Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 17/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Phan Duy Nhân và văn ảnh Ngậm ngải tìm trầm

10/02/2022 lúc 15:45

Phan Duy Nhân (tên thật Phan Chánh Dinh, bí danh là Nguyễn Chính) sinh ngày 6/10/1941, nguyên quán xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Mất ngày 8/7/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Viết báo, làm thơ từ những năm 1960 với các bút hiệu: Phan Duy Nhân, Dương Phù Sao, Thiết Sử… được xem là một trong những người mở đầu cho dòng thơ ca yêu nước, chống Mỹ - ngụy của tuổi trẻ các đô thị miền Nam trước 1975...

Đá trôi, làng không trôi

17/12/2021 lúc 10:06

Quảng Trị có khoảng 1.000 làng lớn, nhỏ, xưa và nay, cũ và mới. Trong quá trình làm báo, tôi đã đến khoảng 2/3 số ấy, hy vọng sẽ đi hết các làng còn lại trong những năm tiếp theo.

Từ 65 làng cổ đầu tiên được thành lập từ 1075 đến 1553 cho đến ngày nay trải qua đã khoảng từ 6 - 9 thế kỷ. Một số làng xa xưa hình thành ở Quảng Trị nay vẫn còn giữ nguyên tên gốc làng cũ từ phía bắc Đèo Ngang trở ra như Cổ Trai (Vĩnh Linh) là một trường hợp đặc biệt, xuất xứ từ trấn Hải Dương, ngày nay thuộc thành phố Hải Phòng. Còn sau mốc này thì có các làng như Cang Gián (Gio Linh, đúng ra tên gốc phải viết là Do Linh) vốn gốc Hà Tĩnh, hay Bích Khê (trước là Hồng Khuê vì kỵ húy nên đổi thành Bích Khê, gốc tỉnh Hà Nam)...

Giếng làng

17/12/2021 lúc 10:10

Cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng của làng quê truyền thống, từ lâu đã đi vào tâm trí của bao thế hệ người con đất Việt. Trong ba biểu tượng đại diện cho làng quê ấy, thì làng Quảng Xá (xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh) đều có cả. Tuy nhiên, trải qua bao biến cố của thời gian và thăng trầm lịch sử, đến nay chỉ còn lại cây đa và giếng nước.

Làng Quảng Xá là làng quê thuần nông, là một trong ba vựa lúa lớn nhất của huyện Vĩnh Linh (Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy). Theo lời kể của những người cao tuổi, trước đây trong làng không có giếng, phải đi lấy nước ở các làng khác. Một hôm có ông thầy địa lý đi qua và chỉ cho dân trong làng nơi có mạch nước ngầm nên giếng làng xuất hiện từ đó.

Vườn đào kết nghĩa trên quê hương Quảng Trị

10/12/2021 lúc 10:11

Cho đến nay chắc không mấy người biết rằng trên quê hương Quảng Trị của chúng ta từng có những tổ chức hoạt động bí mật hưởng ứng phong trào Cần Vương, chống thực dân Pháp mang cái tên bán công khai là Vườn Đào Kết Nghĩa.

Về miền Văn chương Xuân Mỵ

10/12/2021 lúc 10:20

Xuân Mỵ là một trong 65 làng cổ của châu Minh Linh xưa, thuộc huyện Gio Linh và huyện Vĩnh Linh ngày nay. Trải qua hơn 500 năm tạo dựng hưng nghiệp, người dân làng Xuân Mỵ đã chung lưng đấu cật, xây dựng hương thôn ngày càng phát triển. Không chỉ có vậy, những người dân quê chân chất ấy đã tạo nên danh xưng đất học với nhiều thế hệ xưa và nay đỗ đạt, thành tài, có ích cho xã hội.

Đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam

30/09/2021 lúc 10:14

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta (1954 - 1975) là bản hùng ca bất tử về tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí sắt đá và sức sáng tạo kỳ diệu Việt Nam trong thế kỷ XX; trong đó, Đường Hồ Chí Minh trên biển là một trong những minh chứng cụ thể và sinh động nhất. 60 năm đã trôi qua nhưng những kỳ tích của “Đoàn tàu không số” trên tuyến vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển” mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta; tiếp thêm niềm tin, sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Gà Cùa

27/04/2022 lúc 09:13

Gà Cùa ngày chạy khắp đồi
Ăn no, về tối ngủ ngồi trên cây
Gái Cùa ngày ngảy leo cây
Ăn xong bữa tối leo ngay lên giường

Nhớ quê, mùa lũ về...

27/04/2022 lúc 09:13

 





T





huở niên thiếu tôi sống ở làng quê, một làng quê thật nghèo, người dân làm lụng đầu tắt mặt tối quanh năm vẫn cơ cực. Ngay cả cái dáng hình của làng cũng vậy, nhỏ mà dài ngoẵng, nhìn cứ thấy tội tội. Cuộc sống của dân quê nhờ vào cánh đồng trước mặt, một năm hai vụ lúa, hạt thóc làm ra trong cái lo ngay ngáy của bao người, bởi có khi hạn lúa cháy đỏ đồng; có mùa lũ nước lên, chưa kịp gặt  thì “hạt ngọc nhà trời” là mồ hôi công sức, ngóng trông, hy vọng... đã thi nhau mọc mầm trắng toát. Quê tôi không có dòng sông, cây đa, sân đình, khép mở dăm ba bến nước thanh bình như những làng quê khác. Chính giữa cánh đồng chỉ có một con mương to và sâu, chạy thẳng tắp. Nó được nối từ những mạch nước ngầm trong vắt của Rú Lịnh, tưới nước qua cánh đồng làng rồi đổ ra tận Bàu Sen - Quảng Bình xa tít tắp ngày thường nước của con mương trong vắt, soi rõ từng cọng rong đuôi chó mềm oặt, ngả ngớn, đông đưa theo dòng nước chảy. Chỉ đến mùa lũ tháng bảy tháng tám âm lịch, nước mới trở nên đục ngầu. Mùa này ở quê tôi thường có mưa, mưa dầm dề, mưa rả rích suốt ngày qua đêm. Cánh đồng làng chỉ qua một đêm mưa thôi đã trở thành một biển nước lênh láng. Đó cũng chính là khởi đầu của một mùa đơm cá lũ thật nhiều cảm xúc, nhất là đối với những đứa trẻ, khi mà từ sáng sớm đã nghe những tiếng gọi ý ới đầu thôn cuối xóm, những bước chân gấp gáp, rộn ràng. Những dụng cụ đơm cá lũ qua một năm hun khói đen bóng trên giàn bếp được mang xuống, bắt đầu một mùa mới thật bận rộn và chỉ kết thúc khi ngoài kia trời bắt đầu chớm những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa đông rét mướt đang về.
Không biết nghề đơm cá lũ ở quê tôi có từ bao giờ, thế hệ của chúng tôi đã là thứ mấy chắc đã lâu lắm rồi vì không ai nhớ nỗi. Chỉ biết rằng khi nước lũ ngập đồng không còn thấy bóng dáng những bờ thửa quen thuộc, ấy cũng là lúc từng đàn cá tôm từ Bàu Sen xa lắc lơ bắt đầu ngược dòng mương kéo nhau lên đẻ trứng. Không hiểu ở ruộng đồng quê tôi vốn nghèo xơ nghèo xác lại có cái gì đó cuốn hút chúng đến vậy. Nghề đơm cá lũ đối với các cậu tôi là nghệ sỹ bậc thầy. Lúc nhỏ, tôi thường được các cậu cho đi phụ việc để được học hỏi. Dụng cụ đơm cá lũ rất nhiều thứ và đều được đan bện từ tre; thứ đơn giản như cái xà- róc, chỉ cần năm sáu thân tre chẻ mỏng, bện thành hình như cái loa, dùng để đặt ở những rảnh nước trên bờ ruộng đón cá về; cho đến những thứ phức tạp, cầu kỳ như giá, lờ, đục... Các cậu tôi rất khéo tay, họ đan bện được nhiều thứ rất tài tình. Lũ trẻ chúng tôi cứ ngồi vây quanh mà xem, thích thú đến há hóc cả mồm.
Dụng cụ là thứ không thể thiếu nhưng cái quan trọng mang tính quyết định nhất để đơm được cá lũ chính là kinh nghiệm. Làm sao để đón luồng cá lên, về, ở thời điểm nào, bằng dụng cụ gì... đó chính là những bí quyết nhà nghề mà không phải ai cũng làm được, kể cả những người có thâm niên hàng chục năm. Thử tưởng tượng đứng giữa biển nước mênh mông, đục ngàu, chỗ thì lửng lờ bí ẩn, chỗ thì xoáy hung hãn cuồn cuộn mà đoán được hình dáng con cá con tôm thế mới là tài. Cá ở Bàu Sen rất nhiều, nhưng vào mùa lũ ngược dòng mương lên đẻ trứng chỉ có một số loài đặc trưng như chép, diếc, trắm cỏ, lúi, rô đồng... bởi đây chính là mùa sinh sản của chúng. Nhiều nhất phải kể đến là cá chép, ở quê tôi gọi là cá gáy. Cái thứ cá bình thường thì lặng lẽ tận đáy sông, đáy hồ, phải mùa nước lên mới kết nhau thành từng đàn, bụng lặc lè những trứng, bơi ào ạt xé nước để lộ những sơi râu và đuôi màu đỏ như máu. Thường vào đêm mưa to, khi nước đục từ dòng mương bắt đầu đổ vào Bàu Sen là lúc cá gáy bắt đầu lên, đến sáng thì từng nhóm mười đến hai mươi con bỏ mương lớn để rẻ vào đồng, cằn lên tận thửa ruộng cao nhất ngậm cành cỏ thia để đẻ trứng. Người đơm cá gáy tinh ý cứ lặng lẽ theo luồng đi của chúng rồi chặn lối về bằng cách giăng sáo hay đắp bờ cao, dùng nơm to chụp là bắt được trọn bầy. Mấy năm ở quê tôi chỉ một lần được tham gia một cú để đời như vậy. Nhìn những con gáy mình đen xanh hoảng loạn, vùng vẫy chạy xé nước từng đường như tên bắn song đều lần lượt bị tóm, trong thật thích mắt. Lần đó tôi chẳng bắt được con nào, dù từ đầu đến chân bê bết bùn đất. Ở nhà bà tôi đã chuẩn bị sẵn nồi cháo, sau khi bỏ vài con ngon nhất vào nồi, còn lại bao nhiêu bà tôi mang ra chợ bán. Cháo cá gáy nấu với gạo thơm thêm ít đậu xanh ăn ngọt lịm cả cuống lưỡi.
Khác với cá gáy, cá diếc thích đẻ trứng ở chỗ nước sâu nên phát hiện được chúng không phải là chuyện dễ, phần vì đây là loại cá nhỏ, thích đi sâu và lặng lẽ hơn. Cá diếc thường ở lại lâu, chúng cứ bơi vật vờ theo từng đàn, khi nước rút mới chịu đẻ trứng vội vàng quay về. Đơm cá diếc bằng xà- róc là tuyệt nhất. Khi đồng còn lênh láng nước, bờ ruộng ngập lút, các cậu tôi thường dùng chân dò dẫm cứ khoảng ba mươi mét thì đào một rảnh nhỏ đặt vừa cái xà- róc, miệng hướng ngược dòng nước chảy rồi dùng que găm lại thật chắc chắn. Khi nước rút lộ bờ, diếc bắt đầu thoát ra mương để trở về theo các rãnh chảy, thế là chui vào đáy xà-róc mắc cứng. Cứ ba mươi phút đi dỡ cá một lần, thường thì một xà- róc mắc một đến hai con, cũng có khi gặp luồng đi cả đàn chui vào, không gở được, đành phải bẻ từng nan tre một thay vào đó một cái mới. Thông thường một đợt lũ ngập đồng ở quê tôi chỉ diễn ra trong một hai ngày, đến chiều, khi trời quang đãng, lấp ló vài tia nắng yếu ớt sau rạng tre già là tối thể nào nước cũng rút mạnh. Đó cũng chính là thời điểm những cái xà- róc phát huy tối đa công suất. Qua một đêm, cảm giác hấp dẫn và sướng mắt nhất là lúc tưng bửng sáng chứng kiến những cái xà- róc chật cứng cá; màu trắng ánh bạc của diếc, mà xanh vàng của những chú rô đồng béo ngậy, màu xám của lúi... Thi thoảng còn có những ả trắm cỏ tròn lẳn, to như bắp tay hay một vài gả tràu ngốc ngách chết vì ham mồi...
 
 

Địa chí Quảng Trị công trình bách khoa thư đặc biệt quan trọng

06/09/2021 lúc 15:30

Địa chí hay Dư địa chí là loại sách ghi chép một cách tổng hợp các mặt từ địa lý tự nhiên, địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu đến sản vật, phong vật, cộng đồng dân cư, tộc người, đến chính trị kinh tế, lịch sử, văn hóa xã hội... của một quốc gia, một khu vực, một tỉnh thậm chí của một làng, một xã. Không chỉ sách địa chí ngày nay, mà từ xưa các bộ địa chí cổ của Việt Nam đều có mục đích cung cấp kiến thức hiểu biết toàn diện và hệ thống về mảnh đất con người nói chung hay một vùng lãnh thổ - hành chính - cư dân tùy theo từng cấp độ đã được hình thành trong tiến trình lịch sử.

Các vị thần linh trong lễ cúng A Da Koonh của người Pa Cô

06/09/2021 lúc 15:47

Người Pa Cô1 cư trú trên vùng núi của huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông từ lâu đời và được xem như là chủ nhân của vùng đất này. Trước đây, địa bàn cư trú của người Pa Cô là một vùng rộng lớn xuôi xuống gần giáp ranh với đồng bằng và sang cả Lào. Dân số của người Pa Cô trên địa bàn 2 huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông hiện nay có khoảng 16.423 người, phân bố trên 28 xã và thị trấn.

Chàng trai Pa Kô làm phim về “cuộc chiến” với COVID-19

31/08/2021 lúc 15:16

Những ngày này, cùng với thông tin về tình hình dịch bệnh, bộ phim ngắn “Đại chiến Corona virus” đang được nhiều người dân trên địa bàn, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm. Người sản xuất bộ phim là Hồ Văn Ngởi, sinh năm 1992, trú tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa.

Thành hoàng làng Phương Sơn: Huyền tích, thần tích và hiện thực

16/08/2021 lúc 15:18

Yến Thọ
Quảng Trị là một mảnh đất có bề dày về lịch sử - nơi gặp gỡ, hội tụ và giao lưu của nhiều nền văn hóa; trong đó có cuộc tiếp xúc, hòa hợp, hòa nhập, kế tục, tiếp biến, chuyển hóa của các yếu tố giữa hai nền văn hóa Champa và Đại Việt trong quá khứ. Chính quá trình thừa kế quyền sở hữu đất đai đã dẫn đến quyền sở hữu các thành tựu văn hóa. Người Việt xây dựng làng xóm của mình trên các làng xóm cũ của người Chăm, sử dụng lại các công trình quân sự, hệ thống thủy lợi, công trình tôn giáo tín ngưỡng như chùa chiền, đền tháp... của người Chăm. Và một khi đã chấp nhận sống trên những gì mà người Chăm để lại thì người Việt cũng phải nhanh chóng tìm cách hợp thức hóa ngay những gì thuộc lớp người tiền trú để lại thành cái của mình. Chính điều này là cơ sở, là xuất phát điểm sản sinh ra các huyền tích mà vốn dĩ liên quan đến cuộc sống của người Chăm nhưng lại mang cảm quan tư duy của người Việt. Sự tích về vị Thành hoàng làng Phương Sơn (xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong) chính là một trong rất nhiều câu chuyện ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Bức thư của liệt sĩ Hồ Kã tại Bảo tàng Quảng Trị

16/08/2021 lúc 15:41

Trong cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã có biết bao lớp người vĩnh viễn ra đi không ngày trở lại. Máu xương, hồn phách của họ đã hòa chung vào lòng đất mẹ để cho hôm nay sỏi đá đổi màu, mầm xanh vươn tốt. Những bước chân vội vã chập chùng của đoàn quân ra trận ngày ấy có các chàng trai cô gái tuổi đời đang còn rất trẻ. Dẫu biết rằng “ra đi từ đó không về” nhưng tiếng gọi của non sông luôn thôi thúc người người cất bước. Có những con người “đi mãi” không lời trăn trối, chỉ để lại cho người thân những dòng thư viết vội dưới giao thông hào hay trên trận địa sát kề tay súng; để lại niềm tiếc thương vô hạn trong tiếng khóc nghẹn ngào của người mẹ chờ con lúc chiều về nơi cuối xóm. Bức thư của liệt sĩ Hồ Kã hiện trưng bày tại Bảo tàng Quảng Trị là một trong số những lá thư từ chiến trường mà người con, người em trai gửi về cho mẹ và chị gái ở trong hoàn cảnh như vậy.

Hò địch vận và kháng chiến chống Pháp

09/08/2021 lúc 09:00

Tiếng súng xâm lăng của thực dân Pháp là điềm báo một đại hoạ cho dân tộc Việt Nam. Chính quyền phong kiến thời bấy giờ đã bất lực trước lực lượng hùng hổ của chúng. Thế là nhân dân ta lâm vào cảnh “nước mất, nhà tan, đời nô lệ”! Biết bao gia đình đang chăm chút làm ăn trong cảnh đoàn tụ êm ấm đành chịu cảnh chia lìa, đau thương tang tóc:

Quảng Trị ơi, đất sao đất lạ đất lùng

27/04/2022 lúc 09:13

Chính sử ghi chép rạch ròi nói rằng: Ô Châu được đổi thành Thuận Châu và Châu Rí là Hóa Châu. Tuy vậy địa danh Ô Châu cũng như Hóa Châu vẫn được dùng để chỉ một vùng đất mới như lời vịnh về bức dư đồ của vua Lê Thánh Tông.

Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm

28/07/2021 lúc 08:14

Thấm nhuần sâu sắc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Qua các kỳ đại hội, Đảng ta đều có chủ trương quan tâm đến công tác ưu đãi người có công với cách mạng, chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội XIII của Đảng xác định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp và chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và của xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú. Cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công, nâng cấp các công trình đền ơn đáp nghĩa’’. Có thể nhìn nhận công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng từ thực tiễn và bài học kinh nghiệm ở Quảng Trị.

Đông Hà, từ chợ làng đến trung tâm thương mại

27/04/2022 lúc 09:13

Tìm hiểu hoạt động buôn bán và hệ thống các chợ làng thuộc địa bàn thị xã Đông Hà nói chung và chợ Đông Hà nói riêng, từ lịch sử ra đời, quy mô, hình thức hoạt động đến các mối quan hệ kinh tế... sẽ góp một phần không nhỏ vào sự hiểu biết lịch sử, văn hoá một vùng đất, vì nó là một thành tố tích tụ trong di sản văn hoá truyền thống ông cha ta gầy dựng đời này sang đời khác.

Cồng chiêng trong các lễ hội miền Tây Quảng Trị

12/07/2021 lúc 09:20

Cồng chiêng là một loại hình văn hóa mang tính đặc trưng vùng miền của đồng bào dân tộc huyện Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

« 34567 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

18/04

25° - 27°

Mưa

19/04

24° - 26°

Mưa

20/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground