Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Người mẹ vá cờ năm xưa

27/04/2022 lúc 09:13

Không đếm hết số lần mẹ vá cờ Tổ quốc.
(Thơ Nguyễn Quân)





K





hi tôi viết những dòng này thì mẹ đã là người thiên cổ. Mẹ thanh thản yên nghỉ trên cánh đồng làng quê mẹ ngay cạnh chân cầu Hiền Lương. Đầu mẹ gối lên bờ đê sông Bến Hải, hướng về phía làng Hiền Lương của mẹ. Dòng sông hiền hoà, dập dìu tiếng sóng ru giấc ngủ cho mẹ - người mẹ đã có những năm tháng  âm thầm, cần mẫn với từng đường kim mũi chỉ để giữ cho ngọn cờ Tổ quốc lúc nào cũng lành lặn, lúc nào cũng tung bay trong gió, giữa mưa bom bão đạn  của kẻ thù. Người mẹ ấy là Ngô Thị Diệm mà sau này người Vĩnh Linh thường gọi là NGƯỜI MẸ VÁ CỜ.
Anh Lê Công Lưu, Phó Đài truyền thanh huyện Vĩnh Linh nói với tôi: “Mẹ Diệm là người Liêm Công Phường về làm dâu ở làng tôi, tuy hai làng nhưng cùng một xã, cách nhau không xa lắm! Chồng mẹ là ông Lê Công Hồi, bác họ tôi. Ông Hồi là chiến sĩ Vệ quốc quân hy sinh trong kháng chiến chống Pháp khi hai con của mẹ là chị Lê Thị Nguyệt và anh Lê Công Soà đang còn rất nhỏ. Mẹ đã ở vậy thờ chồng nuôi con và tham gia giúp đỡ cách mạng. .........
 
 

Viên gạch cổ thành

27/04/2022 lúc 09:13






B





ề ngoài, họa sĩ Trường có vẻ một võ tướng hơn là một văn nhân. Lưng dầy, vai rộng và sống mũi gồ, thế “cô sơn độc tủng” càng làm tăng vẻ sắc sảo của ông. Giải thích cho sự đối lập giữa ngoại hình và nghề nghiệp, ông kể: “Hồi nhỏ, theo gia đình tản cư vào Thanh Hóa, do mê các nhân vật trong truyện Tàu ông ngoại kể mà hay hí hoáy vẽ. Ngày nọ, một ông là nhà văn hay họa sĩ gì đó ngang qua, thấy tôi đang vẽ “đơn đao phó hội”, ngó rồi nói: “Thằng bé này vẽ có khí đây, Quan Vân Trường mặt đỏ râu dài, coi thường cái chết, thần lắm mà vẽ Chu Sương cũng khéo làm sao...mai sau nên cho nó học họa...”. Ngày ấy, cha tôi còn trên Việt Bắc, mẹ tôi cứ thế mà làm. Cái sống mũi “cô sơn độc tủng” ấy, sách tưởng giảng là có Hóa khoa, học hành thông tuệ, trôi chảy nhưng dễ gẫy đổ do bị ghen ghét. Quả nhiên, sau khi học một lèo từ sơ cấp, trung cấp, lên đại học mỹ thuật, đúng lúc đang làm bài thi tốt nghiệp thì tôi nhận được lệnh nhập ngũ, kèm theo lời nhắn của ông trưởng phòng tổ chức: “Muốn hoãn thì bảo cụ thân sinh đến gặp tôi...”. ...........

Treo cờ Tết Đinh Mùi

27/04/2022 lúc 09:13






K





hông có cái rạng rỡ như trưa 30.4.1975 lúc mà trung úy Bùi Quang Thận cắm lá cở nửa đỏ nửa xanh vương khói lửa chiến trận lên nóc dinh Độc Lập ngụy quyền Sài Gòn báo hiệu giờ toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài suốt ba thập kỷ. Không có cái hào hùng như chiến sĩ Nguyễn Quang Vinh người được vinh dự cắm lá cờ trên nóc hầm tướng Đờ-cát chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào buổi chiều ngày 7.5.1954 báo hiệu giờ toàn thắng của chiến dịch Điện Biên lịch sử...
Không có tất cả những cái đó bởi sự kiện treo cờ lên cột đèn biển Cửa Tùng (Quảng Trị)  sáng 30 tết Đinh Mùi (1967) diễn ra âm thầm lặng lẽ trong một ngày chiến tranh bình thường của những con người bình thường, rất dễ khuất lấp trong muôn vàn sự kiện lớn khác trong chiến tranh. Tuy nhiên không thể không viết về họ bởi trong bối cảnh ngày ấy không phải ai cũng có gan làm.
...........
 

Nhật ký của một liệt sĩ để lại

27/04/2022 lúc 09:13






T





 
rong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có hàng triệu thanh niên ra trận đã hòa máu xương mình trong lòng đất quê hương để cho chiến thắng cuối cùng của dân tộc. Không nhiều người trong số họ may mắn có những kỷ vật để lại được chuyển về cho gia đình, người thân. Liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn, quê phường Đồng Sơn, Đồng Hới, Quảng Bình là một trong những người có may mắn đó.

Lê Chưởng trên trận tuyến đấu tranh giành độc lập dân tộc trước Cách mạng tháng Tám 1945

27/04/2022 lúc 09:13






V





 
ào một ngày tháng 3.1973, chúng tôi - một số giảng viên của Đại học Sư phạm Hà Nội được triệu tập lên văn phòng Bộ Giáo dục. Đồng chí Thứ trưởng hôm ấy mặc chiếc áo đại cán của vị tướng trong quân đội, người khỏe mạnh, hồng hào, rắn rỏi đi ngay vào công việc, với những lời ngắn gọn: "Vùng giải phóng miền Nam đang phát triển giáo dục. Nhà trường và các em của chúng ta đang cần có sách để học. Vì vậy Bộ điều động các đồng chí về công tác ở Trại biên soạn chương trình và sách giáo khoa B. Mong các đồng chí cố gắng". Lần gặp gỡ không kéo dài ấy đã để lại trong mỗi chúng tôi một ấn tượng rất khó quên: nhanh nhẹn, gọn gàng, dứt khoát, cởi mở. Và nhất là tinh thần trách nhiệm và tình cảm cách mạng của một vị lãnh đạo giáo dục. Tuy không dài dòng, nhưng qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, chúng tôi hiểu được những tình cảm sâu sắc của đồng chí đối với miền Nam, đối với yêu  cầu của giáo dục cách mạng lúc bấy giờ. Chúng tôi ra về, tạm chia tay với Đại học Sư phạm Hà Nội, lòng rất thoải mái, không một chút băn khoăn, tự hứa là sẽ cố gắng trong nhiệm vụ mới.

Lòng rừng

27/04/2022 lúc 09:13

 L.T.S:  Nhà thơ Hải Bằng đã vĩnh biệt chúng ta để về với thế giới vĩnh hằng. Hầu hết thơ của ông đã được xuất bản tuy vậy vẫn còn nhiều tác phẩm chưa kịp in, đặc biệt là mảng hồi ký. CV. xin giới thiệu với bạn đọc những kỷ niệm của ông ở chiến khu Ba Lòng.

Lễ hội "ăn trâu"

27/04/2022 lúc 09:13






B





à con dân tộc thiểu số sinh sống dọc Trường Sơn, từ miền tây Quảng Trị, Quảng Ngãi đến Tây Nguyên đều có lễ hội ăn trâu hay còn gọi là đâm trâu nhằm vào thời điểm hoàn thành việc thu hoạch mùa vụ trên nương rẫy hoặc chuẩn bị đi vào vụ sản xuất mới.
Hình thức lễ hội ăn trâu của mỗi dân tộc, mỗi vùng tuy có sự khác nhau về đường nét, màu sắc và thời gian nhưng về mục đích cơ bản là giống nhau. Đó là lễ hội cúng Yàng, thần núi, thần sông và ông bà tổ tiên, ăn mừng mùa màng bội thu, cầu mong cho bản làng ăn nên làm ra, sức khoẻ. Dưới đây là lễ hội ăn trâu (Ká Ca Pơ) của dân tộc Kà Dong thuộc huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi.

Gia đình đồng chí Lê Duẩn những năm 1946-53 ở Bích La Đông

27/04/2022 lúc 09:13






V





ào khoảng năm 1916, gia đình đồng chí Lê Duẩn rời làng Bích La Đông nơi đồng chí được sinh ra để đến nơi cư ngụ mới tại chợ Sải, thuộc làng Hậu Kiên, mà theo ý cụ Lê Văn Hiệp thân sinh ra đồng chí Lê Duẩn, Hậu Kiên là nơi "Nhất cận thị, nhị cận giang" vừa có chợ Sải lại vừa có sông Thạch Hãn để làm nghề buôn bán và gần trường học.
Cụ ông và cụ bà thân sinh đồng chí Lê Duẩn sống bằng nghề làm mộc, chủ yếu là đóng quan tài gỗ, nấu và bán cao dán, một loại thuốc nam để chữa trị các bệnh mụt, nhọt và gia đình còn làm nghề hàng xáo...

Quốc hội Việt Nam, trách nhiệm to lớn, sứ mệnh vẻ vang

27/04/2022 lúc 09:13






C





ách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được ra đời, ngày 06/01/1946, hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên khắp mọi miền Tổ quốc không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn ng­ười đại diện cho mình vào Quốc hội khóa I, cơ quan quyền lực tối cao của nước Việt Nam non trẻ vừa giành được độc lập.
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I đã thu được thắng lợi to lớn. Kết quả là cả nước đã bầu được 333 đại biểu, với thành phần thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân, vì lợi ích của dân tộc, của đất nước.
Thắng lợi của Tổng tuyển cử thể hiện ý chí sắt đá và quyết tâm không gì lay chuyển nổi của nhân dân ta là độc lập, tự do và dân chủ. Thắng lợi đó khẳng định đường lối đúng đắn và tầm nhìn chiến lược sáng suốt của TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong những lúc đất nước đứng trước những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng với sự chỉ đạo khôn khéo...

Vào nơi tuyến lớn

27/04/2022 lúc 09:13






G





ọi là ‘tiền tuyến lớn” vì nó là nơi trực tiếp ngày đêm đối đầu với trên nửa triệu quân Mỹ (chưa kể hạm đội 7) và trên hai triệu quân nguỵ đủ các sắc lính trang  bị đến tận răng cùng hàng vạn tên ác ôn thiên nga, phượng hoàng, dân vệ.
Ngày ấy, năm 1965 tôi được lệnh tạm biệt mảnh đất tuyến lửa Vĩnh Linh để đi vào hoạt động ở tiền tuyến lớn miền Nam.
Tôi ra Hà Nội, sau khi dự cấp tốc lớp huấn luyện đi B, được quyết định phải vào ngay chiến trường để thành lập phân xã Thông tấn xã giải phóng. Tôi dẫn đầu một đoàn gồm 17 cán bộ đủ các ngành, có cả phóng viên Thông tấn  xã Việt Nam.
Có một chuyện tôi cần nói lại để biết về sự chỉ đạo chặt chẽ và tâm lý về công tác tổ chức của Đảng ta.
Số là sau khi dự xong lớp huấn luyện đi B, từng cán bộ đều được Ban tổ chức cho kiểm tra lại sức khoẻ và thẩm tra xem có ai biểu hiện diễn biến gì về tư tưởng để tổ chức quyết định kịp thời. Một số đồng chí sau khi dự huấn luyện được ăn uống bồi dưỡng đầy đủ ba tháng trời, đến lúc này tỏ ra dao động, sợ đi chiến trường, nên cứ khai hết bệnh này đến bệnh nọ. Thế là Ban tổ chức loại ngay và trả về cơ quan, có người gọi đó là loại "cán bộ cơ hội".
Tôi được Ban tổ chức gọi đến dặn dò: Phải vào gấp trong đó thành lập bộ phận Thông tấn xã Giải phóng để phát tin trực tiếp về Trung ương kịp thời cổ vũ quân dân ta đang trực tiếp chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên Huế là nơi đối đầu của ta và địch đang diễn ra vô cùng khốc liệt.
Thế là một đoàn xe Comăngca vuông đít bịt bùng xuất phát từ Hà Nội trong một đêm tối trời mùa đông năm 1965 chạy vào tiền tuyến lớn. Biết đi vào tuyến lửa, cảnh hy sinh chết chóc bày ra trước mắt mà ai nấy đều tỏ ra vui mừng hào hứng đến lạ thường, nhiều đồng chí còn hài hước làm thơ "Tạm biệt sông Tô Lịch thân yêu". Lại còn hát ồn ào trên xe, nhưng bảo nhau hát nhỏ thôi kẻo "lộ bí mật".
Xe trả chúng tôi tại trạm Bãi Hà, bên bờ Bắc Xê Băng Hiêng chúng tôi chỉ nghỉ ngơi một ngày một đêm rồi bắt đầu mang vác lên đường. Mới chỉ leo dốc một ngày đầu thôi, chúng tôi mới thấm thía thế nào là gian khổ...

Lược thuật về hội thảo Quốc tế

27/04/2022 lúc 09:13

LTS: Kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ trong những ngày tháng bảy thiêng liêng này cả nước đang có nhiều hoạt động hướng về anh linh các anh hùng liệt sĩ. Tại Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động như nối cầu truyền hình “Lễ tri ân tháng bảy”, Lễ hội văn hoá du lịch “Nhịp cầu Xuyên á” lần thứ II chứa đựng nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác cùng phát triển: Hội thảo du lịch, hoạt động lễ hội văn hoá nghệ thuật, thi đấu thể thao…
Trong khuôn khổ Lễ hội văn hoá du lịch “Nhịp cầu Xuyên á” lần thứ II, ngày 26/7/2007, tại khách sạn Đông Trường Sơn, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Du lịch Quảng Trị - Hội nhập và phát triển”. Có 25 bài phát biểu và tham luận của các bộ ngành Trung ương, các cơ quan quản lý du lịch, đại sứ quán, chính quyền của các nước bạn: Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc; lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị và nhiều tỉnh, thành phố bạn cùng các nhà khoa học đại diện các vụ, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước được trình bày tại Hội thảo.
Do khuôn khổ số báo có hạn, CV lược thuật, thông tin nhanh đến bạn đọc một số ý kiến đáng quan tâm tại Hội thảo quốc tế này.
 
 
Tiến sỹ lê hữu phúc- uv trung ương đảng-
Chủ tịch UBND tỉnh quảng trị
 
Tạo sự  liên kết du lịch giữa các nước
trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây
 
Quảng Trị nằm giữa miền Trung Việt Nam, tuy đất không rộng, dân không đông nhưng lại có vị trí hết sức đắc địa: Là giao điểm của tuyến Quốc lộ Xuyên việt cả đường bộ, đường sắt, đường biển và tuyến Hành lang Đông - Tây qua Đường 9 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Quảng Trị là cầu nối quan trọng của các chương trình du lịch “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại” và du lịch Hành lang Đông Tây.
Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh bạn, các tổ chức quốc tế và bằng nổ lực của mình, Quảng Trị đã đổi mới và vươn lên mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng trung bình 5 năm gần đây đạt 8,7%, đặc biệt năm 2006 đạt 11,54%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ- du lịch. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp và phát triển mới; Đời sống văn hoá và vật chất của nhân dân được nâng lên đáng kể. Ngành Du lịch chuyển biến rõ rệt; Cơ sở hạ tầng du lịch dịch vụ tăng khá; Di tích, danh thắng được bảo vệ, trùng tu, nâng cấp; Công tác quảng bá xúc tiến du lịch được triển khai liên tục và rộng khắp. Đặc biệt các lễ hội, hội thảo, hội chợ được tổ chức quy mô, độc đáo thu hút sự quan tâm chú ý của cả trong nước và quốc tế.
Quảng Trị là cửa ngõ quan trọng hút khách du lịch các nước trong Tiểu vùng sông MêKông đặc biệt các nước trên Hành lang kinh tế Đông- Tây và các nước thứ ba vào miền Trung Việt Nam. Quảng Trị là đầu mối, điểm giao lưu, kết nối giữa ba sản phẩm du lịch là Hành lang Đông Tây, Con đường di sản, Con đường huyền thoại. Vai trò vị trí đó của du lịch Quảng Trị được khẳng định do đó du lịch Quảng Trị phát triển sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tiểu vùng tiếp cận với các sản phẩm đặc thù của du lịch miền Trung, kéo dài ngày lưu trú, góp phần đưa miền Trung trở thành một điểm đến nổi trội của du lịch Việt Nam. Đồng thời du lịch Quảng Trị chỉ có thể phát triển mạnh trong thế liên kết với các tỉnh miền Trung Việt Nam, các nước trong khu vực. Với chủ đề “Du lịch Quảng Trị- Hội nhập và phát triển”, chúng tôi rất hy vọng thông qua các bài tham luận và các ý kiến trao đổi tại diễn đàn hội thảo này, sẽ giúp Quảng Trị có những hướng đi rõ ràng, những giải pháp hữu hiệu và niềm tin mới góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch Quảng Trị nhanh chóng hội nhập với khu vực miền Trung, các địa phương trên tuyến Hành lang Đông Tây.
Trong khuôn khổ hội thảo, tôi xin được nêu lên một số vấn đề mong quý vị cùng quan tâm:
1. Đánh giá, khẳng định tiềm năng, lợi thế và cơ hội to lớn của Hành lang kinh tế Đông- Tây trong phát triển kinh tế- xã hội, nhất là phát triển du lịch dịch vụ, trước hết là các địa phương của bốn quốc gia hưởng lợi trực tiếp.
2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch, lợi thế vị trí đầu cầu về phía Việt Nam của Quảng Trị trên tuyến Hành lang Đông- Tây trong giao lưu, phát triển kinh tế- đầu tư, nhất là xác định giải pháp sát thực để phát triển du lịch và dịch vụ Quảng Trị mạnh mẽ hơn và có hiệu quả hơn.
3. Khẳng định mối quan hệ gắn kết giữa du lịch Hành lang Đông- Tây với chương trình du lịch “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại” và Chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, du lịch sinh thái biển, du lịch lễ hội, văn hoá tâm linh… ở Quảng Trị.
4. Xác định các luận cứ khoa học làm căn cứ để ra chủ trương, chính sách và giải pháp để các địa phương trên tuyến Hành lang Đông- Tây xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ; Thu hút đầu tư; Đào tạo nguồn nhân lực và bổ sung lợi thế liên kết tạo ra sản phẩm đặc thù từng vùng.
Hàng lang kinh tế Đông- Tây là quà tặng quý giá dành cho các quốc gia trong Tiểu vùng sông MêKông, trước hết là các tỉnh, thành phố nằm trên giao lộ huyết mạch này. Quảng Trị vinh hạnh là cửa ngõ, trạm đầu cầu của Việt Nam, là cầu nối, điểm hẹn và mắt xích quan trọng liên kết của các nền văn hoá, giá trị truyền thống và bản sắc của các địa phương các quốc gia trong vùng. Với vị trí đó, Quảng Trị sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, làm tốt nhất những gì có thể để mời gọi các nhà đầu tư, thương gia, khách du lịch… đến đầu tư, làm ăn và tham quan, nghỉ dưỡng… Chắc chắn Quảng Trị là điểm dừng chân lý tưởng và mến khách để các bạn đến với các vùng miền của Việt Nam tiềm ẩn bao điều khát khao khám phá...

Trần Công Ái - Người cộng sản kiên cường của huyện Vĩnh Linh

27/04/2022 lúc 09:13

Từ ngày nước nhà thống nhất, mỗi lần có dịp qua cầu Lai Phước (thuộc địa phận huyện Triệu Phong) người dân Vĩnh Linh không khỏi nhói đau tưởng nhớ đến cái chết vô cùng anh dũng của đảng viên trẻ Trần Công Ái. Bởi chính tại vị trí của chiếc cầu này, cùng làn nước vô tư xanh ngắt kia đã từng chứng kiến sự hy sinh của ông - sáng mồng Một tết năm 1941 để bảo toàn mọi bí mật cho Đảng.

Người mẹ vá cờ ngày ấy đang được đề nghị truy tặng danh hiệu anh hùng

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ó là mẹ Ngô Thị Diệm làng Hiền Lương xã Vĩnh Thành (Vĩnh Linh - Quảng Trị). một ngôi làng nhỏ nên thơ, khiêm nhường bên chiếc cầu Hiền Lương lịch sử bắc qua dòng sông lịch sử. Dòng sông không chỉ chảy vào lòng đất nước mà còn chảy giữa trái tim nhân loại.
Chồng mẹ, ông Lê Công Hồi chiến sỹ vệ quốc quân, năm 1949 vĩnh viễn ra đi sau một trận sốt rét ác tính.
Một nách hai con thơ, cảnh giặc giả loạn lạc, biết bao hiểm nguy, gian khổ, thiếu thốn đè nặng lên đôi vai gầy của người thiếu phụ goá bụa. Nhưng mẹ vẫn ở vậy thờ chồng nuôi con. Mặc dù không ít người đàn ông đứng đắn đến ngõ lời cầu hôn mẹ.
Cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng quyết liệt, làng Hiền Lương lại là vùng tạm chiếm, Đồn Võ Xá của địch bên kia cầu chỉ cách làng chưa đầy 400m. Song, dù địch cố lập tề, hết mua chuộc, dụ dỗ, đến đàn áp khủng bố, nhưng lòng người dân Hiền Lương trước sau vẫn hướng về Cách mạng, về Đảng và Bác Hồ. Làng chỉ có 78 hộ dân, mà có đến 27 thanh niên trai tráng tòng quân nhập ngũ và nhiều người vĩnh viễn nằm lại ở các chiến trường...

Cuộc giao lưu của tôi, CCB Việt Nam với Darrel, Trưởng đoàn CCB phi công Mỹ

27/04/2022 lúc 09:13






T





heo kế hoạch của cơ quan ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan ngoại vụ tỉnh Quảng Trị sáng ngày 7-7-2005 tôi bắt đầu tiếp xúc trò chuyện với họ.
Ngồi dự có anh Nguyễn Đình Ân cán bộ cơ quan ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, chị Nguyệt Hà cán bộ cơ quan ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, anh Lê Hào, anh Sỹ Lợi phóng viên quay phim và ghi âm cuộc giao lưu.
Về phía Mỹ có Darrel Harclot cựu phi công Mỹ và anh thanh niên scott phóng viên quay phim Mỹ, trong lúc Darrel dở tấm bản đồ và chuẩn bị tài liệu tôi suy nghĩ và cười thầm. Cách đây 33 năm anh ta ngồi trên máy bay đánh phá đất nước mình còn mình là người chỉ huy pháo phòng không bắn anh ta để bảo vệ đất nước mình.
Bây giờ ngồi lại với nhau giao lưu ôn lại quá khứ để rồi gác lại quá khứ, hợp tác với nhau xây dựng cuộc sống mới là một việc rất cần nên làm...

Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng

27/04/2022 lúc 09:13






L





ý bỗng giật mình rồi ngồi phắt dậy. Mồ hôi ướt đẫm toàn thân. Em đưa mắt nhìn quanh nhà một lượt và dịch người về một góc giường nín thở, nghe ngóng. Mẹ em cũng đã thức giấc, thò đầu ra khỏi chăn, căng mắt nhìn vào màn đêm.
- Răng không ngủ mà dậy ngồi đó?- Bà Thí nhìn con hỏi.
- Mạ vừa đánh con à?- Lý hỏi lại.
- Con nằm mơ đó, chứ có ai đánh, nằm xuống mà ngủ đi. Trời, mi chộ chi mà mồ hôi, mồ kê đổ ra ướt cả người rứa?.
Lý im lặng nằm xuống. Đúng là em đã nằm mơ, đã giật mình khi những hình ảnh bọn lính nguỵ tập trung đánh em như giã gạo trên người lúc chiều, vì em không chịu khai báo, bảo vệ cán bộ cách mạng trong nhà mình. Em lại cười tủm tỉm một mình trong bóng tối...

Một cuộc thi bằng tất cả tấm lòng với Bác

27/04/2022 lúc 09:13






C





uộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị Trung ương Đảng phát động đó và đang triển khai thực hiện trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Cùng với đợt triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc thi kể chuyện về những tấm gương đạo đức của Người được tổ chức từ cấp cơ sở đến chung kết toàn quốc. Nhận thức đây là một đợt sinh hoạt chính trị - xó hội cú ý nghĩa hết sức quan trọng, phải được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng để mọi người tích cực hưởng ứng và tham gia, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Quảng Trị đó xõy dựng kế hoạch cụ thể và tớch cực chỉ đạo cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở các cấp, các ngành trong tỉnh. Vỡ vậy, hiện nay cỏc điểm hội thi trên địa bàn toàn tỉnh đang diễn ra hết sức sôi nổi và hào hứng.
Sau hơn năm tháng, kể từ cuộc thi mở màn cho hội thi cấp cơ sở toàn tỉnh của xó Vĩnh Tỳ - Vĩnh Linh (11/5/2007), đến ngày 25/10/2007) hầu hết các Đảng bộ trực thuộc tỉnh đó cơ bản hoàn thành hội thi ở cấp cơ sở; có 10/15 đảng bộ trực thuộc tỉnh đó tổ chức chung kết hội thi ở cấp mỡnh và chuẩn bị cho thớ sinh tham dự chung kết toàn tỉnh. Khụng khớ cỏc điểm thi rộn ràng như ngày hội...

Vòng quanh Đại hội vòng I

27/04/2022 lúc 09:13

none

Lênh đênh sông nước

27/04/2022 lúc 09:13






T





huyền rời bến khi trời sập tối. Trên thuyền có bốn người. Ông Kha chừng năm mươi tuổi, vừa chủ thuyền vừa cầm chèo, không vợ con, sống độc thân trên sông nước từ bao đời nay. Ông được thuê dài hạn chở chúng tôi đi tránh những trận càn của giặc hồi đầu chiến tranh tái chiếm thuộc địa của Pháp. Người thứ hai là chị Yến, một nữ sinh xinh đẹp nhưng ít nói, đóng vai trò chính trong chuyến du hành có vẻ bất tận. Những tiểu thư cùng tuổi mười sáu với chị ở làng hoặc đã theo chân bộ đội vệ quốc đoàn đi lên rừng kháng chiến, hoặc đã vào thành phố sinh sống trong vùng giặc chiếm, còn chị không biết lựa chọn thế nào cho ổn, lên rừng thì sức lực chị không kham nổi, vào thành “làm việt gian” như cách nói thời đó thì chị ớn lạnh cả người, chị đành cứ biết sống ngày nào hay ngày ấy.Người ta đào cho chị một cái hầm kín gần chuồng heo, nắp hầm được nguỵ trang bằng cái máng cho heo ăn. Mỗi lần nghe báo động giặc về là chị chui xuống hầm, hết báo động lại chui lên, cứ thế được hơn nửa năm. Nhưng hôm qua quân giặc có phương pháp tìm hầm bí mật với những thanh sắt dài ngoẵng và nhọn hoắt, đâm xuyên đến tận hàng mét sâu dưới đất. May mà chúng chưa phát hiện ra nơi chị trốn. Cả nhà hoảng hốt, bàn đi tính lại mãi mới tìm ra cách đưa chị xuống sống trên chiếc thuyền này, lênh đênh đây đó, thấy địch là tránh, thấy yên là neo lại tạm trú. Người thứ ba là anh Thanh một chàng trai hiền lành thông thái được gia đình chị Yến tin cậy phó thác chị cho anh chăm sóc. Ai cũng tin rằng anh là chồng tương lai của chị Yến...

« 3233343536 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground