Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Cầu Treo Bến Tắt, một di tích lịch sử cần sớm được đầu tư xây dựng và phục hồi

27/04/2022 lúc 09:13






C





hiến tranh đã lùi xa gần 35 năm.
Nhắc đến quá khứ oanh liệt và hào hùng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam không ai không nhắc đến Đường mòn Hồ Chí Minh. Con đường được hình thành trong suốt chiều dài của cuộc chiến, chạy dọc theo chân dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nó được gọi là đường mòn bởi hàng vạn các loại xe, pháo cơ giới cùng đủ loại xe thô sơ và hàng triệu lượt người vào ra theo lối mòn dưới những tán rừng, dưới chân đồi núi trọc (do bom na pan, rốc két, B.52 hủy diệt và cày xới), băng qua bãi lau sậy cháy nham nhở, trèo chênh vênh lưng chừng lèn đá hay lội qua ngầm suối sâu để đạt được mục đích cao nhất là “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đây là một “công trình” tự nhiên nổi tiếng được ghi nhận trong  lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam, là đỉnh cao biểu hiện ý chí thống nhất đất nước của nhân dân cả  nước. Con đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại là cái nôi nuôi dưỡng lòng dũng cảm kiên cường, nghị lực phi thường, ý chí quật cường, sáng tạo của nhân dân miền Trung cùng các lực lượng vũ trang cả nước chống lại sức mạnh huỷ diệt của đủ loại vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất cùng hàng vạn tấn chất độc màu da cam của tên đế quốc thuộc loại sừng sỏ hàng đầu trên thế giới. Trên tuyến đường lịch sử ấy, hàng chục ngàn chiến sỹ cùng hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm, quân trang quân dụng và hàng vạn tấn hàng hoá khí tài đã được vận chuyển vào ra. Cũng nơi đây, biết bao những “cô gái mở đường ra đi cứu nước” không có ngày trở lại. Đi suốt dọc trên con đường huyền thoại đầy ắp máu lửa nhưng giàu chất thơ và đượm sắc hoa này ta bắt gặp hàng ngàn địa danh, di tích, công trình, bia tưởng niệm đã được ghi tạc vào truyền thống của lịch sử của dân tộc.
Ngầm Bến Tắt là đoạn đường vượt qua một khúc sông thuộc thượng nguồn sông Bến Hải đi ngang qua địa bàn xã Vĩnh Trường, huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Được gọi là ngầm bởi trên trục đường Hồ Chí Minh, hầu hết các con sông, suối chảy theo từ hướng tây sang đông đều cắt ngang mặt đường chạy dọc theo hướng bắc nam. Có những chỗ có cầu, phà qua lại, nhưng có những đoạn dài và thoai thoải nên người ta thường xếp những viên đá cuội có đường kính chừng 15 đến 25 cm thành con đường để người và các phương tiện vận tải có thể băng suối để theo đường. Đứng trên cầu Hiền Lương lịch sử ở Quốc lộ 1 A, phóng tầm mắt về phía tây độ chừng 15 km, ta hình dung được Ngầm Bến Tắt.
Vào những năm 1973-1974 sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, lính Mỹ rút khỏi miền Nam, Đảng ta quyết định: phải tập trung sức lực để “đánh cho ngụy nhào”. Để dốc sức cho tiền tuyến, phục vụ cho cuộc tổng tiến công nổi dậy nhằm sớm kết thúc cuộc chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1974, được nhân dân Cu Ba giúp đỡ, cây cầu treo Bến Tắt được thay thế Ngầm Bến Tắt và đã được tổ chức thiết kế xây dựng trong thời gian ngắn nhất với tốc độ nhanh nhất. Công trình Cầu treo Bến Tắt là tác phẩm đầy khí thế nhiệt huyết của những con người cộng sản ở bên kia bán cầu chung tay với Người lính Cụ Hồ, là sản phẩm tựu chung cho tinh thần quyết chiến quyết thắng của Cách mạng Việt Nam và tình đoàn kết chiến đấu Cu Ba – Việt Nam.
Với sức tải cho xe 10 tấn, khổ lòng rộng 4 m mặt bê tông cốt thép, cấu trúc cáp treo với nhịp vượt hơn 100 m bắc qua lòng sông Bến Hải, cây cầu đã đáp ứng thông đường cho hầu hết các loại xe tải quân sự, dân sự phục vụ chiến trường vào thời điểm đó và nó tiếp tục đứng vững sau tròn 31 năm với hàng triệu lượt xe, người qua lại. Cầu treo Bến tắt là nhịp cầu “nối những bờ vui” của nhân dân hai miền thời “ngày bắc đêm nam”; là nhịp cầu thông thương và huyết mạch của dân tộc Pa cô, Vân Kiều một thời cùng nhau “gùi trên lưng súng đạn ra hỏa tuyến, gạo ngàn cân em gửi ra chiến trường”. Cầu treo Bến Tắt vẫn luôn luôn cõng trên mình những chuyến lên nương, xuống rẫy của người kinh, của bà con dân tộc thiểu số và là nhịp cầu thông thương buôn bán bắc nam của nhân dân đôi bên bờ sông Bến Hải. Cầu treo Bến Tắt còn là điểm đến của hàng triệu lượt người đến dâng hương cho người thân và tưởng niệm 10.265 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên suốt dọc đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm đánh Mỹ được quy tập về yên nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nằm sát mố cầu bờ nam của cầu treo Bến Tắt không đầy 100 m và nằm trong quần thể khu di tích Trường Sơn. Cầu treo Bến Tắt là phần tiếp đón ngoại vi ban đầu của quần thể di tíchđường Hồ Chí Minh anh hùng – Đường Trường Sơn. Tại đây một loạt các công trình tưởng niệm, điểm văn hóa sẽ được xây dựng với quy mô hoành tráng, tôn nghiêm trong một tương lai gần. Từ bắc vào nam thì lối vào Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn là theo đường Cầu treo Bến Tắt và lối ra của du khách là phía nam nghĩa trang (con đường độc địa hiện nay đang được dùng để vào và ra của du khách)....
 
 
 

Ký ức của một đạo diễn

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi sinh ra ở làng Lập Thạch, tổng An Đôn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (cũ), nay là Khu phố 3 – phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Xưa làng tôi là một vùng nông thôn hẻo lánh, chẳng ai biết tuồng, chèo, cải lương, kịch nói là gì (trừ dăm ba người có học hành, làm việc ở thành phố).
Gia đình tôi có 8 anh chị em, tôi là con thứ tư và là con trai thứ hai của cha mẹ tôi.
Nhà nghèo đông con nên thường xuyên phải ăn đói mặc rách, quanh năm chỉ có chiếc quần đùi và cái áo bà ba không túi nhuộm nâu, hai ống tay quyệt đầy mũi dính cứng, khi giặt phải lấy đùi cui hoặc tạ đập mới vò sạch được. Mùa hè thì ở trần cõng em đi chơi, mùa đông thì chui vào đụn rơm, vào bếp để sưởi ấm. Đêm đông thì khoanh tròn trong lòng cha (cậu tôi) và đắp chung với cha cùng mấy anh em trai một chiếc chiếu. Rét quá thì lấy rơm lót dưới đắp chiếu lên trên. Ăn thì khoai sắn cõng cơm........
 

Góp thêm tiếng nói tâm huyết với chương trình du lịch

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ối với nhiều người, khi tượng đài trên mặt đất chưa nhiều thì tượng đài trong lòng người đã rõ – đó là mộttượng đài Quảng Trị anh hùng; “nơi diễn ra cuộc đụng đầu quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, cách mạng và phản cách mạng, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc… là biểu tượng cao cả của những hy si lớn lao và sự quả cảm kiên cường đến tuyệt vời” (Tô Huy Rứa). Trong cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc khắp nước đều là chiến trường nhưng “Quảng Trị là mảnh đất tụ nghĩa của cả nước” (TS. Lê Hữu Phúc). Vì vậy “Quảng Trị xứng đáng tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân tộc, tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng Việt nam bất diệt” (PTT Nguyễn Mạnh Cầm),  và do đó cũng là “Một bảo tàng lịch sử có ý nghĩa dân tộc và thời đại, là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta” (PTT Đồng Sỹ Nguyên). Vì vậy đến với “Chiến trường xưa” Quảng Trị đã và mãi là vấn đề có tính chính trị, văn hóa và sâu thẳm tính nhân văn vậy!
Trên nền tảng đó của thực tiễn, lãnh đạo Quảng Trị cùng một số tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà quản lý, các nhà khoa học đã đề xuất một ý tưởng độc đáo. Đó là: Chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”. ............
 

Những phiến nhân sinh trên vùng hỏa tuyến

27/04/2022 lúc 09:13

 LTS. Đọc được những dòng tin tức trên CV. Số tháng 5/2011 về Khai mạc trại sáng tác do Hội VHNT phối hợp với huyện viết về mảnh đất, và con người Gio Linh, anh Chang Cơ ở TP. Buôn Ma Thuột (tên thật là Trương Quang Rê, quê ở làng Mai Xá, xã Gio Mai) gửi về Tạp chí bản thảo tập Hồi ký mong được đăng tải giới thiệu như là sự đóng góp của những người con xa xứ vào trại sáng tác văn học chào đón sự kiện 40 năm ngày quê hương giải phóng.
CV. trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bạn viết. Đầu đề do Tòa soạn đặt.
Con vọt





N





ăm chia đôi đất nước, tôi là một đứa trẻ chín mười tuổi. Trẻ con hay mơ mộng, gặp anh chăn vịt giữa đồng không mông quạnh vào mùa nước nổi, tôi thích ngay cái quyền lực của anh ta trước mấy trăm con vịt. Khi gia đình ông Siệc u (ông có cái u như bò mộng) chuyển về xóm tôi ở, (bây giờ vẫn là xóm Soi làng Mai Xá) với bầy chó đốm bốn mắt, tôi lại mê chó, mê đến ngẩn ngơ. Nghe đâu, gia đình ông sống du mục với nghề mò chài săn bắt, bên soi bên bại, tàu Pháp hay qua lại, nên chó ông lai được chó quân khuyển mà thành giống tốt.
Một sáng tháng năm, đang ngủ muộn, thì chó sủa nhặng lên. Tiếng chó mẹ cật lực oan ức, tiếng chó con tắc nghẹn ùng ục, chó lối xóm đồng cảm ùa theo. Tiếp diễn việc mấy ông ăn phàm nói phét, o óp ông Siệc để mổ chó cho bằng hết. Chó thì hay và tôi đang ao ước có chó; nhưng với họ chỉ có thịt. Tôi lao sang, thằng bạn con nhà Siệc mới quen, cũng ấm ức theo chó. Chó mẹ lồng lộn xoay quanh cột nhà “Mở ra, tháo xích ra đi”. Hì hục chốc lát là chó mẹ xổng. Cuộc giải cứu bất ngờ mà oanh liệt. Mấy tay ăn phàm chạy te tua, cún con cũng vùng lên từ lớp đất vùi nó, tận đáy một cái hố mới đào, chưa chết. Sau chiến công đó, tôi nghiễm nhiên làm chủ con Vọt.
Từ đó, con Vọt và tôi khắng khít nhau để lòn bờ lủi bụi, mê say theo con chuột, con chồn. Có thể nói, chó săn bắt góp phần vào bữa ăn thời cơ cực. Cùng dạo này, có một trận lụt lớn, đò nốc  chèo chống cả vào xóm vào vườn, mấy thanh niên chặt chuối cây kết bè, chở chó đi săn. Nước ngập hang, ngập bờ, ngập bụi, chồn chuột lên ngọn cây. ......
 

Những phiến nhân sinh trên vùng hỏa tuyến

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi có hai bà chị dâu. Một Huế, dâu Truồi thứ thiệt, chọn. Nhưng tôi sẽ nói đến bà chị dâu người Quảng Bình, phước tình cờ. Anh trai tôi ra Bắc thuở chia đôi đất nước, học ngành nông nghiệp, khi đi làm, toàn lội ruộng băng rừng, xa cha ngái mẹ, nhờ ai được mà chọn. Quê chị tuốt trên rừng, gần nơi có tộc người rừng hoang dã Rục hay Rặc gì đó. Tôi muốn nói là nếu chỉ chệch hướng một ly thôi, với chất ruộng chất bôn ở anh, anh dám cưới luôn một bà Rục. Vì anh hiểu thuyết lai tạo giống gen trội F2, và nắm chắc chính sách ưu tiên, cầm chắc tôi có cháu là cán bộ miền núi, nhưng mới chỉ là “nếu”. Nó về quê mình, Chị kể: “Chú biết không, trên Bố Trạch, Mỹ bắn phá ác liệt lắm. Nơi ấy là điểm đầu vô Nam, có sở chỉ huy 559, cả nhà tui lảnh một quả đến gần sạch, riêng tui đang đi học mà sót”. Rồi tiếp “cười nhất là mấy chú bộ đội, có ai lo hộ, đi vào e chết hết, mấy chú trả lời đi ra cũng chết nhưng họ đi ngang lo chi! – Đi ngang là đi mô? – Ai cho ngang với ngã nhưng khi đi văn vẹo bàn chân cho ngang ngang một chút”. Đúng là anh tôi gan cùng mình, từng lăn vào lửa.
..........
 

Văn hóa ẩm thực truyền thống vùng đất Đông Hà- Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






C





ũng nằm trong vùng Thuận Hoá nhưng người Huế do tác động của văn hoá cung đình mà ẩm thực mang tính cầu kỳ, còn người Đông Hà/ Quảng Trị (ĐH/QT) vẫn giữ cốt cách dân dã của người Việt. Đặc tính trong cách ăn uống của cư dân ĐH/QT là chuộng gu mạnh. Sống trên một vùng đất khô cằn, nóng rát nhưng người dân lại thích ăn cay, ăn mặn, hút các loại thuốc có gu nặng, uống các loại rượu có độ cồn cao như rượu Kim Long lúc nào cũng chuẩn ở 45o. Những món ăn mà GS. Từ Chi cho rằng có gốc từ món ăn Mường. Sở thích ăn đồ biển với các món mắm, rau diếp cá, dưa muối mà cố GS. Trần Quốc Vượng cho đó là một bản sắc “Địa - văn hoá” được người Việt miền Trung kế thừa từ người Chăm. Tính đậm đà của nó không đâu hơn ĐH/QT.
...........
 

Một ngày lịch sử

27/04/2022 lúc 09:13






C





uối giờ làm việc của một ngày đầu tháng 9 năm 1973, tôi nhận được một mảnh giấy với nội dung ngắn gọn là phải có mặt tại Ty An ninh tỉnh Quảng Trị vào lúc 17 giờ cùng ngày để Trưởng ty gặp.
Cầm mảnh giấy trong tay, tôi không khỏi lo lắng là cái gì sẽ xẩy ra sau mảnh giấy này?
Những ngày trước đó, với tư cách phụ trách bộ phận cổ động, nhiếp ảnh của Ty Thông tin văn hóa, tôi đã làm những gì cần làm của yêu cầu một cuộc gì đó vô cùng quan trọng và bí mật… thế mà bây giờ lại “Bị” gọi đến gặp Trưởng ty An ninh? Tự kiểm điểm, tôi thấy không có gì sai trái, công việc những ngày qua là vô cùng tốt đẹp. Những khó khăn của công việc được tháo gỡ dần. Ví dụ: trong tình hình quá khó khăn về vải mộc để căng panô vẽ áp phích, Ty Thương nghiệp đã xoay chạy giúp, bột màu vẽ đã có Ty Văn hóa thông tin Vĩnh Linh giúp, mẫu các cổng chào đặc biệt đã có họa sĩ Trần Thanh Lâm vẽ…, .........
 

Thành công xưa của danh nhân Bùi Dục Tài và khát vọng nay của người Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






C





ách đây gần 1000 năm, Văn Miếu Quốc Tử Giám – Một mô hình trường Đại học – đã được ra đời rất sớm tại Thăng Long. Vào thời kỳ rực rỡ nhất, Minh quân Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã cho dựng bia lưu danh các Tiến sĩ xuất sắc. Hệ thống Bia Tiến sĩ này đã được UNESCO xếp loại là Di tích vật thể ký ức văn hóa thế giới. Đi từ cổng vào, bia thứ bảy, hàng bên phải ghi danh một con người ưu tú Quảng Trị: Bùi Dục Tài - Năm 1555, học giả Dương Văn An (quê ở Quảng Bình, đỗ tiến sĩ 1547) đã viết cuốn “Ô Châu Cận Lục” loại sách địa chí đầu tiên, về một vùng đất phương Nam, đã cho ta biết những thông tin cơ bản về danh nhân nổi tiếng người Quảng Trị này.
Chúng ta biết rằng: Phải sau những võ công oanh liệt của Lý Thường Kiệt (1075) và cuộc tình đầy chất chính trị của công chúa Huyền Trân thì từ sau 1336, toàn bộ Quảng Trị mới được  trở về trong bản đồ của Tổ quốc Đại Việt thân yêu. Có thể hình dung lúc đó: Đây là một vùng quê nghèo xơ xác, hệ thống giáo dục chắc chắn là rất nhỏ bé của buổi sơ khai. Dương Văn An miêu tả: “… đất đai hẻo lánh, phong tục chất phác, nhân vật thưa thớt, không thể so  sánh với châu Hoan, châu Ái” (Trang 15). Nhưng từ trên mảnh đất nghèo ấy, Bùi Dục Tài đã “Sớm nêu sỹ vọng, đột phá khai khoa” (T.138). Với thực tài của mình: “Lầu thông văn học, nức tiếng ngợi ca, Năm Cảnh thống 5. (1502) đỗ tiến sĩ khóa Nhâm Tuất” khi “Người cùng thi đã rất phục tài mẫn tiệp của ông” (T.111). Tác giả viết thêm: “Bùi Dục Tài đỗ Tiến sĩ khi kẻ đua tranh cũng không biết đến mấy trăm người” (T.143). Từ sau thành công vang dội ở điện Nam Trai đó, người con trai ưu tú Quảng Trị này đã được bổ làm quan hiệu úy ở Viện Hàn lâm rồi được thăng chức Tham chính đạo Thanh Hóa. Đến “Năm Hồng Thuận Kỷ Tỵ (1509) do có công ứng nghĩa lại có tài cán được Thăng Tả Thị Lang Bộ Lại, đã lo việc thuyên chuyển, bổ nhiệm các quan chức một cách công bằng và đứng đắn, được mọi người ca ngợi” (T.111). Đến năm Quang Thiệu (1516) ông được thăng tiếp chức Tham Tướng. Đến 1522, trên đường đi kinh lý, bị kẻ gian sát hại.
Khái quát về ông, học giả Dương Văn An đánh giá: “Bùi Dục Tài về chính trị và văn chương xứng đáng là bậc hiền tài trong thiên hạ chứ đâu phải là bậc hiền tài riêng của xứ châu Ô” (T.138). Hơn 200 năm sau, Bác học Lê Quý Đôn từng khen ông “Văn mạch một phương dằng dặc không dứt”. Từ điển văn hóa Việt Nam ghi nhận: “Ông nổi tiếng là một trí thức xuất sắc” (T.34). Từ thành công của ông, chí ít cũng cho ta 3 kết luận có ý nghĩa. Một là: ý chí khổ học, khổ luyện để phát triển. Bởi vì với môi trường đầy khó khăn lúc đó của châu Ô, vượt qua chướng ngại, đọ sức với bao nhân tài khác của các vùng thuận lợi mà thành công thì đó trước hết là bởi một ý chí mãnh liệt và một nghị lực phi thường. Hai là: sau quá trình khổ học, đỗ đạt cao, ông đã tận tâm lo việc nước. Điều đó cho thấy: Ông học không phải để “Vinh thân, phì gia” mà là để giúp đời, giúp nước. Hình ảnh của ông đọng lại trong lòng người không chỉ là một trí tuệ mẫn tiệp mà còn là một vị quan thanh liêm hết lòng vì việc công và được mọi người nể trọng. Ba là: Thành công của ông chủ yếu là từ sự nỗ lực của chính mình nhưng cũng gắn với những khuyến học của cộng đồng. Bởi vì, chính quê ông, sau khi ông mất ít lâu đã có bản hương ước với một nguyên tắc nổi tiêng: “Ai ai cũng phải học, học chữ, học nghề, học lễ nghĩa.” Rõ ràng, khi ông đi học, đi thi đã được gia đình, họ mạc, làng xóm giúp đỡ. Khi ông đỗ đạt được cộng đồng đón rước tưng bừng. Khi ông mất, cộng đồng tổ chức thờ cúng thành kính, trang nghiêm.
Thành công của ông thật to lớn và nó đã có một hiệu quả kép. Đó là vinh hiển dành cho ông và đó cũng là một ngọn cờ kêu gọi, cổ vũ, tập hợp để hậu thế noi theo: Khổ học, khổ luyện để trưởng thành...
 
 
 

Một người lính Cụ Hồ

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ại tá Trần Văn Thà, nguyên Đảo trưởng đảo Cồn Cỏ, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh 47, Trung đoàn 270 từng lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nay tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng ông vẫn hàng ngày giúp chữa bệnh cho người nghèo bằng các bài thuốc đông y. Và không chỉ chữa bệnh, ông còn giúp đỡ tiền bạc, vật chất cho những người nghèo khổ.
"Người anh hùng của chúng tôi"
Những năm tháng tôi còn ở đảo Cồn Cỏ, câu chuyện về người đảo trưởng Trần Văn Thà thời chiến tranh chống Mỹ can đảm, mưu trí chỉ huy bộ đội đánh trả máy bay, tàu chiến Mỹ, đã trở thành huyền thoại đối với cánh lính đảo. Rồi cuộc chiến đấu của Tiểu đoàn 47, Trung đoàn 270 ở Cửa Việt diễn ra vào năm 1968 mà cũng chính Trần Văn Thà là Tiểu đoàn trưởng chỉ huy đã bẻ gãy nhiều mũi tiến công của Thủy quân lục chiến Mỹ; trận "Bạch đằng giang" quân ta đóng cọc tre chặn đánh tàu địch trên sông Hiếu do ông chỉ huy đã đi vào lịch sử… Sự thôi thúc muốn được gặp gỡ, hỏi chuyện người cựu chiến binh già đã dẫn tôi đến số 62 Phù Đổng, thành phố Nha Trang vào một buổi chiều mùa đông se se lạnh.
Cuộc đời chiến đấu của Đại tá Trần Văn Thà của ông mãi còn tươi rói. Và để kể lại, có lẽ phải cần đến một cuốn sách, tôi chỉ xin được liệt kê theo kiểu "trích ngang lý lịch": Tháng 2-1945, khi mới 16 tuổi Trần Văn Thà tham gia Việt Minh tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, năm 1946 gia nhập quân đội, tham gia hàng trăm trận đánh. Năm 1954 tập kết ra Bắc, từ tháng 5-1965 đến tháng 12-1967 là Đảo trưởng đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị); từ tháng 1-1968 đến năm 1976 giữ các chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 47 đến Trung đoàn trưởng Trung đoàn 270, Phó chỉ huy trưởng Đặc khu Vĩnh Linh, tham gia chiến đấu trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Trị. Những trận đánh do ông chỉ huy, đặc biệt là 108 ngày Tiểu đoàn 47 bám trụ tại Cửa Việt đã trở thành một phần "tư liệu sống" cho nhà viết kịch quân đội Đào Hồng Cẩm xây dựng nên tác phẩm nổi tiếng "Đại đội trưởng của tôi". Đó là một trận đánh mà đến bây giờ, sau 43 năm vẫn còn là điều day dứt trong tâm trí ông…
Ngày 19-1-1968, Tiểu đoàn 47 hành quân từ Vĩnh Linh vào tổ chức đánh địch tại bờ bắc sông Hiếu, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Sau ba ngày chiến đấu, đơn vị bắn cháy sáu tàu vận tải, năm xe tăng và tiêu diệt hàng trăm tên địch, nhưng ta cũng thương vong lớn, điện đài hư hỏng, mất liên lạc với cấp trên. Hai phóng viên Báo Quân đội nhân dân là Nguyễn Ngọc Nhu và Lê Đình Dư bám theo đơn vị đã hi sinh anh dũng trên chiến hào… Đại tá Trần Văn Thà kể: "Khi tôi đang mai táng nhà báo Lê Đình Dư thì được gọi về họp Đảng ủy Tiểu đoàn tại làng Lâm Xuân Đông. Phiên họp căng thẳng diễn ra suốt 5 tiếng đồng hồ, đến 11 giờ đêm. Đồng chí Bí thư đặt vấn đề bàn xem nên rút quân hay tiếp tục ở lại chiến đấu? Tôi phát biểu cần bàn xem ngày mai tổ chức đơn vị chiến đấu như thế nào, không được rút quân. Đồng chí phái viên quân sự đi cùng đơn vị cũng cho rằng nếu trụ lại thì đơn vị sẽ bị tiêu diệt, không còn phiên hiệu, nên cho rút lui. Vì ý kiến của tôi là thiểu số nên Đảng ủy Tiểu đoàn biểu quyết nhất trí rút quân…"
Đêm tối, mưa se lạnh. Đoàn quân bám theo những bờ ruộng, triền cát bị cày nát bởi bom đạn, lầm lũi ngược ra bắc dưới ánh pháo sáng địch chập chờn hắt lên từ phía Cửa Việt, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đông Hà. Tiểu đoàn trưởng Trần Văn Thà cảm thấy không thể nào yên lòng được… Anh vượt lên trước hàng quân, trèo lên trên một cồn cát cao, nói to:
- Anh em Tiểu đoàn 47 dừng lại! Tôi là Trần Văn Thà, Tiểu đoàn trưởng, đảng viên. Nhiệm vụ của chúng ta là "bóp cổ" Cửa Việt chưa hoàn thành, tại sao lại rút lui? Nhục nhã quá! Tôi xin lỗi anh em là đã ra lệnh rút lui. Còn bây giờ, ai dám hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ thì ở lại Cửa Việt cùng tôi. Tôi không ra lệnh nữa. Tôi xin hứa là sẽ tổ chức, chỉ huy anh em ngày mai chiến đấu thắng lợi!..
 
 
 

"Rồng bay" giữa quê nghèo

27/04/2022 lúc 09:13












 một miền đất nghèo, chăm bẵm cho việc học chữ đã khó, thế mà vẫn có những võ đường mở ra với mục đích tôi luyện sức khỏe cho thanh thiếu đồng niên. Phải chăng đấy là sự kế tục văn hóa ngàn đời của cha ông, võ bên cạnh văn; hay là chí nguyện hun đúc nên những con người văn võ song toàn. Mùa xuân này tôi về thăm lại sư phụ tại võ đường Long Phi ở làng Quảng Lượng (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Bao lớp thế hệ võ sinh ngày ngày luyện tập khiến nền đất cứng chặt. Tôi nghĩ, võ học sẽ còn bền chặt mãi mãi như thế.
Tết nào tôi cũng về làng Quảng Lượng từ sáng mùng một. Trước hết, bởi đó là quê ngoại của tôi, và sau nữa là nơi có võ đường mình từng theo học. Quê ngoại nằm gọn giữa cánh đồng lúa, nghề nghiệp chính là canh nông. Rồi mùa đàn ông đi làm thợ xây hoặc thợ đụng (đụng đâu làm đó), đàn bà ở nhà trồng rau cải hoa màu. Cuộc sống giản dị, bình thường, lo bữa ăn còn khó. Thế nhưng sự học không hề còm cõi, năm vừa rồi có mười em đi thi đại học thì đỗ hết chín. Tôi luôn nghĩ quê ngoại là miền đất nghèo hiếu học, cả chữ nghĩa và võ nghệ, bởi nơi đây có một võ đường nhỏ nhưng quy tụ rất đông môn sinh trong vùng đến luyện tập.
Căn nhà của thầy tôi nằm khuất sau một rặng tre, hai bên lối vào uôm kín bởi những tán cây rậm. Đi qua lối hẹp ấy sẽ tới ngay sân nhà, chính là bãi tập luyện của võ sinh. Dường như cái vị thế kín đáo ấy cũng là một sự sắp đặt đầy ẩn ý, xưa nay võ học vốn khước từ sự khoe khoang phô trương. Người "cầm chịch" võ đường là huấn luyện viên Võ Văn Hùng, một người con của làng Quảng Lượng. Thời trẻ thầy vào nam túc nghiệp đồng thời theo học môn phái Long Phi, đầu thập niên chín mươi thầy lại về quê, hành trang mang theo là những kiến thức, bộ pháp, và chuẩn y hồng đai tứ đẳng (huấn luyện viên cao cấp theo hệ màu đai cũ).
Trên chuyến xe hồi hương, người huấn luyện viên trẻ ôm theo hành lý và cả ôm ấp ý định sẽ khai sinh võ đường tại quê nhà. Đến khi chạm chân lên đất làng thì ngại ngần vì lúc bấy giờ thanh niên ở nông thôn nhàn rỗi nhiều, buổi tối thường túm tụm kéo nhau đi phá phách gây gổ. Biết đâu mở lớp dạy võ lại kích thích thêm sự hiếu động của thanh niên? Chợt nhớ câu tâm niệm của môn phái, rằng luyện võ là luyện tâm, dùng võ lực để dẹp bạo lực, lấy sức mạnh nung khởi tình thương. Thế là thầy Hùng quyết định mở lớp.
Môn phái Thiếu Lâm Long Phi có mặt ở Quảng Trị kể từ đấy.
Long Phi hiểu đơn giản là chú rồng bay, một cái tên sang trọng, thanh thoát. Rồng là linh vật gần gũi trong văn hóa phương Đông nhưng cũng nhuốm màu huyền thoại, hư thực như từng bộ pháp của võ phái, sắc không biến hóa thoáng chốc. Võ Thiếu Lâm nói chung và phái Long Phi nói riêng đều lấy động tác làm nội pháp, lấy sức khỏe làm chí hướng và tôn chỉ là giúp đời. Bởi thế nên nó gần gũi với cuộc sống của con người, như thể võ học là bộ môn rèn luyện sức khỏe, kỹ thuật và điêu luyện hơn thể dục một ít chứ không phải là thần quyền pháp hóa.
Thế hệ môn đệ đầu tiên khi mở võ đường hầu hết là nam thanh niên. Thầy Hùng lúc ấy chưa đến độ "tam thập nhi lập" nhưng sự nghiệp võ thuật của thầy đã khá dày dặn với những chiếc huy chương tranh giải mang từ Sông Bé về. Dẫu vẫn biết mọi chước phẩm chẳng ý nghĩa gì đối với người hiếu học, song, dù sao đấy cũng là vật làm tin cho một môi trường giáo dục. Cũng chính cái sự trẻ của thầy Hùng mà nhiều môn đệ buổi ấy tuổi cũng xấp xỉ tuổi với thầy. Chẳng sao, mỗi người bạn cũng là một vị thầy. Hơn nữa, học võ không phải là giáo dục mô phạm mà thiên về sự kèm cặp hơn, thoải mái và gần gũi. Những môn sinh đầu tiên được đào luyện với tư cách vừa là học trò, vừa để tạo ra một đội ngũ huấn luyện viên làm nền tảng để phát triển võ đường.
Bất cứ lúc nào có trò vào học thầy Hùng cũng đều nhận chứ không nhất thiết phải chờ khai khoá. Thầy chỉ định môn sinh cũ truyền thụ môn sinh mới, huynh đệ kèm cặp nhau. Nhờ việc truyền thụ ấy mà học trò dễ trưởng thành hơn, nhớ kỹ những bộ pháp...
 
 
 

Điểm cao 544 – Trận đánh mở màn chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị năm 1972

27/04/2022 lúc 09:13

Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trên hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên, từ ngày 30 - 3 đến ngày 1 - 5 - 1972, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và tiếp tục tiến công nhằm giải phóng tỉnh Thừa Thiên. Trước nguy cơ thất bại nặng nề của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Nhà trắng đã quyết định “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,

Thành Cổ Quảng Trị trong tiến trình lịch sử dân tộc

27/04/2022 lúc 09:13

Thành Quảng Trị được khởi dựng vào những năm đầu của vương triều Nguyễn, quá trình xây dựng thành Quảng Trị từ khi khởi công dưới thời Gia Long đến khi hoàn thiện dưới thời Minh Mạng kéo dài gần 28 năm (1809 - 1837) với 3 giai đoạn. Với thời gian tồn tại của mình cho đến hiện nay, thành Quảng Trị có 27 năm được đắp tạm thời bằng đất, 135 năm được tạo dựng kiên cố bằng gạch (từ năm 1837 đến trước khi bị tàn phá vào năm 1972) và còn lại là quãng thời gian có cả sự hoang phế lẫn công việc phục hồi, tái thiết, tôn tạo. 

Quảng Trị với đồng đội của tôi

27/04/2022 lúc 09:13


1-Quyết định một chuyến đi
Tôi cùng ông Đào Xuân Thái, 84 tuổi, nguyên là Chính trị viên tiểu đoàn 1 (Phai Khắt) thuộc trung đoàn 246, chiến đấu ở Mặt trận Đường 9 Quảng Trị những năm 1967-1970, nhận lời với gia đình Liệt sĩ đại đội trưởng Nguyễn Công Định trở lại chiến trường xưa để tìm hài cốt của anh sau hơn 43 năm nằm lại ở Đồi Con Vịt, chân cao điểm 425, bắc Đường  9. Chúng tôi nhận đi tìm Liệt sĩ Nguyễn Công Định bởi lẽ, tình đồng đội thôi thúc và thể theo nguyện vọng gia đình tha thiết tìm lại người thân, khi biết ông Đào Xuân Thái là người chỉ huy trực tiếp chôn cất Liệt sĩ Nguyễn Công Định. Còn tôi thời ấy là trợ lý quân lực được phân công nhiệm vụ trực tiếp lo phần bảo đảm chính sách, đóng gói di vật, viết giấy báo tử gửi về quê cho từng Liệt sĩ. Tôi hỏi gia đình vì sao để 43 năm mới đi tìm anh Định? Câu trả lời của người anh trai là do trước đây nghèo khó không có tiền! Bây giờ toàn thể họ hàng gom góp lại mới có điều kiện đi!
Trước khi lên đường, chúng tôi nói với gia đình rằng chuyến đi là một thử thách lớn, không chắc chắn một điều gì, bởi thời gian quá lâu, trí nhớ có hạn và những thay đổi không lường hết của địa bàn chiến đấu xưa. Ông Đào Xuân Thái bằng trí nhớ đã vẽ lại sơ đồ nơi chôn cất Liệt sĩ Nguyễn Công Định. Chúng tôi làm một số giấy tờ tùy thân đảm bảo cho một chuyến đi, có xác nhận của chính quyền phường nơi cư trú, rồi theo hẹn của gia đinh Liệt sĩ, đúng 6 giờ sáng ngày 31 tháng 5/2012 xuất phát. Cũng là hành quân, xưa nặng trĩu ba lô súng đạn, đi bằng đôi chân leo đèo lội suối mấy tháng trời vất vả, còn bây giờ "hành quân" bằng ô tô máy lạnh do gia đình thuê!
Được gia đình đồng ý, tôi mời thêm Nguyễn Xuân Đặng, quê Hoài Đức - Hà Đông, liên lạc xưa của ông Đào Xuân Thái cùng đi. Sau năm 1970, Nguyễn Xuân Đặng giữ chức  tham mưu trưởng huyện đội Cam Lộ, là người thông thạo địa hình, còn nhanh nhẹn và có trí nhớ tốt. Chắc sẽ góp công sức đáng kể cho chuyến đi. Thêm bạn đồng hành là thêm sự yên tâm...

Ngời sáng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Quảng Trị với Savanakhet và Salavan

27/04/2022 lúc 09:13






L





à hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt - Lào và sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay - xỏn Phôm – vi - hản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp.
Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam - Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau... Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được....Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Việt - Lào, hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long". Chủ tịch Cay - xỏn Phôm – vi - hản cũng nói: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”. Tư tưởng lớn của hai nhà lãnh đạo đã trở thành kim chỉ nam soi đường, chỉ lối, được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán trong suốt những năm tháng chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển...

Tiểu phỉ Vàng Pao, bảo vệ dân Lào

27/04/2022 lúc 09:13






S





au lời đề nghị chân thành, thân tình của chúng tôi, cựu chiến binh Phan Thanh Linh nguyên là tình nguyện quân Việt Nam ở Lào vừa nhấm nháp ly rượu do người bạn thân ở Lào gửi tặng vừa đăm chiêu, hồi tưởng lại những sự kiện khó quên, những kỷ niệm sâu sắc nhất trong những năm tháng cầm súng chiến đấu vào sinh ra tử trên chiến trường Trung Lào để tiễu trừ lũ phỉ Vàng Pao. Với dòng kí ức, kỷ niệm tuôn trào anh dẫn dắt chúng tôi đi vào câu chuyện.
Như các anh đã biết, năm 1979 lũ quỷ diệt chủng Khơ Me Đỏ bị quân dân Campuchia với sự giúp đỡ vô tư, quý giá của quân tình nguyện Việt Nam đánh tan, cứu đất nước Chùa Tháp thoát khỏi họa diệt vong, cuộc sống được hồi sinh thì một bộ phận tàn quân Pôn Pốt chạy trốn sang Lào gia nhập vào đội ngũ thổ phỉ Vàng Pao tiếp tục quấy nhiễu, giết chóc những người dân Lào và dân Việt hiền lành, lương thiện đang sinh sống trên đất nước Triệu Voi, nhất là ở các vùng biên giới Việt Lào, vùng rừng sâu núi thẳm đèo cao.
Tôi gia nhập đội quân tình nguyện tháng 8 năm 1980 thuộc đơn vị C5D8E830F968 là sư đoàn làm nhiện vụ quốc tế cao cả ở nước bạn Lào. Đơn vị tôi đóng quân ở bản Mày và bản Na Kè cách thị trấn Đồng Hến tỉnh Savanakhet mười lăm cây số. Chúng tôi vừa xây dựng doanh trại vừa chiến đấu chống bọn thổ phỉ thường xuyên rình rập, tập kích đánh lén chúng tôi và giết hại thường dân vô tội. Vừa hành quân sang nước bạn Lào được chín ngày, đơn vị chúng tôi đã nhận nhiệm vụ truy lùng, tiêu diệt lũ thổ phỉ Vàng Pao cùng tàn quân Khơ Me Đỏ đang hoành hành đốt, cướp, giết, hiếp trên vùng rừng rậm núi đồi bao la, hẻo lánh gần như vô chủ...

Thêm một dấu ấn tình hữu nghị trong sáng thủy chung với nước bạn Lào

27/04/2022 lúc 09:13






T





hảng hoặc trên một số diễn đàn còn có ý kiến cho rằng: quá nhiều cuộc thi dẫn đến không thi thì không được mà thi thì cũng chẳng có ý nghĩa gì? Vượt qua những suy nghĩ thông thường đó, cuộc thi tìm hiểu “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam” là một minh chứng nếu cuộc thi thực sự có ý nghĩa, bổ ích, thiết thực lại được tổ chức công phu chắc chắn sẽ tạo được sự đồng thuận, sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Cuộc thi là dấu ấn tình hữu nghị trong sáng thuỷ chung.
          Với mỗi người dân Việt Nam và người dân của nước bạn Lào láng giềng thân thuộc hai câu nói nổi tiếng:“Việt - Lào, hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản kính mến đã khắc sâu vào tâm khảm.
Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, có nét tương đồng về các điều kiện dân cư, xã hội và lịch sử; đặc biệt trong tiến trình lịch sử, cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại xâm, trong đó có một thời gian khá dài cùng kẻ thù chung, cùng chung chiến hào để bảo vệ nền độc lập dân tộc của mỗi nước. Nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào may mắn và tự hào có người bạn láng giềng, vừa là đồng chí vừa là anh em, đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Người dân Lào thì coi nhân dân Việt Nam là “Bản cạy, hươn khiêng” nghĩa là “bản kề, nhà cạnh”. Đó chính là mạch nguồn tạo nên dòng sông lớn - mối quan hệ đặc biệt, hiếm có và trở thành một điển hình, một tấm gương mẫu mực về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung trong sáng và hiệu quả hai nước Việt-Lào...

Quân dân Quảng Trị - Savannakhet, Salavan sát cánh bảo vệ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn

27/04/2022 lúc 09:13

Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào chưa một ngày được sống trong hòa bình lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh mới do đế quốc Mỹ gây ra. Đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền.

Hoa xuân Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






C





ứ mỗi độ xuân về, không hiểu sao tôi lại da diết nhớ những cái Tết Quảng Trị. Mà không hẳn chỉ là nỗi nhớ, tôi như đang được sống, đón Tết, đón xuân cùng đất và người Quảng Trị - cái vùng đất tôi đã để lại cả tuổi thanh xuân, cả thời trai trẻ. Cái vùng đất một thời ngỡ đã bị nghiền nát dưới trùng trùng đạn bom, dưới trùng trùng gót giày quân xâm lược. Cái vùng đất mỏng manh nằm kẹp giữa núi cao và biển cả, dữ dằn nắng gội, mưa chan. Vùng đất mùa hè ngùn ngụt gió Lào, mùa đông sụt sùi gió bấc, mưa dầm.
Nhưng lạ kỳ thay là mùa xuân Quảng Trị. Trên miền quê ngỡ như hoang tàn, ngỡ như cỗi cằn này, khi Tết đến vẫn đằm thắm sắc hoa xuân. Hoa xuân Quảng Trị cũng mang đậm tính cách người Quảng Trị, giản dị, mộc mạc, phong sương mà lộng lẫy, nồng nàn. Bởi hoa và người, người và hoa cùng được sinh nở trên vùng đất lịch sử máu và hoa. Vùng đất từng một thời dội vang hịch Cần Vương của vị vua trẻ tuổi Nguyễn Phước Ưng Lịch từ căn cứ địa Tân Sở. Vùng đất còn vọng mãi lời nói của vị Hoàng đế trên bãi biển Cửa Tùng, mang dáng dấp một lời hịch cứu nước: “Tay bẩn thì lấy nước mà rửa. Nước bẩn thì phải lấy máu mà rửa!”. Vùng đất có dòng sông xanh đến lạ lùng, hiền đến lạ lùng mà suốt hai mươi năm có lẻ, quặn đau nỗi đau chia cắt của đất nước, của dân tộc. Vùng đất có ngôi thành cổ là pháo đài bất tử suốt 81 ngày đêm bão lửa, 81 ngày đêm đỏ máu và hoa; nơi có dòng sông hiền hòa, mà thuyền ai xuôi trên đó hãy “xin chèo nhẹ” bởi mùa hè đỏ lửa năm một chín bảy hai dưới “đáy sông còn đó bạn tôi nằm”, nơi biết mấy “tuổi thanh xuân thành sóng nước”.Vùng đất của những con người quả cảm, cần lao trong cuộc hành trình mấy trăm năm “mang gươm đi mởcõi”, trong gần nửa thế kỷ cầm súng không ngưng nghỉ trên tuyến đầu chống lại những đạo quân xâm lăng cường bạo nhất của thế kỷ XX, giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của cha ông…!

« 3536373839 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground