Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Trận "Bạch Đằng" trên sông Hiếu

27/04/2022 lúc 09:13

Trước Tết Mậu Thân 10 ngày chúng tôi gồm đồng chí Nguyễn Sanh - Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị phụ trách Bí thư Gio - Cam. Tôi Trần Văn Thà chỉ huy quân sự khu Đông Gio Linh, anh Tạc chỉ huy C2 đặc công Hải quân thả thuỷ lôi trên sông Hiếu Cửa Việt.

Chiến công của mẹ Nậy Làng Mai, xuân Mậu Thân 1968

27/04/2022 lúc 09:13






T





ên thật của mẹ là gì tôi không biết, ngày ấy mẹ khoảng sáu mươi tuổi, người tầm thước chắc nịch, chúng tôi gọi theo dân làng thường gọi mẹ là Nậy, vì cô con gái đầu của mẹ tên là Nậy Lớn, vì trong làng có nhiều cô tên Nậy.
Làng Mai Xá thuộc xã Gio Hà, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Cách cứ điểm Quáng Ngang 3km, cách thị xã Đông Hà 7km, cách cảng Cửa Việt 6km. Phía Bắc làng là hàng rào Mac Na Ma Ra, đồn phốt địch ken dày. Làng nằm trên bờ sông Hiếu, đường thuỷ tiếp tế chủ yếu cho quân Mỹ từ cảng Cửa Việt lên Đông Hà- Khe Sanh.
Để chuẩn bị cho cuộc tấn công chiến lược xuân Mậu Thân 1968, đơn vị tôi được lệnh nổ súng tấn công địch trước giờ G 10 ngày.
Với nhiệm vụ: chặn đứng sự vận chuyển tiếp tế của Mỹ bằng đường thuỷ từ cảng Cửa Việt lên cảng Đông Hà. Bằng cách đánh tàu xà làn của Mỹ trên sông Hiếu, đánh địch ra giải toả, kéo địch ra Quảng Trị càng nhiều càng tốt.
Cùng lực lượng tại chỗ phá kềm giành quyền làm chủ khu Đông Gio Linh, Quảng Trị...

Người hát "Xa khơi" đã về cõi xa xôi

27/04/2022 lúc 09:13






V





ào chính Ngọ ngày Valentin 14.2.2008, Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân đã tạ thế tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 77 tuổi. Ngày những đôi tình nhân gặp nhau lại trở thành ngày vĩnh biệt một giọng hát vàng, hát những tình ca tầm vóc hay vào hạng bậc nhất Việt Nam. Chợt nhớ lại đầu xuân 2001, cả nước cũng nghiêng mình thương tiếc NSND Lê Dung.
Tân Nhân sinh năm 1932 tại Mai Xá, Gio Linh, Quảng Trị. Bà tham gia cách mạng từ năm 1945 khi còn là một nữ sinh 13 tuổi. Năm 1949, bà vào Đoàn văn công Quân đội mặt trận Bình Trị Thiên và Trung Lào. Sau kháng chiến chống Pháp, bà tập kết ra Bắc và trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn Ca Múa Nhân Dân Trung Ương.
Có lẽ vì quê ở Quảng Trị, nơi có vĩ tuyến 17 với con sông Hiền Lương chia cắt hai miền Nam - Bắc một thời dài, nên Tân Nhân đã có được một sự cảm thụ đặc biệt khi tiếp cận với những bản tình ca tầm vóc viết về sự chia cắt của lứa đôi ở hai miền trong những năm tháng này. Tình ca “Câu hò bên bến Hiền Lương” (Hoàng Hiệp- thơ: Đằng Giao) đã được Tân Nhân hát như rút ruột rút gan “từ nỗi nhớ cồn cào từ bờ Bắc hướng vọng bờ Nam…” Ở Đại hội Liên hoan Thanh niên và sinh viên thế giới tại Helsinki (Phần Lan), khi hai đoàn Việt Nam và Mỹ gặp nhau, cô gái Mỹ Linda nắm tay Tân Nhân thốt lên nỗi nhớ khi xa mẹ. Tân Nhân đã nói với Linda...

Bức tranh sơn dầu "Chân dung người lính"

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi ném con dao vẽ vào giữa đống sơn dầu ngổn ngang, toàn thân rã rời, thần kinh hầu như tê liệt...Đã bốn giờ liền không nghỉ, thần khí bị vắt kiệt, và bây giờ "Nó" đã hiển hiện trước mặt: Một bức sơn dầu trong khuôn khổ 130 x 130, hình vuông, khung tranh là bốn tấm ván thùng còn lỗ chỗ vết đinh ghép lại. Trên nền vải "toan" thô, loại bao tải, không sơn lót gì, giữa những ngọn gió đỏ sẫm tạo ra bởi những nhát dao vẽ, một cái ba lô con cóc nằm đó, âm thầm với chiếc mũ tai bèo úp chụp phía trên, dưới chân, một đôi dép cao su còn vương bùn đất xếp gọn ghẽ. Cạnh nó, cái bi đông tróc sơn quấn lấy chiếc xanh - tuya - rông gắn với con dao găm đã mòn vẹt lưỡi, cao hơn cả trong bức tranh là một khẩu tiểu liên AK47 dựng tựa vào ba lô, báng súng vỡ toác, chốt lắp lưỡi lê đã cụt gãy. Duy chỉ có cái đầu ruổi khẩu súng là vẫn còn nguyên vẹn...Tiếng ù ù của cối xay thóc ập đến lẫn trong tiếng "phầm phập" của mảnh bom găm vào gỗ...Ký ức đột ngột trở về từ tiềm thức xa xôi...
Mùa hè 1972, sau ba tháng rèn quân ở Thanh Hóa. Sư đoàn quân tăng cường chúng tôi hành quân vào Quảng Trị. Qua phà Xuân Sơn, theo đường 20A. Chúng tôi bất ngờ vòng xuống Vĩnh Ô, Vĩnh Chấp rồi quặt hẳn xuống Vĩnh Kim, tới bến đò Tùng Luật để vượt qua con sông Bến Hải nổi tiếng một thời. Hơn nửa tháng sau thì vào đến bờ bắc sông Thạch Hãn.
...........
 

Ngày trở về

27/04/2022 lúc 09:13






S





au chiến thắng 30/4/1975 sĩ quan và chiến sĩ miền Nam tập kết được phép trở về miền Nam thăm quê hương.
21 năm qua nhiều người trong chúng tôi đã trở về miền Nam trực tiếp cầm súng và có mặt ở các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Họ chỉ ra Bắc khi bị bệnh nặng, bị thương và tiếp tục làm nhiệm vụ khác ở hậu phương lớn. Cùng đi phép đợt này với tôi có Trung tá Thái Nghĩa cụt một tay, đại uý Lê Huân cháy sém cả má trái, trên cơ thể của những người như họ có nhiều vết sẹo của bom đạn.
Ngày ấy chúng tôi về miền Nam là đi dưới bom đạn về giữa bom đạn, ngày nghỉ đêm đi, luồn lách khe thẳm, núi cao, vòng qua nước bạn Lào “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Có người được chiến đấu trên quê nhà, nhìn thấy mặt cha mẹ, vợ con vẫn không dám lên tiếng để giữ bí mật, không ít người đã hy sinh trong hoàn cảnh đó.














Lần này chúng tôi về, đi giữa ban ngày thẳng đường quốc lộ 1A, trước xe cắm một lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Người nào cũng diện quân phục mới, dày đen bóng lộn, quân hàm đỏ chói trên vai và huân chương sáng ngời trên ngực. Trong 21 năm qua họ gạt tất cả mọi riêng tư, chiến đấu cho độc lập tự do, sẵn sàng ngã xuống trước ngày toàn thắng. Bây giờ trở về trong niềm vui cực lớn và có cả những nỗi buồn trĩu nặng. Trước tôi hai hàng ghế là một Trung tá vợ anh đã lấy một sĩ quan nguỵ, con trai anh là sĩ quan trong đội quân thảm bại, một thời đã đối đầu với chính anh. Trước kia nữa là một thượng tá, cha mẹ vợ con anh đều đã chết trong một trận càn của lính Pắc Chung Hy...
 

Bác Hồ:

27/04/2022 lúc 09:13






55





năm trước, nhà thơ Tố Hữu đã viết về sức thuyết phục và sức lan tỏa của Bác Hồ: 'Ta bên Người - Người tỏa sáng trong ta". Đã 39 năm Bác đi vào cõi vĩnh hằng nhưng sự "tỏa sáng" ấy vẫn còn hiện hữu. Là một công dân, chúng ta ghi lòng tạc dạ vì công ơn trời biển của Bác đối với dân tộc. Là một người trực tiếp làm công tác khuyến học, chúng ta tự hào và sung sướng khi tìm hiểu về cả "Chí" và "Minh" của Người trong sự nghiệp "trồng người".
"Minh" ở đây là minh triết, là nhãn quan chiến lược nhìn xa trông rộng cùng với những sách lược chèo lái tài tình cho con thuyền đi tới đích. Những tư tưởng về "trồng người" của Bác được khởi điểm từ nhận thức sâu sắc về nhân tố con người trong mọi sự nghiệp. Giáo sư Trần Văn Giàu đã có một nhận xét chí lý: "Tầm cỡ của nhà hiền triết chung quy là ở mức độ quan tâm đến con người, con người thật đang sống trên trái đất này... lấy đó làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hoạt động. Cụ Hồ Chí Minh thuộc loại hiền triết đó và vì đó mà cụ lớn". Nếu ngày trước Mác nói: "Không có gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi" thì đến lượt mình, Bác dạy: "Công việc đầu tiên là công việc đối với con người". Cần nói rằng: Nhận thức con người là động lực thì nhiều nhà tư tưởng lớn đã ý thức từ lâu - chẳng hạn: Quản Trọng (một chiến lược gia được xem là vĩ đại trong lịch sử của Trung Quốc năm 730-645 trước Công nguyên), trong sách "Quán Tử" đã tổng kết:...

Tuổi xuân trong máu lửa

27/04/2022 lúc 09:13






C





hiến tranh đã lùi xa nhưng mỗi lần trở lại bên dòng Thạch Hãn, dường như tôi vẫn thấy hiện lên những gương mặt, những nụ cười, những dáng dấp thanh quen của đồng đội ngày nào cùng bên nhau chiến đấu và có cả những đường, bờ sông, góc phố… Tất cả đều gợi lại ký ức về một thời không thể nào quên của tuổi xuân trong máu lửa.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, có truyền thống cách mạng. Vào đầu những năm 1960, bọn địch ở Quảng Trị thực hiện các cuộc vây ráp mạnh hòng “tác nước bắt cá”. Lúc bấy giờ gia đình tôi đang ở xã Triệu Ái, bọn địch đuổi chúng tôi ra khỏi xã, buộc về quê nội là xã Triệu  Thượng. Đến năm 1964, hai anh đầu của tôi thoát ly tham gia hoạt động cách mạng. Đến năm 1967, bố tôi bị bắt, sau đó ông tìm cách trốn thoát rồi lên rừng. Mẹ, chị và tôi ở lại quê hương (Nhan Biều, Triệu Thượng) hoạt động cách mạng bí mật. Để che mắt địch, bề ngoài tôi làm nghề chằm nón, chị Phương làm thợ may.
Nhiệm vụ cấp trên giao cho hai chị em tôi là làm liên lạc cho Đội biệt động thị xã Quảng Hà(), nắm tình hình hoạt động, bố phòng của địch tại xã Triệu Thượng, Chi khu quân sự Mai Lĩnh và Ty Công an tỉnh Quảng Trị bên Thành Cổ. Đồng thời, tôi cùng mẹ và chị Phương còn được giao nhiệm vụ diệt ác ôn, phá kềm, gây dựng cơ sở cách mạng, đào hầm bí mật cho bộ đội Quảng Hà về ém quân để đánh vào thị xã Quảng Trị, quyết tâm bám dân, bảo đảm đường dây cơ sở, không để mất liên lạc.
Năm 1967, khi Mỹ ồ ạt đưa quân sang và lấy Ái Tử làm căn cứ quân sự, bọn địch tăng cường các hoạt động dồn dân vào ấp chiến lược. Tất cả vùng xã Triệu Ái và dân Thượng Phước, Nhà Biều 3 chúng tôi dồn vào khu tập trung về tại các thôn Nhan Biều 1, Nhan Biều 2 hòng truy quét cơ sở cách mạng. Chúng chà đi xát lại, kiểm soát gắt gao nên cơ sở cách mạng còn rất ít, anh em trinh sát của ta về rất kho khắn.
...............

Hệ thống hầm - hào - địa đạo ở Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

27/04/2022 lúc 09:13






K





hi nhắc đến địa danh Vĩnh Linh, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, Cột cờ giới tuyến cùng những chiến công chói lọi làm rạng rỡ trang sử vàng của dân tộc. Nhưng ít người biết được nơi đây, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từng tồn tại một hệ thống Hầm -  Hào - Địa Đạo liên hoàn dày đặc, độc đáo có một không hai trên đất nước ta.
Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết (20/7/1954), đất nước ta tạm thời chia làm hai miền Bắc -  Nam với hai nền chính trị khác nhau, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Từ đó Vĩnh Linh trở thành đầu cầu giới tuyến, là tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng là hậu phương trực tiếp, là bàn đạp để các lực lượng cách mạng tiến vào Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Đế quốc Mỹ với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, cắt đứt sự chi viên của miền Bắc cho chiến trường miền Nam đã tiền hành một cuộc đánh pháo huỷ diệt hết sức dã man chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh Thế giới lên khu vực Vĩnh Linh. Chúng huy động 60.000 lần chiếc máy bay các loại, trong đó gần 4.000 lần chiếc pháo đài bay B.52, dội xuống Vĩnh Linh 560.000 tấn bom...

Cam Lộ - Hậu họa chất độc da cam - Điôxin

27/04/2022 lúc 09:13






C





am Lộ là huyện miền Tây của tỉnh Quảng Trị, thuộc Đông Trường Sơn. Đây là một mắt xích quan trọng trong địa trận của Quảng Trị và cả nước. Cam Lộ đã trở thành một binh trạm khổng lồ trung chuyển quân và hàng từ miền Bắc vào. Từ đây, bộ đội theo Đường 9 thọc sâu vào chiến trường Lào, theo tuyến Đông - Tây Trường Sơn tràn vào các tỉnh phía Nam đặc biệt là năm tỉnh cao nguyên Trung phần. Cam Lộ cùng các huyện bạn khống chế trực tiếp các căn cứ địa Đông Hà, Quảng Trị, Gio Linh, Dốc Miếu, Cửa Việt. Cam Lộ là một trong ba huyện có hàng rào điện tử Macnamara chạy qua. Địch sử dụng khoa học, công nghệ cao nhất thời đ¹i, ®ỉ 2 tỷ đô la để xây dựng phòng tuyến này hòng ngăn chặn sự phát triển ngày càng mạnh của phong trào cách mạng ở đây và chia cắt sự chi viện của hai miền Nam Bắc. Ở đây nhiều năm là vùng oanh tạc tự do của các loại hỏa lực địch.
Vượt lên trên mọi sự đánh phá của kẻ thù, cách mạng miền Nam nói chung và Cam Lộ nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Tại Cam Lộ, hàng rào điện tử Macnamara bị xé rách từng mảng, vô hiệu hóa. Quân và dân Cam Lộ lùi sâu xuống hầm hào cố thủ vững chắc...

Cam Lộ với di tích lịch sử cách mạng Nhà Tằm

27/04/2022 lúc 09:13






N





goài 2 khu Di Tích lịch sử: Tân Sở và Khu Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam -  Việt Nam. Cam Lộ còn có nhiều Di tích Cách mạng: Nhà Tằm- miếu An Mỹ - chùa An Thái - Đình làng Cam Lộ ..vv. Trong đó Di Tích Nhà Tằm (Tân Tường) có tầm vóc bề dày lịch sử cận đại và mang nét đặc thù như một bản doanh của cả hai thời kỳ: Trước và sau ngày có Đảng.
1. Thời tiền khởi 1914- 1918
Mùa xuân năm Giáp Dần - 1914 - Cử nhân Lê Thế Vỹ (1858- 1918) quê Làng Tường Vân - huyện Triệu Phong, là một sỹ phu yêu nước tham gia hoạt động trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Sau nhiều lần lên quan sát vùng rừng núi Thiện Thiên; một vùng rừng núi liên sơn thuộc hướng Tây Nam huyện Cam Lộ, phía Tây nối liền với rừng Khe Gió - Đầu Mầu lên Khe Mèo - Ba Tầng - Rào Quán, phía Bắc qua khỏi làng Quật Xá là đầu nguồn sông Hiếu và bên kia bờ sông là núi rừng trải rộng tiếp giáp với rừng núi Gio Linh - Vĩnh Linh ra tận Quảng Bình. Giữa những cánh rừng trùng điệp, núi non hiểm trở, con đường sơn đạo từ Hương Khê - Hà Tĩnh qua Tuyên Hoá Quảng Bình, len lỏi vào Phước Môn - Hải Cụ - Cu Đinh - Ba De đến Tân Sở (đại bản doanh của vua Hàm Nghi). Từ đó vào Xoa - Rì Rì qua làng Hạ tới Ba Lòng đi thẳng vào Mưng - Mang - Bộng Mệ đến Nam Đông - Nam Hoà, Thừa Thiên, hoặc theo đường sông xuôi về Trấm - Thạch Hãn. Con đường này được Tôn Thất Thuyết cấp tốc khai mở vào mùa hè 1884- cùng lúc với việc xây dựng căn cứ Tân Sở...

Ai về Cẩm Duệ thì về...

27/04/2022 lúc 09:13






N





hững đồng chí lãnh đạo cao nhất của xã Cẩm Duệ - huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã đón đoàn công tác của Hội nhà báo Quảng Trị một cách thân tình, hồ hởi, phấn khởi như đón những người ruột thịt đi xa nay trở về nhà. Không có ranh giới của sự e dè, giữ kẻ giữa khách và chủ. Những người con của quê hương Cẩm Duệ đã coi tất cả chúng tôi - những người đến từ Quảng Trị - quê hương đồng chí cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn như người trong cùng một gia đình, dù chỉ mới lần đầu gặp mặt. Điều đó khiến cho ai cũng cảm thấy xúc động. Chúng tôi càng thấm thía câu nói của cha ông “sông có nguồn, cây có cội, người có tổ, có tông”. Nguồn cội như mạch nước ngầm âm ỉ chảy trong lòng đất từ đời này qua đời khác, nuôi dưỡng niềm tin, lòng tự hào, tình yêu của con người từ xa xưa đến nay và mãi mãi. Đó cũng chính là sợi dây tình cảm gắn kết con người của hai vùng quê Cẩm Xuyên với Triệu Phong Quảng Trị.
Không phải ngẫu nhiên mà đoàn công tác của Hội nhà báo Quảng Trị lại chọn Cẩm Duệ làm điểm đến đầu tiên trong hành trình thực tế của mình, cũng không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo và nhân dân Cẩm Duệ lại dành cho đoàn một tình cảm ấm áp đến như vậy. Tất cả đều bắt đầu từ nguồn cội. Theo truyền phả của dòng họ Lê, Cẩm Duệ và một số tài liệu ở trong nước thì nguồn gốc của họ Lê ở đây là họ Hồ. Ông tổ là Hồ Tiết Tăng sống ở ven biển Kỳ La....

108 ngày bên Cửa Việt

27/04/2022 lúc 09:13






C





uối năm 1966 Nguyễn Đức Tuân vào đất liền làm trợ lý tác chiến ở tư lệnh mặt trận 20. Đầu 1968 Trần Văn Thà cũng được gọi vào. Lệnh trên bảo anh: “Cứ nghỉ ngơi đi đã”, nghỉ chừng mười ngày, Thà nghe loáng thoáng anh em nói với anh: “Thà vào để làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 47”.
Trần Văn Thà đoán không biết mình sẽ đến mũi chiến trận nào đây, chắc chắn cũng chỉ xung quanh Quảng Trị thôi. Nghĩ vậy, để nắm chắc địa hình Quảng Trị, anh vào phòng tham mưu, tìm bản đồ Quảng Trị nghiên cứu đất đai, sông núi, đường đi lối lại. Không ở ngoài đảo nữa, lính đóng quân trong đất liền, chắc sẽ chạm trán với Mỹ nguỵ đang ở đây.
Trần Văn Thà hỏi Nguyễn Đức Tuân:
- Đánh nhau với bộ binh Mỹ, loại vũ khí nào của Mỹ là đáng gờm nhất?
Tuân đáp:
- Súng phóng lựu của Mỹ rất nguy hiểm. Nó bắn rất dễ trúng. Đạn nổ vỡ hàng trăm mảnh, sát thương lớn, nếu không có hầm hố. Tên nó là M79.
- Còn phòng thủ, tác chiến của chúng ra sao?
- Không đáng ngại, song pháo của chúng và trực thăng cũng là hai thứ đáng gờm.
Đùng một cái, Trần Văn Thà được liên lạc đưa giấy mời, gọi đến bộ chỉ huy, gặp Lê Kỳ Lân và Hoàng Nhuận. Trong cuộc gặp này thấy có cả Trần Thanh Điệu, thượng úy của một tiểu đoàn cao xạ....
 

Tặng phong lan

27/04/2022 lúc 09:13

Trong một chuyến ra Hà Nội dự họp do Bộ văn hoá triệu tập, lúc trở lại Vĩnh Linh tôi vẫn dùng chiếc xe đạp Junior do Tiệp Khắc viện trợ. Qua thị xã Đồng Hới - Quảng Bình quang cảnh đúng như trong bài thơ mà anh Tố Hữu đã viết “Thành phố trụi”:
“...Đến làm chi đây
Ta đã biết
Đô thành ta phá hết lâu rồi
Còn nhìn chi nữa giữa thây vôi
Hoang tàn
Đổ nát
Ta đi trên đường đá rát
Đông lạnh ghê người
Chiếc lá vèo rơi
Xuống cỏ...”
...
 

108 ngày bên Cửa Việt

27/04/2022 lúc 09:13






… N





hiệm vụ mới của D47 là cùng hai tiểu đoàn khác của trung đoàn 38 đánh căn cứ 31. Ba tiểu đoàn trưởng gặp nhau, xét thấy tiểu đoàn 47 vừa qua đã rất vất vả nhưng rất kiên cường bám mặt trận Cửa Việt, nên hai thủ trưởng tiểu đoàn bạn nhất trí dành cho D47 mũi thứ yếu đánh từ phía Tây Bắc lên.
Trần Văn Thà xin cảm ơn.
Nhưng anh rất lo. Lâu nay đánh du kích là chính, chưa hề đánh công kiên bao giờ. Ví dụ đánh công kiên là phải có thủ pháo để dẹp dây thép gai mở đường cho bộ đội tiến vào.
Suy nghĩ mãi, từ chỗ đóng quân ở Nhĩ Thượng, Trần Văn Thà quyết định, anh sẽ cùng các đại đội trưởng theo trinh sát đến tận căn cứ quan sát thật kỹ rồi cùng bàn với nhau để lên kế hoạch. Với ý định ấy, Trần Văn Thà quyết định ngay đêm ấy trinh sát dẫn đường các anh đi điều nghiên thực trạng trận địa, nhất là mũi Tây Bắc mà tiểu đoàn đã được phân công.
Cắn cứ 31 đã ở trước mắt các anh. Nhờ có pháo sáng cảnh giới của địch, Trần Văn Thà và ba đại đội trưởng nhìn rõ hàng rào bùng nhùng bên ngoài. Sau lớp hàng rào bùng nhùng là 5 hàng rào dây thép gai. Rõ ràng muốn đánh được vào căn cứ, nhất thiết phải có bộc phá giải quyết những hàng rào dây thép gai này.
Thực địa rồi, ba tiểu đoàn nhất trí với nhau tối 28 tháng chạp các mũi sẽ tiệm cận, rồi từng bước tiến nhập. Giờ G quy định nổ súng là 1 giờ sáng ngày 29. Không mũi nào được trái giờ quy định ấy. Kế hoạch tác chiến phải báo cáo lên bộ tư lệnh mặt trận 20. Xem xét xong bộ tư lệnh quyết định tấn công lùi vào ngày 30. Và 3 giờ chiều ngày 20, bỗng tiểu đoàn nhận lệnh mới, đánh căn cứ 31 để trung đoàn 38 lo. Tiểu đoàn 47 đánh bốt Bến Ngự ngay bên đầu cầu Bến Ngự.
Ngay lập tức, tiểu đoàn 47 chuyển quân vào Gio Cam. Và việc đánh bốt Bến Ngự giao cho đại đội 1 do Lê Hữu Trác làm đại đội trưởng.
Trần Văn Thà và Lê Hữu Trác quay về đi thực địa bốt Bến Ngự. Bốt Bến Ngự chỉ có một trung đội địch đóng án ngữ cầu. Phải diệt điểm chốt án ngữ này các cuộc hành quân khu vực này mới thuận lợi. Bốt Bến Ngự cũng được rào dậu bằng dây thép gai, nhưng khá mỏng manh. Thà và Trác quyết định dùng DKZ và cối 82 bắn vào bốt giữa ban ngày ban mặt.
4 giờ chiều ngày 28, đại đội 1 của Lê Hữu Trác tiến nhập cách bốt chỉ chừng 400 mét, vẫn giữ được bí mật. Đúng giờ ấy cối 82 và DKZ bắn dồn dập vào bốt mấy chục quả liền. Địch trong bốt nháo nhác chạy, Lê Hữu Trác ra lệnh xung phong, tràn lên đánh thẳng vào bốt. Đến 5 giờ rưỡi ta chiếm bốt Bến Ngự hoàn toàn. 8 tên địch bị diệt.
Trần Văn Thà ra lệnh đại đội 1 để lại một tiểu đội giữ bốt, còn tất cả tiến lên bao vây chi khu quân sự Gio Linh. Cuộc hành quân bí mật. Đại đội một vây quanh chi khu quân sự, mà địch trong chi khu không hề hay biết.
Trần Văn Thà cùng đại đội 1 đang tính toán sẽ giải quyết chi khu này bằng cách nào đây. Đúng lúc đó Trần Văn Thà được tin tiểu đoàn 5 thay tiểu đoàn 47 đóng ở Lâm Xuân Đông, đã bị quân Mỹ ở Cửa Việt tấn công đánh bật ra ngoài. Trần Văn Thà được lệnh phải đánh bật Mỹ khỏi Lâm Xuân Đông.
Một mặt Thà triển khai ngay tiểu đoàn về Mai Xá, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ, Kỳ Trúc, Kỳ Lân, một đại đội bám chặt Lâm Xuân Đông để tính chuyện với bọn Mỹ ở đây, một mặt đại đội 1 vẫn bao vây chi khu quân sự Gio Linh. Sáng hôm sau địch trong chi khu Gio Linh cho lính hành quân ra bên ngoài, tưởng êm đẹp như mọi ngày, không ngờ chúng đã bị bao vây. Khi địch đã vào trong tầm ngắm, Lê Hữu Trác ra lệnh nổ súng, 5 tên chết, 8 tên bị thương ngay tại ngoài hàng rào dây thép gai.
Lê Hữu Trác viết thư vào nói: Chi khu các anh đã bị quân giải phóng bao vây chặt. Nếu các anh muốn ra nhận xác chết và thương binh của các anh thì hãy cầm cờ trắng và hoàn toàn không có vũ khí trong tay.
Chỉ huy chi khu muốn ra lấy xác đồng đội, nhưng phải mang cờ trắng như một cuộc đầu hàng thì nhục nhã quá, sau đó làm sao chỉ huy được binh lính nữa. Chỉ huy không chịu. Nhưng anh em binh lính đòi hỏi phải có tình với đồng đội. Bị thúc ép với số đông, đồng thời sợ giải phóng quân đánh chiếm chi khu, mất chi khu còn mất mặt hơn. Cuối cùng chỉ huy phải đồng ý cầm cờ trắng ra lấy xác, lấy thương binh đồng đội. Nói một cách khác, chi khu quân sự Gio Linh đã đầu hàng. Trong suốt ba ngày bao vây, Lê Hữu Trác bắt chỉ huy chi khu Gio Linh, hãy bằng bất cứ lý do gì đó, không cho trực thăng tới quấy rối, cũng không cho pháo bắn quanh đồn. Chỉ huy đã chấp hành răm rắp. Rõ ràng chi khu quân sự Gio Linh đã nằm trong tay đại đội 1 của Lê Hữu Trác.
Tiểu đoàn 47 chưa chạm trán địch, tiếp tục triển khai cho hoàn chỉnh thế trận của mình: Đại đội 1 ở Mai Xá, đại đội 2 ở Vinh Quang Thượng, Vinh Quang Hạ; ban chỉ huy đóng ở xóm Đồng, Vinh Quang Hạ.
Tiểu đoàn nhận được điện của bộ tư lệnh, nói rằng: “Thư của thượng tướng Văn Tiến Dũng yêu cầu phải sử dụng các lực lượng chặn cho bằng được tàu địch tiếp tế cho Đông Hà”.
Lúc này tiểu đoàn 5 đã bàn giao trận địa Cửa Việt cho tiểu đoàn 47, tiểu đoàn 5 rút ra sau nhận nhiệm vụ mới....

108 ngày bên Cửa Việt

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





úng như phán đoán của chỉ huy tiểu đoàn 47, sang 11 tháng 3, không phải quân nguỵ, mà quân Mỹ tấn công. Mới 6 giờ sáng, một tàu há mồm chở 3 M113, và thuyền cao su chở một đại đội lính thuỷ quân lục chiến cập bến Mai Xá.
Tàu há mồn cho xe thiết giáp từng cái một lên bờ, chiếc thứ ba vừa lăn xích liên bị một quả DKZ, xe tăng nhào ngay xuống nước. Cùng lúc đó hai xuồng cao su cũng bị bắn chìm.
Hai thiết giáp dẫn lính thuỷ quân lục chiến vào làng Mai Xá, từ các hầm phục kích, đạn bắn ra như mưa. Thêm 2 M113 bị cháy, và 10 tên lính Mỹ gục tại chỗ. Riêng Nguyễn Văn Lộc bắn cháy 2 M113.
Lính Mỹ mất sự yểm trợ của xe tăng đang lúng túng thì máy bay chiến đấu tới đỡ đòn tấn chông cho chúng. Bọn lính Mỹ này rất lỳ lợm, chúng hung hăng tấn công vào làng.
Đến 12 giờ trưa, tổng số lính Mỹ bị diệt lên tới 50 tên, dưới tầm kiểm soát của máy bay, chúng đã chiếm được nửa làng Mai Xá.
Lần đầu tiên đại đội 1 phải chống trả quyết liệt dưới bom đạn dày đặc của máy bay.
Để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho một đợt tấn công mới, không thể để làm mồi cho bom đạn ở một trận địa sức chiến đấu cả lực lượng và khí tài đang từng phút chênh lệch đang kể, ban chỉ huy tiểu đoàn 47 hạ lênh cho bộ đội đại đội1 rút khỏi Mai Xá, dừng chân ở Vinh Quang Thượng.
Trước khi đi, ta đã chôn xong liện sĩ, và khi hành quân ta không bỏ rơi một thương binh nào.
Sau ngày rút về Vinh Quang Thượng, Trần Văn Thà sắp xếp lại đội hình:
- Đại đội 1 chốt ở Vinh Quang Thượng, xóm Đá, xóm Đồng.
- Đại đội 2 chốt tại Vinh Quang Hạ, Đại Bộ, xóm Hiến.
- Đại đội 3 chốt Kỳ Trúc, Kỳ Lâm.
- Chỉ huy tiểu đoàn đóng ở Kỳ Trúc.
Củng có lại đội hình xong, trong 4 đêm liền cho quân về quấy rối, thăm dò đại đội Mỹ đóng ở Mai Xá. Lính 47 chưa quen công đồn kiểu lính Mỹ đóng lẫn với dân, đánh thì nguy hiểm nhất là tên rơi đạn lạc, không chết Mỹ mà chết dân thì tội quá. Lính Mỹ ở Mai Xá cũng rất cáo già chúng có chống trả, nhưng tỏ ra yếu ớt, để quân giải phóng không thể hiểu lực lượng, bố phòng của chúng như thế nào.
Đến ngày 8 tháng 3, mới 6 giờ sáng, chúng cho pháo bắn tầm tả vào Vinh Quang Thượng, sau 4 tiếng đồng hồ bắn phá, 10 giờ, 50 tên Mỹ từ Mai Xá từng bược thận trọng tiến về Vinh Quang Thượng.
Lần này Nguyễn Văn Lộc không mai phục trong làng, anh cho bộ đội làm hầm, chôn quân dưới đất cách làng 50 mét. Nhìn địa thế, Lộc đoán, nếu đánh Vinh Quang Thượng địch sẽ đi hướng nào. Lộc đã đoán đúng, cho quân phục hướng đó.
Thấy đich từ xa, lính ta nhấp nhô. Lộc nói:
- Anh em lấy lương khô ra, ăn bữa trưa đi, nếu không lát nữa ham đánh, đói bụng, mất sức. Tôi sẽ bám chắc địch, khi nào tôi nổ súng, anh em mới được bắn.
Bọn Mỹ tưởng đâu, nếu quân giải phóng có mai phục, thì phục trong làng, chúng có biết đâu Nguyễn Văn Lộc đã thay đổi cách đánh. Cho nên cách làng 50 mét chúng vẫn tỏ ra thủng thẳng.
Hai tên Mỹ đến trước mũi súng của Lộc cách có 2 mét,  Lộc nổ súng. Hai tên Mỹ ngã gục tại chỗ. Cùng tiếng súng của Lộc, các cây súng đã chọn được mục tiêu cũng bóp cò. Như vậy là ngay loạt đạn đầu, trừ 2 tên Mỹ bị Lộc giết, 5 tên khác cũng ngã vật tắt thở. Gần 40 tên Mỹ phía sau chạy lui. Lính ta chạy lên công sự lấy ngay 7 tên Mỹ chết làm bên bắn, bắn đuổi theo.
Ngay lập tức ta thu 2 M79, 2 trung liên, hai tiểu liên.
Ta không xung phong ra khỏi làng. Địch không dám xông vào. Cứ thế, trận chiến kéo dài suốt một ngày. Tối Mỹ mới rút, không dám liều chết lấy xác đồng đội của mình.
Trong cuộc giằng co ngày mồng 8, có một con lợn của dân bị đạn lạc, chết. Bộ đội mấy ngày ăn lương khô, thèm lắm. Nhưng nguyên tắc không được đụng tới sợi chỉ cây kim của dân, các anh sợ làm hỏng công tác dân vận, nên con lợn chết chỗ nào cứ nằm chỗ nấy. Rồi đi tìm cán bộ thôn báo cho họ biết có con lợn bị chết...
 

Chuyện học hành thời chiến

27/04/2022 lúc 09:13






1





. Giặc Mỹ tuyên chiến với học trò.Ngày 05/8/1964 Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại với cái cớ "trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ".
Từ đó, cùng với cả nước, trường cấp III Vĩnh Linh của chúng tôi hừng hực như lửa. Thầy chủ nhiệm thông báo: "Quân và dân ta đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ và bắn bị thương nhiều chiếc khác" cả lớp 9B của chúng tôi gào lên hoan hô, nhiều đứa đấm bàn, múa tay một cách náo loạn.
Đã là học sinh cấp III nhưng chúng tôi là những đứa trẻ con, suy nghĩ về chiến cuộc thường thiên về chiến thắng. Chúng tôi mong đối mặt với kẻ thù tại mảnh đất này. Nhìn thầy giáo dạy văn Nguyễn Nguyên Long khoác cây súng trường tôi thấy oai phong quá, khát khao có được một cây súng như thầy.
Cùng thị trấn, trường chúng tôi bắt đầu đào hầm hào trú ẩn. Bọn học sinh chúng tôi bảo nhau: Đào chiến hào! Từ "chiến hào" nghe khí thế tiến công hơn. Hiểu rõ tâm trạng chúng tôi, cứ đến buổi lao động, thầy Hải lại nói: "Chiều nay lớp ta đào chiến hào". Những buổi lao động như vậy rất khí thế, không khác gì dân Liên Xô đào chiến hào quanh thủ đô chống phát xít Đức.
Nhờ tầng đất đỏ ba-zan dày, chiến hào của chúng tôi đào sâu lút đầu, thành đất dẻo khá vững. Toàn trường thay nhau đào liên tục. Hào bao bọc xung quanh trường, chạy dài hai nhánh theo hướng Đông sát mép sân vận động, chạy mãi ra những đồi sim móc hoang dại, tủa ra nhiều nhánh để phân tán học sinh khi có báo động. Với hệ thống chiến hào đó, nhà trường báo động diễn tập và cả báo động thật vì máy may của địch vụt qua đầu. Mỗi buổi học hơn 400 học sinh trong phút chốc đã mất hút dưới chiến hào, rút ra khỏi khu vực trường, tản mát theo các nhánh.
Ngày 8/02/1965, buổi học đầu tiên sau tết nguyên đán, khối học chiều của tôi chuyển lên học sáng, khối học sáng chuyển xuống học chiều. Khoảng hơn 2h chiều, còi báo động của thị trấn rú lên, tôi và một người bạn học đến chơi nhà chạy ra sân xem 5 chiếc máy bay phản lực F4H đang nhào lượn trên bầu trờ phía Đông thị trấn. Tôi biết ở đấy có một đơn vị ra đa và một đơn vị cao xạ. Trước khi nghỉ tết, trường tôi tổ chức hơn 200 học sinh trong đó có tôi lên thăm và đắp thêm công sự cho các chú. Lúc chia tay, các chú chúc chúng tôi và gia đình ăn tết vui vẻ. Khi máy bay đến ném bom, cao xạ nổ lụp bụp, chiếc máy bay xịt một luồng khói đen, tôi và bạn tôi vỗ tay hoan hô. Nhưng không, những chiếc máy bay liền đó cũng như vậy, mỗi khi đổ bom, cua lên đều xịt khói đen, lại lượn vòng nhào xuống. Bom nổ mỗi lúc một dữ dội, không còn nghe tiếng cao xạ, không còn thấy những đốm khói trắng của đạn cao xạ bung ra trên bầu trời nữa. Máy bay nhào xuống mỗi lúc một thấp, tiếng bom nổ làm rung chuyển đất dưới chân chúng tôi đứng. Tuy không nói ra điều hệ trọng, nhưng tôi biết điều gì đã diễn ra ở ngoài đó.
Năm chiếc máy bay xếp thành hình chữ V bay ra biển. Tôi nói với bạn tôi chạy lên đó xem các chú bộ đội thế nào. Mẹ tôi hốt hoảng ngăn lại:
- Nó đã đánh trạm ra đa chắc chắn sẽ còn đánh nữa.
Mẹ tôi hoàn toàn không biết gì về quân sự vẫn nói một lời rất chính xác. Còi báo động lại vang lên, chưa dứt một hồi, tôi đã thấy từ 3 phía: Tây, Nam và Đông máy bay ùa đến. Ngay tức khắc pháo cao xạ, súng máy phòng không, súng bộ binh và bom cùng nổ, ầm ầm như động đất, như trời vỡ. Khói lửa bốc mù mịt. Mảnh bom đạn, đất đá, gạch ngói bay véo véo, sít sịt. Tôi và bạn tôi nhảy ra bờ sông, lăn xuống một đoạn hào đào dang dở, nông choèn. Máy băy lượn ngang dọc loạn xạ, sà xuống rất thấp. Tôi nằm ngửa nhìn lên, thấy nhiều chiếc ườn bụng trước tầm mắt ngỡ như có một chiếc sào dài có thể chọc trúng bụng nó.
Cạnh tôi có một chú công an vũ trang, chẳng biết đến đây từ lúc nào, đang dựa lưng vào một cây xoan nhỏ. Khẩu súng CKC trên tay chú rà theo mắy bay nổ đều từng phát rất đanh. Mảnh bom rơi lủm bủm xuống sông sau lưng chú. Tôi chồm lên vỗ vào lưng chú chỉ xuống hào, chú đẩy tôi về chỗ cũ, đôi chân dạng ra, ưỡn thẳng người, nòng súng vẫn bám chặt máy bay, điểm xạ đều đều, chắc nịch, bình tỉnh một cách kỳ diệu. Từ đó, hình ảnh người chiến sỹ ấy in đậm trong tôi như một người anh hùng không biết tên.
Trận ném bom diễn ra và chấm dứt rất nhanh. Bầy máy bay biến đâu mất. Tôi và bạn tôi chồm lên khỏi hào. Mặt đất hoàn toàn đổi khác. Đất đá, gạch ngói tung tóc khắp nơi, toang toác những hố bom đây đó. Lửa đang cháy và khói bụi mù mịt trời. Tôi chạy lên trường và giật mình khi nhìn thấy một bộ lòng người bay từ đâu tới, treo lỏng thỏng trên dây điện, ven đường quốc lộ 1A đối diện trường cấp II.
Bom đạn tung nát cả khuôn viên trường cấp III của tôi, nhiều hố tròn, toang hoác như mồn hà mã khổng lồ có thể nuốt chửng cả một sân bóng chuyền. Sách vở học trò tung tóe, trắng xoá. Chỉ có thầy Nguyễn Nguyên Long đứng giữa sân trường, vẫn cây súng trường trung chính cũ kỹ của Pháp khoác chéo qua vai. Tôi nói:
- Thầy ẩn nấp ở chỗ nào mà lên đây? Các bạn của em đâu cả rồi?
Thầy nói:
- Tiếc quá, thầy chỉ có 16 viên đạn, không đủ cho trận đánh vừa rồi.
Thầy chỉ cho tôi thấy một trái bom câm, xuyên qua tầng lầu, đâm xuống cạnh cầu thang thành một lỗ tròn. Nếu trái bom này nổ, trường cấp III của tôi sẽ bị xé tung làm hai mảnh đổ về hai phía. Chỉ về phía Trạng Cù thầy nói:
- Các bạn của em sau đó....

Quân dân Quảng Trị với Đường Trường Sơn

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng và Nhà nước ta đã mở nhiều con đường chiến lược cả trên không, trên bộ và trên biển để cơ động lực lượng, tiếp tế lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường. Nhằm giữ bí mật an toàn tuyệt đối, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do địch gây ra, ngày 19/5/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập Binh đoàn Trường Sơn, gọi tắt là Đoàn 559 có nhiệm vụ “xẻ dọc Trường Sơn” xây dựng đường vận tải chiến lược cho các chiến trường trên toàn Đông Dương. Đường Hồ Chí Minh đã trở thành một huyền thoại, mãi mãi âm vang khúc trường ca của một thời“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Nhận thức sâu sắc tính chất đặc biệt quan trọng của đường Trường Sơn, đặc khu Vĩnh Linh đã cử cán bộ (trực tiếp là Ban chỉ huy Lữ đoàn phòng vệ giới tuyến 341) phối hợp cán bộ Ban cán sự Đoàn 559, tập kết tại Khe Hó, cải trang thành người đi khai thác gỗ triển khai hoạt động, tổ chức khảo sát, cắm mốc, đưa một bộ phận tiền trạm soi đường vào Nam. Đầu tháng 6/1959, Đoàn 559 cử đồng chí Võ Bẩm trực tiếp chỉ huy, Tỉnh uỷ Quảng Trị cử đồng chí Pả Cương - Thường vụ huyện uỷ Hướng Hoá và một số cán bộ địa phương thông thạo địa hình Trường Sơn cùng phối hợp mở đường.
 Khe Hó - Vĩnh Linh được chọn làm điểm khởi đầu cho tuyến đường lịch sử này. Từ đó phát triển về hướng tây nam qua làng Mít vào đến Tà Riệp, điểm cuối là Pa Lin. Địa hình khu vực này rất hiểm trở, núi cao, vực thẳm, nhiều đoạn phải vượt qua lèn đá cheo leo nên việc khai thông đường là rất khó khăn. Thời điểm này địch tiến hành đánh phá ác liệt, cùng với máy bay trinh sát, lực lượng thám báo nắm tình hình. Nhưng được sự giúp đỡ cấp uỷ, chính quyền khu vực Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nhất của đồng bào các dân tộc miền tây Vĩnh Linh, Hướng Hoá chỉ dẫn, nên việc khai thông và nguỵ trang đường có nhiều thuận lợi. Một số tuyến đường phía Đông Trường Sơn bị địch nhòm ngó và tiến hành các hoạt động phong toả. Tháng 7 năm 1959, Ban cán sự miền tây Trị - Thiên cùng ban giao liên Đoàn 559 họp bàn mở thêm một số cung đường mới phía Tây Trường Sơn. Được sự giúp sức của nhân dân hai nước Việt - Lào, sau hơn một tháng các cung trạm đã hoàn thành. Hơn 100 thanh niên các địa phương Vĩnh Linh, Hướng Hoá nơi có tuyến đường đi qua đã tình nguyện tham gia mở đường và làm công tác bảo vệ. Cuối năm 1959, trên địa bàn Quảng Trị đã có nhiều tuyến đường liên hoàn, nhiều cung đường nối truyến ra Bắc vào Nam và một số cung đường đi qua đất bạn Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc, cơ động, tiếp tế bảo đảm bí mật, bất ngờ. Quá trình khai thông cũng như bảo vệ các cung đường lực lượng vũ trang, nhân dân Quảng Trị đã dốc sức, dốc lòng, đóng góp hàng vạn ngày công để phục vụ nên tốc độ xây dựng diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt là lực lượng dân quân du kích các xã vùng phía Tây Vĩnh Linh, Hướng Hoá, vừa làm nhiệm vụ thông đường, vừa vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm, tham gia chiến đấu, vận tải thương binh... Lần đầu tiên, ngày 20 tháng 8 năm 1959, hơn 500 kg vũ khí do Đoàn 301 chuyển vào Nam qua địa bàn Quảng Trị đã được giao an toàn cho Liên khu 5 ở Tà Riệp.
Trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng vũ trang Quảng Trị với quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, cùng với lực lượng thanh niên xung phong và nhân dân vượt qua ngàn thác lũ, lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc để bám đất, bám dân, tổ chức chiến đấu không cho địch nống lên phía Tây nhằm bảo vệ cho tuyến đường được an toàn. Hàng ngày, trên các cung đường, hàng ngàn thanh niên xung phong, với tinh thần “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm” đã tham gia mở đường, xây dựng cầu cống, truy bắt lực lượng thám báo, phối hợp với bộ đội chủ lực xây dựng các trận địa bắn máy bay, tổ chức vận chuyển hàng hoá, cứu chữa thương binh. Nhiều thanh niên Vân Kiều đã đưa năng suất gùi thồ lên 90 đến 100 kg mỗi chuyến. Nhân dân các dân tộc vùng núi Hướng Hoá, nhân dân các bộ tộc Lào anh em đã không quản mưa rừng, thác lũ ngày đêm sát cánh cùng với bộ đội, thanh niên xung phong bạt núi mở đường, đào đắp, vận chuyển hàng vạn m3 đất đá. Nhiều cháu nhỏ mặc dù mới 13, 14 tuổi nhưng vẫn tình nguyện lên mặt đường cùng các anh, các chị, các cô, các bác khuân đá, chặt cây, nguỵ trang mặt đường. Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô nghe theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ đã dốc lòng, dốc sức cho cách mạng. Mặc dù cơm không có ăn, áo không có mặc,  nhưng đồng bào dân tộc vẫn một lòng đi theo Đảng, Bác Hồ. Họ đã dành đến hạt gạo cuối cùng, củ khoai, củ sắn cuối cùng để tiếp tế cho bộ đội, dù phải ăn rau rừng, măng đắng hay phải nhịn đói, nhịn khát nhưng không tơ hào đến một hạt gạo, hạt muối của cách mạng. Điều đó đã tạo nên cảm hứng cho các nhạc sĩ viết nên nhiều ca khúc đi cùng năm tháng...
 

Miếu bà Vương Phi họ Lê - Một di tích lịch sử, văn hóa ghi dấu thời kỳ

27/04/2022 lúc 09:13






M





iếu bà Vương Phi họ Lê thuộc địa phận làng Sa Trung, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nằm cách thị xã Đông Hà - trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 30 km về phía Bắc; cách thị trấn Vĩnh Linh khoảng 3km về phía Tây. Miếu bà Vương Phi họ Lê là một di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu ghi dấu thời kỳ chiêu dân, lập ấp, mở mang bờ cõi củâ ông cha ta dưới thời Lê Sơ.
Cũng như bao ngôi làng khác trên vùng đất Quảng Trị, làng Sa Trung (Tức làng Sa Lung ngày xưa)(1) ra đời và phát triển gắn liền với quá trình Nam tiến của quốc gia Đại Việt. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm Pa, từ năm Kỷ Dậu (1069) sau sự kiện vua Lý Thánh Tông đem quân đánh và bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Để được tha về, Chế Củ xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Kể từ đây, ba châu này được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Châu Ma Linh là phần đất hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh ngày nay(2). Vua Lý cho đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh, xuống chiếu chiêu mộ dân đến ở và tổ chức việc cai trị. Đáp ứng lời chiêu mộ ấy, nhiều người đã từ miền Bắc, đa số là dân Nghệ Tĩnh vào khai khẩn làm ăn. Tuy nhiên, những đợt di dân này còn thưa thớt, Mãi đến đời nhà Hồ thế kỷ XIV và đặc biệt sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, nhà Lê lên nắm quyền ổn định về mọi mặt, chủ trương di dân vào xứ Thuận - Quảng diễn ra trên quy mô lớn và chính trong giai đoạn này rất nhiều làng ở châu Minh Linh được thành lập như: Cổ Trai, Huỳnh Công, Hồ Xá của huyện Vĩnh Linh... trong đó có làng Sa Lung (Tức làng Sa Trung, Vĩnh Linh ngày nay).
Theo thế phả họ Lê(3) - một dòng họ được coi là tiền khai khẩn ở làng Sa Trung, viết từ năm 1663, đến đời Thiệu Trị (1841), người cháu đời thứ 12 là tiến sĩ Lê Đức - Tổng đốc Vĩnh Long, nghiên cứu và tu bổ lại sau khi tìm về cố quận là làng Sa Lung, Tổng Sa Lung, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định để xác minh nguồn gốc họ Lê. Với thế phả này, thì ông Thuỷ Tổ của họ có tên là Lê Viết Thức, người huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã có công đầu khai sinh ra làng Sa Lung. Ông đã sinh hạ ba người con “Trai vinh, gái quý, trực tiếp khai sơn phá trạch, chiêu dân lập ấp, để lại công lao to lớn trăm đời sau không thay đổi”.
Trong sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An chép từ thời nhà Mạc năm 1553 đã đề cập đến Bà Vương Phi họ Lê và các người anh của bà như sau: “Bà Phi họ Lê: Bà vốn quê xã Sa Lung, châu Minh Linh, vốn là con gái vào hầu hạ trong cung. Lúc Mẫn Lệ Vương (tức Vua Lê Uy Mục) còn ở tiềm để (nơi ở của các ông hoàng lúc chưa lên ngôi) và đang theo học với vị vương phó, bà cũng đến học tập ở đấy. Vương thấy bà lấy làm vừa ý, hai bên trở nên quyến luyến nhau. Một hôm, vương dùng chân khèo chân bà, khi về bà đem chuyện ấy kể lại với sư mẫu, sư mẫu nói rằng: “Vậy là vương thử lòng con, sau này nếu con thấy vương làm như thế thì dùng hai tay che chân của vương lại để tỏ ý thân”
Hôm sau bà làm đúng như kế của sư mẫu đã bày, vương rất vừa lòng, từ đó về sau không cố ý chọc ghẹo nữa. Riêng bà cũng giữ kín mối tình đẹp chẳng hề lộ ra. Đến khi vương lên ngôi, bà được tuyển vào hậu cung. Vốn là người thông minh nên bà được yêu chuộng hơn cả, vì vậy bà được thăng lên làm hàng phi”(4) Bà Lê Quý Phi được Vua Lê Uy Mục (1505 - 1509) đưa vào hậu cung lập làm Vương Phi. Sau khi Lê Tương Dực truất ngôi và giáng Lê Uy Mục xuống làm Mẫn Lệ Vương, nên các sách sử đời sau thường gán tên gọi bà Vương Phi họ Lê là Mẫn Lệ Phi.
Cũng trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An có ghi ông Phủ họ Lê tức Lê Viết Đáo - anh trai bà Lê Phi vì là người thân với hoàng cung phi nên ông được ban là Hiệu lệnh Xá nhân Tư mã chỉ huy sứ, sau làm Cai tri bản châu Minh Linh. Do giỏi ứng xử công việc nên được phong tước Tấn Trung tử. Có người em trai làm Kinh lược sứ, chuyên lo việc khẩn hoang lập làng mới. Từ sau khi nhận tước vị của triều đình ban cho, anh và em trai của bà Lê Quý Phi thực hiện công cuộc khai hoang lập địa, mộ dân ở nhiều nơi mà chủ yếu là các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào đến định cư lập nghiệp, quy tụ thành làng xóm, ngoài vùng Sa Lung còn có một dãy rộng lớn từ Sen Thuỷ - Quảng Bình đến vùng Gio Linh - Quảng Trị. Như vậy, Bà Vương Phi họ Lê cùng người anh Đô đốc Lê Viết Đáo và em Lê (Kinh lược sứ) là những người có công lao rất lớn trong việc khai cơ lập địa và mở mang cương thổ về phía Nam. Để tỏ lòng tôn kính và nhớ ơn ba anh em Họ Lê, nhân dân làng Sa Lung (Sa Trung) đã xây dựng miếu, lập mộ và cung thỉnh các di vật của Bà về đây thờ phụng hết sức tôn nghiêm...
 

« 3334353637 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground