu tranh giải phóng đất nước...

Vai trò của Trí thức đối với doanh nhân, doanh nghiệp

09/02/2022 lúc 09:24

I. Trí thức trong lịch sử công thương, chấn hưng đất nước:
Ở thế kỷ XVIII, những cải cách táo bạo ngang tầm thời đại của vương triều Quang Trung đều thành công rực rỡ là nhờ đâu? -  Nhờ tầm nhìn kinh tế xa rộng, đường lối dân vi bản “để giữ chặt lòng người” (Chiếu lên ngôi), chính sách “cầu hiền tài”, “chiếu khuyến nông”, tư tưởng “thông thương tiến bộ”, mở cửa biên giới đối với nhà Thanh, tăng cường quan hệ kinh doanh với thuyền buôn các nước tư bản phương Tây. Chủ trương chấn hưng công, thương nghiệp của vị minh quân Quang Trung được thể hiện ở sắc lệnh “khoan thư” sức dân, mở cửa ải, thông thương buôn bán, khiến cho các hàng hoá không ngưng đọng, cốt làm lợi cho dân chúng. Đối với trí thức, nho sĩ, kể cả quan lại trong vương triều cũ tài năng đều được thuyết phục, sử dụng vào bộ máy Nhà nước, ở những chức vụ cao xứng đáng với tài năng của họ. Ngô Thị Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp là những bậc thâm Nho, đại bút có nhiều kế sách để xây dựng nền kinh tế hàng hoá, nền giáo dục, học thuật giàu bản sắc văn hiến, với ý thức tự chủ, tự cường rất cao.
Dưới thời Nguyễn, thủ công nghiệp trong nhân dân khá phát triển; nhưng vì chính sách “trọng nông ức thương” đã ảnh hưởng xấu tới phát triển nội, ngoại thương, thiếu những doanh nhân giàu có đứng ra kinh doanh các mặt hàng quan trọng (xây dựng, nghề sành sứ, dệt tơ lụa) làm cơ sở cho sự ra đời các công trường thủ công tư bản chủ nghĩa. Hiện tượng nhà kinh doanh Chu Văn Hổ tự bỏ vốn, xin Nhà nước cho khai thác mỏ kẽm Bản Sơn Thái Nguyên với nhiều công nhân được chuyên môn hoá chỉ là cá biệt....

« 3536373839 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground