Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Đồng chí Trần Hữu Dực, người chiến sĩ cộng sản trung kiên, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13


Đồng chí Trần Hữu Dực sinh ngày 15 tháng 1 năm 1910, tại làng Dương Lệ Đông, tổng An Dạ, phủ Triệu Phong (nay thuộc xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Ông xuất thân trong một gia đình nho học, nhưng thực chất là nông dân nghèo.

 


 

"Xây dựng mô hình xã hội học tập" - Đề tài khoa học giàu ý nghĩa của Hội khuyến học

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ại hội Đảng X xác định: "Chuyển dịch mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập". Vậy mô hình và vận hành cụ thể như thế nào? Đó là vấn đề mà tất cả các tỉnh, thành đang tìm lời giải đáp.
Hội Khuyến học đang triển khai đề tài xây dựng mô hình xã hội học tập ở tỉnh ta. Nhìn trên toàn cục cũng như thực tiễn địa phương, đó là một việc làm rất thiết thực và giàu ý nghĩa.
XU THẾ VÀ QUYẾT TÂM CỦA NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI:
Ta biết rằng: Về sự phát triển của nền văn minh, loài người đã trải qua 3 thời kỳ cơ bản trong tiến trình đi lên:
- Thời kỳ thứ I là nền văn minh nông nghiệp (còn được gọi là giai đoạn kinh tế dựa vào lao động), bắt đầu từ thời nguyên thủy đến cuối thế kỷ XVI. Đây là thời kỳ hiểu biết của con người còn rất hạn chế, công cụ lao động còn rất thô sơ, năng suất lao động chủ yếu dựa vào sức mạnh cơ bắp của con người.
- Thời kỳ thứ II là nền văn minh công nghiệp (còn được gọi đó là giaiđoạn kinh tế tài nguyên). Đây là lúc mà việc chiếm hữu và khai thác tài nguyên có ý nghĩa quyết định. Đây cũng là giai đoạn mà nền "văn minh ống khói" đã sản sinh ra nhiều công cụ, máy móc, thiết bị và cuộc đại phân công mới đã tách ngành thương mại thành một ngành độc lập, kinh tế hàng hóa đã phát triển. Vai trò của sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí óc đã có sự cân bằng tương đối.
- Thời kỳ thứ III (bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX) là thời kỳ văn minh hậu công nghiệp (còn được gọi là giai đoạn kinh tế tri thức). Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhất là khi kỹ nghệ thông tin - truyền thông với máy tính, cáp quang, kỹ thuật số ra đời, các thành tựu mới trong lĩnh vực sinh học, vật liệu mới, công nghệ na nô... đã làm cho khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của trí tuệ, sự sáng tạo cùng với sự phân phối trí lực có ý nghĩa quyết định. Vai trò của tiền vốn và lao động vẫn quan trọng nhưng không còn ở vị trí số một nữa mà tri thức trở thành yếu tố quan trọng nhất cho sự tăng trưởng. Bởi vì nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà ở tất cả các khâu, các mặt của nó đều đòi hỏi một hàm lượng khoa học cao. Cho nên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa: "Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà ở đó sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức là yếu tố chính của tăng trưởng kinh tế".
Học là một hoạt động đã có từ rất sớm của loài người. Trải qua giai đoạn học trực tiếp từ trong lao động và cùng nhau chung sống, từ khi phát minh ra chữ viết, các loại hình trường, lớp đã được hình thành và được cải tiến ngày một hợp lý hơn. Loài người đã ý thức rõ rệt về tầm quan trọng của sự học trong tiến trình đi lên của mình.
Tuy nhiên, trong nền văn minh nông nghiệp, do trình độ của nền sản xuất quá thấp mà yêu cầu về học vấn chưa trở thành bức bách. Mặt khác, khi "sức mạnh cơ bắp" có tầm quan trọng như vậy nên chỉ cần "sáng dũa cưa, trưa mài đục" theo một thợ cả là có thể đủ sống. Khi bước vào thời kỳ "văn minh ống khói" - thời kỳ công nghiệp thì người ta chỉ cần học một lần là có thể đủ cho cả đời. Bởi vì chu kỳ kỹ thuật kéo dài mấy chục năm, vòng đời của một công nghệ có khi kéo dài hàng thế kỷ. Nhưng ở thời kỳ "hậu công nghiệp", với nền kinh tế tri thức và trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển như bão táp thì yêu cầu khách quan đã rất khác. Với tất cả mọi người, để chất lượng cuộc sống được đảm bảo, rõ ràng phải có hiểu biết. Đối với những người trực tiếp sản xuất (vật chất cũng như tinh thần), muốn có năng suất lao động cao thì việc phải có một trình độ tương ứng là một yêu cầu bắt buộc. Riêng với những người được học hành tử tế từ thấp đến cao qua các trường học thì học một lần không đủ cho cả đời vì sự tiến triển liên tục của quy trình sản xuất và công nghệ nên không cập nhật và làm chủ được sự thay đổi đó thì sẽ bị đào thải. Do đó, việc tổ chức lại sự học và sự ra đời của một mô hình học tập mới được đặt ra như một yêu cầu tất yếu. Vì vậy, từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học lớn như: Hutchins R., Husen T., Boshier R., Giddens A... đã đề xuất ý tưởng mới, rằng: Bản thân cuộc sống là một quá trình học tập liên tục cho đến khi kết thúc...
 
 
 

Đảng bộ Quảng Trị - 80 năm truyền thống vẻ vang

27/04/2022 lúc 09:13






N





gày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Quá trình 80 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ Quảng Trị gắn liền với lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy chiếm thời gian không dài so với lịch sử một vùng đất, nhưng chặng đường trải qua 80 năm của Đảng bộ Quảng Trị đã để lại nhiều thành tựu to lớn, ghi đậm những dấu ấn hào hùng trong trang sử vẻ vang của dân tộc.
Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Sớm được tiếp nhận ánh sáng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, nên ngay từ những năm 1926, Quảng Trị hình thành nhiều tổ chức yêu nước. Tháng 11/1929, 3 chi bộ Đảng Cộng sản là An Tiêm, Tường Vân (Triệu Phong), Tân Tường (Cam Lộ) được thành lập. Đây là 3 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Quảng Trị, đánh dấu bước trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh nhà.
Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra ®êi. Sự kiện trọng đại này đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của tỉnh nhà, nhiều chi bộ Đảng được thành lập và phát triển ở hầu khắp các phủ, huyện trong tỉnh, làm hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng.
Sau quá trình chuẩn bị, ngày 21/4/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Thế Tiết, Nguyễn Hữu Mão, Trần Hữu Dực, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập, trở thành một trong những địa phương có tổ chức Đảng sớm nhất ở Trung Kỳ.
Vừa mới được ra đời, Đảng bộ Quảng Trị đã tổ chức lãnh đạo nhân dân kh¸ng chiÕn.Hưởng ứng cao trào 1930-1931, phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển sôi nổi. Ở khắp nơi treo cờ Đảng, rải truyền đơn, nông dân chống thuế, đòi chia ruộng đất, chống phu phen, tạp dịch, công nhân đòi tăng tiền công, đòi ngày làm việc 8 giờ, tiểu thương bãi chợ, đòi giảm thuế. Cuộc vận động cách mạng thời kỳ 1936 - 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, toàn tỉnh đã diễn ra nhiều cuộc mít tinh, hội họp, biểu tình chống chính sách sưu cao, thuế nặng, phản đối chế độ thống trị hà khắc của thực dân. Mặc dù bị đàn áp, khủng bố, phong trào đấu tranh vẫn duy trì ở các địa bàn trong toàn tỉnh, với nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt làm cho kẻ thù phải lúng túng, hoảng sợ...
Phong trào cách mạng Quảng Trị trong thời kỳ 1936-1939 thực sự là một cao trào có tính chất dân chủ rộng rãi. Hệ thống Đảng được củng cố từ trên xuống dưới, tập hợp đông đảo các tầng lớp trong một mặt trận rộng rãi, với sự liên minh công nông bền vững.
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thực hiện chính sách phát xít, bắt bớ, đàn áp phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, tháng 12/1939 Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị cán bộ quyết định chuyển toàn bộ tổ chức của Đảng và các đoàn thể nhân dân vào hoạt động bí mật và bất hợp pháp.
Qua hơn 4 năm hoạt động liên tục trong hoàn cảnh bí mật, bị khủng bố dữ dội và liên tiếp, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị vẫn không ngừng phát triển về số lượng, duy trì hoạt động, cung cấp nhiều cán bộ cho các tỉnh khác. Mặc dù cơ quan lãnh đạo thay đổi nhiều lần, có thời gian bị gián đoạn, không liên lạc được với cấp trên nhưng Đảng bộ vẫn nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất, chủ động công tác, gắn bó với quần chúng, cơ sở cách mạng vẫn được giữ vững, phong trào không bị dập tắt, tạo điều kiện thuận lợi và các tiền đề quan trọng cho cao trào cách mạng tháng Tám.
Thời kỳ 1939 - 1945, vượt qua thực tế đấu tranh với bao thử thách khốc liệt, Đảng bộ tăng cường hoạt động, đảng viên tích cực bám trụ, dựa vào quần chúng, xây dựng cơ sở Đảng. Trước tình hình Nhật đảo chính Pháp (đêm 9/3/1945), Tỉnh uỷ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vạch rõ bản chất của Nhật, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng phát triển tổ chức Việt Minh, chuẩn bị lực lượng vũ trang, sẵn sàng đón thời cơ khởi nghĩa. Với khí thế sục sôi cách mạng tháng Tám, đêm 22, rạng s¸ng ngày 23/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng đã nổ ra và kết thúc thắng lợi. Chính quyền cách mạng được thành lập, đánh dấu sự đổi đời của nhân dân Quảng Trị hơn 80 năm trời sống trong cảnh nô lệ thực dân.
Chính quyền cách mạng được thành lập, trước muôn vàn khó khăn thử thách, song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, chỉ sau một thời gian ngắn hệ thống chính quyền từ tỉnh đến phủ, huyện và cơ sở nhanh chóng được thành lập và kiện toàn. Trong tỉnh  khắp nơi dấy lên phong trào nhường cơm, xẻ áo, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Phong trào chống nạn mù chữ nhanh chóng lôi cuốn toàn dân trong tỉnh tham gia. Sau gần một năm, Quảng Trị đã thanh toán được nạn mù chữ cho hàng vạn người dưới tuổi 45...
 
 
 

Truyền thuyết rùa vàng và chợ đình Bích La

27/04/2022 lúc 09:13






L





àng Bích La (huyện Triệu Phong) được khai lập vào đời vua Lê Cung Hoằng (1526 - 1527) gồm có 4 giáp: Đông, Trung, Nam và Hậu. Về sau mở rộng thêm Cồn Du thành giáp thứ 5: Giáp Thượng.
Ngài Lê Mậu Doãn và 14 hộ (sau này nhà Nguyễn sắc phong ghi nhận công trạng) cùng tiến vào phương Nam với các nhiệm vụ rõ ràng: “Hản ngự Chiêm Thành, Chiêu mộ lưu dân, khẩn hoang điền, lập tổng xã”. Hiểu nôm na là phòng chống Chiêm Thành, kêu gọi thu hút gom dân để khai hoang, canh tác, định cư, nhằm lập nên các địa phận hành chính tổng, xã.
Bước đầu khẩn canh, định cư được bốn giáp các Ngài lập làng và đặt tên là HOA - AN (để tưởng nhớ nơi xuất xứ là Hoa Duệ, Hà Tĩnh). Triều Quang Trung đổi tên là HOA LA. Nhà Nguyễn giành lại giang sơn lại đổi tên làng thành Bích La cho đến ngày nay.
Sau nhiều biến thiên của lịch sử, các “giáp” bây giờ thuộc nhiều địa phận hành chính khác nhau, và không còn mối quan hệ cùng một làng nữa, tên gọi cũng độc lập, đã thành các làng: Bích La Đông, Bích La Trung, Bích La Nam, Bích La Thượng và Bích La Hậu. Không còn là giáp Đông hay giáp Thượng… của làng Bích La như ngày xưa.
Lịch sử khoa bảng và quan lại của con dân làng cũng vô cùng phong phú, trải dài từ triều Hậu Lê đến nhà Nguyễn. Nhiều vị được phong Tước Hầu, Tước Bá; nhiều vị đỗ đạt cao, Tiến sỹ, Cử nhân của hai ngành Văn lẫn ngành Võ; nhiều vị là trọng thần các triều đại nhà Nguyễn. Có vị được triều đình Thành Thái tặng câu đối treo ở Miếu thờ:
“Nhất lão nghi hình thiên hạ đắc
Tứ triều thạc phụ đế vương tôn”.
Đức độ của Cụ trước bàn dân bách họ và trước các bậc Đế Vương quả thực là một đại thụ; có vị cầm đầu phái tôn ông Vĩnh San (Duy Tân) chống lại phái tôn ông Hoàng Cả (Khải Định), và phái tôn Vĩnh San đã thắng, (Vua Duy Tân lên ngôi lúc 9 tuổi).
Một số đông các vị khoa bảng của hai ngành Văn lẫn Võ về sau này đã theo phong trào Cần Vương, trong số đó có cụ Phan Cự (giáp Hậu) người đã đem quân tiến chiếm tỉnh thành Quảng Trị.
Dòng huyết thống tuôn chảy suốt chiều dài lập làng đã hội tụ vào người con ưu tú Ngài Lê Duẫn (Họ Lê Văn), người đã cắm lá cờ thống nhất nước nhà (1975), chấm dứt vĩnh viễn bóng dáng quân ngoại xâm, mở ra kỷ nguyên độc lập muôn đời cho con cháu.
Làng được hình thành từ 15 dòng họ cùng khai sáng mà dòng máu mang đậm những đặc tính tiên phong, cách mạng và khoáng đạt đó; cho nên các tập tục về quan, hôn, tang, tế tồn tại đến ngày nay cũng thật là nhẹ nhàng, dễ chịu. Làng có nhiều chuyện tích mang tính tập quán và truyền thuyết mà sức sống ngày một lớn mạnh của nó thật đáng tự hào. Xin đơn cử hai mẫu chuyện trong kho tàng chuyện tích đó.
1. Truyền thuyết rùa vàng
Thời nhỏ, trong trạng thái mơ mơ hồ hồ trước khi chìm vào giấc ngủ, tai nghe văng vẳng giọng đều đều, khàn khàn, trầm, đục của cụ thân sinh kể chuyện Từ Thức lạc động tiên. Niềm đam mê háo hức được chung sống cùng tiên nữ cũng chỉ kéo dài được vài năm, lòng trần lại trỗi dậy, Từ Thức nhớ cảnh quê nhà, nhớ gia đình, nhớ bạn bè, nhớ những tháng ngày tay lấm chân bùn mà sao ngọt ngào đến kẹo lưỡi, nỗi nhớ mở rộng ra gốc đa, giếng nước, nhớ đến con trâu, cái bừa, nhớ giọng hò khoan, nhớ hò hụi..Từ Thức lại trở về trần, nhưng than ôi bạn bè cùng lứa tuổi, những chàng trai tráng mới hôm nào cùng nhau đập đất mùa vại, giữa trời cao trong xanh, gió lồng lộng, mảnh trăng treo chênh chênh, tiếng vồ cùng một nhịp rộn ràng cùng còn nghe văng vẳng đâu đây, Thức thấy rõ ràng như mới cùng nhau vật cánh trên bờ thửa, mới cùng nhau ganh đua kéo nước bên đồng làm trăng méo mó thay hình đổi dạng, như thách thức như lẫn tránh, mới cùng nhau hướng khát khao về đám thôn nữ… cùng nhau, cùng nhau, đủ thứ cùng nhau khi người ta cùng lứa tuổi, thế mà bây giờ, khi Từ Thức trở lại quê nhà sau hai năm lưu lạc ở cõi tiên bạn bè trang lứa của Thức, phần đông đã qua đời, phần còn lại đã quá già nua, lụm khụm… Từ Thức không còn có thể tin vào mắt mình được nữa….
 
 
 

Người vợ Vệ quốc đoàn

27/04/2022 lúc 09:13






B





è lũ Diệm – Nhu sờ tay được cái ghế quyền lực là triển khai ngay chính sách tố cộng, mở trại chỉnh huấn các gia đình có thân nhân đi kháng chiến dưới cái từ: “Gia đình liên hệ”, về sau gọn hơn “liên hệ”, nhằm khủng bố, răn đe, dọa dẫm, cải tạo tư tưởng.... Khổ nỗi người dân lại không hiểu họ có lỗi gì? Cả nước đánh giặc, lại đánh giặc thắng lợi. Họ chỉ chờ đến ngày Tổng tuyển cử để đi bỏ lá phiếu bầu cụ Hồ. Tâm tư của cả cái lớp chỉnh huấn ở quê chị mà chính quyền Diệm gom lại chỉ nghĩ có vậy. Lũ chỉnh huấn thì thao thao nào... hiểm họa Cộng sản, nào thế giới tự do... học viên cảm giác bị trói tại chỗ, dù không xé áo, xé quần làm dây như lũ Tây đen, nhưng cả một bộ máy kìm kẹp sừng sững ra đấy đã trói chặt lại, thít đau nhức tận xương.
Bấn ruột bấn gan với công việc đồng áng, mà nhà nông “nhất” phải là “vụ”, hơn nữa ngồi đây không dễ đẻ ra được cái cho con ăn, mẹ phải moi bờ ao gốc chuối, mẹ phải tật bật ngược xuôi, bắt con đam, vơ nắm rau má.... mà toàn bộ lại là các bà mẹ ít ra cũng bốn đứa con dại – nếu đứa nhỏ 2 tuổi thì đứa thứ tư nhiều lắm cũng tám đến mười tuổi – lọt vào vài ba chị một vài con hoặc chưa kịp có con mà do hoàn cảnh cha mẹ già yếu hay em út còn non dại không thể ra đi. Phần nữa cái lớp chỉnh huấn không biết ngày nào xong, họ chỉ nói chung chung thông thì về. Mà làm sao các bà mẹ thông được. Có mỗi câu “Ngô chí sĩ” chúng nó gào thét cả buổi sáng, hỏi ai hiểu? Không có ai. Hỏi ai lập lại? Không có ai. Các chị trẻ tuổi thì ương ngạnh, tui đọc được nhưng tui không hiểu chí sĩ là gì. Cho dù bài giảng có kéo dài cả năm cũng đừng mong các chị ấy hiểu, các chị đã có sẵn cái “tui không hiểu” rồi. Vì trói, mẹ phải chịu, còn nghe làm sao lọt vô được khi tâm trí mẹ đang bay về bên bầy con, mẹ lo nó khóc, mẹ sợ nó lộn cổ xuống ao, mẹ đang theo dõi chăm lo con. Hãy để mẹ ở giữa bầy con của mẹ, đấy mới là chỗ của mẹ, rồi muốn nói “Ngô”, nói bắp; nói “chí sĩ” chí nhục gì cũng có thể mẹ nghe được.
Dọa dẫm, hoát nạt thì càng thêm rối ren. Các chị, các mẹ sợ sệt, hốt hoảng chừng nào thì sự lẫn lộn lớn theo chừng ấy, tỷ lệ thuận. Lũ chỉnh huấn đã tốn bao hơi sức, bao nước bọt, để giảng giải cặn kẻ chân tơ cọng tóc cuộc đời “Ngô chí sĩ”, đã dũng cảm từ bỏ chức quan phong kiến đầy quyền lợi, để bám theo gót giày thực dân kiểu mới là Mỹ mong giành danh cướp bổng, làm nên cuộc cứu nước. Chúng nó lập đi lập lại cụm từ “Ngô chí sĩ cứu nước”, hy vọng mấy bà quần xắn áo bo ấy nhớ, chẳng cần hiểu, chẳng cần thông. Nhưng khi hỏi “Ai là người cứu nước?”. Hội trường im phăng phắc, lặng như tờ, nghe rõ nhịp tim đập loạn xạ, nghe rõ tiếng khò khè của nhiều đàm kéo trong cổ, thoáng đâu đó tiếng chắt lưỡi của con thằn lằn kéo theo là một loạt tiếng nghiến trèo trẹo của lũ mọt gậm đòn tay, thật là một hoạt cảnh buồn nẫu ruột. Một thằng chỉnh huấn lỗ mảng, đỏ mặt tía tai, hầm hầm, xồng xộc chạy xuống hội trường chụp lấy cánh tay một mẹ xách ngược lên hầm hè quát tháo “Ai cứu nước, nói mau”. Mẹ khiếp đảm quá, bủn rủn cả người. Chân khụy xuống, nếu không có bàn tay lỗ mảng của hắn giữ lại chắc mẹ đã đổ sầm. Hắn lại quát “Ai, nói mau”. Mẹ thều thào: “Cụ….Hồ”. Hắn dụi thẳng cánh mẹ xuống ghế, mẹ không hiểu chuyện gì, kinh hoàng, run rẩy, khóc òa và… xòa nước giải.
Thực tình mẹ không hiểu, hoặc mẹ lẫn lộn, điều ấy là một thực tế của các mẹ không chỉ lớp chỉnh huấn nầy mà ngay cả trong cuộc mít-tin hồi trước đình chiến nghe giới thiệu về nước Nga xô viết, cũng có mẹ gọi là “Nga xô thổ huyết”. Các mẹ chẳng quan tâm chính kiến, chẳng có thì giờ để phân biệt thể chế, chẳng cần biết bên này bên kia, nếu con của mẹ không có trong đó. Và tình yêu nước hình như cũng hình thành từ đó, từ lòng yêu thương chồng con, làng xóm. Cái lớp chỉnh huấn này cũng vậy, nếu nó không làm mẹ bỏ việc ngoài đồng, nếu nó không làm mẹ lo lắng, run sợ con mẹ đói, thì mẹ chẳng cần căm thù nó.
Chẳng có quyền để đem bắn cả loạt những bà góa nông dân này, lũ tay sai là cán bộ chỉnh huấn chỉ còn biết dong cả hai tay lên trời than: “Việt Minh giỏi thật”. Thực ra cái lỗi phá sản này phần lớn thuộc ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Chính ông Nhu là bộ óc của chế độ Diệm, nhưng chính ông Nhu lại không làm sao xây dựng được “một cái nghĩa nghe được” cho khái niệm cứu nước để trang trí cho chế độ. Lại quá sức giản dị trong tâm tư quý mẹ – những người nông dân tay lấm chân bùn chưa quen nghe những lý luận chân trời góc bể – Đánh Tây ăn cướp, giành chính quyền về tay ta. Ai làm những việc ấy là người cứu nước. Ai đang làm? Là Việt Minh, là cụ Hồ. Rõ ràng, giản dị, sáng vằng vặc như trăng rằm. Bởi nó là chân lý. Ông Nhu không làm được bởi ông Nhu muốn người khác “hiểu” cứu nước không từ cái căn bản mà “chếch” qua hướng áp đặt ngôn từ. Về sau còn gặp cái lúng túng nầy trong định nghĩa “Cần Lao Nhân vị”.
Thất bại trong trò lớp chỉnh huấn, chúng nó thay đổi cách làm, không tập trung nữa mà gọi từng người lên quận hỏi cung. Trong lớp người bị gọi đầu tiên có chị.
Nó hỏi: - Chị quan hệ như thế nào với Cộng sản?
Chị đáp: - Tui không biết Cộng sản?
Hỏi: - Quan hệ với Việt Minh?
Đáp:- Tui ở vùng Việt Minh rồi Hội tề.
Hỏi: - Chồng chị là ai? Làm việc gì? Ở đâu?
Đáp: - Chồng tui tên Quốc, Vệ quốc đoàn, cưới nhau lúc mới tối, tờ mờ sáng anh ấy đi, từ đó không có tin tức, không biết anh ấy ở đâu.
Hỏi: - Tại sao ở vùng Tề lại lấy chồng Vệ quốc đoàn.
Đáp: - Ở làng tui đều vậy cả. Tề là mấy ông Hội đồng họ ở trong đồn Tây, còn nhân dân ở với Việt Minh, làm việc Việt Minh và lấy chồng Vệ quốc đoàn.
Hỏi: - Chị không đùa đấy chứ?
Đáp: - Tui chỉ nói sự thật.
Lần ấy họ chỉ hỏi có vậy và rất nhã nhặn....
 
 
 

 

Người vợ Vệ quốc đoàn

27/04/2022 lúc 09:13



III. NGƯỜI CHỊ





C





ái ngày tổng tuyển cử thống nhất nước nhà thì rõ là khó xảy ra vì Diệm và Mỹ tự xem mình không có trách nhiệm thực thi Hiệp định đình chiến. Nhưng có một cuộc bỏ phiếu giữa Diệm và Bảo Đại, gọi là “phiếu xanh phiếu đỏ, cái bỏ giỏ cái bỏ bì”. Chị lại bận rộn chuẩn bị lễ cưới cho cô em kế.
Nghe nhà trai xin cưới chị mừng quá, làm cô em phì cười, chị cóc cho nó một cái trên đầu: “Cô cao giá lắm đấy”. Cô em càng cười gặt nghẽo: “Không phải cao giá, thấp giá, mà một lẻ tự nhiên, anh ấy yêu em và em yêu anh ấy, hai bác bên nhà và chị đây chỉ chứng kiến, chỉ là người đứng ra thưa chuyện cùng chú bác hộ tụi em, còn tụi em đã quyết định cùng nhau xây dựng gia đình rồi”. Máu trong người chị hình như đang sôi sùng sục, chị muốn tóm đầu cô em dần cho nó một trận. Thế đấy, học với hành, ăn với nói… chị chợt nhớ ra chị cũng tự quyết định lấy mà, nhưng chị vẫn tự biện hộ, chị không có nói giọng đó… chị lại nhớ anh. Nhớ vòng tay chắc nịch đến ngột thở mà đê mê ngọt ngào…. mà….
Trong lòng tràn ngập yêu thương, chị thấy mấy đứa em của chị thật tuyệt vời, ngoan hiền, dễ thương. Chị quyết định, những gì thời chị chưa có hoàn cảnh để làm thì nay chị làm cho em.
Thực ra chị đã âm thầm chuẩn bị cho ngày trọng đại của đời em đã khá lâu, con heo thước tám (khoảng 60kg) trong chuồng nhiều lái buôn đánh tiếng nhưng chị vẫn lơ lơ… Chị đã lấy của chú khách người Ấn sáu tấm vải, ba tấm Mỹ Á đen láng để may quần, hai tấm vải áo, một màu da trời một cánh gián phin mỏng và một tấm may áo dài cưới. Chị nhớ chính mẹ kể, về nhà chồng ba năm chưa được may cái áo, chú em chồng lên tiếng, khi ấy bà nội mới nhớ ra. Chú khách Ấn Độ bán chịu đến mùa vụ mới về thu lúa. Làng chị trong những năm này, lúa, xấp thuốc lá, lon ớt, đậu xanh là vật phẩm để trao đổi các thứ khác. Vải vóc, mắm ruốc… chí đến con bún, chén đậu hũ. Sau đình chiến có hai chú khách thường ghé làng, đó là những chú người Ấn như vừa nói và những chú khách khác, những chú Ba Tàu. Những người khách sau mua bất cứ thứ gì mà người khác có thể bán, từ cái lưỡi chét cùn, con dao gãy… nhưng chủ yếu là mua các đồ bằng đồng. Các chú Ba Tàu lần nào ghé làng cũng thắng lợi, đầy nặng gánh hàng. Toàn bộ đồ đồng của làng, từ cái nồi, cái mâm, cái hộp đến đồ thờ tự… thằng Tây đều đập phá, bắn thủng lỗ cho hư hỏng cả, trước đây chôn sâu dưới đất cho rảnh nhà, nay lục tìm đào xới, tận thu để bán. Ai cũng cảm giác chú Ba Tàu mua rẻ, nhưng rẻ mức nào thì chả có ai hiểu cho cụ thể, và thực tế cũng chẳng ai quan tâm, mọi người đều thắng lợi, đồ vứt bỏ mà lại bán được tiền.
Cầm những tấm vải trên tay mà lòng phơi phới, ít ra hai năm nữa em chưa phải lo lắng đến cái mặc. Ở làng mỗi năm chỉ bổ sung được cái áo hoặc quần đã là khá, nay em có những sáu cái một lúc, chị kiêu hãnh nghĩ thầm: “Em đã là địa chủ áo quần rồi đấy”.
................
 

 

Người vợ vệ quốc đoàn (Phần IV)

27/04/2022 lúc 09:13

PHẦN IV - NGƯỜI CHỊ (Tiếp theo)





C





hị đến nhà ông chú họ để nhờ cày đám ruộng nhà. Ông nói: “Cày thì cày không thì không”. Chị bối rối hỏi lại: “ngày mai chú có đến cày cho nhà cháu không?”. “Ờ, có thì có không thì không”. Đành phải ra về với lòng nặng trĩu ấm ức và nghi hoặc, nhưng biết làm sao, chú là bậc trưởng thượng của gia đình, khi chưa xác định được rõ ràng thì chỉ còn biết chờ đợi, không thể vội vã cậy nhờ người khác..............
 
 

Bác Hồ học tập tri thức dân gian và thơ ca dân gian học tập Bác*

27/04/2022 lúc 09:13






X





ưa nay, văn nghệ dân gian là những tác phẩm thơ ca hò vè, là thứ văn chương bình dân do các tầng lớp nhân dân lao động sáng tạo nên nhằm biểu lộ tư tưởng, quan điểm, tình cảm chung nhất của tầng lớp mình đối với một số vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. Nó tồn tại, phổ biến, lưu hành trong nội bộ đời sống nhân dân. Về tổng thể, nó phóng khoáng, tùy hứng, không bị ràng buộc bởi khuôn thước nghiêm ngặt nào cả về đề tài, nội dung lẫn hình thức như văn học viết. Nó là sản phẩm mang tính tự phát của lòng người, tự sáng tạo, tự giải bày, tự hưởng thụ và vì thế phần lớn tác phẩm thuộc thể loại văn chương bình dân này chưa đạt tới trình độ mẫu mực nào, cái mà bây giờ ta gọi là đỉnh cao của văn chương bác học. Nhưng nói vậy không có nghĩa là văn chương bình dân không có những thành tựu; cái gọi là tinh tuý, thâm hậu mà các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du...

Nén tâm hương tưởng nhớ cố Hòa thượng Thích Chánh Liêm

27/04/2022 lúc 09:13






N





hư nhiều người ở tuổi thất thập khác, tôi thường suy ngẫm, chiêm nghiệm về những gì đã trãi qua và những người đã cùng sống. Có một người mà tôi thường nhớ tới với một tình cảm thân thiết và lòng kính trọng sâu sắc – Đó là Cố hòa thượng Thích Chánh Liêm.
Tính đến hôm nay đã là 605 ngày Hòa thượng xả bỏ nhục thân chốn hồng trần để về nơi liên đài xứ Phật.Nhưng chết không phải là hết. Phật pháp có cách lý giải riêng, rằng: “Sanh giả không hề tử giả không”. Còn với xã hội thì thước đo lại là gía trị của những ngày đã sống như văn hào Lỗ Tấn đúc kết: “Người ta chỉ thực sự sống khi đã sống được trong lòng người khác”. Vì hòa thượng “đã sống được trong lòng nhiều người khác” khi còn sống nên du đã mất vẫn “thực sự sống” trong tâm thức của bao người. Bằng chứng của điều đó là một đám tang lớn chưa từng có ở Đông hà, là biết bao khuôm mặt thẩn thờ, xót đau với bao dòng lệ bên giác linh của Người ra đi cũng như tình cảm vẫn vẹn nguyên đến hôm nay của bao người dành cho hòa thương.
...............
 
 

Người vợ Vệ quốc đoàn (Phần V)

27/04/2022 lúc 09:13






C





ũng là chuyện con cua. Lại đứng về phía Chính quyền. Có lẽ các nhà tuyên truyền muốn phản bác sự rầm rộ cung nghing cua về chùa Tỉnh Hội, bởi con cua có chữ Vạn trên lưng của đám đông quần chúng thất học ấy. Họ nghĩ rằng, cần phải chứng minh hiện tượng chữ Vạn trên lưng con cua chẳng có gì là huyền bí? Hình như họ muốn nói cho đám dân đen dốt hiểu rằng đấy chỉ là mẹo vặt? Hình như họ muốn chỉ thẳng vào phong trào đấu tranh kiểu như “ta đây biết cả rồi”? Họ suy tính những mánh lưới gì? Họ mưu đồ những đen tối, xấu xa gì? Chẳng rõ. Chỉ thấy họ hành động. Hàng thúng cua, to có nhỏ có, lưng mang chữ Vạn tươi hồng, bò lúc nhúc khắp chợ, gần như kín mặt đất. Cả chợ tê liệt. Người đang đi lại phải đứng như trời trồng, hai chân khép kín tại chỗ. Người đang ngồi, vội vã cởi áo vây quanh, đâu phải sợ con cua, mà sợ chữ Vạn trên lưng con cua luồn dưới chân, vô cớ mang lấy nghiệp chướng vào thân. Những người buôn bán có quầy, có sạp thì thật vô cùng lúng túng. Họ không đủ vật liệu để che chắn đành thu người đứng vào một góc để thân thể chỉ như một cái cột, cố gắng giảm thiểu tối đa tội bất kính. Có hai dì phước, trang phục toàn đen, đầu trùm khăn trắng, đứng khựng giữa chợ, tay làm dấu thánh, miệng lầm rầm. Các Masơ lộ rõ nét kinh hoảng! Có phải do cặp mắt cua trợn dọc thẳng đứng, cùng đôi càng giương ra uy hiếp, đe dọa, khủng bố… mà kinh hoảng? Hay là thấy cảnh phỉ báng vào đức công bằng Chúa đã phán mà kinh hoảng? Các nữ tu đã làm dấu thánh, đã cầu nguyện. Có thể cầu Chúa ban ơn cho vượt thoát tai nạn, đừng bị khủng bố, đe dọa, uy hiếp…. cũng có thể các Masơ cầu Chúa lòng lành  ban ơn dẫn dắt cho những kẻ bị Satăng cám dỗ, biết hồi đầu đi vào nẻo chánh. Kính Chúa, tin lời. Amen.
.......
 

Người vợ Vệ quốc đoàn

27/04/2022 lúc 09:13






R





a trường, một may mắn nào đó không biết, nghe đâu có một thầy Tuyên úy đỡ đầu, em được phân về BTL Quân đoàn I. Bộ phận quân huấn. Chị hỏi: “Có phải dạy người ta bắn súng không?”. Em trả lời: “không phải, đại loại là hoạch định và quản lý còn cái cụ thể nơi khác làm”. Chị không hiểu, và chị chẳng cần hiểu, em không phải vác súng đi trong rừng, trong rú, ngủ bờ, ngủ bụi là chị mừng. Chị chỉ cần có thế. Sâu kín hơn, cũng có thể chị sợ anh, em đối đầu, dù chưa bao giờ chị nói ra.
Suốt bao năm trời có thằng em là Sĩ quan trong nhà mà chị hoàn toàn mù tịt về các trận đánh mọi nơi, mọi hướng. Ngoài chợ tụm năm, tụm ba kể vanh vách chiến thắng nơi nầy, diệt tan nơi nọ.Trung đoàn Bắc việt nầy bị xóa tên, Trung đoàn nọ không còn một mống. Hỏi, thì em nói: “Đâu có, mấy thằng Du kích, cái nhóm địa phương ở đấy, nó quấy”. Có hôm đạn bom, máy bay, pháo sáng làm rầm trời từ nửa đêm cho đến sáng. Thành phố báo động, còi ụ vang trời, em cũng bị gọi vào trại. Trưa em về, chị lo lắng hỏi: “Đánh đâu mà dữ vậy?”. .........
 

Ngày xuân đi tìm tung tích tuồng Chợ Cạn

27/04/2022 lúc 09:13






Q





uảng Trị là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa và văn học nghệ thuật song cũng là mảnh đất chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, ly tán, hủy diệt… Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có tuồng Chợ Cạn, một bộ môn nghệ thuật độc đáo đi kèm với nghề xướng ca cũng đã lụi tàn. Lần theo một số bài viết ít ỏi của những người đi trước, mùa xuân này chúng tôi tìm gặp một số nghệ nhân ở vùng chợ Cạn, đặc biệt là nghệ sĩ Xuân Lư (hậu duệ đoàn tuồng Chợ Cạn), cho phép thế hệ hậu sinh chúng tôi  phác thảo ra những đường nét cơ bản về đoàn tuồng này.
Chợ Cạn vốn là một trung tâm thương nghiệp được hình thành khá sớm ở xứ Đàng Trong, thuộc huyện Đăng Xương, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Mãi cho đến thời chống Pháp, chợ Cạn còn thể hiện vai trò đầu mối trung tâm của cả một vùng đồng bằng rộng lớn ven biển bao gồm 5 xã Triệu Sơn, Triệu Thuận, Triệu Trạch, Triệu Trung và Triệu Lăng. Bấy giờ cứ 10 ngày thì chợ Cạn có một phiên chợ. Nhờ vào vị trí đắc địa này mà nơi đây đã từng tồn tại một loại hình nghệ thuật nổi tiếng ở miền Trung mà nhân dân quen gọi làTuồng Chợ Cạn. Thế nhưng để trả lời câu hỏi, tuồng chợ Cạn ra đời và được hình thành như thế nào thì chưa ai có câu trả lời thỏa đáng. Năm 1996, TS. Nguyễn Bình Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL trong Đề án “Nghiên cứu, bảo tồn và khôi phục nghệ thuật tuồng chợ Cạn” (bản vi tính) có nêu: “Có ý kiến cho rằng Tuồng chợ Cạn được hình thành dưới thời các chúa Nguyễn. Quảng Trị là điểm dừng chân đầu tiên của chúa Nguyễn, Thủ phủ Ái Tử (1558-1570) đến Thủ phủ Trà Bát (1570-1600) và Dinh Cát (1600-1626). Trong 68 năm tồn tại trên đất Quảng Trị trước khi thiên di vào Phú Xuân, những lớp người đầu tiên đã mang nghệ thuật dân gian tuồng ở Bắc vào để tự diễn cho nhau xem, để làm khuây khỏa vơi đi nỗi nhớ về cố hương, lối diễn sơ khai này có thể là Tuồng đồ (như là một thứ hát bộ, sau dần nâng lênTuồng pho và Tuồng thầy). Có người cho rằng tuồng chợ Cạn được hình thành dưới triều Vua Tự Đức (1848-1883) một ông vua giỏi văn chương và mê các loại hình nghệ thuật đặc biệt là tuồng. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng tuồng chợ Cạn Quảng Trị xuất hiện khá muộn vào những năm đầu thế kỉ XX mà cụ thể là dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Vấn đề nguồn gốc xuất xứ và thời điểm hình thành tuồng chợ Cạn là một đề tài lý thú cần phải được đi sâu nghiên cứu để có thể tìm ra lời giải đáp thỏa đáng”. Đặt vấn đề như TS. Nguyễn Bình quả là đúng mức, vì do đặc thù tuồng chợ Cạn là nghệ thuật biểu diễn dân gian, lại do chiến tranh và ly tán- chỉ tính từ thời chống Pháp và chống Mỹ mới đây thôi- thì hoạt động biểu diễn đã không có điều kiện để tồn tại trong một thời gian dài nên khó lòng đưa ra những kiến giải xác thực.
Điều đáng tiếc (vẫn là đáng tiếc) là hiện nay, khi tìm về hoặc tiếp cận với đoàn tuồng chợ Cạn như nội dung bài bản, phương thức, quy mô hoạt động của Đoàn thì gần như đã bị phong kín bởi người trong cuộc và nhân chứng đều đã trở thành người thiên cổ, không ai để lại dòng ghi chép hoặc vết tích gì. Ở vào thời điểm là năm 1996, khi TS. Nguyễn Bình ở đề án trình Bộ VHTT vừa nêu trên là thời điểm còn mang tính khả thi vì theo ông thì “những nghệ nhân tuồng cao niên (diễn viên tuồng - TG), những người già am hiểu đã một thời sống và gắn bó với tuồng chợ Cạn hiện đang còn sống, chúng ta có thể dựa vào các nhân chứng, các nghệ nhân này mà chấn hưng phát triển tuồng chợ Cạn như: Nghệ sĩ Xuân Lư 68 tuổi, cụ Trần Cương (82 tuổi hiện sống ở chợ Cạn), nghệ nhân Ngô Thị Liễu (78 tuổi, người Như Lệ - Quảng Trị sống ở Huế), ông Có (76 tuổi, một nghệ nhân tuồng hiện đang sống ở Đà Nẵng). Ngoài ra còn có những nhà nghiên cứu âm nhạc, nghiên cứu văn hóa am hiểu về tuồng như Lê Quang Nghệ, Trần Quốc Tiến, Trần Thanh Tâm, nhà nghiên cứu tuồng Hoàng Châu Ký...” Tất cả những chỗ dựa mà chủ đề án nêu trên, nay chỉ còn nghệ sĩ Xuân Lư, nhưng ông đã “nằm tại chỗ” do tai nạn giao thông gần chục năm nay rồi. Rất may là nghệ sĩ Xuân Lư, hội viên Hội VNDG Việt Nam vào mùa xuân này sức khoẻ và tinh thần còn đang dồi dào, minh mẫn. Và đã ký thác vào thế hệ chúng tôi những điều ông tâm huyết về văn nghệ dân gian vùng đất Quảng Trị, trong đó ông đặc biệt lưu tâm đến tuồng chợ Cạn, vì đó là nơi ông sinh ra, là cái nôi nuôi dưỡng ông trở thành nghệ sĩ. Kể điều này ra để thấy, mọi ứng xử chậm trễ đối với di sản văn hóa phi vật thể như tuồng chợ Cạn chẳng hạn, là rất ngặt nghèo....
 
 
 

Cầu Treo Bến Tắt, một di tích lịch sử cần sớm được đầu tư xây dựng và phục hồi

27/04/2022 lúc 09:13






C





hiến tranh đã lùi xa gần 35 năm.
Nhắc đến quá khứ oanh liệt và hào hùng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam không ai không nhắc đến Đường mòn Hồ Chí Minh. Con đường được hình thành trong suốt chiều dài của cuộc chiến, chạy dọc theo chân dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nó được gọi là đường mòn bởi hàng vạn các loại xe, pháo cơ giới cùng đủ loại xe thô sơ và hàng triệu lượt người vào ra theo lối mòn dưới những tán rừng, dưới chân đồi núi trọc (do bom na pan, rốc két, B.52 hủy diệt và cày xới), băng qua bãi lau sậy cháy nham nhở, trèo chênh vênh lưng chừng lèn đá hay lội qua ngầm suối sâu để đạt được mục đích cao nhất là “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đây là một “công trình” tự nhiên nổi tiếng được ghi nhận trong  lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam, là đỉnh cao biểu hiện ý chí thống nhất đất nước của nhân dân cả  nước. Con đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại là cái nôi nuôi dưỡng lòng dũng cảm kiên cường, nghị lực phi thường, ý chí quật cường, sáng tạo của nhân dân miền Trung cùng các lực lượng vũ trang cả nước chống lại sức mạnh huỷ diệt của đủ loại vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất cùng hàng vạn tấn chất độc màu da cam của tên đế quốc thuộc loại sừng sỏ hàng đầu trên thế giới. Trên tuyến đường lịch sử ấy, hàng chục ngàn chiến sỹ cùng hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm, quân trang quân dụng và hàng vạn tấn hàng hoá khí tài đã được vận chuyển vào ra. Cũng nơi đây, biết bao những “cô gái mở đường ra đi cứu nước” không có ngày trở lại. Đi suốt dọc trên con đường huyền thoại đầy ắp máu lửa nhưng giàu chất thơ và đượm sắc hoa này ta bắt gặp hàng ngàn địa danh, di tích, công trình, bia tưởng niệm đã được ghi tạc vào truyền thống của lịch sử của dân tộc.
Ngầm Bến Tắt là đoạn đường vượt qua một khúc sông thuộc thượng nguồn sông Bến Hải đi ngang qua địa bàn xã Vĩnh Trường, huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Được gọi là ngầm bởi trên trục đường Hồ Chí Minh, hầu hết các con sông, suối chảy theo từ hướng tây sang đông đều cắt ngang mặt đường chạy dọc theo hướng bắc nam. Có những chỗ có cầu, phà qua lại, nhưng có những đoạn dài và thoai thoải nên người ta thường xếp những viên đá cuội có đường kính chừng 15 đến 25 cm thành con đường để người và các phương tiện vận tải có thể băng suối để theo đường. Đứng trên cầu Hiền Lương lịch sử ở Quốc lộ 1 A, phóng tầm mắt về phía tây độ chừng 15 km, ta hình dung được Ngầm Bến Tắt.
Vào những năm 1973-1974 sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, lính Mỹ rút khỏi miền Nam, Đảng ta quyết định: phải tập trung sức lực để “đánh cho ngụy nhào”. Để dốc sức cho tiền tuyến, phục vụ cho cuộc tổng tiến công nổi dậy nhằm sớm kết thúc cuộc chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1974, được nhân dân Cu Ba giúp đỡ, cây cầu treo Bến Tắt được thay thế Ngầm Bến Tắt và đã được tổ chức thiết kế xây dựng trong thời gian ngắn nhất với tốc độ nhanh nhất. Công trình Cầu treo Bến Tắt là tác phẩm đầy khí thế nhiệt huyết của những con người cộng sản ở bên kia bán cầu chung tay với Người lính Cụ Hồ, là sản phẩm tựu chung cho tinh thần quyết chiến quyết thắng của Cách mạng Việt Nam và tình đoàn kết chiến đấu Cu Ba – Việt Nam.
Với sức tải cho xe 10 tấn, khổ lòng rộng 4 m mặt bê tông cốt thép, cấu trúc cáp treo với nhịp vượt hơn 100 m bắc qua lòng sông Bến Hải, cây cầu đã đáp ứng thông đường cho hầu hết các loại xe tải quân sự, dân sự phục vụ chiến trường vào thời điểm đó và nó tiếp tục đứng vững sau tròn 31 năm với hàng triệu lượt xe, người qua lại. Cầu treo Bến tắt là nhịp cầu “nối những bờ vui” của nhân dân hai miền thời “ngày bắc đêm nam”; là nhịp cầu thông thương và huyết mạch của dân tộc Pa cô, Vân Kiều một thời cùng nhau “gùi trên lưng súng đạn ra hỏa tuyến, gạo ngàn cân em gửi ra chiến trường”. Cầu treo Bến Tắt vẫn luôn luôn cõng trên mình những chuyến lên nương, xuống rẫy của người kinh, của bà con dân tộc thiểu số và là nhịp cầu thông thương buôn bán bắc nam của nhân dân đôi bên bờ sông Bến Hải. Cầu treo Bến Tắt còn là điểm đến của hàng triệu lượt người đến dâng hương cho người thân và tưởng niệm 10.265 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên suốt dọc đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm đánh Mỹ được quy tập về yên nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nằm sát mố cầu bờ nam của cầu treo Bến Tắt không đầy 100 m và nằm trong quần thể khu di tích Trường Sơn. Cầu treo Bến Tắt là phần tiếp đón ngoại vi ban đầu của quần thể di tíchđường Hồ Chí Minh anh hùng – Đường Trường Sơn. Tại đây một loạt các công trình tưởng niệm, điểm văn hóa sẽ được xây dựng với quy mô hoành tráng, tôn nghiêm trong một tương lai gần. Từ bắc vào nam thì lối vào Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn là theo đường Cầu treo Bến Tắt và lối ra của du khách là phía nam nghĩa trang (con đường độc địa hiện nay đang được dùng để vào và ra của du khách)....
 
 
 

Ký ức của một đạo diễn

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi sinh ra ở làng Lập Thạch, tổng An Đôn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (cũ), nay là Khu phố 3 – phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Xưa làng tôi là một vùng nông thôn hẻo lánh, chẳng ai biết tuồng, chèo, cải lương, kịch nói là gì (trừ dăm ba người có học hành, làm việc ở thành phố).
Gia đình tôi có 8 anh chị em, tôi là con thứ tư và là con trai thứ hai của cha mẹ tôi.
Nhà nghèo đông con nên thường xuyên phải ăn đói mặc rách, quanh năm chỉ có chiếc quần đùi và cái áo bà ba không túi nhuộm nâu, hai ống tay quyệt đầy mũi dính cứng, khi giặt phải lấy đùi cui hoặc tạ đập mới vò sạch được. Mùa hè thì ở trần cõng em đi chơi, mùa đông thì chui vào đụn rơm, vào bếp để sưởi ấm. Đêm đông thì khoanh tròn trong lòng cha (cậu tôi) và đắp chung với cha cùng mấy anh em trai một chiếc chiếu. Rét quá thì lấy rơm lót dưới đắp chiếu lên trên. Ăn thì khoai sắn cõng cơm........
 

Góp thêm tiếng nói tâm huyết với chương trình du lịch

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ối với nhiều người, khi tượng đài trên mặt đất chưa nhiều thì tượng đài trong lòng người đã rõ – đó là mộttượng đài Quảng Trị anh hùng; “nơi diễn ra cuộc đụng đầu quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, cách mạng và phản cách mạng, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc… là biểu tượng cao cả của những hy si lớn lao và sự quả cảm kiên cường đến tuyệt vời” (Tô Huy Rứa). Trong cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc khắp nước đều là chiến trường nhưng “Quảng Trị là mảnh đất tụ nghĩa của cả nước” (TS. Lê Hữu Phúc). Vì vậy “Quảng Trị xứng đáng tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân tộc, tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng Việt nam bất diệt” (PTT Nguyễn Mạnh Cầm),  và do đó cũng là “Một bảo tàng lịch sử có ý nghĩa dân tộc và thời đại, là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta” (PTT Đồng Sỹ Nguyên). Vì vậy đến với “Chiến trường xưa” Quảng Trị đã và mãi là vấn đề có tính chính trị, văn hóa và sâu thẳm tính nhân văn vậy!
Trên nền tảng đó của thực tiễn, lãnh đạo Quảng Trị cùng một số tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà quản lý, các nhà khoa học đã đề xuất một ý tưởng độc đáo. Đó là: Chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”. ............
 

Những phiến nhân sinh trên vùng hỏa tuyến

27/04/2022 lúc 09:13

 LTS. Đọc được những dòng tin tức trên CV. Số tháng 5/2011 về Khai mạc trại sáng tác do Hội VHNT phối hợp với huyện viết về mảnh đất, và con người Gio Linh, anh Chang Cơ ở TP. Buôn Ma Thuột (tên thật là Trương Quang Rê, quê ở làng Mai Xá, xã Gio Mai) gửi về Tạp chí bản thảo tập Hồi ký mong được đăng tải giới thiệu như là sự đóng góp của những người con xa xứ vào trại sáng tác văn học chào đón sự kiện 40 năm ngày quê hương giải phóng.
CV. trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bạn viết. Đầu đề do Tòa soạn đặt.
Con vọt





N





ăm chia đôi đất nước, tôi là một đứa trẻ chín mười tuổi. Trẻ con hay mơ mộng, gặp anh chăn vịt giữa đồng không mông quạnh vào mùa nước nổi, tôi thích ngay cái quyền lực của anh ta trước mấy trăm con vịt. Khi gia đình ông Siệc u (ông có cái u như bò mộng) chuyển về xóm tôi ở, (bây giờ vẫn là xóm Soi làng Mai Xá) với bầy chó đốm bốn mắt, tôi lại mê chó, mê đến ngẩn ngơ. Nghe đâu, gia đình ông sống du mục với nghề mò chài săn bắt, bên soi bên bại, tàu Pháp hay qua lại, nên chó ông lai được chó quân khuyển mà thành giống tốt.
Một sáng tháng năm, đang ngủ muộn, thì chó sủa nhặng lên. Tiếng chó mẹ cật lực oan ức, tiếng chó con tắc nghẹn ùng ục, chó lối xóm đồng cảm ùa theo. Tiếp diễn việc mấy ông ăn phàm nói phét, o óp ông Siệc để mổ chó cho bằng hết. Chó thì hay và tôi đang ao ước có chó; nhưng với họ chỉ có thịt. Tôi lao sang, thằng bạn con nhà Siệc mới quen, cũng ấm ức theo chó. Chó mẹ lồng lộn xoay quanh cột nhà “Mở ra, tháo xích ra đi”. Hì hục chốc lát là chó mẹ xổng. Cuộc giải cứu bất ngờ mà oanh liệt. Mấy tay ăn phàm chạy te tua, cún con cũng vùng lên từ lớp đất vùi nó, tận đáy một cái hố mới đào, chưa chết. Sau chiến công đó, tôi nghiễm nhiên làm chủ con Vọt.
Từ đó, con Vọt và tôi khắng khít nhau để lòn bờ lủi bụi, mê say theo con chuột, con chồn. Có thể nói, chó săn bắt góp phần vào bữa ăn thời cơ cực. Cùng dạo này, có một trận lụt lớn, đò nốc  chèo chống cả vào xóm vào vườn, mấy thanh niên chặt chuối cây kết bè, chở chó đi săn. Nước ngập hang, ngập bờ, ngập bụi, chồn chuột lên ngọn cây. ......
 

Những phiến nhân sinh trên vùng hỏa tuyến

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi có hai bà chị dâu. Một Huế, dâu Truồi thứ thiệt, chọn. Nhưng tôi sẽ nói đến bà chị dâu người Quảng Bình, phước tình cờ. Anh trai tôi ra Bắc thuở chia đôi đất nước, học ngành nông nghiệp, khi đi làm, toàn lội ruộng băng rừng, xa cha ngái mẹ, nhờ ai được mà chọn. Quê chị tuốt trên rừng, gần nơi có tộc người rừng hoang dã Rục hay Rặc gì đó. Tôi muốn nói là nếu chỉ chệch hướng một ly thôi, với chất ruộng chất bôn ở anh, anh dám cưới luôn một bà Rục. Vì anh hiểu thuyết lai tạo giống gen trội F2, và nắm chắc chính sách ưu tiên, cầm chắc tôi có cháu là cán bộ miền núi, nhưng mới chỉ là “nếu”. Nó về quê mình, Chị kể: “Chú biết không, trên Bố Trạch, Mỹ bắn phá ác liệt lắm. Nơi ấy là điểm đầu vô Nam, có sở chỉ huy 559, cả nhà tui lảnh một quả đến gần sạch, riêng tui đang đi học mà sót”. Rồi tiếp “cười nhất là mấy chú bộ đội, có ai lo hộ, đi vào e chết hết, mấy chú trả lời đi ra cũng chết nhưng họ đi ngang lo chi! – Đi ngang là đi mô? – Ai cho ngang với ngã nhưng khi đi văn vẹo bàn chân cho ngang ngang một chút”. Đúng là anh tôi gan cùng mình, từng lăn vào lửa.
..........
 

Văn hóa ẩm thực truyền thống vùng đất Đông Hà- Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






C





ũng nằm trong vùng Thuận Hoá nhưng người Huế do tác động của văn hoá cung đình mà ẩm thực mang tính cầu kỳ, còn người Đông Hà/ Quảng Trị (ĐH/QT) vẫn giữ cốt cách dân dã của người Việt. Đặc tính trong cách ăn uống của cư dân ĐH/QT là chuộng gu mạnh. Sống trên một vùng đất khô cằn, nóng rát nhưng người dân lại thích ăn cay, ăn mặn, hút các loại thuốc có gu nặng, uống các loại rượu có độ cồn cao như rượu Kim Long lúc nào cũng chuẩn ở 45o. Những món ăn mà GS. Từ Chi cho rằng có gốc từ món ăn Mường. Sở thích ăn đồ biển với các món mắm, rau diếp cá, dưa muối mà cố GS. Trần Quốc Vượng cho đó là một bản sắc “Địa - văn hoá” được người Việt miền Trung kế thừa từ người Chăm. Tính đậm đà của nó không đâu hơn ĐH/QT.
...........
 

« 3435363738 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

31/03

25° - 27°

Mưa

01/04

24° - 26°

Mưa

02/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground