28/01/2025 lúc 23:15
19/08/2023 lúc 16:57
Q
uảng Trị là một tỉnh còn nghèo, vùng miền nuí Quảng Trị có 43 xã, 4 thị trấn, trong đó có 41 xã có đồng bào dân tộc thiểu số người Pa Kô và Vân Kiều sinh sống với 11.446 hộ chiếm 42% dân số toàn vùng. Vào thời điểm chưa triển khai chương trình trung tâm cụm xã (TTCX) và chương trình 135, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi của tỉnh nhiều nơi chiếm tới 80 - 90 %.
Chương trình TTCX được đầu tư trong giai đoạn 1997-2006 là 12 trung tâm thuộc 4 huyện Hướng Hoá, Dakrông, Vĩnh Linh, Cam Lộ với số vốn theo kế hoạch được duyệt là 81.564 triệu đồng trong đó ngân sách TW: 71.564 triệu đồng; ngân sách địa phương: 10.000 triệu đồng. Với kế hoạch phê duyệt đầu tư 43,6 km đường giao thông; xây dựng 3 cầu, 10 cống; 24,3 km đường điện; 5 trạm biến thế; 9 công trình nước sinh hoạt cho 2.617 hộ thụ hưởng; 2 công trình trụ sở UBND; 10 công trình phòng khám đa khoa; 12 trường học; 10 chợ; 1 bến xe; 10 trạm KNKL; 2 trạm tuyền thanh, 1 vườn ươm và 1 Sân vận động. Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện, tổng số vốn đã đầu tư: 45.532,46 triệu đồng đạt 55,82 % so với nhu cầu vốn theo quy hoạch . Trong đó vốn TW đầu tư: 41.877,46 triệu đồng đạt 58,51% so với vốn NSTW được duyệt; vốn ngân sách địa phương: 2.786,7 triệu đồng đạt 27,87% so kế hoạch đầu tư nguồn NSĐP; nguồn vốn khác: 868 triệu đồng (chưa tính các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình khác vào TTCX như các dự án đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và Tây, dự án phát triển nông thôn, các dự án về giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, giảm nghèo,…)...
19/08/2023 lúc 16:57
M
ùa đông năm 1939, một số đồng chí Tỉnh uỷ Quảng Trị được triệu tập về Huế để nghe phổ biến Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng (11-1939) và thành lập lại Xứ uỷ Trung Kỳ.
Sau cuộc họp không lâu, tay chân của tên trùm mật thám Quảng Trị là Vi-da-lanh và nha lại phủ Hải Lăng lục tục kéo về làng Long Hưng khám nhà và bắt Trần Mạnh Quỳ về tội hoạt động chống phá đem về giam tại phủ đường Hải Lăng (đóng tại làng Diên Sanh).
Sở dĩ chúng bắt giam Trần Mạnh Quỳ không phải chúng biết được cuộc họp ở Huế, mà trước đó có cuộc mít-tin nhỏ để kỷ niệm 150 năm ngày Cách mạng tư sản Pháp (14-7-1789- 14-7-1939) ở phủ Hải Lăng, những người cách mạng có những vụ rải truyền đơn dọc đường quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Trị vào phủ đường Hải Lăng với những khẩu hiệu: “Tinh thần cách mạng muôn năm”, “Ủng hộ phong trào dân chủ Đông Dương”, “Ban hành tự do dân chủ”, “Chống khổng bố, bắt bố”…
Vật chứng là những tờ truyền đơn chúng nhặt được chứng minh rằng những người Cộng sản đang hoạt động tích cực, chứ kẻ địch chưa biết được ai là người rải truyền đơn và tổ chức chỉ đạo thực hiện, mặc dù chúng nghi vấn do Trần Mạnh Quỳ tổ chức. Vì qua nhiều người bị bắt, bị tra tấn khai báo mà chúng biết được Trần Mạnh Quỳ làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị mới lên thay Hoàng Hữu Chấp vừa mới bị địch bắt. Trên thực tế Tỉnh uỷ mới được củng cố ở hội nghị Khe Đào (Làng An) và Trần Mạnh Quỳ được phân công về nắm tình hình vùng bắc Hải Lăng...
19/08/2023 lúc 16:57
Trích Hồi ký của Phan Giá (1916-2003)
…Hồi ở Sài Gòn, năm 1939, anh Nguyễn Côn, anh Nguyễn Sơn(1) cùng tôi thuê chung một gian ga ra tại đường Arras gần chợ Thái Bình của một tay điền chủ để ở, mỗi tháng mất sáu đồng. Anh Tiến (nay là thượng tướng Trần Văn Quang) thỉnh thoảng có đến ngủ lại một vài đêm. Sau khi anh Nguyễn Sơn bị mật thám bắt giam, tay điền chủ không cho thuê nữa, chúng tôi chuyển sang một căn nhà chạy dọc con đường cạnh Đề-pô Sài Gòn(2). Tôi được bố trí làm nhân viên soát vé các đoàn tàu ngành đường sắt, ngày ngày đi làm, còn anh Côn đang “thất nghiệp”, thực tế đang hoạt động cách mạng. Thỉnh thoảng anh Côn gửi tôi đưa anh Mười Cúc (tức Nguyễn Văn Linh) đi từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho không vé. Anh Cúc lớn tuổi hơn tôi, nhanh nhẹn, vui tính, có đôi lông mày đen rất sắc. Thỉnh thoảng anh có ghé chơi. Thấy chúng tôi sống có vẻ kham khổ, anh nói thân mật: “Đừng khắc khổ quá, thỉnh thoảng các cậu cũng nên vui chơi một chút”. Chúng tôi thuê một chị giúp nấu ăn, tên là chị Sáu, người lục tỉnh lên Sài Gòn làm mướn. Chị lớn tuổi, thật thà, vui vẻ, rất thương và lo cho chúng tôi.
Sau bữa cơm tối, anh Côn và tôi đi thư viện. Thư viện Sài Gòn ở đường Lagrandière phía bên kia Đề-pô và ga Sài Gòn, phải đi ngang qua chợ Bến Thành mới tới. Tôi đến đọc sách tiếng Pháp, chuẩn bị thi lấy bằng Brevet élémentaire(3), anh Côn đến đọc sách, chủ yếu cùng đi với tôi cho vui...
19/08/2023 lúc 16:57
S
au tết Mậu Thân 1968 địch vô cùng hoảng sợ. Sự đồng khởi hào hùng khắp Miền Nam đã thành một cao trào đánh địch. Địch đi vào thế lúng túng, nguy cơ thất bại thảm hại. Chúng bổ sung vào chiến lược chiến thuật, ngay cả chiến trường Quảng Trị đầu sóng ngọn gió.
Ở Quảng Trị chúng lập “Vành đai trắng” để ngăn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Chúng bình địa Tây Bắc Quảng Trị dọc Nam bờ sông Bến hải, hàng chục km. Chúng xây dựng căn cứ quán Ngang Gio Linh - Quảng Trị và tập trung vào đây hàng sư đoàn đủ các binh chủng: Quân chủ lực, quân biệt động, quân đánh thuê, và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Chúng xây dựng công sự kiên cố để từ căn cứ này dồn lực lượng ra phía trước. Đồng thời, án ngự Đường 9, Khe Sanh, Đông Hà, Dốc Miếu, Cồn Tiên và vùng Tây Bắc Quảng Trị Gio Linh, Cam Lộ.
Qua tình báo, cấp trên cho biết: Địch sẽ tấn công lớn bằng xe tăng có sự yểm trợ của các hoả lực khác. Từ căn cứ Quán Ngang theo Đường 71 tiến ra phía Tây Bắc để thực hiện ý đồ đen tối của chúng.
Theo sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, mà trực tiếp là Mặt trận B5.Lệnh trên phải kiên quyết tiêu diệt nhiều xe tăng và bắn rơi nhiều máy bay địch. Lệnh phát đi ngày 18/6/1969. Tất cả náo nức lập công. Không khí chiến đấu sôi động. Đại đội được giao nhiệm vụ là Đại đội của đồng chí Nguyễn Ngọc Quang. Quê anh ở Hà Đông, nguyên là một công nhân mỏ than. Trinh sát xong, Đại đội tổ chức học tập, đăng ký chỉ tiêu, phân công chốt cắm cho từng người cụ thể. Mệnh lệnh chung là Tất cả chuẩn bị chu đáo, bí mật, bất ngờ đã đánh là thắng...
19/08/2023 lúc 16:57
D
ân tộc Vân Kiều vốn không có họ, kể từ khi đi theo cách mạng để tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng đất nước thì tất cả người Vân Kiều mới đều mang một họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ Chư là một người Vân Kiều cũng mang họ Hồ trong hoàn cảnh như vậy và ông là người Vân Kiều đầu tiên trở thành nhà thơ. Cả dân tộc Vân Kiều tự hào về ông, bởi vì trước kia dân tộc Vân Kiều không ai biết chữ thì nay đã có nhà thơ của dân tộc Vân Kiều làm ra chữ.
Hồ Chư tên thật của ông là Chứh Muralu, ông sinh ra và lớn lên ở Mò ó, Đakrông, Quảng Trị. Ông là một người con xuất sắc của dân tộc Vân Kiều, từ nhỏ đã tập kết ra miền bắc và được học hành cẩn thận. Năm 1974 ông tốt nghiệp khoa Văn, Trường đại học sư phạm Việt Bắc. Sau đó ông vào miền nam công tác, rồi trở thành nhà báo. Nhờ có kiến thức hiểu biết thu nhận được ở trường đại học cộng với sự hiểu biết về dân tộc mình nên ông đã làm thơ. Ông là người dân tộc Vân Kiều đầu tiên được học đại học và trở thành nhà thơ của dân tộc mình...
19/08/2023 lúc 16:57
C
hiều mùa hạ. Những dãy núi cao đã ôm hết ánh mặt trời. Mây đen dựng lên nhanh chóng. Chẳng mấy chốc vây kín chúng tôi. Sấm ầm ầm, chớp ngoằn nghèo. Trời đổ mưa. Bác Hồ Văn Thanh khu uỷ viên trưởng ban chỉ đạo miền Tây Vĩnh Linh kêu lên: “Nguy quá! Không kịp qua suối rồi”. Đoàn chúng tôi gồm sáu người. Hai chiến sĩ biên phòng. Anh Rai phụ trách thanh niên dân tộc. Anh Tâm phụ trách thương nghiệp, bác Thanh và tôi. Được sự chỉ đạo của Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân khu vực Vĩnh Linh, chúng tôi đi công tác lần này là để xây dựng phong trào chung cho miền biên giới. Chúng tôi leo núi đã ba ngày, lội qua hàng trăm con suối lớn nhỏ. Thế mà đến con suối này khó mà sang an toàn. Tất cả chúng tôi cải trang thành dân thường, mặc đồ bà ba nâu, trang bị khá đầy đủ: nào súng hộ thân chống biệt kích, chống phỉ, nào gạo, nào thức ăn, xoong nồi... Mỗi chúng tôi đều trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Suối vào Cu Bai khá rộng. Nó là ngọn nguồn của dòng Bến Hải. Ở Trường Sơn đông này, biết bao khe lạch đổ vào, rồi theo Hiền Lương ra biển cả. Vách núi hai bên dựng đứng. Đáy suối tạo thành một tấm đá phẳng lì. Nước trải đến bắp chân. Một thứ rêu kì quái mọc trên lòng suối; trơn như đổ mỡ, không tài nào bám chân được. Phía xuôi dòng suối là cái vực to rộng sâu thẳm. Nước xanh như mực, trông đến rợn người...
19/08/2023 lúc 16:57
“Ơ
hỡi đoàn thuyền ngược dòng về đâu? Kiến Giang còn phủ lớp sương mờ khoan tay chèo cho em nhắn hỏi?
- Ơ đây đoàn thuyền chèo về miền Tây. Đi phá đồi dựng bao cánh đồng cho lúa vàng tràn khắp núi rừng...”
Bài hát “Bên bờ Kiến Giang” theo điệu “hò la hố” Lệ Thuỷ đằm thắm mượt mà cất lên trên Đài tiếng nói Việt Nam vào thập kỉ 60 làm nức lòng thính giả cả nước và nhất là nhân dân Lệ Thuỷ - Quảng Bình. Có người nói đùa: đây là “quốc thiều Lệ Thuỷ”.
Sau khi nước nhà thống nhất, biết tác giả bài hát quê Quảng Trị, có cụ già đã đi bộ từ Lệ Thuỷ vào Đông Hà “gặp cho được mặt” để cảm ơn. Ôi, người nghệ sĩ còn có niềm vui sướng nào bằng!
Nhạc sĩ Lê Quang Nghệ sinh ngày 15-2-1930 ở làng Tường Vân, Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị. Anh nguyên là lính E95 thuộc F325 Bình Trị Thiên.
Năm 1954 tập kết ra Bắc, chờ hiệp thương tổng tuyển cử, anh được biên chế vào một đơn vị xây dựng kiến thiết. Anh có năng khiếu âm nhạc và được tuyển vào học trường âm nhạc Việt Nam (Viện âm nhạc Hà Nội bây giờ) khoá đầu tiên cùng với Hoàng Việt, Hoàng Hiệp, Huy Thục, Ngô Huỳnh, Nguyễn Thành, Tô Ngọc Thanh...
19/08/2023 lúc 16:57
C
on đường từ "giai đoạn tìm hiểu" đi đến hôn nhân gia đình của những đôi trai gái tộc người Bru - Vân Kiều là khá phức tạp nhưng trình tự thì khép kín bởi phải thực hiện nhiều lễ nghi theo quy định của luật tục. Chặng đường đó dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng nó là không bằng phẳng vì đôi trai gái phải vượt qua nhiều thử thách cam go và tất nhiên trình tự là không thể rút ngắn, "đánh nhanh thắng nhanh" như những cuộc hôn nhân trong xã hội văn minh hiện đại được.
Muốn có được hạnh phúc lứa đôi thì phải dựa vào tình yêu chân chính, mà có được tình yêu chân chính những đôi trai gái tộc người Bru- Vân Kiều phải trải qua giai đoạn tìm hiểu rất là nhiêu khê. Ở bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một "công đoạn" gọi là tìm hiểu hay còn gọi là tập tục "đi sim", nó là bước đầu tiên của hôn nhân nhưng rất quan trọng đối với cuộc sống vợ chồng về sau. Hạnh phúc lứa đôi, hôn nhân và gia đình người Bru- Vâqn Kiều có bền vững hay không phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này...
19/08/2023 lúc 16:57
S
ự học nhất là bậc đại học từ xưa đã quan trọng, ngày nay càng quan trọng hơn. Đây là điều kiện, là cơ hội lớn cho sự phát triển mỗi người và là nỗi mong chờ của toàn xã hội. Nhưng đối với những gia đình nghèo khó thì đây lại là bài toán khó giải. Trong thực tế có nhiều em thi đỗ, thậm chí đỗ cao từ 2-3 trường song không thể nhập học được vì không đủ tiền. Vì vậy xã hội cần hành động một cách thiết thực để tiếp sức cho con em chúng ta đến giảng đường.
Trong bốn năm qua, chúng ta đã thực hiện năm chương trình tiếp sức đến trường cho 304 cháu. Hôm nay (20/8/2007) Hội khuyến học và các cơ quan đồng tổ chức thực hiện chương trình tiếp sức đến trường lần thứ VI với quy mô lớn hơn (cho một trăm bốn mươi cháu) và mức tiếp sức cao hơn (ba triệu đồng cho sinh viên năm đầu, hai triệu đồng cho sinh viên đang học). Cùng với đồng tiền là tình thương và niềm tin của xã hội dành cho tuổi trẻ quê nhà, là sự khích lệ lớn cho các cháu trong thời gian theo học.
Xung quanh chương trình đạo lý và nhân văn này, CV. Xin được chuyển tải đến bạn đọc gần xa những thông tin cần thiết nhất...
19/08/2023 lúc 16:57
C
ũng như mọi năm, chuẩn bị bước vào năm học mới tôi lại về trường cũ. Trường cấp III Vĩnh Linh, khoá học đầu tiên của chúng tôi khai giảng vào 25/8/1959. Đó là một ngôi trường hai tầng toạ lạc trên đồi đất đỏ ba zan ở thị trấn Hồ Xá. Trước mặt là đường quốc lộ 1A, cùng con sông nhỏ Hồ Xá lặng lờ trôi, hoà vào dòng nước của sông Bến Hải đổ ra biển Đông qua Cửa Tùng.
Ngày ấy, chúng ta là những đứa trẻ mười bốn mười lăm tóc vấn đuôi gà, quần treo trên mắt cá, đầu trần chân đất, đa số từ nông thôn, năm đầu lên thị trấn học cấp III. Mười bốn giờ chiều ngày 8/2/1965 (ngày mùng 7 Tết Ất Tỵ) buổi chiều tựu trường sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, lúc đó chúng ta đang học lớp tám. Giặc Mỹ mở cuộc tấn công miền Bắc XHCN bằng những trận ném bom ác liệt. Trong đó thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh là một trong những toạ độ mà chúng đã lựa chọn...
19/08/2023 lúc 16:57
1. KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI CAM LỘ
Trải qua nhiều thời đại, con người trên mảnh đất này - với tư cách là chủ thể sáng tạo đã vượt qua mọi thử thách gian nan để làm nên những kì tích hào hùng trong đấu tranh và xây dựng, để lại nhiều di tích lịch sử và di sản văn hoá truyền thống vô cùng quý báu mà ngày nay đang được phát huy hoặc vẫn còn vọng mãi trong tâm thức và đời sống của người dân nơi này.
Trong cuốn "Cam Lộ phủ chí" (bản chép tay của một viên quan làm việc ở phủ Cam Lộ) đã viết: Các vua đời trước đặt dinh Ai Lao, trong thời Gia Long đặt đạo Cam Lộ. Nguyên đạo Cam Lộ đặt tại làng Nghĩa An (Đông Thanh hiện nay). Đến năm Minh Mạng thứ Chín, xây dựng thành Vĩnh Ninh tại làng Cam Lộ; rồi sau đổi đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ (Phủ Cam Lộ bao gồm cả huyện Cam Lộ, huyện Đakrông, huyện Hướng Hoá và một phần đất của tỉnh Savanakhet - thuộc nước Lào)...
19/08/2023 lúc 16:57
Q
uảng Trị - vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hóa, nơi được xem là điểm dừng chân đầu tiên trên bước đường thiên di về phương Nam của quốc gia Đại Việt, đặc biệt là từ sau sự kiện vua Chăm nhường đất cho nhà Trần (năm 1306) thì các lớp cư dân người Việt vùng Thanh - Nghệ đã đến đây định cư và từng bước thay thế cho lớp người tiền trú. Trong quá trình lịch sử ấy đã có nhiều yếu tố văn hóa truyền thống được hội tụ trên mảnh đất này mà Phật giáo chính là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong tâm thức của người Việt Quảng Trị. Khi người Việt ra đi từ đất Bắc mang theo niềm tin Phật giáo vào Quảng Trị thì họ cũng chính là người đã tạo ra các công trình tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc mang cốt cách của đạo Phật mà điển hình đó là hệ thống các ngôi chùa làng. Đây chính là nét đẹp của sự gắn kết Phật giáo và dân tộc, biểu hiện sự hòa quyện giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Không phải làng nào, xóm nào cũng có trường học của Khổng giáo nhưng ngược lại ở đâu cũng có ngôi chùa của Phật giáo. Ngôi chùa đã tự mình âm thầm thắp hương màu nhiệm giữa đời sống dân gian, ngoài chức năng làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người dân trong vùng, ngôi chùa còn có chức năng chủ yếu và hết sức quan trọng đó là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, là chốn tu hành của các nhà sư, là nơi dành cho mọi người đến quy y tam bảo để đến với cõi Phật...
19/08/2023 lúc 16:57
B
uổi sáng, mặt trời vừa nhú lên ở phía biển. Sau một đêm nghỉ ngơi ở thành phố Đông Hà - thủ phủ của tỉnh Quảng Trị. 5h30’, đường phố vẫn còn lãng đãng chút sương mù, chúng tôi xuất phát, ngược đường 9 về Khe Sanh thăm chiến trường xưa.
Khe Sanh là một địa danh rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Ngày nay Khe Sanh là thị trấn, huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà 63 km về phía Tây. Khe Sanh được cả thế giới biết đến như là “Điện Biên Phủ thứ hai” hay là chốn “địa ngục trần gian” theo cách cảm nhận của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong 77 ngày bị vây hãm ở Khe Sanh từ 21 tháng 1 năm 1968 đến 8 tháng 4 năm 1968.
Vào những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỉ trước (1968), chiến sự ở Việt Nam diễn ra rất khốc liệt với những trận đánh lớn ở khu vực đường 9 thuộc mặt trận Trị Thiên - Huế. Theo các nhà chiến lược, chiến trường Khe Sanh như là cái bẩy thu hút các lực lượng tinh nhuệ của Mỹ, tạo điều kiện cho quân dân miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968...
19/08/2023 lúc 16:57
M
ột buổi sáng mùa thu, tôi về làng Quy Thiện, xã Hải Quy. Những tia nắng ban mai ấm áp xuyên qua kẽ lá, nơi còn đọng lại những hạt sương mai long lanh. Không gian làng quê thật êm ả, thanh bình. Ở đó tôi tìm gặp một người phụ nữ, bà Võ Thị Hồng, người đang được Nhà nước xem xét để phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT thời chống Mỹ.
Vợ chồng bà Hồng đều là sĩ quan quân đội về hưu. Sau ngày hòa bình ông bà mới cưới nhau, có được hai mụn con, một trai và một gái, nay đã có thêm mấy cháu nội, ngoại. Thật sự đó là niềm an ủi, niềm vui của bà ở tuổi 79...
19/08/2023 lúc 16:57
Q
uá trình vào Nam dựng nghiệp với tài thao lược xuất chúng, tầm nhìn xa trông rộng, sự am tường về địa - chính trị, địa - văn hóa, Nguyễn Hoàng đã chọn Ái Tử - Triệu Phong làm “thủ phủ” mở đầu thời kỳ thịnh đạt của các chúa Nguyễn mở đất Đàng Trong và đóng dinh ở đây 68 năm (1558 - 1626). Đảng bộ và nhân dân huyện Triệu Phong rất tự hào khi chúa Nguyễn Hoàng đã chọn mảnh đất này làm “Kinh đô khởi nghiệp”. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh tàn khốc, qua biến thiên thời gian, những dấu tích về địa điểm lỵ sở, thủ phủ của chúa Nguyễn một thời chỉ còn là phế tích. Với mong muốn bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị của di tích lịch sử - văn hóa của chúa Nguyễn trên mảnh đất Triệu Phong. Tại hội thảo khoa học này, thay mặt UBND huyện Triệu Phong, tôi xin trình bày tham luận về “Di tích lịch sử - văn hóa của chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị”:...
19/08/2023 lúc 16:57
Thú chơi công phu
Trong vai một du khách đến tham quan khu trưng bày lũa trai của ông Quảng, tôi được giới thiệu khá tỉ mỉ về khu vườn lạ mắt này. Địa điểm tiếp khách của ông Quảng là một không gian nghệ thuật sắp đặt lũa trai. Bộ bàn ghế dùng cho khách ngồi cũng là lũa trai lộng lẫy. Ông Quảng chỉ tay xuống bộ bàn bóng loáng, lên giọng: ''Đấy, thú chơi là ở chỗ này, khi ngồi uống trà ban mai hay đêm về uống rượu ngắm trăng ở đây thì sướng lắm chú em ạ" Lũa trai là phần lõi của cây trai bị rục xuống sau hàng trăm năm chôn vùi dưới lòng đất tạo nên nhiều hình thù độc đáo, hiếm có.
Người ta chơi lũa trai rất nhiều, nhưng ít ai có được lũa trai như ông Quảng. Gỗ trai rất quý hiếm, chỉ xuất hiện ở một số nơi của rừng miền Trung không phải ai cũng biết được vị trí của lũa trai ẩn nấp giữa rừng núi để tìm kiếm. Bởi vì chơi lũa trai là phải sống chết, đam mê với nghề, ngoài ra đòi hỏi người chơi phải có một con mắt tinh đời. Nhiều người cao niên bảo rằng, cách đây một trăm năm những cây gỗ trai ở miền Trung như ở Quảng Trị đã bị khai thác để làm tà - vẹc đường sắt. Cây trai có chất dầu nên gỗ của nó không bị phân hủy trước mưa nắng và khí hậu ẩm ướt. '
Trước đây, vùng lòng hồ La Ngà là một khu rừng trai cổ thụ, năm 1958, khi ngăn hồ, khu rừng này đã bị chìm mãi trong nước cho đến năm 2000, trời đại hạn làm cho lòng hồ gần trơ đáy, ông Quảng tình cờ phát hiện một số gốc cây nhô lên dưới lòng hồ. Biết đây là gỗ lũa cho nên ông Quảng "cơm đùm, cơm gạo bới" ra lại ở hồ La Ngà, quyết tâm khai thác cho bằng được. Suốt ngày ông lặn xuống lòng hồ, sục ở đáy bùn sâu để tìm tòi những gốc Lũa đẹp, bất chấp sự hiểm nguy luôn rình rập (trước đó không lâu đã có người chết vì lặn xuống lòng hồ tìm lũa). Sau khi tìm được lũa rồi, ông thuê xe ô tô kéo những gốc lũa từ đáy bùn đen mang về nhà. Ông Quảng nhớ lại: "Khi xe vừa kéo được một gốc lũa lên mặt đất, nhìn thấy gốc lũa như một con rồng trong thế toạ lạc đầu óc tôi miên man như đang đi trên mây. Vì gốc lũa quá đẹp, mà lũa trai nữa nên độc đáo hơn". Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có... "Khai thác hết gỗ trai dưới hồ La Ngà, ông Quảng tiếp tục lên rừng săn lùng lũa trai. Thấy ông ngày nào cũng lang thang trên rừng, nhiều người cho ông là đồ gàn, chẳng giống ai. Không sống ở nhà mà suốt ngày đi kiếm gốc cây đem về đầy nhà như…. thằng điên. Riêng ông Quảng thì bỏ ngoài tai tất cả những lời đàm tiếu ấy, miệt mài tìm kiếm vơí một niềm tin lũa trai sẽ là hàng độc, chẳng ai có. Hết cuộc tìm kiếm này đến cuộc 'tìm kiếm khác, ông Quảng đã làm phong phú thêm cho bộ lũa trai của mình.
Kiếm được lũa trai rồi, công đoạn làm sạch mới quan trọng. Vì gốc lũa trai nằm dưới bùn hàng trăm năm nên đất bẩn bám đầy. Lúc ấy phải dùng một chiếc đục nhỏ bằng sắt để xỉa đất, rồi xịt nước làm sạch lũa...
19/08/2023 lúc 16:57
N
hững năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi trên chiến trường miền Nam cuộc chiến đấu giữa quân giải phóng với quân Mỹ và tay sai đã bước sang giai đoạn quyết liệt thì ở các đô thị miền Nam, phong trào phản chiến của các sinh viên và học sinh cũng sôi động hơn bao giờ hết.
Học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình chống Mỹ xâm lược diễn ra thường ngày với khẩu hiệu “US ARMY go home now” được viết lên tường vôi và căng thành biểu ngữ ngang tàng trên đường phố. Anh chị em phản chiến bằng nhiều hình thức mang đặc trưng tuổi trẻ, trí thức yêu nước như Hát cho đồng bào tôi nghe, những đêm thức trắng, bãi học, ra sách báo. Hồi ấy, phần đông anh chị em chưa hiểu sâu về cách mạng, chỉ thấy Mỹ ném bom, bắn phá làng mạc, giết hại đồng bào nên căm thù, từ đó có tình cảm với quân giải phóng. Ở trong lòng thị xã, thành phố, anh chị em vẫn tìm đọc các báo của miền Bắc đưa vào và nghe lén đài Hà Nội để biết tin tức.
Để tránh những cuộc vây bắt đôn lính, nhiều anh chị em đã tìm đến cơ sở cách mạng xin tình nguyện lên rừng.
Năm ấy, đang học tại trường Nguyễn Hoàng thị xã Quảng Trị, tôi trở về quê, cùng mấy cậu bạn học cùng lớp là dân Mai Xá có máu cách mạng. Vốn là cơ sở cách mạng, tôi bắn tin và chỉ mấy hôm sau đã gặp được các chú cán bộ ta về vùng sâu. Đêm ấy, sau khi tôi bày tỏ ý nguyện xin tham gia cách mạng, các chú đã đồng ý đưa tôi lên rừng. Trong bộ quần áo học sinh, tôi được các chú trao cho hai trái lựu đạn rồi cùng đi theo.
Đêm tối mịt mùng, trời lác đác ánh sao, quần xắn tới bắp chân, tôi dò từng bước, rời làng quê, theo các chú tìm rừng. Vượt qua con đường quê đất đỏ lằng ngoằng, chốc chốc phải dừng lại, khẽ nhẹ nép vào vệ đường mỗi khi có pháo sáng soi mói. Không một tiếng động, tất cả đội hình hơn mười người lặng lẽ nối nhau lần đi từng bước, từng bước. Không biết đoạn đường từ làng quê lên căn cứ dài bao nhiêu nhưng chúng tôi phải đi hơn sáu giờ đồng hồ mới tới chân rừng. Vượt qua bãi cỏ sình, chúng tôi phải lom khom vạch lá rừng mà đi. Trong bóng đêm, rừng càng tối hơn, chúng tôi phải bám vào nhau mà đi. Hai bên lối mòn, cây gai cào cấu vào người đau rát rạt. Lom khom đi mãi, đi mãi bỗng đoàn dừng lại. Tôi biết, chắc đã đến hậu cứ. Chú Quyến trong đoàn bảo tôi theo chú xuống căn hầm chữ A. Chú bảo: “Cậu ở đây ngủ một lát, trời sáng rồi, ta gặp nhau”. Tôi xuống hầm, một đốm sáng tù mù, nhìn kỹ mới thấy chiếc dĩa nhỏ có dầu majut và cái bấc bằng que tăm được đốt cháy. Hầm được lót bằng lá cây bùi nhùi, không chăn chiếu. Trời ơi! Hậu cứ quân giải phóng là thế đó ư? Tôi không ngủ, ngồi tựa vào thành hầm suy nghĩ man mác. Hình dung lại lớp học mình bỏ dở với bao bè bạn...
19/08/2023 lúc 16:57
LTS: NSƯT Tân Nhân quê ở làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. Năm 1949 tham gia Đoàn Văn công Quân đội mặt trận Bình Trị Thiên, năm 1954 là nghệ sĩ đơn ca của Đoàn Ca múa Trung ương. Tốt nghiệp Đại học thanh nhạc năm 1963-1968, tu nghiệp tại Xôphia (Bungari 1969-1972). Năm 1973 công tác tại Đài Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam…
Là giọng nữ cao trữ tình, NSƯT Tân Nhân đã biểu diễn và thu thanh thành công nhiều bài hát nổi tiếng như “Câu hò bên bến Hiền Lương”, “Xa khơi”, “Tình quê hương”,“Ru con”… Cho đến nay vẫn để lại nhiều dư âm trong lòng công chúng.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc trích đoạn hồi ký nghệ thuật của bà sắp xuất bản.
VỚI BÁC HỒ:
Lớp diễn viên chúng tôi thường có vinh dự được gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên sau khi tiếp quản Thủ đô, văn công lập nhiều thành tích nên được khen ngợi. Một hôm, chúng tôi được mời vào Chủ tịch phủ.
Tôi nhớ hôm đó có mặt các giọng hát tên tuổi: Lệ Thi, Châu Loan, Ngọc Dậu và nhiều diễn viên múa nhạc. Khi Bác Hồ xuất hiện, chúng tôi mừng rỡ quá ùa tới vây quanh. Bác hỏi từng người... Các anh chị cảm động quá cứ khóc lây lan nhau... Bác Hồ cho chúng tôi xem phim, khi ra về lại cho kẹo. Tôi được ngồi gần Bác, thấy thỉnh thoảng Bác lại ho khan, tôi áy náy lắm. Có lúc không dừng được, tôi ghé gần hỏi "Bác ơi! Bác ốm rồi". Bác bấm nhẹ tay tôi ra hiệu đừng làm mất tập trung mọi người. Thế là sau này tôi nhớ lại là ngày từ Việt Bắc về Hà Nội, Bác đã chịu đựng biết bao nhiêu lao khổ để đưa cuộc kháng chiến tới thành công. Bác luôn giấu đi những khó khăn đau đớn của mình.
Một lần, nhân rút từ túi gì đó tôi làm rơi một tờ bạc giấy (bao nhiêu tôi không nhớ rõ), Bác hỏi cái gì và cầm xem. Tôi bật hỏi tự nhiên: "Bác có tiền không Bác?".
Bác dịu dàng: "Bác không dùng tiền. Nhà nước đã cho Bác mọi thứ."
Tôi nhìn quanh Bác, đúng là Bác không cần bao nhiêu. Một tấm giường không nệm, một ghế mây để ngã mình đọc sách báo, một tủ áo có mấy bộ kaki bạc màu, cổ áo đã sờn. Ra cầu thang thì có tiếng chuông reo khi đẩy cửa. Xuống dưới là ao cá mà thường ngày Bác ra ném mồi cho cá ăn. Bác chẳng có bao nhiều, cuộc sống của Bác như một ẩn sĩ giữa thiên nhiên với hoa lá, cả một vườn cây cổ thụ và bao nhiêu là cá tung tẩy dưới hồ...
Hiện tại
26°
Mưa
05/07
25° - 27°
Mưa
06/07
24° - 26°
Mưa
07/07
23° - 26°
Mưa