Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 16/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Một đời, cho một nghề

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ạo diễn Lê Quang Phú “phôn” cho tôi:
- Điện ảnh Công an nhân dân mời anh viết lời bình cho cái phim về Quảng Trị.
Tôi đã nghĩ về vụ án nào đó vừa xảy ra ở đất miền Trung này.
- Dựng xong chưa? Tôi hỏi lại
- Xong.
- Mang phim sang. Cả bản phân cảnh tỉ mỉ nữa nhé.

Người phá hầm ngầm cố vấn Mỹ ở làng Vây

27/04/2022 lúc 09:13






C





ó một ngày tôi đến thăm đồng chí thượng tá Nguyễn Tử Tạo nguyên tham mưu trưởng E101, đồng chí kể cho tôi nghe về chuyện người anh hùng Vũ Quốc Phương, câu chuyện như sau:
“… Làng Vây - ngày ấy là căn cứ biệt kích của Mỹ ngụy, tiền đồn của chúng ở phía tây Khe Sanh, nằm trên trục đường 9 gần Lao Bảo, biên giới Việt Lào. Đó còn là một mắt xích quan trọng bậc nhất của hàng rào điện tử Mácnamara, có hệ thống hầm ngầm kiên cố như một vành đai thép.

Lễ hội cầu ngư- Một nét đẹp văn hóa của làng Bạch Lộc

27/04/2022 lúc 09:13






L





àng Bạch Lộc là một đơn vị hành chính của xã Trung Hải, huyện Gio Linh. Nằm ở vị trí sát bờ nam sông Bến Hải, địa hình thấp trũng có nhiều rào, hói, ao, đầm nhưng lại ở vào cuối nguồn nước của công trình hồ chứa Kinh Môn, nên người nông dân làng Bạch Lộc gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất cây lúa! Hàng trăm năm qua, tận dụng nguồn nước tự có, người nông dân Bạch Lộc chỉ gieo cấy được một vụ lúa với diện tích 30 ha. Do đó, nghề khai thác tôm cá tự nhiên, nuôi trồng thủy hải sản theo dạng ao, đìa, chuôm có một vị thế hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nông dân Bạch Lộc. Hàng năm, với truyền thống lâu đời của địa phương, vào ngày rằm tháng Giêng (âm lịch) làng Bạch Lộc lại tổ chức lễ Cầu ngư mở đầu cho mùa đăng đèn đơm đó khai thác tôm cá trên sông, trên rào. Với mục đích cầu mong cho trời đất thuận hòa, cây cối tốt tươi, cá tôm phong phú để phục vụ cho cuộc sống của con người, nên người nông dân làng Bạch Lộc tổ chức lễ Cầu ngư một cách rất thành kính.

Nhật ký lửa

27/04/2022 lúc 09:13






N





gày 25/3/1972 - Đêm tối sùng sũng. Trời mưa lất phất và gió hun hút lạnh. Chiếc xe vận tải nhỏ loại Gát 53 của Liên Xô chạy lắc lư qua những ổ trâu, ổ voi trên đoạn đường chiến lược.
Choàng tấm nilon, mình ngồi dúi vào một góc xe, dựa lên chiếc máy vô tuyến gật gù ngủ. “Qua cầu Long Đại rồi! Đây là đâu nhỉ?” “Vừa qua Mỹ Đức, có lẽ đây là Phú Thuỷ!” Tiếng anh em nói với nhau qua tiếng gió ù ù. Anh Bàng tiểu đội trưởng nhắc nhở: “Nói nhỏ thôi! Đây là ngã tư Thạch Bàn! Ra vào bao nhiêu lần rồi mà không nhớ. Cãi nhau mãi. “Tiếng xe hình như tắt hẳn, không thấy xóc nghiêng ngả nữa. “Hạ sĩ Ngát đâu?” Có tiếng gọi hơi gắt của tiểu đội trưởng. Mình choàng dậy, thấy anh em đã xuống xe hết cả. Qua ánh đèn pin, kim đồng hồ chỉ 22 giờ. “Tiểu đội chú ý! Một hàng ngang, tập hợp!” Tiếng vũ khí, khí tài lách cách rồi im lặng. “Đây đã là đất Vĩnh Linh. Chúng ta sẽ hành quân năm cây số nữa, tạm nghỉ tại nông trường cao su Quyết Thắng mấy ngày, Toàn tiểu đội phải tuyệt đối giữ bí mật và chấp hành kỷ luật chiến trường. Rõ chưa?” 

Trận tuyến Quảng Trị - Những ngày đầu thực hiện hiệp đinh Paris

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong căn lán của chị em đội văn nghệ Do Linh tại một làng vùng mới giải phóng, mọi người đang quây quần ăn cơm trưa. Từ căn hầm bên, anh Hoàng Ngọc Lân cán bộ tuyên huấn Huyện ủy, trên tay cầm chiếc đài bán dẫn chạy như bay về phía chúng tôi hét toáng lên:
- Hiệp định Pari đã ký tắt! Hòa bình sẽ lập lại tại Việt Nam!
Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, nửa tin nửa ngờ. Thúy Hòa níu áo anh Lân giật giật: - Chuyện này ở đâu ra? Đừng cho rằng bọn này sợ bom đạn thằng Mỹ mà sáng tác tin vịt.
Anh Lân vội cài lại cúc áo vừa bị Thúy Hòe giật tung, đưa tay vỗ nhẹ lên chiếc đài bán dẫn nói giọng nghiêm túc: - "Thưa cô" cái đài này vừa đưa tin xong. Nhưng chưa hết. Lát nữa chúng ta sẽ nghe bài bình luận về sự kiện này.
Không khí tạm lắng, xong đoạn nhạc, chiếc đài lại vang lên giọng ấm áp của một phát thanh viên nữ. Tôi không nhớ rõ lúc bấy giờ chị Tuyết Mai hay chị Hoàng Yến. Bài bình luận nội dung nói về phái đoàn Mỹ trở lại bàn đàm phán sau khi thất bại thảm hại đánh phá không quân bằng máy bay B52 mười hai ngày đêm trên bầu trời Hà Nội. Chúng tôi vây quanh chiếcđài lắng nghe như nuốt từng câu từng chữ toàn văn bài bình luận. Bữa cơm bỏ dở chả ai cần đoái hoài đến ăn uống. Người gõ bát, kẻ gõ song hát ca nhảy múa náo loạn suốt cả buổi trưa.
Tôi mở ba lô lấy thuốc lá ngọn ra xắt mời anh một điếu giấy cuộn thuốc tự túc, hút ăn mừng đất nước sắp được hòa bình. Thuốc này tuần trước tôi ra Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh được anh bạn cho mấy lá về tôi cất kỷ. Anh em trong lán chỉ được hút người một điếu sau bữa ăn, còn thì 'tự túc". Dạo đó máy bay địch đánh phá rất ác liệt, đi lại khó khăn. Chúng tôi còn thiếu cả áo quần mặc, gạo ăn nói chi là thuốc lá. Phát xong thuốc cho mọi người tôi cầm nắm cọng thuốc định vứt qua cửa lán, Đức Tân giằng lại:
- Đừng lãng phí ông bạn! Đưa nắm cộng thuốc tôi cất. Hãy biết "tính cóc phòng cơ". Đề phòng lão Ních lật lộng như dạo trước không có thuốc hút thì khốn.........

Mai Xá làng tôi

27/04/2022 lúc 09:13






L





àng Mai Xá của tôi thuộc xã Do Mai, huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị nằm ven biển miền Trung. Ngày xưa và cả bây giờ đẹp lắm, dòng sông xanh nước lợ nằm vắt ngang giữa làng như phủ tấm lụa màu óng ánh dưới nắng ban mai. Ở đó, tuổi thơ nô đùa nghịch nước trong những trưa hè. Du khách và những người xa xứ trở về được đi trên những chiếc đò trải dọc dòng sông, và không quên chèo xuồng dưới những tán cây Đầm Hà Cộc thơ mộng trước làng, hay chậm rãi bước đi trong vòm tre làng xanh ngắt.
Chiều về, bến sông càng tấp nập, những cô gái làng với đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, những chiếc xuồng mang chắt chắt cào được trong ngày về bến. Đằng kia là đàn trâu thong thả bơi sau một ngày gặm cỏ.
Thời chiến tranh, làng tôi bị bom dội không còn sót lại một mái nhà, không sót lại một lũy tre, trắng mặt, trắng tay, trắng xóa. Biết bao người con của làng mãi mãi không về. Những năm hòa bình mới lập lại với hai bàn tay trắng, dân làng tôi lam lũ cày bừa, chống chọi với cái nắng khô người và từng đợt gió Lào khắc nghiệt, cái rét căm căm của những mùa đông, cái đói đến lã người lúc bị thiên tai hạn hán. ......

Những ngày tháng sau khi kí hiệp định Paris trên phòng tuyến Thạch Hãn

27/04/2022 lúc 09:13

Đến mùa xuân Quý Mùi này là vừa tròn 30 năm Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Mặc dầu đã trông đợi bao năm, tốn bao xương máu, phương tiện và bút mực để có ngày 27 tháng 1. Song bao chiến sĩ đồng bào vẫn không khỏi ngỡ ngàng, có lúc tưởng như trong mơ. Tôi nhớ suốt những ngày vui bất tận ấy, trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam truyền vào chiến trường biết bao bài ca thắng trận, bao bài bình luận và xã luận sắc sảo về thắng lợi vĩ đại trên chiến trường ba nước Đông Dương. 

Chủ tịch Trường Chinh chúc tết nhân dân vùng giải phóng năm Giáp Dần (1974

27/04/2022 lúc 09:13






20





-1-1974, (hai mươi tám tháng Chạp). Hôm nay tiết đại hàn nhưng trời Quảng Trị vẫn nắng chang chang. Hai bên đường số một, những đám ruộng mới cấy đang thiếu nước.
Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhà nuớc Trường Chinh từ Quảng Bình vào đây sớm. Đoàn ngược đường số 9 đi thẳng lên thăm bộ đội đóng ở đồi 241 (bản đồ của quân đội Mỹ ghi là Camp Caroll, thuộc vùng Tân Lâm, Cam Lộ). Nơi đây từng diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt. Sư đoàn phó Sư đoàn 304B giới thiệu với đồng chí Trường Chinh anh hùng quân đội Lê Mã Lương. Một con người tầm vóc nhỏ bé, quá bé nhỏ so với chiến công và tên tuổi của anh. Lại hơi rụt rè và lúng túng nữa, lúc được đồng chí Trường Chinh ôm hôn. Thế mà đâu phải đây là lần đầu người chiến sĩ mặt trận ấy tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao. Năm ngoái Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Fidel Castro vào thăm Quảng Trị giải phóng, Lê Mã Lương đã có gặp hai vị.
Hai mươi lăm tuổi, quê Thanh Hóa, Lê Mã Lương là chính trị viên tiểu đoàn 5, tiểu đoàn chủ lực trung đoàn 24. Tôi nghĩ người ta bố trí để anh Năm (tên gọi thân mật Chủ tịch Trường Chinh) thăm trung đoàn này trước hết do thành tích của đơn vị, song có lẽ một phần cũng có ý trung đoàn này là đơn vị "đồng hương" của Anh. Trung đoàn 24 mang tên Trần Hưng Đạo do tỉnh Nam Hà xây dựng sau ngày Sư đoàn 304 được điều vào chiến đấu ở chiến trường B. Trung đoàn đã tham gia năm chiến dịch lớn ở Trị Thiên, kể cả trận đường 9 - Nam Lào.
Đứng trên nóc hầm quân y, trung đoàn trưởng Lê Đức Long giới thiệu khái quát. Vắn tắt và mạch lạc. Đỉnh cao phía tây bắc kia là điểm 541, Mỹ gọi là đồi Fuller, nhìn xuống Đầu Mầu. Phía nam là cứ điểm Ba Hồ, tây nam là cứ điểm Động Toàn, những cái tên đã xuất hiện nhiều lần trên báo chí ta cũng như báo chí phương tây thời gian qua. Quả đồi trông giống mâm xôi kia là cao điểm 303. Dịch về phía sau ít nữa, nơi có làn khói bốc lên kia là làng Mai Lộc, thuộc vùng Cùa, nơi từng hứng chịu bao nhiêu chất độc màu da cam...
Để bảo vệ cái Camp Caroll này, địch bố trí phòng vệ dày đặc. Một trăm ba mươi công sự lớn nhỏ. Hầm chỉ huy của trung tá Phạm Văn Đính xếp những hai mươi hai lớp bao tải cát, cộng dày hơn hai mét. Chung quanh lại có từ tám đến mười hai lớp hàng rào dây thép gai bảo vệ.
Quân ta bắt đầu tấn công vào lúc 11 giờ 30 ngày 30 tháng 3 năm 1972. Cấp trên đồng ý cho từ ba đến năm nghìn đạn pháo...Địch không chịu nổi hỏa lực pháo ta, bắt liên lạc, xin ta thư cho một tiếng, sẽ ra hàng. Trung đoàn xin ý kiến sư đoàn, và ra lệnh nội trong mười lăm phút phải hàng ngay, nếu không thì diệt. Hàng với ba điều kiện: kéo cờ trắng, hạ vũ khí, cử sĩ quan ra cổng trại tiếp xúc với Quân giải phóng. Chúng trao đổi với nhau, năm phút sau trả lời chấp nhận. Phạm Văn Đính cùng Vĩnh Phong và các sĩ quan khác lóc ngóc ra hàng. Tổng cộng sĩ quan, binh lính ba trăm sáu mươi lăm tên. Thêm số ta bắt những tên chạy lạc nữa, vừa tròn bốn trăm tù binh..........
 

Vui thú bài chòi

27/04/2022 lúc 09:13






V





ui xuân có nhiều trò chơi thật cuốn hút. Đua thuyền, đánh vật, đấu võ, kéo co, cướp cù, đánh đu, chơi cờ tướng (cờ người)... Mỗi chốn quê có một thú vui riêng. Bài chòi là thú ham mê của nhiều miền quê Quảng Trị. (Ở Liên khu 5 chơi bài chòi rất phổ biến. Bởi thế điệu bài chòi tấu lên thành làn điệu khá riêng biệt của Liên khu 5).
Trên một khoảng đất rộng, người ta dựng hai dãy chòi đối diện cách nhau chừng mười lăm đến hai mươi mét. Mỗi bên 5 cái. Bốn chung quanh phải có chỗ thoải mái cho người đứng xem. Chòi cao chừng ba, bốn mét làm sao cho người chạy bài dưới sân vừa tầm tay với lấy thẻ bài, người đánh ngồi trên chòi trao cho; Chòi có làm bậc thang lên xuống chắc chắn và ván lát, chiếu trải bằng phẳng tử tế. Một bó thể sáu mươi chiếc bằng tre hình như thể chiếc chèo thu nhỏ, đầu bản chèo dán giấy ghi tên và hình vẽ các con bài những là Ông Ầm, Đỏ Mỏ, Noọc Đượn, Bạch Tuyết, Lá Liễu, Thất Giọn, Lục Chuông, Ngũ Trưa, Bát Bồng, Nghèo, Gà, Thưa, Dày Rún.v.v... bằng mực tàu màu son, màu đen. Sáu mươi con bài chia làm ba mươi cặp cho hai bên. Người làm trọng tài (Ban tổ chức) lăn, xáo con bài trên mặt bàn rồi rẽ làm hai phần; mỗi phần chia làm năm suất (cho 5 chòi) cho vào chiếc ống, mỗi ống sáu thẻ (kiểu như chia bài tu-lơ-khơ). Người chơi không kỳ mọi đối tượng: Đàn ông, đàn bà, trẻ già, trai gái - ham thích nhất là các bà, các mẹ, các chị - mỗi người tham gia chơi góp vào một định suất năm, ba tiền, hoặc năm, mười đồng bạc Đông Dương (tiền ngày xưa), mươi, mười lăm ngàn đồng tiền ngày nay, tùy quy định của Ban tổ chức; xong léo lên chòi ngồi. Ngồi chòi nào cũng được. Trên mỗi chòi có một chiếc mõ trẻ. bầu không khí sân chơi luôn rộn rã tưng bừng. Trống đánh, sáo thổi, kèn thúc, mõ réo...

Tiệc rừng

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong những năm chúng tôi đón tết ở rừng thì có lẽ cái tết năm 1972 (Nhâm Tý) là rộn ràng và chu đáo hơn cả. Cảm nhận này với chiến trường Trị Thiên Huế nếu chưa phải là chung thì ít ra cũng của riêng tôi. Với tôi, đã có đến 6 cái tết ở chiến trường, mỗi cái để lại cho tôi những dấu ấn khó quên. Cái thì đói, đói đến mức không lê nổi đôi chân ra khỏi lán. Những khi đói khát ta thường bắt gặp những giấc mơ về ăn uống. Đêm 30 ngủ mơ thấy được về phép ăn tết với gia đình; cái thì chiến sự diễn ra ác liệt, từ ngày 29 đến mồng 3 cán bộ chiến sĩ được lệnh đề cao cảnh giác, tăng cường bố phòng, tuần tiểu. Ngày mồng một Tết phải đi cứu hầm, cứu kho, cấp cứu người bị thương; cái thì sát tết phải di chuyển địa điểm, tìm nơi làm kho, đào hầm, dựng lán; cái thì ăn tới ăn lui đến hai lần mà vẫn không có không khí tết... Mãi đến năm 1972, cái tết năm ấy được tổ chức khá chu đáo nên tôi gọi đó là tiệc rừng.
Trước tết khoảng một tuần, lãnh đạo Ban kinh tế Khu ủy Trị Thiên Huế quyết định thưởng cho chúng tôi một ngày nghỉ và một chiếc đồng hồ senkô để đơn vị đổi heo, đổi nếp tổ chức tết cho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị vì đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và công tác trong năm.
 
Ngày nghỉ ấy tất cả đơn vị luồn rừng, xuống suối vào dân để tìm kiếm lương thực, thực phẩm cho cái tết âm lịch với phương châm: Bảo đảm công tác, an toàn tuyệt đối và cái tết vui vẻ, thịnh soạn...

Vào hang bắt cọp... phục vụ

27/04/2022 lúc 09:13






C





hắc cũng không còn mấy ai nhớ đến cái quận Mai Lãnh nằm trên đường Quốc lộ 1A phía nam Thành cổ Quảng Trị, nổi tiếng với 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt và giữ vững - trừ các nhà sử học và cán bộ bảo tàng. Đúng thôi, một khu vực bé tẻo teo mà mang cái tên của một ngọn núi biểu trưng cho Quảng Trị cùng dòng sông Thạch Hãn - Lại cả một chi khu quân sự nữa đấy! Rõ là rách việc!
Thế nhưng, cũng tại cái quận Mai Lãnh ấy, lại có một câu chuyện của một anh lính đặc công khá hấp dẫn và thú vị không kém các câu chuyện trên báo An ninh Thế giới mà chúng ta rất ham đọc.
- Cậu kể cho tôi nghe câu chuyện đặc công của mình đi.
Tôi bảo vậy sau khi đã làm quen với anh ta - Con  người với dáng khoẻ mạnh, một chút ria mép hào hoa, với giọng nói vui và cái nhìn khá sắc sảo.
- Em tên là Đỗ Duy Trình - nhưng ở đây bây giờ họ cứ gọi là Trinh. Không hiểu trong các bản lý lịch bị mất cái dấu huyền từ bao giờ. Nhưng Trình thì cứ là Trình thôi, cha mẹ đã đặt cho thì cứ giữ lấy. Em sinh ra ở Đa Quả - cái làng ở huyện Hà Trung (Thanh Hoá) gần cầu Đò Lèn.
- À Đa Quả hả - có cái đình to, cột hai người ôm không xuể - cái băng cũng to và rộng đến hai người ngủ được. Còn có chiếc trống to nhất vùng mà ngày xưa, có người bảo có người đã chui vào trốn bên trong thời chiến tranh Trịnh Nguyễn - Tôi đã từng đóng quân ở Đa Quả mà -  Tôi nói thêm về hiểu biết của mình ở Thanh Hoá như để tăng thêm tình cảm với Đỗ Duy Trình. Hà Trung còn có đền thờ Lê Phụng Hiểu thời Lý với cách ban thưởng ruộng đất “thác đạo điền” - (ném dao) khá độc đáo trong lịch sử...

Mấy đặc điểm về sự hình thành làng xã ở vùng chợ sãi

27/04/2022 lúc 09:13






M





uốn nghiên cứu sự ra đời và phát triển làng xã Quảng Trị, chúng ta phải đi lần từng bước từ thời mới thành hình cho đến những đợt di cư người phía Bắc vào các vùng phía nam Đèo Ngang. Cả quá trình lịch sử ấy thật phức tạp, thường xen kẻ giữa các tộc Poléniseng và Mongoloit phương Nam, giữa ngữ hệ Môn-kmer với ngữ hệ Thái Tày. Những tiếng nói còn đọng lại đến nay của các ngữ hệ ấy trong tiếng nói nhân dân vùng quê, vùng núi Quảng Trị  cho ta thấy rõ nét giao thoa của nơi giáp lưu hai tộc người cổ đại, hai ngôn ngữ cổ đại ở vùng giữa đèo Ngang và Hải Vân. Từ buổi sơ khai ấy, người phía Nam có lần tràn lên đến Tây-Bắc Việt Nam, rồi lại dần dần trở về vùng Bình Trị Thiên ngày nay, để lại một vệt tộc người pha trộn dòng máu rất khó nhận thấy.
Tiếp, vùng đất hẹp miền Trung, khô cằn, nắng gió lại để lại nhiều vết tích các cuộc tranh chấp trong lịch sử, từ những bộ lạc phân tán, những tộc người khác tộc ở vùng giáp lưu. Từ trước mãi đến khi hình thành nước Văn Lang, ở vùng sông Hồng, tình trạng ấy giảm dần, liên kết đầu tiên thành bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Bộ cực nam ấy, khá lỏng lẻo, tồn tại trong những thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên về sau. Thủ phủ Việt Thường đóng ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) nhưng lãnh thổ kéo dài mãi đến gần Đá Vách (Phú Yên). Từ đó về sau, nhiều cuộc tranh chấp giữa các tộc nhỏ sống Bắc - Nam đèo Ngang mà tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của Khu  Liên (năm 179). Cuộc nổi dậy này lại mang tính chống nền thống trị của nhà Hán, liên kết cả với Cửu chân, Nhật nam (bắc đèo Ngang). Hơn mấy chục năm sau, nhờ mối liên kết chống nền đô hộ nước ngoài ấy...

Phá tan buổi lễ "Rửa thù quốc hận"

27/04/2022 lúc 09:13






S





ắp bước vào tuổi “cổ lai hy”, đã nghỉ hưu ở xóm Tràng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội hơn mười năm nay, nhưng Đoàn Bá vẫn còn rất nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có trí nhớ tốt. Là một cán bộ nhiều năm công tác ở đoàn quân nhạc nên các kỷ niệm sâu sắc nhất của anh đều gắn liền với chiếc Kèn, những buổi hoà nhạc, những lần phục vụ duyệt binh, mít tinh lớn của đất nước. Trong các kỷ niệm đó, anh nhớ đến từng chi tiết nhỏ của buổi hoà nhạc bên bờ sông Bến Hải ngày 20-7-1964, ngày mà chỉ bằng những chiếc kèn đồng, các chiến sĩ quân nhạc đã làm thất bại một cuộc mít tinh lớn do đích thân tên tướng Nguyễn Chánh Thi chỉ huy. Anh kể:
Ngày 16-5-1964, đội 1 của đoàn quân nhạc có 60 nhạc công do anh Trương Đình Bảng làm đội trưởng; Văn Tiến, nhạc trưởng; Ngọc My, nhạc phó; tôi làm chính trị viên được lệnh lên đường phục vụ quân và dân khu 4. Sau khi biểu diễn phục vụ các đơn vị quân đội và nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngày 19-7 đội chúng tôi được  lệnh về Hồ Xá, Vĩnh Linh nhận nhiệm vụ mới.
Tiếp cán bộ chỉ huy đội chúng tôi, đồng chí Trần Đồng, Bí thư Đặc khu Vĩnh Linh nói rõ cho biết chủ trương của ta trong việc phá buổi mít tinh lớn của địch sáng ngày 20-7. Ngày 20-7-1964 là ngày kỷ niệm lần thứ mười Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày mà Chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn từ thời Ngô Đình Diệm đã coi là “ngày quốc hận”. Năm 1964, nguỵ quyền Sài Gòn dự định tổ chức kỷ niệm lần thứ mười “ngày quốc hận” rất lớn. Chúng chọn bờ nam cầu Hiền Lương làm trung tâm tổ chức buổi lễ với những ý đồ chính trị thâm độc và phản động. Vì thế, ta có chủ trương phá bằng được buổi lễ đó của địch...

Cây bàng trước nhà lao Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






T





háng hai năm một chín sáu mươi, tôi bị bọn mật vụ của chính quyền Ngô Đình Diệm bắt về tra tấn rồi nhốt vào xà lim ty cảnh sát tỉnh Quảng Trị. Tất nhiên là việc của tôi làm chúng không bắt được quả tang nên tôi kiên quyết không chịu chấp nhận ký cung theo mưu đồ của chúng vạch sẵn. Do đó mà tờ cung của tôi được trắng án. Sau đó chúng đưa tôi về giam tại nhà lao Thành Cổ.
Mùa hè, nhà lao Quảng Trị trời nóng bức, hàng trăm tù chính trị, kinh tế, gái mại dâm, ma tuý đều nhốt chung một nhà lao, nhưng chia ra nam riêng, nữ riêng. Tôi ở phòng nữ, trong đó có nhiều cháu nhỏ mới sinh, có cháu một, hai tuổi phải đi ở tù cùng với mẹ. Do trời oi bức, phòng giam quá chật chội, các cháu bị u nhọt khắp mình mẩy, nổi to như những quả nho chín mộng. Thật tội nghiệp. Tôi bàn với các chị tìm một cây bàng trồng trước sân phòng nữ. Với hy vọng cây bàng lớn lên toả bóng mát cho các cháu ra chơi dưới gốc cây. Ý kiến đưa ra được chị em tán thành.

Những lá bưu thiếp lịch sử

27/04/2022 lúc 09:13






B





a giờ 45 phút ngày 21.7.1954, bản Hiệp định đình chiến ở Việt Nam được ký kết trong đó điều 14 có ghi: “Những biện pháp chính trị và hành chính trong hai vùng tập hợp ở hai bên giới tuyến quân sự  tạm thời là trong khi chờ đợi Tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất nước Việt Nam, bên nào có quân đội của mình ở vùng nào theo quy định của hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính ở vùng ấy”.
Vì hiệp định ghi các điều khoản chỉ về đình chỉ chiến sự, không ghi về tự do dân chủ nên phe ta đấu tranh  đưa vào bản tuyên bố cuối cùng của chín nước tham gia hội nghị buộc các nước ký kết phải thi hành điều thứ 7 như sau:

Dạy học ở Triệu Phong một thời để nhớ

27/04/2022 lúc 09:13






C






ầm tờ quyết định lên đường nhận nhiệm vụ mà lòng rộn ràng bao nỗi mừng lo xao xuyến. Xe bắt đầu chuyển bánh về phương Nam. Thế là mở đầu những ngày sống xa mẹ, xa quê hương, xa bạn bè thân thuộc để lên đường đi công tác. “Đâu có giặc là ta cứ đi” câu hát một thời ngân vang giục giã bước chân tuổi trẻ. Cả khóa học chúng con hôm nay đều lên đường đi B. Mẹ ơi! Con đi B lần này không chỉ đánh giặc ngoại xâm, mà đánh cả giặc dốt nữa mẹ ạ. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Giặc dốt là một trong ba thứ giặc đã làm cho dân tộc đói nghèo, lầm than đau khổ”. Con gái mẹ tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa đến mà đã xa mẹ rồi. trước mắt bao cái ngỡ ngàng thấp thỏm lo âu. Nhưng mẹ đừng lo, bên con đã có bạn bè đồng đội. Tiền tuyến gọi hậu phương đáp lời. Quảng Trị đã giải phóng, các em thơ đói chữ đang chờ. Bao năm sống trong rào gai kẽm sắt của giặc, các em phập phồng lo âu nghe tiếng súng giặc nổ nhiều hơn tiếng giảng bài. Nên chúng con phải đến đó.
Chiều, xe dừng bánh ở đất Quảng Trị, chúng tôi xuống bến xe Đông Hà. Đông Hà một thị xã mới giải phóng còn ngổn ngang đổ nát hoang tàn. Đứng trên gò đất cao nhìn về bốn phía: Cây cỏ xác xơ, mặt đất loang lổ, hố bom, hố đạn chằng chịt khắp nơi. Nhìn cảnh tượng ấy mà lòng đau như cắt. Đường về Triệu Trung không có xe chở khách mà phải đi vòng vèo bằng đường thủy...hỏi địa chỉ để tới được nơi trường đóng phải mò mẫm vất vả vô cùng...
 

Gặp đồng chí trưởng ban liên lạc "đoàn Do An anh hùng"

27/04/2022 lúc 09:13






V






ào một buổi sáng thu 2001, trời xanh trong, tôi tìm đến nhà anh Đặng Hữu Tuệ ở đường Lê Đại Hành thị xã Ninh Bình. Anh Tuệ đi vắng, chị Nguyễn Thị Tuyết Vân – vợ anh tiếp tôi. Chúng tôi nói chuyện xã giao. Nghe giọng nói miền trung vui tính của chị, tôi hỏi: “Có phải xưa chị cùng đơn vị với anh?” Chị Vân cười bảo: “Không! Em ở đơn vị bạn, bị thương rồi đến điều trị chỗ anh Tuệ, anh ấy là bác sỹ mà anh”. Tôi nói vui: “Tức là chữa xong vết thương thì tình yêu đến?” Chị cười e lệ, nhưng nói thì lại mạnh bạo đúng cái lúc anh Tuệ về: “Anh ấy chữa khỏi vết thương cho em xong, thế là anh ấy “cuỗm” em luôn”. Chúng tôi cùng cười vang. Vậy là vừa quen nhau mà đã vui như tết.
Đã biết tác phong người lính, không vòng vo, tôi đưa anh xem thẻ, chị cáo bận ra ngoài phố, tôi nói:
- Được biết anh là Trưởng ban liên lạc Ban chiến đấu trung đoàn 90 – Trung đoàn Do An anh hùng – Ninh Bình. Anh có thể cho độc giả Ninh Bình quê hương, độc giả Quảng Trị có vùng Do An lừng danh, mà các anh là những người trực tiếp chiến đấu cùng với dân quân Quảng Trị trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, biết về chiến công của trung đoàn được không ạ?
Anh Tuệ dè dặt, hình như anh ngại: “Nhưng tôi là bác sỹ thì kể làm sao được hả đồng chí?”...
 

Hội chạy cù ở Phú Mỹ

27/04/2022 lúc 09:13

Làng Phú Mỹ nay là Nam Phú, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) nằm gần sát đường thiên lý Bắc - Nam. Tương truyền từ thuở đánh giặc Chiêm Thành có ông tướng dẫn quân từ Bắc vào hạ trại ở đây. Đêm nằm ngủ, ông mơ thấy một vị thần hiện lên hỏi: “Nhà ngươi cầm quân đi chinh phạt xa xôi, thung thổ lạ lẫm, quân giặc bạo tàn, đã có phương sách gì chưa?” 
 

« 3031323334 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

17/05

25° - 27°

Mưa

18/05

24° - 26°

Mưa

19/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground