Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Thành Hoàng hay Thần Hoàng

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ầu xuân Mậu Tý này, nhân một cuộc gặp mặt mừng năm mới với đồng hương, tôi được nghe phản ánh một chuyện liên quan đến văn hoá rất thú vị. ở một làng nọ có ngôi miếu Thành hoàng được công nhận là di tích văn hoá cấp tỉnh. Bằng công nhận đã chuyển về hai năm rồi nhưng dân làng chưa tổ chức đón nhận và đang có nguyện vọng muốn vào tỉnh để đổi lại bằng khác. Lý do là vì trong bằng ghi: Miếu Thành hoàng mà theo các cụ bô lão của làng đáng lẽ phải ghi là miếu Thần hoàng. Họ hỏi tôi thủ tục xin đổi lại bằng thế nào, tôi nói chuyện đó không có gì khó, chỉ cần phòng Văn hoá huyện vào gặp Trung tâm quản lý di tích hoặc phòng quản lý văn hoá của Sở, họ sẽ giúp đỡ. Vấn đề là, bằng chứng nhận di tích của tỉnh viết như thế có sai không?
Thú thực lúc mới nghe tôi cũng hơi lúng túng. Bởi lâu nay cách dùng từ quen thuộc là Thành hoàng, nhưng nay nghe các cụ muốn đổi lại là Thần hoàng, tự nhiên thấy cũng không sai, bởi chính cái miếu đó là để thờ thần kia mà. Khi về đến nhà tôi vội mở Internet lục lọi… May quá, nhờ cái công nghệ viễn thông mà cái gì cũng có và mau lẹ. Hôm nay nhân tháng rộng ngày dài, xin được hầu chuyện các cụ...

Sao lại không cười hả Giôn

27/04/2022 lúc 09:13






S





áng chủ nhật 9-12-2007, tôi nhận được điện của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm:
- Anh Trần Dũng Hùng à, có một CCB Mỹ muốn gặp anh vào 20 giờ tối nay tại Công ty Bình Minh.
- Có việc gì vậy?
- Về chuyện gói quà gửi người dưới mộ của anh đấy.
- Ôkê.
Đúng hẹn xe tắc xịch tới. Bước xuống xe là cô phiên dịch bé xíu xiu. Cô tự giới thiệu tên Phương: Tiếp đến một người Mỹ khổng lồ vì tôi đứng chưa tới vai anh ta. Phương nói:
- Đây là Giôn, CCB Mỹ, làm trong quân đội được 6 tháng thì bị thương, phục viên về nước. Bây giờ là nhà doanh nghiệp. Sang Việt Nam đi tìm những câu chuyện cảm động của lính trong chiến tranh. Giôn đưa tay trái bắt tay tôi. Tôi hiểu Giôn đã bị thương ở tay phải. Tôi cứ tưởng sau cái bắt tay xã giao thì Giôn buông tay nhưng không ngờ anh vẫn nắm chặt tay tôi. Ba người cứ thong dong trên hè phố. Giôn nói:...

"Quốc sách hàng đầu" nhìn từ phong trào quần chúng

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong chiến lược đổi mới và tăng tốc của đất nước, cùng với khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo được xác định là “quốc sách hàng đầu”. Có nhiều cách tiếp cận ý tưởng này trong đó có một cách là tổ chức được phong trào quần chúng hưởng ứng và thực thi “quốc sách” này.
Người xưa đã tổng kết chí lý rằng: “Thiên hạ chi bản tại quốc. Quốc chi bản tại gia. Gia chi bản tại thân” (nghĩa là: Gốc của mọi người là ở nước. Gốc của nước là ở gia đình. Gốc của gia đình là ở mỗi thành viên).
Như vậy, để thực hiện giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, chủ trương đó phải trở thành “gia sách”, “tộc sách” và sự lựa chọn ưu tiên của mỗi cá nhân.
Ý tưởng đó đã được cụ thể hóa bằng phong trào đã được cả nước đồng tình hưởng ứng và sự thực là đã trở thành một phong trào quần chúng vừa rộng vừa sâu. Nếu như tháng 12/2004 cả nước có 1.500.000 gia đình và 1.000 dòng họ đăng ký phấn đấu thì đến tháng 10/2007 đã có 4.000.000 gia đình và 30.000 dòng họ đăng ký (đã có 1.500.000 gia đình và 16.000 dòng họ được công nhận đạt chuẩn). Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đánh giá:“Đây là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đầy hương sắc của XHHT đang từng bước được xây dựng ở nước ta”...

Gian nan những chuyến ngược ngàn

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chế độ, chính sách của Nhà nước đã được chuyển tải đến mọi tầng lớp nhân dân thông qua nhiều hình thức tuyên truyền. Vấn đề giải trí, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật cũng được thực hiện một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất bằng các phương tiện hiện đại. Thế nhưng, đối với bà con dân tộc Vân kiều, Pa cô ở các xã của huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và Vĩnh Linh, được xem phim qua màn hình rộng vẫn còn là một niềm ao ước. Chính vì điều đó những người làm công tác chiếu bóng lưu động ở Quảng Trị luôn có những chuyến ngược ngàn đầy gian nan vất vả.
Một năm có 365 ngày thì các thành viên của 2 đội chiếu bóng thuộc Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Quảng Trị đã phải xa gia đình đến 160 ngày, để lại mọi công việc cho người vợ đảm. Hàng năm trừ mùa mưa, còn lại mỗi tháng các đội lại lên lịch phục vụ 20 đêm chiếu bóng cho bà con vùng sâu, vùng xa, điểm đến là những bản làng xa xôi, cách trở. Mặc dù trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc, song vẫn còn những vùng khó khăn, nguồn điện lưới quốc gia chưa vươn tới được. Hành trang cho mỗi chuyến đi là đồ dùng cá nhân, ba lô áo quần, chăn, màn, mì ăn liền và những thứ không thể thiếu như thuốc chống sốt rét, các loại thuốc phòng bệnh... Mỗi người một xe honda cá nhân, chia nhau chuyên chở, nào máy nổ, nào tăng âm, phim ảnh, loa, màn ảnh và một số phụ kiện khác, đó là nếu chiếu vidéo, còn khi chiếu phim nhựa màn ảnh rộng thì phải thuê ôtô vận chuyển, lúc nào đến đoạn đường khó đi, ôtô không vào được thì phải dùng xe máy chuyên chở nhiều lần để đến đích...

Phát hành phim và chiếu bóng Quảng Trị phát huy truyền thống anh hùng, vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

27/04/2022 lúc 09:13






Q





uảng Trị là một tỉnh nằm giữa khúc ruột miền Trung, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai triền miên, bởi thế cái nghèo khó cứ đeo đẳng mãi với con người nơi đây.
Quảng Trị có diện tích đất tự nhiên 450.200ha, phía Đông giáp biển đông trên một chiều dài bờ biển hơn 100km, Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên một chặng đường biên giới 208km, Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và Bắc giáp tỉnh Quảng Bình. Địa hình rừng núi chiếm 80% diện tích đất tự nhiên, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Pacô, Vân Kiều, Pahi... Đây là những vùng xa xôi, hẻo lánh, giao thông kém phát triển, đi lại khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn văn hóa tinh thần, nhất là những vùng chưa có điện, có sóng, bởi vậy rất cần đến ánh sáng văn hóa. Tuy nhiên miền núi lại rất giàu tiềm năng, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Mục tiêu phát triển văn hóa thông tin nói chung, điện ảnh nói riêng ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ kháng chiến cũ là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao đời sống văn hóa, nâng cao dân trí, giảm sự chênh lệch hưởng thụ văn hóa giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, góp phần củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng như Nghị quyết TW5 của Đảng Công sản Việt Nam đã đề ra...

Chúng tôi làm từ thiện

27/04/2022 lúc 09:13






N





ăm 2007 là năm thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh ta. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt nhưng lũ lụt kéo dài gây thiệt hại lớn về tài sản. Một bộ phận nhân dân nhất là vùng lũ và vùng bị lũ quét gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; đối tượng người khó khăn cần được cứu trợ tăng lên.
Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh và sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện nhân đạo trong nước và quốc tế cùng với sự nỗ lực của Hội đẩy mạnh các mặt hoạt động và đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ.
ới Hội Từ thiện Quảng Trị, để có các chương trình hoạt động thiết thực cho cộng đồng thì công tác lập quỹ để cứu trợ là nhiệm vụ hàng đầu của Hội. Năm qua Hội tiếp tục vận động quyên góp và lập nhiều dự án từ thiện nhằm thu hút các nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài. Trước hết, đó là việc tổ chức thành công Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) cho người khuyết tật giai đoạn II (2005-2007) nhằm phát triển Dự án giai đoạn III (2008-2010). Hội thảo thu hút trên 80 đại biểu, đại diện Tỉnh uỷ, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các cơ quan ban ngành liên quan, các địa phương vùng dự án, đại diện tổ chức Từ thiện các tỉnh lân cận có hoạt động trong Phục hồi chức năng (PHCN) cùng đội ngũ các bác sĩ, kỹ thuật viên, tình nguyện viên, CLB người khuyết tật cùng các cơ quan thông tấn báo chí...

Tự tin bước vào thời kỳ mới của khuyến học Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






2007





là năm bản lề của nhiệm kỳ Đại hội I (2003-2007) và nhiệm kỳ Đại hội II (2008-2013) của khuyến học tỉnh nhà. Thật có ý nghĩa khi đó cũng là năm với nhiều sự kiện lớn và những hoạt động sôi nổi của khuyến học quê hương.
Trước hết, đây là năm mà sau Nghị quyết Đại hội X của Đảng yêu cầu “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập” là Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị về khuyến học. Bộ chính trị không những xác định rõ nhiệm vụ chính trị xây dựng xã hội học tập mà còn yêu cầu giải quyết sớm các vấn đề về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho tổ chức khuyến học hoàn thành nhiệm vụ. Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức triển khai nghiêm túc Chỉ thị này và ban hành chương trình hành động (số 44/CTHĐ-TU) để thực hiện Chỉ thị nói trên. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm - Chủ tịch TW Hội và đồng chí Trần Tình - Phó Chủ tịch TW Hội đã vào thăm và làm việc với tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch TW Hội Trần Xuân Nhĩ cũng đã có hai lần vào dự và chỉ đạo các hoạt động khuyến học tại địa phương. Lãnh đạo Hội khuyến học các tỉnh Bắc miền Trung đã về dự trực báo và đã thăm, động viên phong trào khuyến học tại cơ sở… Những sự kiện đó không chỉ tạo ra bầu không khí tích cực mà thực sự đã tạo ra cơ sở vững chắc để khẳng định vị thế, trách nhiệm và việc tăng cường các điều kiện để tổ chức khuyến học quê nhà tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc hơn...

Một số kiến nghị từ kết quả chương trình phát triển trung tâm cụm xã ở Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






Q





uảng Trị là một tỉnh còn nghèo, vùng miền nuí Quảng Trị có 43 xã, 4 thị trấn, trong đó có 41 xã có đồng bào dân tộc thiểu số người Pa Kô và Vân Kiều sinh sống với 11.446 hộ chiếm 42% dân số toàn vùng. Vào thời điểm chưa triển khai chương trình trung tâm cụm xã (TTCX)  và chương trình 135, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi của tỉnh nhiều nơi chiếm tới 80 - 90 %.
Chương trình TTCX được đầu tư trong giai đoạn 1997-2006 là 12 trung tâm thuộc 4 huyện Hướng Hoá, Dakrông, Vĩnh Linh, Cam Lộ với số vốn theo kế hoạch được duyệt là 81.564 triệu đồng trong đó ngân sách TW: 71.564 triệu đồng; ngân sách địa phương: 10.000 triệu đồng. Với kế hoạch phê duyệt  đầu tư 43,6 km đường giao thông; xây dựng 3 cầu, 10 cống; 24,3 km đường điện; 5 trạm biến thế; 9 công trình nước sinh hoạt cho 2.617 hộ thụ hưởng;  2 công trình trụ sở UBND; 10 công trình phòng khám đa khoa; 12 trường học; 10 chợ; 1 bến xe; 10 trạm KNKL; 2 trạm tuyền thanh, 1 vườn ươm và 1 Sân vận động. Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện, tổng số vốn đã đầu tư: 45.532,46 triệu đồng đạt 55,82 % so với nhu cầu vốn theo quy hoạch . Trong đó vốn TW đầu tư: 41.877,46 triệu đồng đạt 58,51% so với vốn NSTW được duyệt; vốn ngân sách địa phương: 2.786,7 triệu đồng đạt 27,87% so kế hoạch đầu tư nguồn NSĐP; nguồn vốn khác: 868 triệu đồng (chưa tính các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình khác vào TTCX như các dự án đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và Tây, dự án phát triển nông thôn, các dự án về giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, giảm nghèo,…)...

Vụ trốn nhà giam ở phủ đường Hải Lăng của Trần Mạnh Quỳ

27/04/2022 lúc 09:13






M





ùa đông năm 1939, một số đồng chí Tỉnh uỷ Quảng Trị được triệu tập về Huế để nghe phổ biến Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng (11-1939) và thành lập lại Xứ uỷ Trung Kỳ.
Sau cuộc họp không lâu, tay chân của tên trùm mật thám Quảng Trị là Vi-da-lanh và nha lại phủ Hải Lăng lục tục kéo về làng Long Hưng khám nhà và bắt Trần Mạnh Quỳ về tội hoạt động chống phá đem về giam tại phủ đường Hải Lăng (đóng tại làng Diên Sanh).
Sở dĩ chúng bắt giam Trần Mạnh Quỳ không phải chúng biết được cuộc họp ở Huế, mà trước đó có cuộc mít-tin nhỏ để kỷ niệm 150 năm ngày Cách mạng tư sản Pháp (14-7-1789- 14-7-1939) ở phủ Hải Lăng, những người cách mạng có những vụ rải truyền đơn dọc đường quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Trị vào phủ đường Hải Lăng với những khẩu hiệu: “Tinh thần cách mạng muôn năm”, “Ủng hộ phong trào dân chủ Đông Dương”, “Ban hành tự do dân chủ”, “Chống khổng bố, bắt bố”…
Vật chứng là những tờ truyền đơn chúng nhặt được chứng minh rằng những người Cộng sản đang hoạt động tích cực, chứ kẻ địch chưa biết được ai là người rải truyền đơn và tổ chức chỉ đạo thực hiện, mặc dù chúng nghi vấn do Trần Mạnh Quỳ tổ chức. Vì qua nhiều người bị bắt, bị tra tấn khai báo mà chúng biết được Trần Mạnh Quỳ làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị mới lên thay Hoàng Hữu Chấp vừa mới bị địch bắt. Trên thực tế Tỉnh uỷ mới được củng cố ở hội nghị Khe Đào (Làng An) và Trần Mạnh Quỳ được phân công về nắm tình hình vùng bắc Hải Lăng...

Từ xà lim Sài Gòn đến nhà lao Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13

Trích Hồi ký của Phan Giá (1916-2003)
 …Hồi ở Sài Gòn, năm 1939, anh Nguyễn Côn, anh Nguyễn Sơn(1) cùng tôi thuê chung một gian ga ra tại đường Arras gần chợ Thái Bình của một tay điền chủ để ở, mỗi tháng mất sáu đồng. Anh Tiến (nay là thượng tướng Trần Văn Quang) thỉnh thoảng có đến ngủ lại một vài đêm. Sau khi anh Nguyễn Sơn bị mật thám bắt giam, tay điền chủ không cho thuê nữa, chúng tôi chuyển sang một căn nhà chạy dọc con đường cạnh Đề-pô Sài Gòn(2). Tôi được bố trí làm nhân viên soát vé các đoàn tàu ngành đường sắt, ngày ngày đi làm, còn anh Côn đang “thất nghiệp”, thực tế đang hoạt động cách mạng. Thỉnh thoảng anh Côn gửi tôi đưa anh Mười Cúc (tức Nguyễn Văn Linh) đi từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho không vé. Anh Cúc lớn tuổi hơn tôi, nhanh nhẹn, vui tính, có đôi lông mày đen rất sắc. Thỉnh thoảng anh có ghé chơi. Thấy chúng tôi sống có vẻ kham khổ, anh nói thân mật: “Đừng khắc khổ quá, thỉnh thoảng các cậu cũng nên vui chơi một chút”. Chúng tôi thuê một chị giúp nấu ăn, tên là chị Sáu, người lục tỉnh lên Sài Gòn làm mướn. Chị lớn tuổi, thật thà, vui vẻ, rất thương và lo cho chúng tôi.
Sau bữa cơm tối, anh Côn và tôi đi thư viện. Thư viện Sài Gòn ở đường Lagrandière phía bên kia Đề-pô và ga Sài Gòn, phải đi ngang qua chợ Bến Thành mới tới. Tôi đến đọc sách tiếng Pháp, chuẩn bị thi lấy bằng Brevet élémentaire(3), anh Côn đến đọc sách, chủ yếu cùng đi với tôi cho vui...

Trận phục kích tiêu diệt xe tăng địch trên đường 71 Gio Linh Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






S





au tết Mậu Thân 1968 địch vô cùng hoảng sợ. Sự đồng khởi hào hùng khắp Miền Nam đã thành một cao trào đánh địch. Địch đi vào thế lúng túng, nguy cơ thất bại thảm hại. Chúng bổ sung vào chiến lược chiến thuật, ngay cả chiến trường Quảng Trị đầu sóng ngọn gió.
Ở Quảng Trị chúng lập “Vành đai trắng” để ngăn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Chúng bình địa Tây Bắc Quảng Trị dọc Nam bờ sông Bến hải, hàng chục km. Chúng xây dựng căn cứ quán Ngang Gio Linh - Quảng Trị và tập trung vào đây hàng sư đoàn đủ các binh chủng: Quân chủ lực, quân biệt động, quân đánh thuê, và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Chúng xây dựng công sự kiên cố để từ căn cứ này dồn lực lượng ra phía trước. Đồng thời, án ngự Đường 9, Khe Sanh, Đông Hà, Dốc Miếu, Cồn Tiên và vùng Tây Bắc Quảng Trị Gio Linh, Cam Lộ.
Qua tình báo, cấp trên cho biết: Địch sẽ tấn công lớn bằng xe tăng có sự yểm trợ của các hoả lực khác. Từ căn cứ Quán Ngang theo Đường 71 tiến ra phía Tây Bắc để thực hiện ý đồ đen tối của chúng.
Theo sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, mà trực tiếp là Mặt trận B5.Lệnh trên phải kiên quyết tiêu diệt nhiều xe tăng và bắn rơi nhiều máy bay địch. Lệnh phát đi ngày 18/6/1969. Tất cả náo nức lập công. Không khí chiến đấu sôi động. Đại đội được giao nhiệm vụ là Đại đội của đồng chí Nguyễn Ngọc Quang. Quê anh ở Hà Đông, nguyên là một công nhân mỏ than. Trinh sát xong, Đại đội tổ chức học tập, đăng ký chỉ tiêu, phân công chốt cắm cho từng người cụ thể. Mệnh lệnh chung là Tất cả chuẩn bị chu đáo, bí mật, bất ngờ đã đánh là thắng...

Hồ Chư - Nhà thơ Vân Kiều đầu tiên

27/04/2022 lúc 09:13






D





ân tộc Vân Kiều vốn không có họ, kể từ khi đi theo cách mạng để tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng đất nước thì tất cả người Vân Kiều mới đều mang một họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ Chư là một người Vân Kiều cũng mang họ Hồ trong hoàn cảnh như vậy và ông là người Vân Kiều đầu tiên trở thành nhà thơ. Cả dân tộc Vân Kiều tự hào về ông, bởi vì trước kia dân tộc Vân Kiều không ai biết chữ thì nay đã có nhà thơ của dân tộc Vân Kiều làm ra chữ.
Hồ Chư tên thật của ông là Chứh Muralu, ông sinh ra và lớn lên ở Mò ó, Đakrông, Quảng Trị. Ông là một người con xuất sắc của dân tộc Vân Kiều, từ nhỏ đã tập kết ra miền bắc và được học hành cẩn thận. Năm 1974 ông tốt nghiệp khoa Văn, Trường đại học sư phạm Việt Bắc. Sau đó ông vào miền nam công tác, rồi trở thành nhà báo. Nhờ có kiến thức hiểu biết thu nhận được ở trường đại học cộng với sự hiểu biết về dân tộc mình nên ông đã làm thơ. Ông là người dân tộc Vân Kiều đầu tiên được học đại học và trở thành nhà thơ của dân tộc mình...

Vượt suối vào Cù Bai

27/04/2022 lúc 09:13






C





hiều mùa hạ. Những dãy núi cao đã ôm hết ánh mặt trời. Mây đen dựng lên nhanh chóng. Chẳng mấy chốc vây kín chúng tôi. Sấm ầm ầm, chớp ngoằn nghèo. Trời đổ mưa. Bác Hồ Văn Thanh khu uỷ viên trưởng ban chỉ đạo miền Tây Vĩnh Linh kêu lên: “Nguy quá! Không kịp qua suối rồi”. Đoàn chúng tôi gồm sáu người. Hai chiến sĩ biên phòng. Anh Rai phụ trách thanh niên dân tộc. Anh Tâm phụ trách thương nghiệp, bác Thanh và tôi. Được sự chỉ đạo của Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân khu vực Vĩnh Linh, chúng tôi đi công tác lần này là để xây dựng phong trào chung cho miền biên giới. Chúng tôi leo núi đã ba ngày, lội qua hàng trăm con suối lớn nhỏ. Thế mà đến con suối này khó mà sang an toàn. Tất cả chúng tôi cải trang thành dân thường, mặc đồ bà ba nâu, trang bị khá đầy đủ: nào súng hộ thân chống biệt kích, chống phỉ, nào gạo, nào thức ăn, xoong nồi... Mỗi chúng tôi đều trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Suối vào Cu Bai khá rộng. Nó là ngọn nguồn của dòng Bến Hải. Ở Trường Sơn đông này, biết bao khe lạch đổ vào, rồi theo Hiền Lương ra biển cả. Vách núi hai bên dựng đứng. Đáy suối tạo thành một tấm đá phẳng lì. Nước trải đến bắp chân. Một thứ rêu kì quái mọc trên lòng suối; trơn như đổ mỡ, không tài nào bám chân được. Phía xuôi dòng suối là cái vực to rộng sâu thẳm. Nước xanh như mực, trông đến rợn người...

Nhạc sỹ Lê Quang Nghệ với sự ra đời ca khúc "Bên bờ Kiến Giang"

27/04/2022 lúc 09:13






“Ơ





 hỡi đoàn thuyền ngược dòng về đâu? Kiến Giang còn phủ lớp sương mờ khoan tay chèo cho em nhắn hỏi?
- Ơ đây đoàn thuyền chèo về miền Tây. Đi phá đồi dựng bao cánh đồng cho lúa vàng tràn khắp núi rừng...”
Bài hát “Bên bờ Kiến Giang” theo điệu “hò la hố” Lệ Thuỷ đằm thắm mượt mà cất lên trên Đài tiếng nói Việt Nam vào thập kỉ 60 làm nức lòng thính giả cả nước và nhất là nhân dân Lệ Thuỷ - Quảng Bình. Có người nói đùa: đây là “quốc thiều Lệ Thuỷ”.
Sau khi nước nhà thống nhất, biết tác giả bài hát quê Quảng Trị, có cụ già đã đi bộ từ Lệ Thuỷ vào Đông Hà “gặp cho được mặt” để cảm ơn. Ôi, người nghệ sĩ còn có niềm vui sướng nào bằng!
Nhạc sĩ Lê Quang Nghệ sinh ngày 15-2-1930 ở làng Tường Vân, Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị. Anh nguyên là lính E95 thuộc F325 Bình Trị Thiên.
Năm 1954 tập kết ra Bắc, chờ hiệp thương tổng tuyển cử, anh được biên chế vào một đơn vị xây dựng kiến thiết. Anh có năng khiếu âm nhạc và được tuyển vào học trường âm nhạc Việt Nam (Viện âm nhạc Hà Nội bây giờ) khoá đầu tiên cùng với Hoàng Việt, Hoàng Hiệp, Huy Thục, Ngô Huỳnh, Nguyễn Thành, Tô Ngọc Thanh...

Tập tục

27/04/2022 lúc 09:13






C





on đường từ "giai đoạn tìm hiểu" đi đến hôn nhân gia đình của những đôi trai gái tộc người Bru - Vân Kiều là khá phức tạp nhưng trình tự thì khép kín bởi phải thực hiện nhiều lễ nghi theo quy định của luật tục. Chặng đường đó dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng nó là không bằng phẳng vì đôi trai gái phải vượt qua nhiều thử thách cam go và tất nhiên trình tự là không thể rút ngắn, "đánh nhanh thắng nhanh" như những cuộc hôn nhân trong xã hội văn minh hiện đại được.
Muốn có được hạnh phúc lứa đôi thì phải dựa vào tình yêu chân chính, mà có được tình yêu chân chính những đôi trai gái tộc người Bru- Vân Kiều phải trải qua giai đoạn tìm hiểu rất là nhiêu khê. Ở bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một "công đoạn" gọi là tìm hiểu hay còn gọi là tập tục "đi sim", nó là bước đầu tiên của hôn nhân nhưng rất quan trọng đối với cuộc sống vợ chồng về sau. Hạnh phúc lứa đôi, hôn nhân và gia đình người Bru- Vâqn Kiều có bền vững hay không phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này...

Đêm hội tình người

27/04/2022 lúc 09:13






S





ự học nhất là bậc đại học từ xưa đã quan trọng, ngày nay càng quan trọng hơn. Đây là điều kiện, là cơ hội lớn cho sự phát triển mỗi người và là nỗi mong chờ của toàn xã hội. Nhưng đối với những gia đình nghèo khó thì đây lại là bài toán khó giải. Trong thực tế có nhiều em thi đỗ, thậm chí đỗ cao từ 2-3 trường song không thể nhập học được vì không đủ tiền. Vì vậy xã hội cần hành động một cách thiết thực để tiếp sức cho con em chúng ta đến giảng đường.
Trong bốn năm qua, chúng ta đã thực hiện năm chương trình tiếp sức đến trường cho 304 cháu. Hôm nay (20/8/2007) Hội khuyến học và các cơ quan đồng tổ chức thực hiện chương trình tiếp sức đến trường lần thứ VI với quy mô lớn hơn (cho một trăm bốn mươi cháu) và mức tiếp sức cao hơn (ba triệu đồng cho sinh viên năm đầu, hai triệu đồng cho sinh viên đang học). Cùng với đồng tiền là tình thương và niềm tin của xã hội dành cho tuổi trẻ quê nhà, là sự khích lệ lớn cho các cháu trong thời gian theo học.
Xung quanh chương trình đạo lý và nhân văn này, CV. Xin được chuyển tải đến bạn đọc gần xa những thông tin cần thiết nhất...

40 năm ngày ấy... bây giờ

27/04/2022 lúc 09:13






C





ũng như mọi năm, chuẩn bị bước vào năm học mới tôi lại về trường cũ. Trường cấp III Vĩnh Linh, khoá học đầu tiên của chúng tôi khai giảng vào 25/8/1959. Đó là một ngôi trường hai tầng toạ lạc trên đồi đất đỏ ba zan ở thị trấn Hồ Xá. Trước mặt là đường quốc lộ 1A, cùng con sông nhỏ Hồ Xá lặng lờ trôi, hoà vào dòng nước của sông Bến Hải đổ ra biển Đông qua Cửa Tùng.
Ngày ấy, chúng ta là những đứa trẻ mười bốn mười lăm tóc vấn đuôi gà, quần treo trên mắt cá, đầu trần chân đất, đa số từ nông thôn, năm đầu lên thị trấn học cấp III. Mười bốn giờ chiều ngày 8/2/1965 (ngày mùng 7 Tết Ất Tỵ) buổi chiều tựu trường sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, lúc đó chúng ta đang học lớp tám. Giặc Mỹ mở cuộc tấn công miền Bắc XHCN bằng những trận ném bom ác liệt. Trong đó thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh là một trong những toạ độ mà chúng đã lựa chọn...

Khát vọng Văn hóa - Văn học nghệ thuật của mảnh đất Cam Lộ

27/04/2022 lúc 09:13

1. KHÁI QUÁT VỀ  MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI CAM LỘ
Trải qua nhiều thời đại, con người trên mảnh đất này - với tư cách là chủ thể sáng tạo đã vượt qua mọi thử thách gian nan để làm nên những kì tích hào hùng trong đấu tranh và xây dựng, để lại nhiều di tích lịch sử và di sản văn hoá truyền thống vô cùng quý báu mà ngày nay đang được phát huy hoặc vẫn còn vọng mãi trong tâm thức và đời sống của người dân nơi này.
Trong cuốn "Cam Lộ phủ chí" (bản chép tay của một viên quan làm việc ở phủ Cam Lộ) đã viết: Các vua đời trước đặt dinh Ai Lao, trong thời Gia Long đặt đạo Cam Lộ. Nguyên đạo Cam Lộ đặt tại làng Nghĩa An (Đông Thanh hiện nay). Đến năm Minh Mạng thứ Chín, xây dựng thành Vĩnh Ninh tại làng Cam Lộ; rồi sau đổi đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ (Phủ Cam Lộ bao gồm cả huyện Cam Lộ, huyện Đakrông, huyện Hướng Hoá và một phần đất của tỉnh Savanakhet - thuộc nước Lào)...

« 4243444546 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground