Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Phan Quang - người nhiều hơn một nhà

27/04/2022 lúc 09:13







C





ổ nhân khuyên: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Lại nói: Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.
Nhưng ông Phan Quang, người bước vào tuổi 85 với tập bài báo nhỏ Xuân bao nhiêu tuổi là người có rất nhiều nghề mà xem ra nghề nào cũng tinh, cũng chín, cũng thành Nhà hẳn hoi. Tôi không nhầm thì trong cõi nước Nam hiện nay, ông chưa là người nhiều Nhà nhất, nhưng là hàng thứ nhất của những người nhiều Nhà ra Nhà
1. Trước hết, ông là một nhà báo: Đầu kháng chiến chống Pháp, mới 17 tuổi, từ đất Quảng Trị ông được điều ra làm báo Cứu Quốc Khu IV, và cho tới nay, ông đã sử dụng tất cả các thể loại báo chí: từ một tin nhỏ, bài báo, đến phóng sự, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên đề… Chẳng ai nhớ hết, thống kê hết số lượng bài báo. Nhưng in lại được một phần những bài viết không chỉ ghi dấu những mốc son lịch sử của đất nước mà còn có giá trị thời sự như Phan Quang tuyển tập kỷ niệm tuổi 70 như ông là của hiếm...


Tình sâu nghĩa nặng trên nước bạn Lào

27/04/2022 lúc 09:13






V





ừa thăm lại chiến trường xưa thuộc vùng Trung và Hạ Lào, vừa chuyển phân Con Công sang đây để cung cấp cho các bộ tộc Lào chăm bón cho các loại cây công nghiệp đang phát triển trở về, Cựu chiến binh doanh nhân Nguyễn Thế Hoài - Giám đốc Công ty TNHH Trường Anh tuy bận rộn với việc điều hành, quản lý hai nhà máy vẫn dành cho chúng tôi vài giờ gặp gỡ, giao tiếp tình. Anh vồn vã mời chúng tôi những ly rượu thơm nồng đậm đà của những người bạn Lào chí thân đã một thời sát cánh cùng đơn vị quân tình nguyện của anh vào sinh ra tử trên các chiến trường tiểu trừ lũ phỉ Vàng Pao và tàn quân Khơ - me đỏ để bảo vệ dân Lào và Việt kiều, anh vừa đăm chiêu hồi tưởng lại những năm tháng làm song song hai nhiệm vụ: Cầm súng chiến đấu và cầm kềm búa rèn cuốc, cày, dao, rựa… cung cấp cho nhân dân nước bạn ở nhiều bản làng thuộc huyện Đồng Hến và Ác – xa – phăng - thông tỉnh Sa – van – na - khẹt. Những kỷ niệm sâu sắc dạt dào trong anh và chúng tôi như được cùng anh trở về những năm tháng sống động hào hùng trên chiến trường Trung - Hạ Lào cách đây hơn 30 năm về trước.
Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông cấp 3 Vĩnh Linh (Bình Trị Thiên) tháng 2/1980 tôi tình nguyện nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Sau mấy tháng tập luyện gian khổ với quyết tâm: “đổ nhiều mồ hôi trên thao trường, đổ ít máu xương trên trận địa” tôi được biên chế vào đơn vị pháo binh C14 trực thuộc E830 F968 là Sư đoàn làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và vinh quang ở nước bạn Lào...

Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

27/04/2022 lúc 09:13






N





gày 26/6/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 794/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH và Ban vận động Trung ương cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định 2288/QĐ-UBND ngày 22/11/2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh, đồng thời xây dựng quy chế hoạt động, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thành lập ban chỉ đạo mới, xây dựng kế hoạch hoạt động, kế thừa và phát huy thành quả sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh trong những năm qua.
Trên cơ sở hoạt động của phong trào TDĐKXDĐSVH do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Trị chủ trì và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban MTQVN tỉnh Quảng Trị chủ trì, những năm qua công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong những ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức đều khắp ở các địa phương trong tỉnh, thu hút đông đảo nhân dân tham gia sôi nổi. Hoạt động chiếu phim được tổ chức chu đáo, lồng ghép nhiều nội dung truyền thông có tác dụng tốt trong việc nâng cao nhận thức về mọi mặt của người dân trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Công tác tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn, tiêu chí công nhận danh hiệu làng văn hóa; gia đình văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới…theo các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy chế, thông tư của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch được tiến hành thường xuyên, tạo sự chuyển biến về nhận thức của các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh...

Chuyện kể của thầy giáo đi B

27/04/2022 lúc 09:13






K





hoảng 10 giờ sáng ngày 15 tháng 10 năm 1998 khi tôi đang làm việc tại phòng thì cô văn thư vào báo “Thầy có bạn cũ đến thăm”. Tôi vội sắp xếp giấy tờ để gặp khách, thì ông bạn đã đứng ngay trước cửa phòng lớn tiếng hỏi “Đây có phải là phòng của ông Trưởng phòng Lê Gia Hà không?”. Nghe giọng nói vừa nhìn rõ mặt nên tôi trả lời. “Là thầy Đỗ Tất Duyện người làng Nghĩa An, Cam Thanh phải không?” ông bạn bảo “Cậu này khá đấy”!. Thế rồi chúng tôi ôm chầm lấy nhau mà mắt cay, tim đập loạn xạ.
Đã hơn 35 năm mới gặp nhau, chúng tôi vốn là những giáo viên của Khu vực Vĩnh Linh – nơi tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa những năm 60 của thế kỷ trước. Anh Hồ Tất Duyện được điều động vào Nam ở địa bàn Quảng Trị cùng đoàn khoảng 25 giáo viên mà hồi ấy gọi là đi B. Tôi được phân công đưa học sinh ra Bắc theo Kế hoạch K8 lúc đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt Vĩnh Linh, đi học đại học, vào quân đội tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972. Trở lại công tác ở Quảng Trị từ 1976 đến 2001 thì nghỉ hưu. Mỗi người mỗi ngã đến bây giờ mới được gặp nhau. Quý hóa cảm động biết bao nhiêu. Tôi rủ ông bạn ra “quán bia 4 bà”, cái quán bia “khổ” thuộc đất của chợ Đông Hà bấy giờ để giãi bày tâm sự. Bia vào, lời ra, lòng xốn xang bao niềm trắc ẩn. Nhìn ông bạn với bộ đồ lính bạc màu, mái tóc xác xơ, vết thương hằn sâu ở cổ, khi nói phải đặt tay vào chỗ lõm của vết thương mới nói được rõ lời. Tôi không cầm được nước mắt, nắm chặt tay anh và muốn anh kể cho nghe chuyện những năm tháng đã qua thời máu lửa của anh và bạn bè thời đi B năm xưa. Anh ngậm ngùi kể: “Mày có biết không? Tao và mấy chục thằng giáo viên quê ở phía Nam Quảng Trị được điều động đi Nam, chỉ qua một đợt huấn luyện ngắn, rồi được cấp phát các thứ cần thiết vượt tuyến vào Nam”. Một số cậu được phân công lên vùng núi, vừa phục vụ chiến đấu vừa tham gia giảng dạy các loại lớp học vùng chiến khu, vùng giải phóng. Còn hầu hết được phân công về đồng bằng – nơi Mỹ ngụy kiểm soát, ai về quê nấy để tiện bề hoạt động vì đã thuộc thông thổ. Tao được phân về làng Nghĩa An bờ bắc sông Hiếu. Đêm đầu tiên về làng thật sự hồi hộp, xúc động. Hơn mười mấy năm xa quê tao vẫn dễ dàng tìm về đúng ngõ nhà mình. Khi nhìn thấy mẹ đứng đầu hiên nhà tao vừa khóc vừa vội chạy đến với mẹ, mẹ tao nhảy ra và gọi: “Ôi! Có phải thằng Duyện đấy không?...”

Nhớ những giai điệu Khe Sanh thuở ấy

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong diễn văn nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhắc đến một địa danh ở Việt Nam gây nên bao nỗi kinh hoàng cho lính Mỹ ở thời chiến tranh. Đó chính là Khe Sanh – một thung lũng thuộc tỉnh Quảng Trị, ở bên đường 9 cách biên giới Việt – Lào chừng 10km.
Trong chiến tranh chống Mỹ, Khe Sanh đã được gọi là “Khe tử” của lính Mỹ. Nếu trận tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân Pháp ở thung lũng Điện Biên Phủ mang lại hòa bình cho miền Bắc Việt Nam qua Hiệp định Genève, thì trận nghi binh chiến lược ở thung lũng Khe Sanh từ ngày 24/1/1968 để tạo điều kiện cho toàn miền Nam tổng tấn công nổi dậy vào Tết Mậu Thân 1968 đã dẫn tới sự nhóm họp của Hội nghị bốn bên tại Paris vào mùa thu 1968. Năm nay, nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh (1968 - 2013), bài viết này nhằm tổng kết lại thành tích đóng góp của đội văn nghệ thuở ấy, nhằm góp phần thôi thúc cảm hứng cho các nhạc sĩ hôm nay viết về Khe Sanh qua cuộc thi sáng tác ca khúc về Khe Sanh do Báo Lao Động tổ chức.
Ngay sau khi lính Mỹ ồ ạt vào miền Nam, từ mùa xuân 1967, lính thủy đánh bộ Mỹ đã có mặt ở Khe Sanh, xây dựng một phòng tuyến thép cùng sự yểm trợ của máy bay ném bom...

Chiến thắng Khe Sanh đập tan chiến lược

27/04/2022 lúc 09:13






N





ằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa là vùng đất có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng: Phía nam tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên, phía bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp với tỉnh Savănnakhet - nước bạn Lào anh em; địa hình rừng núi hiểm trở, có đường 9 là huyết mạch giao thông nối liền Đông Hà- Lao Bảo….Từ đó, Hướng Hoá trở thành địa bàn trọng yếu, tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là cửa ngõ hành lang chiến lược của cả nước nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.   
Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, năm 1964, Nhà Trắng đưa quân chiến đấu Mỹ vào chiến trường miền Nam thực hiện chiến lược chiến tranh mới: Chiến tranh cục bộ. Nhằm tạo lập một “chốt cứng” ở phí tây- bắc chiến trường Trị - Thiên, Mỹ - nguỵ đã tập trung một lực lượng quân sự lớn hòng biến tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng thành vành đai trắng. Chúng tập trung mọi binh lực và kỹ thuật hiện đại, dựng lên hàng rào điện tử Mác-na-ma-ra chạy dài từ Cửa Việt lên đến tận biên giới Việt – Lào; trang bị nhiều vũ khí tối tân như máy bay B52, pháo hạng nặng 175mm, chất độc màu da cam, thiết bị nghe nhìn điện tử...cùng các loại vũ khí giết người kiểu mới, đồng thời dốc sức xây dựng tập đoàn cứ điểm Khe Sanh gồm các cứ điểm: Tà Cơn, Làng Vây, Khe Sanh và Huội San (Lào)... trở thành khu vực phòng thủ mạnh nhất. Cụm cứ điểm Tà Cơn được xây dựng với hệ thống công sự dày đặc, hình thành thế trận phòng ngự kiên cố, liên hoàn với cứ điểm Làng Vây nằm trên trục đường 9...

Đi tìm những nét đặc thù của văn hóa quê huơng

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi sống hơn hai mươi năm ở Hà Nội, gần hai mươi năm ở Huế và cũng gần hai mươi năm ở Sài Gòn nhưng cảm giác mình là người Quảng Trị không hề rời khỏi tôi dầu trong giây lát. Tôi không phải là kẻ giáo điều cuồng tín, tin răm rắp vào những giáo huấn ngày xưa như “Không nơi nào đẹp bằng quê hương mình” (Quốc văn giáo khoa thư) hay “Ta về ta tắm ao ta….” (Ca dao). Vậy thì do đâu mà tôi khó quên gốc gác của mình? Suy đi nghĩ lại, cuối cùng tôi tìm ra được vài nhân tố hun đúc cho người Quảng Trị có nét văn hoá khá đặc thù.
Trước hết đó là ngôn ngữ hay nói một cách cụ thể là cách phát âm cũng như từ vựng địa phương. Thời tôi học đại học ở Hà Nội, bạn bè tôi người Bắc thường nhận xét: “Tiếng của mày như tiếng trẻ con, chưa hoàn chỉnh”. Tôi mơ hồ thấy mình tự ti vì cách phát âm nặng, nhầm lẫn thanh hỏi ngã.v.v. Cũng may là thế hệ tôi đã thạo dụng từ phổ thông, biết nói cái “đầu” chứ không phải là cái “trôốc”, biết nói cái “sân” chứ không phải là cái “cươi” như các bậc cha chú ngày trước. Về sau khi có dịp làm quen với những nghiên cứu ngôn ngữ học, tôi phát hiện ra rằng tiếng Quảng Trị chứa rất nhiều từ Việt cổ. Những từ này theo thời gian “trôi” từ Bắc vào Nam, hoặc giả tồn tại từ thời Quảng Trị thuộc Bộ Việt Thường và lưu giữ qua nhiều biến cố lãnh thổ, khi thuộc Việt, khi thuộc Champa. Chẳng hạn từ “trôốc” mà người Quảng Trị còn dùng thường ngày thì ở ngoài Bắc chỉ có mặt trong cụm từ cố định “ăn trên ngồi trốc”. Tôi nhớ thời nhỏ đi qua vùng An Mỹ thuộc huyện Gio Linh nghe các cụ già gọi con trâu là con “tlâu”, cây tre là cây “tle”. Đối chiếu với tiếng địa phương Nam Định hay Ninh Bình thời các giáo sỹ dòng Tên ghi chữ quốc ngữ để giảng đạo thấy Chúa Trời được gọi là Chúa Blời”… Tiếng Việt cổ xuất phát từ đâu, ngữ hệ Môn-Khmer hay Hán Tạng, tôi không có chuyên môn đủ để đoán nhận nhưng theo thiền sư Lê Mạnh Thát, một người gốc Quảng Trị am tường ngôn ngữ và lịch sử thì rất nhiều từ Việt cổ có trong tiếng Tây Tạng hiện đại, chẳng hạn từ “trôốc” được người Tây Tạng gọi là “gtok”. Từ nỗi tự ti mơ hồ ban đầu, tôi chuyển sang trạng thái mơ hồ tự hào về gốc gác ngôn ngữ. Người Quảng Trị hoá ra thuộc nhóm người Việt cổ trên mảnh đất ngàn năm của mình chứ không hẳn là nhóm người theo chân Chúa Nguyễn đi vào đất Hoành Sơn! Một điều nữa khá đặc biệt gây nên “tính Quảng Trị” cố hữu của tôi là tôi xa quê hương từ hồi muời hai tuổi nhưng giọng nói thì không hề thay đổi. Năm 1975 tôi trở về quê nhà sau gần ba mươi năm xa cách, bà con chú bác ở quê thích thú thấy tôi vẫn giữ tiếng nói quê nhà, không hề pha tạp chút nào...

Một thuở "Ăn cơm Bắc đánh giặc Nam"

27/04/2022 lúc 09:13






T





heo lời giới thiệu và chỉ dẫn tận tình của các đồng chí cán bộ hội Cựu chiến binh (CCB) Vĩnh Linh tôi tìm về thôn Đặng Xá xã Vĩnh Lâm để gặp gỡ thương binh - CCB Trần Đình Kính, một trong những cán bộ chiến sĩ dũng cảm kiên trung của đơn vị đặc công thuộc lực lượng Công an Vũ trang (CAVT) bảo vệ giới tuyến Vĩnh Linh sau hiệp định Giơ-ne-vơ, người nổi tiếng một thời vào sinh ra tử trên các chiến trường Vĩnh Linh và Gio Cam, đã lập được nhiều chiến công xuất sắc trong những năm tháng “Ăn cơm bắc, đánh giặc Nam” thời kháng chiến chống Mỹ.
Qua khỏi cầu Châu Thị, đến cổng chào làng Đặng Xá rẽ trái vài trăm mét thì đến nhà bác Trần Đình Kính. Sau phút giây bỡ ngỡ, vợ chồng bác Kính niềm nỡ, thân tình mời tôi vào nhà. Khi hiểu rõ mục đích ý nguyện cuộc viếng thăm của tôi là muốn tìm hiểu những nhân chứng lịch sử cùng những chiến công của quân và dân Vĩnh Linh trong những năm tháng thực hiện phương châm chiến lược thông minh linh hoạt: “Ăn cơm Bắc đánh giặc Nam” nhằm chi viện, chia lửa cùng quân dân Quảng Trị trung dũng kiên cường, tuyến đầu của miền Nam Thành đồng Tổ quốc. Theo dòng ký ức, tôi như được quay ngược thời gian trở về quá khứ cách đây hơn 60 năm với biết bao sự kiện đã in đậm trong tâm khảm của mình. Bác Kính bắt đầu câu chuyện thật cô động và súc tích...

Nguyễn Hoàng với vùng đất Quảng Trị - Mấy vấn đề đặt ra hiện nay

27/04/2022 lúc 09:13

Trước đây sử sách triều Nguyễn rất mực đề cao vai trò chúa Nguyễn Hoàng, nhưng từ sau năm 1945, việc đánh giá về nhân vật lịch sử này chưa thống nhất trong giới Sử học: giữa công và tội, giữa chia cắt và phát triển đất nước, giữa hận thù và ơn nghĩa với chúa Trịnh  - vua Lê… Ngay cả việc Nguyễn Hoàng chọn Quảng Trị làm đất dựng nghiệp và ông đã gắn bó, thủy chung với vùng đất này hơn 55 năm cho đến lúc ông qua đời tại đây, trong khi điều kiện có thể làm cho ông di chuyển thủ phủ theo hướng “Nam tiến” cũng là vấn đề đáng bàn. Đó là một loạt câu hỏi không những làm cho lãnh đạo và nhân dân Quảng Trị băn khoăn cần sớm tìm lời giải đáp mà còn là vấn đề quan tâm của xã hội.
Với mong muốn nhân vật Nguyễn Hoàng được sớm nhìn nhận đúng đắn, đánh giá khách quan để Tỉnh có kế hoạch tôn tạo và phát huy di sản thời Nguyễn Hoàng nên UBND tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học Quảng Trị - đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613)...

Chúa Tiên và công cuộc mở cõi của dân tộc

27/04/2022 lúc 09:13

1. Biển Đông và con đường Nam tiến của Đại Việt
Lịch sử Việt Nam được mở đầu bằng sự ra đời của 3 vương quốc cổ đại đầu tiên là nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, nước Lâm Ấp - Champa ở miền Trung và nước Phù Nam ở miền Nam. Các vương quốc này cùng có chung một dải Biển Đông, đều tự nhận nguồn gốc biển của mình và trong thực tế biển đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, thậm chí quyết định sự hưng thịnh hay suy tàn của mỗi vương quốc. Lịch sử Việt Nam do được tích hợp từ 3 dòng như thế, tuy mỗi khu vực vẫn bảo tồn những nét truyền thống riêng, nhưng cũng sớm định hình một xu thế thống nhất của một dòng chảy chủ đạo là từ Văn Lang - Âu Lạc trải qua 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc đến Đại Việt - Đại Nam và Việt Nam. Lịch sử Việt Nam, vì thế, lại có một quy luật vận động riêng, trong đó năng lực khai chiếm các vùng biển đảo trở thành thước đo sức mạnh và vị thế của một vương triều hay một thời đại.
Chúng tôi chưa tập hợp được nhiều tư liệu của các thời kỳ trước, nhưng chắc chắn đến đời vua Lý Anh Tông, Đại Việt đã có cả một chiến lược biển với các sự kiện năm 1147 “dựng hành dinh ở trại Yên Hưng”1 để cai quản toàn bộ các vùng biển đảo; năm 1149 “cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương”2; năm 1161 “đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển Tây Nam để giữ yên miền biên giới”3; năm 1771 “vua đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết dân đinh đau khổ và đường đi xa gần thế nào”4 và năm 1172 “vua đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ ghi chép các phong vật rồi về”5... Lúc này lãnh thổ của Đại Việt đã mở rộng đến Quảng Trị và Biển Đông cũng được mở rộng đến biển Champa.
Bước sang thời Trần, công việc tổ chức khai thác và quản lý và phòng thủ biển đảo càng ngày càng được tổ chức quy củ và hiệu quả hơn. Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỷ XIII của quân dân Đại Việt và Champa đã sát cánh cùng nhau khai thác sức mạnh sở trường của mình tiềm ẩn nơi biển đảo để đánh bại đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới đương thời, không chỉ một lần mà đến cả ba lần. Năm 1301 vua Trần Nhân Tông đã mở rộng lãnh thổ, lãnh hải đến vùng Thừa Thiên và hơn trăm năm sau, vào năm 1402, trước khi bị quân Minh xâm lược, lãnh thổ, lãnh hải của nước Đại Ngu đã được mở rộng đến Quảng Ngãi...
 

Ký ức một thời

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ó là câu chuyện của những năm sáu bảy sáu tám.
Tôi người lính “ăn cơm Bắc đánh giặc Nam”. Đi hết một vòng “Vĩnh Linh luỹ thép” mới thấy đây là nơi “lửa chọi lửa”. “mặt đất nứt chiến hào” từ làng này qua làng khác được nối thông bằng ngoằn ngoèo những giao thông hào đào ngang tới ngực.
Qua sông Bến Hải, tôi men theo lối vào làng Huỳnh Hạ. Cánh đồng khô cỏ cháy. Thi thoảng có một căn hầm dân quân trụ lại. Hố bom và hố pháo loang lổ. Mặt đất như trên bề mặt mặt trăng. Từ Huỳnh Hạ đi ra Duy Viên qua làng Phúc Lâm là hậu cứ của trung đoàn 37 đơn vị hỗ trợ cho các xã phía Nam. Hồ Xá chỉ còn lại những đống gạch vỡ, xương sắt trồi ra. Vĩnh Nam, Vĩnh Trung, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch... là những làng chiến đấu chỉ còn lại ông già và nữ dân quân. Bầu trời lúc nào cũng sôi sùng sục. Tiếng máy bay gầm rít, tiếng súng cao xạ nổ lục bục, chen lẫn tiếng súng trường K44 nổ từng phát một...

Một đêm với ông Trần Hữu Dực

27/04/2022 lúc 09:13






N





ăm 1987, tôi và anh Nguyễn Văn Trung (hiện nay đã chuyển sang công tác ở đài Truyền hình Huế) có một chuyến công tác ở Hà Nội. Thời này các con đường quá xấu, cầu phà nhiều, phương tiện giao thông cũ nát, nên mỗi khi có chuyến đi xa là cả một nỗi nhọc nhằn. Hai chúng tôi chen lấn, va đập trong một chiếc xe khách cà khổ với hành trình chưa tới 700 km ròng rã trong ba ngày hai đêm; đến lúc trời nhá nhem mới giải phóng được chuyến xe lưu đày ép xác ấy, để được thở bầu không khí đất văn hiến ngàn năm.
 
Việc đầu tiên là chúng tôi khẩn trương tìm một chỗ trọ. Trời đang sập tối, hai thằng tôi trong bộ dạng nhếch nhác lang thang đến vài nhà trọ hỏi thuê phòng. Không hiểu do lượng khách vượt quá luật cung cầu, hay chủ trọ không tin tưởng vào đạo đức, khi coi tướng hai thằng tôi mà tất cả bọn họ đều từ chối quá mức lịch sự: "Xin lỗi, hết phòng"! Qúa tam ba bận chẳng kết quả gì làm chúng tôi đâm hoảng! Đường phố đã lên đèn, hai thằng tôi với hai cái túi cứ nặng dần bên vai lang thang trong dòng người lạ lẫm, trong đầu nghĩ mông lung. Tôi chợt nhớ đến địa chỉ 16 Lý Nam Đế mà anh tôi có lần nhắc đến; đó là chỗ ở của cậu tôi - ông cậu mà tôi chỉ hình dung qua những bà con bên ngoại một cách mơ hồ, vì cậu đã rời gia đình đi làm cách mạng gần hai mươi năm trước khi tôi có mặt trên cõi đời. Trong thế bí, chúng tôi liều quyết định tìm đến phiền tạm một đêm...

Ngững người con tuổi nhỏ chí lớn

27/04/2022 lúc 09:13






N





ếu ai đã từng sống, chiến đấu, công tác trên quê hương Triệu Phước (Triệu Phong), chắc hẳn sẽ không quên một vùng đất có cái tên thân quen, trìu mến nhưng rất đổi tự hào: Xuân, Phiên, Hà. Đó là tên thường gọi của ba thôn: Dương Xuân, Duy Phiên, Hà La. Đây là một ốc đảo nhỏ, xung quanh bao bọc bởi hạ lưu dòng Thạch Hãn, được ôm ấp sau lũy tre làng xanh mát bốn mùa.
Miền quê ấy đã bao đời nay vẫn ngọt ngào bao khúc dân ca:
Ai về Triệu Phước quê em
Tôm, cua, cá bạc đồng thêm lúa vàng
Chung tay xây dựng xóm làng,
Điểm tô quê mẹ đẹp trang sử vàng.
 
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có biết bao bà mẹ và gia đình đã nuôi giấu cán bộ cách mạng nằm vùng để hoạt động. Đặc biệt trong những năm từ 1956- 1972, nhân dân ở đây đã một lòng, một dạ đùm bọc nuôi giấu các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị và Huyện ủy Triệu Phong bám cơ sở xây dựng phong trào như các đồng chí: Nguyễn Tào, Trương  Chí Công, Tâm Thư, Đức Dũng, Hoàng Thiết, Vĩnh Quang....

Bà mẹ Việt Nam anh hùng với tuyến lửa

27/04/2022 lúc 09:13






M





ãi đến năm 2002, tức là 30 năm sau ngày mất, bà mới được nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (BMVNAH). Trong nhà lưu niệm họ Ngô vừa được khánh thành ở thôn Nam Cường, xã Vĩnh Nam; huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có treo đôi câu đối do giáo sư sử học trần Quốc Vượng tặng:
Quốc nội vì dân liệt sĩ tam
Tộc trung cách mạng lão thành tứ!
Một nhà có ba liệt sĩ, bốn vị cách mạng lão thành, giữa một vùng quê nghèo, khuất nẻo xóm Cồn, làng Huỳnh Công giáp Nam xưa quả là chuyện lạ. Trong nghĩa trang liệt sĩ huyện Vĩnh Linh có hẳn một khu dành riêng cho các liệt sĩ vào Đảng những năm 30 của thế kỷ XX. Ở một trong những ngôi đầu là ông Ngô Sừ, tham gia Cứu tế Đỏ rồi Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Tháng 5 năm 1930 lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Huyện Vĩnh Linh, đó là người con đầu của BMVNAH. Nhưng đó là chuyện sau này...
 
Trong Ngô tộc ở Huỳnh Công có lưu truyền gốc tích: Năm 1868 , khi kinh đô Huế thất thủ, người chủ chiến Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra khỏi thành. Bên cạnh ông có một người Cai đi theo hộ tống, đó là người họ Ngô. Nhưng khi theo ra đến Quảng Bình, qua hồi loạn, Tôn Thất Thuyết xuất bôn, ông không thể trở về quê cũ ở Thủy Cần, giáp biển (xã Vĩnh Kim ngày nay), ông tìm đi lập ấp ở thôn Nam - Huỳnh Công. Dân biển, một đời đi lính, khi khai hoang ở một vùng nhiều tre trúc, ông chỉ biết nghề đan lát. Một đôi nong đổi công người ta phát hoang một sào. Khi có gia đình, lập ấp ở vùng đồi đất đỏ, ông lén về quê đưa mộ bố về chôn trong vườn. Ông mất những năm đầu thập kỷ 40 thế kỷ trước, lúc hơn 90 tuổi...

Những mẫu chuyện trong gia đình ngoại

27/04/2022 lúc 09:13

(Trích hồi ký)
1. CỐ NGỰ GIÁO LIÊM
Tôi lớn lên trong nhà bà ngoại, chưa biết mặt ông ngoại và chưa biết mặt cả ba tôi nữa.
Ông ngoại và ba tôi bị thực dân Pháp bắt. Ông bị kết án tử hình, sau xuống án tù chung thân đày đi biệt xứ. Ba tôi bị địch bắt giam ở nhà tù Buôn Mê Thuột. Mọi việc trong nhà đều do bà ngoại tôi lo liệu.
Hôm đám giỗ cố ngoại tôi là cố bà Phan Thị Đạm, trời mưa to gió lớn. Tôi thấy có một ông không già lắm, người đậm, trắng trẻo đẹp lắm, tôi chưa từng thấy. Dì tôi dội nước cho ông rửa chân. Chân ông trắng hồng, nõn nà như chân con gái. Tôi đứng lặng nhìn ông không rời mắt.
Tự nhiên ông xoa đầu tôi và bảo: "Chưa gặp cố bao giờ hè, hắn lạ cố nên nhìn hoài này! Bà ngoại ôm tôi và giới thiệu: Đây là "Cố Ngự Giáo Liêm" là cậu ruột của ông ngoại cháu. Vì chưa biết ông ngoại, tôi không hiểu gì, thầm thì vào tai bà tôi:...

Tết ở chiến khu Ba Lòng và bài hát

27/04/2022 lúc 09:13






T





hế là tôi và Lê Lự, mấy đêm nay lại được nằm chỏng khoèo trên mấy tấm ván nóc chuồng trâu nhà mẹ An tại Khe Giữa để đón một cái tết thứ hai ở chiến khu Ba Lòng.
         Sau trận càn Phong Thu, phòng Chính trị Phân khu bị tổn thất một số cán bộ bị địch bắt, trong đó có anh Đàm Viết Bằng ở đoàn văn công chúng tôi. Họ bị đày ra Côn Đảo, năm 1954 mới được trao trả. Ở đồng bằng, trận càn Phú Vang, đội tuyền truyền tỉnh Thừa Thiên bị địch vây. Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Hồng bị Tây bắn chết. Chúng dẫm nát cây đàn ghi ta của anh. Các anh Trọng, Thuyên, Ngọc, Chung... bị bắt và cùng bị đày ra Côn Đảo. Cây đàn bị dẫm nát. Sau trận càn, nhân dân đã chôn một cây đàn giữa hai ngôi mộ vợ chồng nhạc sĩ.

Từ chiến dịch Điện Biên đến tuyến lửa Vĩnh Linh

27/04/2022 lúc 09:13

none





C





ụ Đặng Ngọc Lương, trú tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có dòng sông Lam thơ mộng, hiền hòa. Quê hương cụ nổi tiếng văn thao, võ lược và yêu nước thương nòi. Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được Tổ quốc từ tay đế quốc - phong kiến, cụ tham gia hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cứu quốc. Năm 23 tuổi chàng thanh niên ấy xây dựng gia đình với một cô gái cùng quê. Năm 1949 chàng tình nguyện vào bộ đội địa phương khi nàng đang mang thai tháng thứ bảy. Gia đình nghèo khó, neo người nên nàng tìm cách ngăn cản chàng ra tiền tuyến. Nhưng chàng đã thuyết phục được nàng; đi chiến đấu "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" để bảo vệ nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ. Giành lại mùa xuân cho lớp trẻ hôm nay. Ngày ấy cụ là chàng trai vạm vỡ, nhưng bây giờ tóc đã bạc, mắt đã mờ, có điều trí còn minh mẫn.

Tác nghiệp trong hang đá Cù Bai

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong cuộc đời làm phóng viên phát thanh của tôi có lẽ một trong những chuyện đáng nhớ nhất là cuộc tiếp xúc với tên đại úy tù binh ngụy Nguyễn Văn Thọ trong một hang đá ở Cù Bai, mùa xuân năm 1971.
Tháng hai năm ấy, để thực hiện học thuyết Việt Nam hóa chiến tranh của Ních- xơn, nhằm “thay màu da xác chết” Mỹ- ngụy mở cuộc hành quân lớn Lam Sơn 719 trên đường 9 – Nam Lào. Ngày 8 tháng 2, Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin Mỹ- ngụy huy động sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn dù, sư đoàn thủy quân lục chiến, 4 thiết đoàn xe tăng thiết giáp và lữ đoàn lỵ binh số 1 vượt qua biên giới Việt- Lào đánh lên phía Tây Lao Bảo. Mấy ngày sau, đài ta liên tiếp đưa tin chiến thắng dòn dã của quân dân ta trên chiến trường đường 9 – Nam Lào. Cánh quân bắc đường 9 của địch bị đánh tơi tả. Tình hình diễn biến trên chiến trường như sau:
Trung đoàn 88, sư đoàn 308 đánh thiệt hại nặng d21 biệt động quân tại điểm cao 316 ở làng Sen. Trung đoàn 102/f308 sau 5 ngày bao vây đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn 39 biệt động quân tại điểm cao 500. Trung đoàn 64/f320 diệt 2 đại đội dù tại điểm cao 456. Tiếp đó, trung đoàn 36/f308 cùng một bộ phận trung đoàn 64/f320 diệt gọn thiết đoàn 17 và tiểu đoàn 8 dù ngụy tại Bản Đông.
Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin chiến thắng chung của quân đội ta trên chiến trường đường 9 – Nam Lào, trong đó có tin tên đại tá Nguyễn Văn Thọ bị bắt, dư luận trong nước cũng như quốc tế hết sức chú ý tới sự kiện này. Đây là lần đầu tiên một tên đại tá bị bắt làm tù binh...

« 3637383940 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground