Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 15/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Nghề dệt chiếu làng Lâm Xuân

27/04/2022 lúc 09:13

Lâm Xuân là một làng nông nghiệp, thuộc địa phận xã Gio Mai, ở về phía đông huyện Gio Linh; hiện nằm giữa hai con đường 14 và xuyên Á chạy từ Quốc lộ 1A về bờ Bắc cảng Cửa Việt. Phía Đông làng giáp thôn Nhĩ Hạ, phía Tây giáp triền cát trắng (gọi là bãi cát Hau Hau tiếp giáp xã Gio Quang); phía Nam giáp làng Mai Xá Chánh và Mai Xá Thị, xã Gio Mai và phía Bắc giáp làng Tân Minh xã Gio Thành. 

Đêm biểu diễn ở chốt Da Báo

27/04/2022 lúc 09:13






T





háng 2- 1973, nhận được Chỉ thị của Tỉnh ủy Quảng Bình, Đoàn Văn công Quảng Bình cử một đội nghệ thuật xung kích do đồng chí Đặng Ngọc Não làm đội trưởng cùng đi với đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh về thăm miền Nam vùng mới giải phóng. Cán bộ lãnh đạo tỉnh đi ngày ấy có đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Cổ Kim Thành và một số đồng chí khác. Đội nghệ thuật xung kích ngoài đồng chí Đặng Ngọc Não còn có các diễn viên Nam Kỷ, Cẩm Mai, Minh Thưởng, Bích Xiêm, nhạc công Lê Quang Hưng và tôi (Hoàng Sông Hương) nhạc sĩ kiêm ca sĩ.
Nói là đi thăm miền Nam nhưng thực tế chúng tôi chỉ vào đến Quảng Trị. Trước khi đi ai trong chúng tôi cũng hồi hộp, phấn chấn lạ thường. Đã từ lâu chúng tôi mơ ước có ngày được đặt chân lên đất miền Nam. Ngồi trên đất Quảng Bình nghe hát "Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng" mà lòng cứ rạo rực không nguôi!.
 
Đêm đầu tiên chúng tôi dừng chân và nghỉ tại xã Cam Thanh (Cam Lộ) - Trụ sở Khu ủy Trị Thiên hồi ấy đóng tại đây. Chúng tôi đến đây đúng lúc nhạc sĩ Trần Hoàn, Trưởng ban Tuyên giáo Khu ủy đang tập hát bài mới sáng tác cho nam nữ thanh niên du kích và các cháu thiếu niên địa phương. Thấy đoàn vào, anh Hoàn dừng cuộc tập vui vẻ tiếp đoàn - Anh xúc động bắt tay tôi và nói: "Chào nhạc sĩ "những con đò sông nước miền Trung". Tôi xúc động không kém. Anh là nhạc sĩ lớp trước, từng nổi tiếng với nhiều bài hát hay. Không ngờ hôm nay tôi được gặp anh ở nơi này! Anh Hoàn giới thiệu với đoàn: Anh Hồ Như Ý – Phó ban Tuyên giáo Khu ủy quê Quảng Bình; Nhà thơ Thanh Hải, nhà nhiếp ảnh Sĩ Sô... Với tình cảm "Nam - Bắc một nước - văn nghệ một nhà", tuy mới lần đầu gặp nhau chúng tôi vẫn coi nhau như anh em trong một nhà vậy...

Những tấm ảnh quý về một thời không thể nào quên

27/04/2022 lúc 09:13






    T





ập ảnh quê hương Quảng Trị của Sĩ Sô do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn Học nghệ thuật Quảng Trị vừa cho ra mắt bạn đọc, là ấn phẩm kỷ niệm 30 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2002). Đây là 221 tấm ảnh chọn lọc trong hàng vạn tấm ảnh mà nghệ sĩ nhiếp ảnh và phóng viên chiến tranh Sĩ Sô đã chụp và hiện còn lưu giữ được về mảnh đất miền Trung kiên cường suốt bốn mươi năm qua. Những tấm ảnh quý về một thời không thể nào quên. Những khoảng khắc tuyệt vời - đặc biệt là những bức ảnh về chiến tranh - mà không phải là nhà nghệ sĩ cầm máy hay phóng viên mặt trận nào cũng có thể là người chứng và ghi lại được. Người chứng, điều này hầu như đương nhiên đối với nghề làm ảnh; đối với Sĩ Sô ta còn có thể gọi là người trong cuộc, bởi trong trường hợp này phóng viên, nghệ sĩ khi cần cũng là chiến binh.
            Những chiến công lừng lẫy của Quảng Trị anh hùng: Đường 9 Khe Sanh, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Thành Cổ… song song với cuộc đấu tranh thầm lặng không sử sách nào ghi lại nổi của những người sống trong vòng kìm kẹp của kẻ thù, trước hết là kết quả chiến đấu, hy sinh trường kỳ của nhân dân dải đất gió Lào cát bỏng. Đấy còn là sự góp sức bằng cuộc sống, máu xương, mồ hôi, trí tuệ và vật lực của nhân dân, quân đội cả nước, là sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Những sự kiện ấy, những con người ấy không phải nhà báo nào cũng có điều kiện ghi lại và lưu giữ đầy đủ như Sĩ Sô. Không chỉ vì anh thường xuyên bám trụ nơi đây, không chỉ vì chiếc máy ảnh của anh sẵn sàng xuất hiện đúng lúc cần thiết,...

Kỷ niệm ở Như Lệ

27/04/2022 lúc 09:13






    Đ





ã khuya lắm rồi, bọn địch cũng như mệt mỏi, khoảng cách giữa các loạt cối cầm canh thưa thớt hơn. Đêm hạ tuần tháng chạp sương muối xuống giá lạnh. Gió thổi vun vút từ sông Thạch Hãn thổi vào, bãi bằng Như Lệ đường dây thông tin thôi không dứt nữa. Mệt quá, tôi ghé xuống một căn hầm bên đường, vẫn giữ nguyên quân tư trang trên người, đêm đông mà lưng áo ướt sũng vì từ chập tối đã lăn qua lăn lại nhiều lượt với những cú dây đứt. Định ngả lưng chút xíu cho dãn xương dãn cốt, nhưng vừa đặt lưng bỗng nghe tiếng quát tháo làm giật mình, thì ra là tiếng quát của chính mình trong mơ.
            - Chết mất! Bọn thám báo mà mò qua đây thì toi!
            Lẩm bẩm một mình, tôi nhỏm dậy, hai tay lăm lăm hai quả lựu đạn chày, rồi lại bước vào màn đêm tối thui sương giá. Lần theo hào tuyến ba, đến được khu đại đội 7, mấy chàng 2W đang ngủ vùi, anh em bộ binh chốt tuyến hai qua qua lại lại thay phiên nhau tuần tra…tôi cũng lao vào hầm thông tin, nằm vật vả, ngủ thiếp đi rất nhanh...

Hoàng Cầm, người soạn lời ca Huế tài danh

27/04/2022 lúc 09:13






Ô





ng sinh năm 1919 và lớn lên ở một làng quê cạnh dòng sông Thạch Hãn: thôn Tam Hữu, xã Triệu Trung, Triệu Phong, Quảng Trị. Hoàng Cầm, người soạn lời ca Huế tài hoa đã trải qua một thời niên thiếu đầm ấm giữa ruộng đồng, thấm đẫm hồn dân dã. Được học ở trường làng rồi lên trường huyện, Hoàng Cầm đã sống những ngày thân ái với bạn bè đồng trang lứa. Tình yêu làng mạc, quê kiểng, nghĩa khí bằng hữu cứ lớn dần trong tầm thức cậu học trò làng.
 
            Năm 1936, vừa làm thư ký cho một hãng buôn, vừa đi học, chàng trai 18 tuổi bắt đầu có dịp đến với nghệ thuật ca Huế rồi đem lòng đắm say bộ môn này. Người tạo chất xúc tác cho nỗi đam mê ca Huế trong Hoàng Cầm ngày càng mãnh liệt là một giám đốc Sở Bưu điện Quảng Trị hồi bấy giờ (mà rất tiếc Hoàng Cầm đã không nhớ tên ông ta). Hoàng Cầm chỉ nhớ vị giám đốc đó thổi sáo rất hay. Tiếng sáo có sức quyến rũ mê hồn. Âm hưởng trầm bổng, luyến láy các giai điệu ngâm thơ, ru con, các điệu lý, dân ca và ca Huế. Tiếng sáo véo von đã ươm mầm say mê nghệ thuật ca Huế và theo Hoàng Cầm suốt một đời người. Hoàng Cầm còn nhớ hình ảnh người ấy và âm thanh cung bậc sáo réo rắt thoát ra từ con đò trên sông Thạch Hãn vào những đêm khuya thanh vắng, dưới nước, trên trăng. Ngồi tựa ghế đá trước tòa Sứ Quảng Trị, tiếng đàn, ca Huế từ dưới sông Thạch Hãn vọng lên từng nỗi cảm hoài, từng cung bậc tri âm, tri kỷ. Sức cuốn hút kỳ diệu của ca Huế, của cung đàn, giọng hát mang âm hưởng quê nhà trở thành những vốn quý cho Hoàng Cầm sau này soạn lên những lời ca đồng điệu. Qua chuyện kể Hoàng Cầm, chúng ta được hiểu thêm, ngay trong thời điểm ấy, dòng sông Thạch Hãn cũng đã có một đời sống văn hóa với sinh hoạt nghệ thuật phong phú, thi vị, giàu âm hưởng của ca Huế, dân ca trên những con đò không khác chi dòng sông Hương của Huế...

NHớ anh Bùi Trung Lập

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





 
ã thành lệ, vào dịp này là chúng tôi đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương tưởng niệm các đồng chí, đồng đội đã hiến trọn đời mình cho cuộc sống hôm nay, coi đây là việc làm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt, năm nay chúng tôi đi sớm hơn, đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 73 ngày thành lập chi bộ Mỹ Trung (1931 - 2004). Đây là chi bộ Đảng đầu tiên ở phía nam tỉnh Quảng Bình. Sau khi dâng hương ở tượng đài, chúng tôi chia nhau đi cắm hương từng ngôi mộ. Đến mộ anh Bùi Trung Lập quê ở Quảng Trị, anh Đỗ Duy Thường, một cán bộ cách mạng lão thành, gọi chúng tôi lại giới thiệu: Đây là người thầy, người bạn chiến đấu của anh thời tiền khởi. Chúng tôi yêu cầu anh nói rõ hơn, anh bồi hồi nhìn làn khói hương nghi ngút rất trang nghiêm, ý chừng chờ người ở cõi âm chứng giám và xúc động kể rằng: “Ngày ấy, sau thời kỳ sôi nổi của Mặt trận Bình dân Pháp (1936 - 1939) Chính phủ Đa-la-đi-ê lên cầm quyền, y ra sức đàn áp phong trào Cộng sản. Chúng thi hàng hàng loạt biện pháp khủng bố rất dã man ở thuộc địa, nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản ở Đông Dương. Dập tắt các phong trào quần chúng do Đảng lãnh đạo. Chúng lập ra các hội đồng kỳ hào, Tộc biểu, tăng thêm quyền lực cho bọn tay sai, sử dụng những tên mật thám gian ác, tổ chức mạng lưới chỉ điểm, nằm sâu trong các bản làng với các thủ đoạn hết sức thâm độc và xảo quyệt. Ở làng nào, bản nào chúng cũng lập thêm các điểm canh, cho tuần đinh canh gác cả ngày đêm. Đoạn đường ngang qua làng Quy Hậu của tôi chỉ dài hơn một km mà có tới ba điểm canh, gây ra không khí căng thẳng, nặng nề, ngạt thở. Ai cũng nơm nớp lo âu bởi tiếng trống, mõ báo động, cảnh bắt bớ, cùm xích luôn xảy ra...

Gặp gỡ nghệ sĩ ưu tú Kim Phú đầu xuân

27/04/2022 lúc 09:13






S





inh ra, lớn lên tại làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh- Vùng hạ lưu bắc sông Bến Hải, chị Kim Phú như được nuôi dưỡng trong cái nôi dân ca Trị Thiên từ thuở ấu thơ. Bởi nơi đây có các nghệ nhân hát hay đàn giỏi như cụ Duyến, cụ Mè, các chị Châu Loan, Châu Dinh, Châu Phụng… Từng nổi danh mà khắp Bình Trị Thiên ai ai cũng biết.
   Năm 12 tuổi đang là học sinh cấp Một chị Kim Phú đã có giọng hát khá hay. Chị thường hát bài “Câu hò bên bến Hiền Lương” và một số lần tập hát. Có giọng hát hay và hay hát đã làm cho bạn bè, thầy cô yêu mến gọi là chị con Sơn ca của lớp ba Làng Tùng hồi bấy giờ.
   Đang học dỡ cấp Một với tuổi 13 thì đoàn văn công Quân khu 4 có ý định tuyển chị để đào tạo. Lần đó mẹ không cho đi, bởi đơn vị này đóng quân tại Nghệ An quá xa nhà. Không đi được văn công, chị tiếp tục học tập và làm hạt nhân văn nghệ của trường. Sau đó không lâu đoàn ca kịch Trị Thiên do ông Ngọc Yến làm trưởng đoàn về tận trường tuyển dụng. Ông cho gọi học sinh lại thử giọng, phát hiện năng khiếu đằng tuyển dụng đào tạo cho bổ sung cho đoàn sau này. Sau gần một buổi làm việc, cả trường có 15 học sinh dự tuyển, chỉ có mình chị trúng tuyển. Cuối buổi học họ còn giữ chị lại gần 30 phút để kiểm tra thêm những yếu tố cần thiết. Chị ra về lòng mừng khấp khởi nhưng vẫn có nỗi lo cân cấn sợ mẹ lại từ chối như dạo trước. Vừa bước chân vào nhà thấy mấy đứa bạn học cùng lớp về đó từ bao giờ...

Động tranh ngày ấy

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





úng 7 giờ ngày 22 tháng 4 năm 1972, trên hướng vây ép Động Tranh,tiểu đoàn 9, trung đoàn 3 do tiểu đoàn trưởng Lê Chí Tuấn và chính trị viên Phạm Bá Tình chỉ huy đã khép kín xung quanh căn cứ.
   Để đánh lạc hướng địch, tiểu đoàn cử nhiều tổ dùng bộc phá mở cửa ở nhiều hướng khác nhau, tạo điều kiện cho hướng chính dùng cuốc xẻng đào hào luồn qua mười lớp rào kẽm gai đồng thời tăng cường hỏa lực và duy trì các đội bắn tỉa, dùng súng cối bắn truyền đơn, dùng loa kêu gọi địch ra hàng.
Trưa 24/4, các khẩu ĐK đã được đưa vào sát hàng rào bằng hệ thống đường hào. Bom pháo của chúng đã mất dành hiệu lực. Bọn địch trong căn cứ không dám ngóc đầu lên, số phận của chúng được tính từng ngày.Vòng vây của tiểu đoàn 9 càng siết chặt.
 
   Tiểu đoàn 8 đánh địch vòng ngoài dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Phạm Huy Chưởng và chính trị viên Trương Anh Dung liên tiếp tấn công tiểu đoàn 1 trung đoàn 3 ngụy ở đồi 246 lúc chúng đang di chuyển vị trí, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn này...

Người đắp sa bàn chiến dịch giải phóng Quảng Trị 1972

27/04/2022 lúc 09:13






A





nh là Trần Nguyên Khánh, từng nhiều năm công tác ở cơ quan Bộ Quốc phòng. Trời phú cho anh có đôi tay vàng, để cả cuộc đời binh nghiệp, anh gắn bó với nhiệm vụ đồ bản, trong đó có việc phục vụ chiến dịch Mậu Thân (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971) Quảng Trị, Điện Biên Phủ trên không (1972), chiến dịch mùa xuân đại thắng (1975) biên giới Tây Nam… Song sâu đậm nhất, hồi hộp nhất vẫn là thời anh được làm sa bàn phục vụ chiến dịch giải phóng Quảng Trị 1972. 

Hướng Bắc Đông Hà mùa xuân

27/04/2022 lúc 09:13






S





au đợt huấn luyện và diễn tập thực binh ở thao trường Xuân Mai, Hà Tây, qua các cuộc chỉnh huấn chính trị, được học tập chu đáo chính sách dân vận đối với đồng bào vùng mới được giải phóng, cánh lính 308 đoán là năm 1972, sư đoàn sẽ tác chiến ở đồng bằng. Nhưng tác chiến ở vùng nào? Sau nhiều cuộc tranh luận, với những dẫn chứng, tạm gọi là có cơ sở, cánh tham mưu con ở các tiểu đoàn, phần nào đoán ra được hướng tác chiến của sư đoàn là Quảng Trị. Tác chiến ở Quảng Trị như thế nào? Lực lượng sử dụng ra sao? Đó là ý đồ của cấp trên, của các nhà hoạch định chiến lược. Về phần mình, những người thực thi chiến thuật, rất yên tâm, vì đã được huấn luyện kỹ về kỹ chiến thuật. Tư tưởng bộ đội rất thoải mái, có quyết tâm cao, mỗi người đều mong muốn hoàn thành nhiệm vụ, và cùng nhau xây dựng hơn nữa truyền thống vẻ vang "Quân tiên phong".

Nhật ký lửa

27/04/2022 lúc 09:13

Ngày 25.1.1971
 
30 Tết. Tết ở chiến trường đối với cánh lính thông tin thật là buồn. Suốt ngày theo trinh sát của sư đoàn. Luôn ở trong hoàn cảnh đơn độc, nguy hiểm. Tiểu đoàn 18 thông tin của mình vừa từ Bắc vào chiến trường Quảng Trị. Sư 308 từ lâu là niềm kiêu hãnh của bọn mình dù ở bất kỳ chiến trường nào. Tổ thông tin hầu như vẫn nguyên vẹn từ hồi 1968, chốt trên điểm cao Ho Lé, làng Vây - Khe Sanh đến giờ. Không sứt mẻ, không mất thằng nào, tổ trưởng Thế, người Thái Bình. Lý quê đồng hương Phú Thọ với mình. Buổi sáng, mình và lý đi lấy gạo. Thế ở nhà chờ cánh trinh sát công binh đi mở đường. Mấy cha hậu cần cẩn thận quá, kho lán xa cả mấy cây số. Mình đếm được mười mấy cái dốc. Còng lưng cõng ba lô gạo. Leo dốc mệt đứt hơi. Cả tuần nay ăn lương khô, bụng cứ sắt lại. Đến đỉnh dốc thứ bảy, mình không leo được nữa, đặt phịch ba lô xuống gốc cây cạnh đường, nằm thở dốc. Lý hỏi: "Đói à?" Mình chẳng buồn trả lời, gật đầu. Thấy Lý thọc tay vào ba lô, vốc một nắm gạo ăn ngon lành. Mình cũng bắt chước làm theo. Ngon quá. Bột gạo tan trong miệng ngọt như sữa. Một vốc nữa. Rồi lại vốc nữa. Cái bụng hình như bớt xì xèo. Lý ngăn mình: "Ăn ít thôi. Tào Tháo nó đuổi thì khốn nạn. Tết đến nơi rồi!".

Những ngày không thể nào quên

27/04/2022 lúc 09:13






A





nh Nguyễn Văn Chính quê ở Hải Lăng, Quảng Trị nguyên là chính trị viên đại đội quân cảnh vệ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, nay về nghỉ hưu ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình kể:
Vào các năm 1972 – 1973 phong trào cách mạng ở miền Nam phát triển rất nhanh. Ta tiến công đều khắp các mặt trận từ Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Chiến dịch Trị Thiên kết hợp tấn công quân sự và nổi dậy của quần chúng đã giải phóng nhiều xã ở Quảng Trị, Thừa Thiên. Chiến dịch phòng không ở miền Bắc thắng lợi, hạ gục cuộc tập kích chiến lược bằng B52 và các loại máy bay hiện đại khác trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa ri ngày 27.01.1973. 

Nhớ nhà thơ Dương Tường

27/04/2022 lúc 09:13






G





iở chồng ảnh cũ, tôi sững sờ gặp lại anh. Một cuộc tái ngộ tình cờ. Tưởng nghe lại giọng nói của anh. Lạ, con trai đất Quảng Trị gió Lào cát trắng, mà sao Dương Tường có giọng mượt như nhung, nhất là lúc anh ngâm thờ tại các “đêm liên hoan”. Dương Tường cao lớn, đẹp trai. Đôi mắt anh lúc nào cũng mở to nửa như dò hỏi nửa như mơ màng. Chiến tranh ác liệt thế mà anh nhìn cuộc đời thấy cái gì cũng đẹp. Bông hoa bí ở trong vườn bà mẹ nghèo, anh thấy như đang mời mọc: Tầng tầng cây bí bỏ quanh/ Lá xanh nhìn lại thêm xanh mắt người/ Bông vàng như chén rượi mời… Anh vấn vương dây bí leo phủ kín nóc nhà, lợp mái tranh khô thành mái lá xanh: Bí dài bao thước đố anh/ Dây giăng như thể tờ tình vấn vương… (Cây bí dân quân).

Vượt sông Cam Lộ đánh chiếm Tây Trì

27/04/2022 lúc 09:13






T





rước mặt đoàn quân là cầu Đông Hà rừng rực lửa khói. Đây là trở ngại đầu tiên quân ta gặp phải, trong suốt một ngày tiến quân qua chi chít cứ điểm quân Ngụy bỏ chạy như Miếu Bái Sơn, ngã Tư Sòng, Quán Ngang... Cầu Đông Hà là chiếc cầu quân ta phải vượt qua, áp sát mục tiêu chiến lược là tập đoàn cứ điểm Đông Hà. Đông Hà đã nhìn rõ bằng mắt thường, nhưng đặt chân được vào tập đoàn cứ điểm rất mạnh này quân ta phải trải qua bao thử thách máu lửa. Quân Ngụy tập trung ở đây một lực lượng tương đương với một sư đoàn binh chủng hợp thành. Đó là, trung đoàn 57 sư 3 bộ binh; hai liên đoàn biệt động 4 và 5; hai thiết đoàn 17 và 20. Nằm trong phương án "Tùy nghi di tản", cầu Đông  Hà đã bị quân Ngụy đổ xăng, đốt cháy đỏ rực cả khúc sông Cam Lộ trước khi quân ta đến.

Nhà Tằm và các phong trào cách mạng

27/04/2022 lúc 09:13

Khu vực Nhà Tằm hiện nay nguyên là khu căn cứ cách mạng của các sĩ phu yêu nước từ phong trào Cần Vương, tiếp đến là phong trào ủng hộ cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân. Nó là một thung lũng bao bọc bởi núi rừng từ ba phía. Phía Tây giáp với núi rừng huyện Hướng Hóa. Phía Nam giáp với dãy núi Chóp Bụt, sau lưng dãy Chóp Bụt là Tân Sở (Cùa). 

Lửa thử vàng

27/04/2022 lúc 09:13






C





hiến tranh đã lùi xa trên ba mươi năm, nhưng mỗi lần nhớ lại tôi cứ nghĩ tới mảnh đất Quảng Trị. Nơi ấy vùng núi và vùng trung du rộng hơn đồng bằng, để kiếm sống, người dân phải vất vả hơn nhiều nơi khác. Thế nhưng họ vẫn bám đất kiên cường đánh giặc. Hai con đường chiến lược số I và số 9 như cái chĩa ba kẻ địch thọc vào lưng phong trào cách mạng, bất cứ điểm nào nổi tăm du kích chúng cũng với tay một khoát là đến. Thời Pháp chiếm đóng là thế. Thời Mỹ nguỵ cũng vẫn thế. Thế nhưng Quảng Trị vẫn kiên cường bất khuất. Những chi bộ Cộng sản đầu tiên với tên những đồng chí lãnh đạo đầu tiên Lê Duẩn, Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dực mãi mãi làm sáng danh Quảng Trị. Có nơi đâu như ở Quảng Trị, bọn đế quốc bày cảnh trớ trêu: cuối đường 9 giáp Lào, chúng dựng lên nhà tù Lao Bảo nơi đày đoạ biết bao người yêu nước; cuối sông Bến Hải, chúng xây dựng bãi tắm Cửa Tùng, nữ hoàng của các bãi tắm để phục vụ bè lũ thống trị. Lòng căm thù địch đã hun đúc nên khí phách Quảng Trị là lẽ đương nhiên. Sự dữ dội của cuộc chiến tranh chống Mỹ trên mảnh đất này không trừu tượng một chút nào. Nó hiển hiện trên những cánh rừng Trường Sơn mạn Khe Sanh, cây trụi lá hàng loạt, đứng chết khô vì chất độc hóa học. Nó hiển hiện ở những đống vỏ đạn pháo chất cao như gò dưới chân đồi Tà Cơn. Nó hiển hiện ở những chân rừng ở Cùa, tây Hải Lăng, nam Cam Lộ bị máy xúc cày ủi xác xơ. Và Thành cổ Quảng Trị, một Sta-lin-grát thời hiện đại. Một mảnh đất chỉ rộng hơn hai kilômét vuông mà có tới một vạn liệt sĩ nằm xuống, làm nên phẩm giá Quảng Trị, phẩm giá Việt Nam. Tôi biết một trong những liệt sĩ ấy là cháu Lương Hồng Thủy, con trai giáo sư tiến sĩ Lương Sĩ Cần. Cháu là sinh viên trường Đại học Bách Khoa, nhập ngũ ngày 6-9-1971 thuộc trung đoàn 95, sư đoàn 325 chiến đấu bảo vệ Thành cổ. Tại mặt trận cháu được kết nạp vào Đảng ngày 28-8-1972, được thưởng hai huân chương chiến công. Ngày 15-9-1972, cháu bị thương nặng ở đùi, đơn vị định chuyển về hậu cứ bên kia sông Thạch Hãn, cháu đã khẩn khoản xin ở lại với hai quả lựu đạn để tiếp tục chiến đấu. Sau đó, cháu đã anh dũng hy sinh.
......... 

Hồi ức về hai người đồng đội

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ơn vị đầu tiên tôi phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam là tiểu đoàn 10 Đặc công Tỉnh đội Quảng Trị, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau này, do yêu cầu nhiệm vụ, tôi được điều đến nhiều đơn vị khác nhau, thời gian phục vụ lâu hơn. Nhưng với tôi tiểu đoàn 10 có sự gắn kết máu xương  sâu sắc nhất. Bởi vì nơi đó tôi trực tiếp bắn vào kẻ thù phát súng đầu tiên của cuộc đời một người chiến sĩ. Nơi đó tôi đã chôn cất người đồng đội cuối cùng của mình trong cuộc chiến tranh tàn khốc, nơi đó là nền tảng cho cả cuộc đời của tôi sau này.
Hết chiến tranh đơn vị chẳng còn tên. Phiên hiệu trong tim theo từng người lính tiểu đoàn đi về từng làng quê, ngõ phố. Họ hòa vào dòng đời, dòng người lam lũ mưu sinh. Tôi từng được giao làm công việc cuối cùng: chép lại danh sách những đồng đội đã ngã xuống trên đội hình chín năm tiểu đoàn đánh giặc. Hơn năm trăm người, vừa bằng quân số một tiểu đoàn tăng cường... Mỗi người ra đi có một thân phận và chiến công riêng gắn với từng trận đánh. Tôi không sao nhớ hết được, chỉ xin nhắc đến hai đồng đội, đồng hương họ Hồ mà trong ký ức tôi dẫu năm tháng trôi qua bóng hình các anh vẫn hiện lên rõ nét.
Người thứ nhất là chiến sĩ Hồ Ngọc Minh:
...Không hiểu trời đất xui khiến thế nào mà trước khi bước vào đợt hai chiến dịch giải phóng Quảng Trị Xuân 1975, Minh nằm gác chân lên người tôi trong căn hầm kèo ở tuyến giáp ranh Hải Sơn, Hải Lăng; đọc đi đọc lại đoạn thơ trích trường ca "bài ca chim chơ rao" của Thu Bồn, một tác phẩm được đưa vào chương trình giảng văn lớp 10 hồi đó, mà bất cứ một học sinh cuối cấp ba nào cũng thuộc:...

Đón Tết ở Làng Vây

27/04/2022 lúc 09:13






C





uối 1967, bộ đội tăng thiết giáp được lệnh chuẩn bị để đưa một lực lượng nhỏ vào chiến đấu ở miền nam. Ngày 1-10-1967, tiểu đoàn 198 xe tăng chúng tôi bí mật rời Vĩnh Yên, hành quân vào chiến trường. Sau ba tháng hành quân bằng xe xích dưới bom đạn địch, đơn vị đã đến vị trí tập kết, bỏ lại phía sau 1.350 cây số.
Nơi đơn vị dừng chân là một cánh rừng rất đẹp ở sườn tây Trường Sơn thuộc đất bạn Lào có cái tên như con gái: Ha Xinh Ta Xinh. Chiến dịch Mậu Thân đang tới gần, lòng chúng tôi nôn nao như có lửa đốt, ai cũng muốn được lập công trong trận đầu có ý nghĩa này. Đúng vào ngày 25 tháng chạp đơn vị được lệnh tổ chức cho bộ đội ăn tết trước. Bữa cổ tất niên chiều hôm ấy không có “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” mà đơn sơ đạm bạc như mọi bữa nhưng được tăng cường thêm mỗi mâm hai hộp thịt. Tối đến cả đại đội tổ chức “đón giao thừa”. Cũng tổ chức hái hoa dân chủ, cũng những lời chúc mừng hứa hẹn lập công. ......
 

« 3132333435 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

16/05

25° - 27°

Mưa

17/05

24° - 26°

Mưa

18/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground