Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Chùa làng trong tâm thức của người Việt Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






Q





uảng Trị - vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hóa, nơi được xem là điểm dừng chân đầu tiên trên bước đường thiên di về phương Nam của quốc gia Đại Việt, đặc biệt là từ sau sự kiện vua Chăm nhường đất cho nhà Trần (năm 1306) thì các lớp cư dân người Việt vùng Thanh - Nghệ đã đến đây định cư và từng bước thay thế cho lớp người tiền trú. Trong quá trình lịch sử ấy đã có nhiều yếu tố văn hóa truyền thống được hội tụ trên mảnh đất này mà Phật giáo chính là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong tâm thức của người Việt Quảng Trị. Khi người Việt ra đi từ đất Bắc mang theo niềm tin Phật giáo vào Quảng Trị thì họ cũng chính là người đã tạo ra các công trình tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc mang cốt cách của đạo Phật mà điển hình đó là hệ thống các ngôi chùa làng. Đây chính là nét đẹp của sự gắn kết Phật giáo và dân tộc, biểu hiện sự hòa quyện giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Không phải làng nào, xóm nào cũng có trường học của Khổng giáo nhưng ngược lại ở đâu cũng có ngôi chùa của Phật giáo. Ngôi chùa đã tự mình âm thầm thắp hương màu nhiệm giữa đời sống dân gian, ngoài chức năng làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người dân trong vùng, ngôi chùa còn có chức năng chủ yếu và hết sức quan trọng đó là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, là chốn tu hành của các nhà sư, là nơi dành cho mọi người đến quy y tam bảo để đến với cõi Phật...

Cảm nhận Khe Sanh

27/04/2022 lúc 09:13






B





uổi sáng, mặt trời vừa nhú lên ở phía biển. Sau một đêm nghỉ ngơi ở thành phố Đông Hà - thủ phủ của tỉnh Quảng Trị. 5h30’, đường phố vẫn còn lãng đãng chút sương mù, chúng tôi xuất phát, ngược đường 9 về Khe Sanh thăm chiến trường xưa.
Khe Sanh là một địa danh rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Ngày nay Khe Sanh là thị trấn, huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà 63 km về phía Tây. Khe Sanh được cả thế giới biết đến như là “Điện Biên Phủ thứ hai” hay là chốn “địa ngục trần gian” theo cách cảm nhận của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong 77 ngày bị vây hãm ở Khe Sanh từ 21 tháng 1 năm 1968 đến 8 tháng 4 năm 1968.
Vào những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỉ trước (1968), chiến sự ở Việt Nam diễn ra rất khốc liệt với những trận đánh lớn ở khu vực đường 9 thuộc mặt trận Trị Thiên - Huế. Theo các nhà chiến lược, chiến trường Khe Sanh như là cái bẩy thu hút các lực lượng tinh nhuệ của Mỹ, tạo điều kiện cho quân dân miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968...

Kể chuyện về "Con hổ cái lạc rừng"

27/04/2022 lúc 09:13






M





ột buổi sáng mùa thu, tôi về làng Quy Thiện, xã Hải Quy. Những tia nắng ban mai ấm áp xuyên qua kẽ lá, nơi còn đọng lại những hạt sương mai long lanh. Không gian làng quê thật êm ả, thanh bình. Ở đó tôi tìm gặp một người phụ nữ, bà Võ Thị Hồng, người đang được Nhà nước xem xét để phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT thời chống Mỹ.
Vợ chồng bà Hồng đều là sĩ quan quân đội về hưu. Sau ngày hòa bình ông bà mới cưới nhau, có được hai mụn con, một trai và một gái, nay đã có thêm mấy cháu nội, ngoại. Thật sự đó là niềm an ủi, niềm vui của bà ở tuổi 79...

Di tích lịch sử - Văn hóa thời chúa Nguyễn Hoàng trên đất Triệu Phong và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị

27/04/2022 lúc 09:13






Q





uá trình vào Nam dựng nghiệp với tài thao lược xuất chúng, tầm nhìn xa trông rộng, sự am tường về địa - chính trị, địa - văn hóa, Nguyễn Hoàng đã chọn Ái Tử - Triệu Phong làm “thủ phủ” mở đầu thời kỳ thịnh đạt của các chúa Nguyễn mở đất Đàng Trong và đóng dinh ở đây 68 năm (1558 - 1626). Đảng bộ và nhân dân huyện Triệu Phong rất tự hào khi chúa Nguyễn Hoàng đã chọn mảnh đất này làm “Kinh đô khởi nghiệp”. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh tàn khốc, qua biến thiên thời gian, những dấu tích về địa điểm lỵ sở, thủ phủ của chúa Nguyễn một thời chỉ còn là phế tích. Với mong muốn bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị của di tích lịch sử - văn hóa của chúa Nguyễn trên mảnh đất Triệu Phong. Tại hội thảo khoa học này, thay mặt UBND huyện Triệu Phong, tôi xin trình bày tham luận về “Di tích lịch sử - văn hóa của chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị”:...

Người chơi lũa trai số 1

27/04/2022 lúc 09:13

Thú chơi công phu
Trong vai một du khách đến tham quan khu trưng bày lũa trai của ông Quảng, tôi được giới thiệu khá tỉ mỉ về khu vườn lạ mắt này. Địa điểm tiếp khách của ông Quảng là một không gian nghệ thuật sắp đặt lũa trai. Bộ bàn ghế dùng cho khách ngồi cũng là lũa trai lộng lẫy. Ông Quảng chỉ tay xuống bộ bàn bóng loáng, lên giọng: ''Đấy, thú chơi là ở chỗ này, khi ngồi uống trà ban mai hay đêm về uống rượu ngắm trăng ở đây thì sướng lắm chú em ạ" Lũa trai là phần lõi của cây trai bị rục xuống sau hàng trăm năm chôn vùi dưới lòng đất tạo nên nhiều hình thù độc đáo, hiếm có.
Người ta chơi lũa trai rất nhiều, nhưng ít ai có được lũa trai như ông Quảng. Gỗ trai rất quý hiếm, chỉ xuất hiện ở một số nơi của rừng miền Trung không phải ai cũng biết được vị trí của lũa trai ẩn nấp giữa rừng núi để tìm kiếm. Bởi vì chơi lũa trai là phải sống chết, đam mê với nghề, ngoài ra đòi hỏi người chơi phải có một con mắt tinh đời. Nhiều người cao niên bảo rằng, cách đây một trăm năm những cây gỗ trai ở miền Trung như ở Quảng Trị đã bị khai thác để làm tà - vẹc đường sắt. Cây trai có chất dầu nên gỗ của nó không bị phân hủy trước mưa nắng và khí hậu ẩm ướt. '
Trước đây, vùng lòng hồ La Ngà là một khu rừng trai cổ thụ, năm 1958, khi ngăn hồ, khu rừng này đã bị chìm mãi trong nước cho đến năm 2000, trời đại hạn làm cho lòng hồ gần trơ đáy, ông Quảng tình cờ phát hiện một số gốc cây nhô lên dưới lòng hồ. Biết đây là gỗ lũa cho nên ông Quảng "cơm đùm, cơm gạo bới" ra lại ở hồ La Ngà, quyết tâm khai thác cho bằng được. Suốt ngày ông lặn xuống lòng hồ, sục ở đáy bùn sâu để tìm tòi những gốc Lũa đẹp, bất chấp sự hiểm nguy luôn rình rập (trước đó không lâu đã có người chết vì lặn xuống lòng hồ tìm lũa). Sau khi tìm được lũa rồi, ông thuê xe ô tô kéo những gốc lũa từ đáy bùn đen mang về nhà. Ông Quảng nhớ lại: "Khi xe vừa kéo được một gốc lũa lên mặt đất, nhìn thấy gốc lũa như một con rồng trong thế toạ lạc đầu óc tôi miên man như đang đi trên mây. Vì gốc lũa quá đẹp, mà lũa trai nữa nên độc đáo hơn". Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có... "Khai thác hết gỗ trai dưới hồ La Ngà, ông Quảng tiếp tục lên rừng săn lùng lũa trai. Thấy ông ngày nào cũng lang thang trên rừng, nhiều người cho ông là đồ gàn, chẳng giống ai. Không sống ở nhà mà suốt ngày đi kiếm gốc cây đem về đầy nhà như…. thằng điên. Riêng ông Quảng thì bỏ ngoài tai tất cả những lời đàm tiếu ấy, miệt mài tìm kiếm vơí một niềm tin lũa trai sẽ là hàng độc, chẳng ai có. Hết cuộc tìm kiếm này đến cuộc 'tìm kiếm khác, ông Quảng đã làm phong phú thêm cho bộ lũa trai của mình.
Kiếm được lũa trai rồi, công đoạn làm sạch mới quan trọng. Vì gốc lũa trai nằm dưới bùn hàng trăm năm nên đất bẩn bám đầy. Lúc ấy phải dùng một chiếc đục nhỏ bằng sắt để xỉa đất, rồi xịt nước làm sạch lũa...

Những

27/04/2022 lúc 09:13






N





hững năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi trên chiến trường miền Nam cuộc chiến đấu giữa quân giải phóng với quân Mỹ và tay sai đã bước sang giai đoạn quyết liệt thì ở các đô thị miền Nam, phong trào phản chiến của các sinh viên và học sinh cũng sôi động hơn bao giờ hết.
Học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình chống Mỹ xâm lược diễn ra thường ngày với khẩu hiệu “US ARMY go home now” được viết lên tường vôi và căng thành biểu ngữ ngang tàng trên đường phố. Anh chị em phản chiến bằng nhiều hình thức mang đặc trưng tuổi trẻ, trí thức yêu nước như Hát cho đồng bào tôi nghe, những đêm thức trắng, bãi học, ra sách báo. Hồi ấy, phần đông anh chị em chưa hiểu sâu về cách mạng, chỉ thấy Mỹ ném bom, bắn phá làng mạc, giết hại đồng bào nên căm thù, từ đó có tình cảm với quân giải phóng. Ở trong lòng thị xã, thành phố, anh chị em vẫn tìm đọc các báo của miền Bắc đưa vào và nghe lén đài Hà Nội để biết tin tức.
Để tránh những cuộc vây bắt đôn lính, nhiều anh chị em đã tìm đến cơ sở cách mạng xin tình nguyện lên rừng.
Năm ấy, đang học tại trường Nguyễn Hoàng thị xã Quảng Trị, tôi trở về quê, cùng mấy cậu bạn học cùng lớp là dân Mai Xá có máu cách mạng. Vốn là cơ sở cách mạng, tôi bắn tin và chỉ mấy hôm sau đã gặp được các chú cán bộ ta về vùng sâu. Đêm ấy, sau khi tôi bày tỏ ý nguyện xin tham gia cách mạng, các chú đã đồng ý đưa tôi lên rừng. Trong bộ quần áo học sinh, tôi được các chú trao cho hai trái lựu đạn rồi cùng đi theo.
Đêm tối mịt mùng, trời lác đác ánh sao, quần xắn tới bắp chân, tôi dò từng bước, rời làng quê, theo các chú tìm rừng. Vượt qua con đường quê đất đỏ lằng ngoằng, chốc chốc phải dừng lại, khẽ nhẹ nép vào vệ đường mỗi khi có pháo sáng soi mói. Không một tiếng động, tất cả đội hình hơn mười người lặng lẽ nối nhau lần đi từng bước, từng bước. Không biết đoạn đường từ làng quê lên căn cứ dài bao nhiêu nhưng chúng tôi phải đi hơn sáu giờ đồng hồ mới tới chân rừng. Vượt qua bãi cỏ sình, chúng tôi phải lom khom vạch lá rừng mà đi. Trong bóng đêm, rừng càng tối hơn, chúng tôi phải bám vào nhau mà đi. Hai bên lối mòn, cây gai cào cấu vào người đau rát rạt. Lom khom đi mãi, đi mãi bỗng đoàn dừng lại. Tôi biết, chắc đã đến hậu cứ. Chú Quyến trong đoàn bảo tôi theo chú xuống căn hầm chữ A. Chú bảo: “Cậu ở đây ngủ một lát, trời sáng rồi, ta gặp nhau”. Tôi xuống hầm, một đốm sáng tù mù, nhìn kỹ mới thấy chiếc dĩa nhỏ có dầu majut và cái bấc bằng que tăm được đốt cháy. Hầm được lót bằng lá cây bùi nhùi, không chăn chiếu. Trời ơi! Hậu cứ quân giải phóng là thế đó ư? Tôi không ngủ, ngồi tựa vào thành hầm suy nghĩ man mác. Hình dung lại lớp học mình bỏ dở với bao bè bạn...

Hồi ức nghệ thuật của NSƯT Tân Nhân

27/04/2022 lúc 09:13

LTS: NSƯT Tân Nhân quê ở làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. Năm 1949 tham gia Đoàn Văn công Quân đội mặt trận Bình Trị Thiên, năm 1954 là nghệ sĩ đơn ca của Đoàn Ca múa Trung ương. Tốt nghiệp Đại học thanh nhạc năm 1963-1968, tu nghiệp tại Xôphia (Bungari 1969-1972). Năm 1973 công tác tại Đài Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam…
Là giọng nữ cao trữ tình, NSƯT Tân Nhân đã biểu diễn và thu thanh thành công nhiều bài hát nổi tiếng như  “Câu hò bên bến Hiền Lương”, “Xa khơi”, “Tình quê hương”,“Ru con”… Cho đến nay vẫn để lại nhiều dư âm trong lòng công chúng.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc trích đoạn hồi ký nghệ thuật của bà sắp xuất bản.
VỚI BÁC HỒ:
Lớp diễn viên chúng tôi thường có vinh dự được gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên sau khi tiếp quản Thủ đô, văn công lập nhiều thành tích nên được khen ngợi. Một hôm, chúng  tôi được mời vào Chủ tịch phủ.
Tôi nhớ hôm đó có mặt các giọng hát tên tuổi: Lệ Thi, Châu Loan, Ngọc Dậu và nhiều diễn viên múa nhạc. Khi Bác Hồ xuất hiện, chúng tôi mừng rỡ quá ùa tới vây quanh. Bác hỏi từng người... Các anh chị cảm động quá cứ khóc lây lan nhau... Bác Hồ cho chúng tôi xem phim, khi ra về lại cho kẹo. Tôi được ngồi gần Bác, thấy thỉnh thoảng Bác lại ho khan, tôi áy náy lắm. Có lúc không dừng được, tôi ghé gần hỏi "Bác ơi! Bác ốm rồi". Bác bấm nhẹ tay tôi ra hiệu đừng làm mất tập trung mọi người. Thế là sau này tôi nhớ lại là ngày từ Việt Bắc về Hà Nội, Bác đã chịu đựng biết bao nhiêu lao khổ để đưa cuộc kháng chiến tới thành công. Bác luôn giấu đi những khó khăn đau đớn của mình.
Một lần, nhân rút từ túi gì đó tôi làm rơi một tờ bạc giấy (bao nhiêu tôi không nhớ rõ), Bác hỏi cái gì và cầm xem. Tôi bật hỏi tự nhiên: "Bác có tiền không Bác?".
Bác dịu dàng: "Bác không dùng tiền. Nhà nước đã cho Bác mọi thứ."
Tôi nhìn quanh Bác, đúng là Bác không cần bao nhiêu. Một tấm giường không nệm, một ghế mây để ngã mình đọc sách báo, một tủ áo có mấy bộ kaki bạc màu, cổ áo đã sờn. Ra cầu thang thì có tiếng chuông reo khi đẩy cửa. Xuống dưới là ao cá mà thường ngày Bác ra ném mồi cho cá ăn. Bác chẳng có bao nhiều, cuộc sống của Bác như một ẩn sĩ giữa thiên nhiên với hoa lá, cả một vườn cây cổ thụ và bao nhiêu là cá tung tẩy dưới hồ...

Gio Linh đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

27/04/2022 lúc 09:13






G





io Linh là một huyện nằm ở phí Bắc của tỉnh Quảng Trị, toàn huyện có 19 xã, 2 thị trấn, với diện tích đất tự nhiên 48.000 ha và dân số 76.000 người.
Từ xa xưa là một vùng đất của Bộ Việt Thường, là một trong 15 Bộ của nước Văn Lang. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân Gio Linh vốn có nền văn hiến lâu đời, lại có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất xây dựng quê hương.
 Gio Linh có cấu tạo địa hình cao, dốc từ Tây sang Đông, nên thường chịu cảnh “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”. Có năm hạn kéo dài từ đầu đến cuối vụ, lũ lụt bão tố thường xuyên xảy ra, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã làm cho hệ sinh thái mất cân bằng và môi sinh bị cạn kiệt. Để bù lại, thiên nhiên đã ưu ái dành cho mảnh đất này nhiều phong cảnh hữu tình, hoành tráng. Đứng ở Dốc Miếu nhìn về phía Tây là ngọn núi Tứ Linh cao chót vót, quanh năm sắc màu xanh lơ. Xa xa là động Cồn Tiên nơi có tục truyền các ông Tiên chán cảnh thượng giới xuống trần gian ngồi chơi cờ ngắm cảnh...

Cửa Việt giữa lòng thành phố cảng

27/04/2022 lúc 09:13







K





hi đến thăm Bảo tàng Hải quân nhân dân Việt Nam tại thành phố Hải Phòng, tôi thật bất ngờ khi thấy nguyên một gian trưng bày về Cửa Việt. Xa Quảng Trị hàng trăm cây số, lòng tôi trào lên một niềm xúc động mãnh liệt khi cảm nhận có một Cửa Việt giữa lòng thành phố cảng.
Năm tháng qua đi, chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng những năm tháng chiến đấu chống Mỹ gian khổ và hào hùng "cả nước vì Quảng Trị và Quảng Trị vì cả nước" mãi mãi là bản anh hùng ca cho muôn đời con cháu mai sau. Lịch sử đã sang trang nhưng những trang sử oanh liệt được viết bằng máu của Hải quân Việt Nam và nhân dân Quảng Trị vẫn còn đây, trong phòng trưng bày về Cửa Việt.
Những hiện vật, những mô hình, những kỷ vật, những con số và sự kiện được lưu giữ ở đây đã nói lên rất nhiều điều. 45 hiện vật, 20 bức ảnh và 3 mô hình, sa bàn đã làm sống lại cả giai đoạn lịch sử không thể nào quên. Ai chưa đến Cửa Việt, sẽ cảm thấy một sự thôi thúc được đến với mảnh đất anh hùng này. Ai chưa được sống, được chứng kiến những năm tháng lịch sử ấy sẽ cảm thấy cuộc sống hôm nay thật quý giá và trách nhiệm đối với quá khứ thật lớn lao. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã chiến đấu trên 300 trận tại chiến trường Cửa Việt. Trận đánh tiêu biểu đầu tiên diễn ra vào ngày 30/3/1967...

Hồi ức giải phóng

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi đang chuẩn bị phát hành bản tin Gio Linh vừa mới in xong thì đồng chí Lê Ánh Hồng, Trưởng Ban Tuyên huấn Huyện ủy gọi đến giao nhiệm vụ. Đồng chí nói: quân ta chuẩn bị mở chiến dịch giải phóng Quảng Trị, đồng chí có nhiệm vụ theo đoàn làm phim và các nhà báo vào căn cứ Dốc Miếu. Mấy ngày trước đó bộ đội xe tăng đã tràn qua khúc sông gần chân Cầu Hiền Lương bị gãy đổ do bom Mỹ. Ở cánh đồng thôn Hiền Lương những ụ pháo cao xạ nghểnh nòng, tua tủa lá ngụy trang. Ở phía Nam, từng tràng pháo rạch xé bầu trời. Tiếng súng nổ ran ở nhiều nơi. Bầu trời Gio Linh trước đó không ngày nào ngớt tiếng gầm rú của máy bay,  nhất là máy bay L19, nay bỗng nhiên bặt tăm. Anh em trong Ban Tuyên giáo xôn xao chuẩn bị vào tiếp quản vùng giải phóng. Tài liệu, máy móc được thu xếp gọn gàng...

Cam Lộ phủ chí: Cuốn sách tư liệu quý về xứ Cam Lộ xưa

27/04/2022 lúc 09:13

LTS: Phủ Cam Lộ xưa từng được mạnh danh là vùng đất lam sơn chứng khí; với địa hình khá đa dạng: vừa có gò đồi, vừa có vúng núi cao xen giữa những thung lũng đất đỏ ba zan cùng những cánh đồng trồng lúa nước nhỏ hẹp bị chia cắt bởi những những dòng sông, mà đa số bắt nguồn từ núi cao hoặc từ lãnh thổ nước Lào. Là chốn tụ cư lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn. Do vị trí địa lý và khí hậu tự nhiên khá phức tạp, nên người Kinh Việt đến đây lập nghiệp khá muộn, mặc dù mảnh đất này đã thuộc về Đại Việt gần bảy trăm năm trước. Để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan lịch sử về một giải đoạn, cũng như được rộng đường tham khảo thêm tư liệu của xứ Cam Lộ xưa; chúng tôi xin giới thiệu cuốn Cam Lộ Phủ chí (Bản chép tay của một viên quan làm việc ở phủ Cam Lộ. Bản này vốn quản thủ tại Quốc Sứ quán triều Nguyễn, sau nhiều biến động, thất lạc, hiện lưu tại Viện Hán Nôm, Hà Nội, ký hiệu A 98, gồm 12 trang cả bìa). Cam Lộ Phủ chí được viết vào khoảng niên hiệu Tự Đức thứ 5 (1852) hoặc sớm hơn một hai năm, do vậy mà nhiều địa danh hay nhân vật chí ngày nay ta thường gặp thì chưa thấy có trong tác phẩm này. Ở đây tác giả của nó mới phác họa những nét chính về việc sắp đặt, đổi tên đơn vị hành chính, phong tục tập quan cũng như phong thổ khí hậu, sản vật của phủ Cam Lộ (Bao gồm cả huyện Cam Lộ, huyện Hướng Hóa và một phần đất của tỉnh Xavanakhet – thuộc nước lào ngày nay). Mặc dù con sơ lược và hạn chế trong “tiểu mục chí”, chúng tôi vẫn có thể xem đây là một nguồn tài liệu vô cùng quý giá của đất Cam Lộ xưa.
Vì thời gian khuôn khổ của Tạp chí, chúng tôi mới đăng được bản dịch Việt ngữ; phần chữ Hán xin thưa chỉ giới thiệu thêm một tràn (10) chính bản để bạn đọc tham khảo. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ công bố nguyên bản chữ Hán ở những số tiếp sau.
Các thời vua trước đặt dinh Ai Lao, trong thời Gia Long đặc đạo Cam Lộ. Nguyên đạo Cam Lộ đặt tại làng Nghĩa An. Đến năm Minh Mạng thứ 9, xây dựng thành Vĩnh Ninh tại làng Cam Lộ; rồi sau đổi đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ...

Khôi phục chợ phiên Cam Lộ - Trung tâm buôn bán nông sản, lâm sản, hải sản

27/04/2022 lúc 09:13


Sau 60 năm trở về quê hương, tôi vẫn nhớ hình ảnh chợ Phiên Cam Lộ vang bóng một thời. Vào ngày mồng 3, mồng 8; 13, 18; 23, 28 âm lịch, chợ Phiên Cam Lộ tràn đầy hàng hoá với đủ loại nông sản, lâm sản, hải sản, đồ gia dụng với muôn hương, ngàn sắc từ khắp các vùng trong nước, ngoài nước đưa về. Đó là đường đen, đường phèn, đường cát, gạo nếp, trái cây, vàng mã từ Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế đưa ra; đậu đen, đậu xanh, đậu ván, đậu phụng, cau trầu từ Gio Linh, Vĩnh Linh, Quảng Trị và đồ sắt, đồ đồng, đồ bạc từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đưa vào; mây song, nón lá, mật ong, trầm hương, heo, gà từ miền thượng du phía Tây chở xuống; tôm, cá, muối, mắm từ miền duyên hải Quảng Trị đưa lên; trâu, bò từ Lào và vải vóc, nhung lụa từ Hồng Công, Ma Cao đưa sang. Chợ Phiên Cam Lộ thời ấy sầm uất, trên bến dưới thuyền đông vui lắm. Đúng như mô tả của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” cuối thế kỷ 18.
Còn chợ Phiên Cam Lộ thời nay trông như cái chợ chiều, một cán bộ địa phương cho biết, trong quy hoạch mạng lưới thương mại- dịch vụ trọng điểm tỉnh Quảng Trị không đề cập đến chợ Phiên Cam Lộ. Trong quy hoạch mạng lưới vệ tinh của Trung tâm thương mại quốc tế Lao Bảo cũng chỉ nói tới thị xã Đông Hà, khu dịch vụ Ngã Tư Sòng… không nói tới chợ Phiên Cam Lộ. Tỉnh và huyện không có kế hoạch đầu tư phát triển chợ Phiên Cam Lộ thêm mà chỉ cho trùng tu sửa sang lại…

Vang vọng ngàn thu

27/04/2022 lúc 09:13






N





ơi đụng đầu lịch sử này, với những địa danh, những tên người, tên núi, tên sông đã đi vào cõi tâm linh sâu thẳm của lòng người, không những hôm nay, ngày mai, mà con vọng mãi ngàn thu! Những tên tuổi của mảnh đất Quảng Trị lịch sử, không chỉ có sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, mà con có huyện Hướng Hóa nơi địa đầu miền Tây giáp với bạn Lào cũng đã góp phần làm nên lịch sử quê hương Quảng Trị anh hùng. Còn đó với những địa danh Đường 9, Làng Vây, Tà Cơn, Khe Sanh… là những tên tuổi vang lừng theo năm tháng.
Thời gian chưa xa, nơi đây là bãi chiến trường tràn ngập máu lửa! Từ những gốc cây, ngọn cỏ, từ những dòng suối, đồi tranh… Còn ghi đạm những chứng tích tội ác của giặc Mỹ xâm lược; nhưng ở đó cũng viết lên những bản anh hùng ca bất tận…
Nhớ lại ngày ấy, trong vòng kềm kẹp khắc nghiệt của Mỹ - ngụy, ngày 331/8/1960 quân ta đã tiến công tiêu diệt vị trí Trại Cá, là trận mở đầu hoạt động vũ trang của quân dân Quảng Trị. Ta đã diệt gọn một tiểu đội của địch giữa ban ngày, giết chết tên đồn trưởng cùng một lũ ác ôn, thu toàn bộ vũ khí. Rồi đến trận tiêu diệt ấp Tuổi Mười mở đầu cho phong trào khởi nghĩa của quân dân huyện Hướng Hóa. Đến cuối năm 1960, các xã phí Nam huyện Hướng Hóa đồng loạt nổ dậy, khơi nghĩa giành chính quyền; 10 xã phía Nam Đường 9, cùng 5 thôn ở vùng Ba Lòng, Hải Phúc, nhân dân đã giải tán ngụy quyền của địch, xây dựng chính quyền cách mạng. Hướng Hóa đã trở thành hậu phương vững chắc của các mạng và hành lang nam bắc của cuộc kháng chiến, chi viện đắc lực cho các chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
Cũng cần nhắc lại một vài sự kiện của quá khứ để minh chứng cuộc đối đầu khốc liệt của quân dân ta với đội quân xâm lược Mỹ, mà nơi đọ sức trực tiếp là quân dân huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị...

Một vế đối - Mối nợ văn chương xuyên hai thế kỷ

27/04/2022 lúc 09:13






X





uân năm 1973, trên báo Quân đội nhân dân số xuân Quý Sửu có đăng một vế đối, mời đối:
Pháo thủ pháo tầm xa, đánh địch gần, tay thủ thêm thủ pháo.
Người viết và ra “đề” là một người lính từng chiến đấu trên chiến trường, nên từng từ trong vế đối đều “dính dáng” đến hình ảnh người lính, súng đạn… Đặc biệt, với vỏn vẹn 13 từ trong một vế đối, đơn giản và kiệm từ, tác giả đã qua một tình huống tác chiến cụ thể xảy ra trong cuộc chiến, nhưng lại biểu đạt rất cô đọng và sắc sảo về một sự biến đổi đột biến trạng thái chiến tranh ở tầm chiến lược.
Tác giả đó là Liệt sĩ Nguyễn Tử Mạch (sinh: 1948, Quê ở xã Thọ Trường, Thọ Xuân, Thanh Hoá). Nhập ngũ năm 1966, năm 1972, khi đang là phóng viên báo Tiền Tuyến (Mặt trận B5), Nguyễn Tử Mạch xin được về trực tiếp chiến đấu trong đội hình Trung đoàn 27 Xô Viết Nghệ Tĩnh (nay là Trung đoàn 27 - Triệu Hải) và đã hy sinh anh dũng tại Cam Lộ vào ngày 1/4/1972 - 1 ngày sau trận đánh mở màn chiến dịch giải phóng Quảng Trị của Trung đoàn 27 tại Cam Lộ (30/3/1972).
Trở lại câu chuyện vế mời đối của Nguyễn Tử Mạch. Do hồi ở đơn vị, thoảng khi có chút điều kiện, tôi vẫn viết đôi ba bài thơ gửi đăng trên “Văn nghệ Đường 9” nơi Nguyễn Tử Mạch từng là phóng viên. Biết và quý nhau qua chuyện chiến đấu, văn chương, chúng tôi vẫn thường liên lạc và thăm nhau khi có thể. Khoảng trung tuần tháng 3/1972, trên đường vào khu tứ giác (Cam Lộ) nhận nhiệm vụ chiến đấu, Mạch qua trạm phẫu thuật trung đoàn, nơi tôi điều trị vết thương để thăm. Một cuộc viếng thăm hối hả cho kịp bước người dẫn đường về đơn vị, Mạch đọc nhanh cho tôi nghe bài thơ “Tiểu đội” của anh, rồi khoe:
- Dương ơi, tớ vừa từ trung đoàn pháo về. Thấy cánh lính pháo lần này đang áp sát vào mặt trận không khác chi bộ binh, xem chừng chiến dịch này “to chuyện” đấy. Nhìn cánh lính pháo binh, tớ nảy ra được vế đối mới toanh, hiện còn “nóng hôi hổi, vừa thổi vừa đọc”. Dương cũng là tay chơi vế đối, thử đối cho vui...

40 năm gặp lại

27/04/2022 lúc 09:13






C





hiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, nhưng những ký ức về nó không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của người dân đất Việt. Để bây giờ, mỗi câu chuyện thời chiến tranh kể lại vẫn luôn mang đến cho chúng ta nhiều điều thật thiêng liêng, ý nghĩa. Câu chuyện tôi ghi lại sau đây cũng vậy, giống như cổ tích trong hàng triệu câu chuyện cổ tích mà dân tộc chúng ta đã viết nên từ lịch sử. Đó là cuộc hội ngộ của một người lính cụ Hồ từng chiến đấu trên quê hương Quảng Trị với đôi vợ chồng tại xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng...
Hơn 40 năm về trước, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta đang trong giai đoạn quyết liệt nhất, sự sống và cái chết luôn song hành trong mỗi bước chân hành quân của người lính chiến đấu vì quê hương đất nước. Năm 1968, anh bộ đội Nguyễn Đình Yên, 25 tuổi, quê ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, thuộc trung đoàn 812, sư đoàn 324 đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Hải Lăng. Trong một lần đi trinh sát vào ban đêm, anh rơi vào ổ phục kích và bị thương nặng. Anh được du kích xã Hải Vĩnh cõng vào trú ẩn ở một gia đình địa phương. Hải Vĩnh lúc này là vùng kháng chiến, nên Mỹ ngụy càn quét, truy lùng Việt cộng rất gắt gao. Vết thương nặng khiến anh Yên mê man bất tỉnh mấy giờ liền. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trên chiếc chõng tre, đầu kê lên một chiếc gối màu hồng trong căn nhà lụp xụp. Ở đó, có một đôi trai gái rất trẻ đang ngồi tỉ mỉ rửa nước muối lên vết thương cho anh. Những cơn đau liên hồi khiến anh Yên lúc tỉnh lúc mê nhưng vẫn kịp nghe những tiếng người con gái sụt sùi...

Trận đầu phải thắng

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ầu năm 2008, Chi hội văn học Thái Bình tổ chức cho anh chị em đi tham quan Làng Vây (Quảng Trị). Biết tay Ngọc Trung đã từng phục vụ cho chiến thắng Làng Vây năm nào, tôi hỏi và hắn kể:
Hồi ấy em là chiến sỹ lái xe của binh trạm 32, cung đường vận chuyển của chúng em là từ Lùm Bùm trên đất Triệu Voi tới nam Tha Mé rồi tắt qua Đường Chín bên Nam Lào để lập chân hàng cho mặt trận Khe Sanh ở bên kia sông Sê Pôn. Một trong những kỷ niệm của em là được đi cùng đội xe tăng do anh Phạm Văn Hai làm đại đội trưởng, lần đầu tiên ra quân của Binh chủng tăng – thiết giáp đã san phẳng căn cứ Làng Vây của Lục quân Mỹ.
Làng Vây là một làng của người Vân Kiều thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị nằm hai bên Đường Chín nằm giữa nhà tù Lao Bảo, nơi ra đời bài thơ “con cá chột nưa” nổi tiếng của Nhà thơ Tố Hữu; và thị trấn Khe Sanh, nơi diễn ra đòn cân não của Quân giải  phóng với Lục quân Mỹ trong mùa khô 1967 - 1968. Năm ấy ta mới dùng một đại đội xe tăng để đánh vào Làng Vây. Tiếng súng mở màn cho chiến dịch Khe Sanh đã diễn ra vào ngày 13/1/1968 (tức 14 tháng Chạp âm lịch). Đại đội xe tăng từ Hậu phương lớn âm thầm đi theo một con đường bí mật dài gần 1.000 cây số rồi ém quân trên một khu rừng già ở thượng nguồn sông Sê Pôn; một con sông chảy ngược về nguồn, vắt qua dải Trường sơn hùng vĩ. Đoạn sông ở bản Ka Đáp này rộng chừng 300 mét...

Về địa danh cây đa Bà chúa ở Tiền An Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






Q





ua cầu xe lửa, vắt qua sông Bến Hải, đến bờ Bắc, rẽ trái khoảng 500 mét là đến địa danh “Cây đa Bà chúa”. Nơi đây từng có mộ vọng Bà chúa. Bà là ai? Bà chúa, chủ nhân ngôi mộ vọng, là bà Ngô Thị Lâm.
Ngô Thị Lâm là thiếp của Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng, người làng Thế Lại, gần cảng Thanh Hà. Bà Ngô Thị Lâm đã hy sinh vì chồng, ra sức giúp chồng trong buổi đầu khó khăn của xứ Thuận Hoá, nhưng rồi hậu vận của bà quá đỗi đa đoan!
Một thách thức to lớn đối với chúa Nguyễn Hoàng khi mới vào trấn thủ Thuận Hoá là dân sở tại chưa một lòng theo nhà Lê trong giai đoạn trung hưng. Dẫu sao nhà Mạc cũng một thời kinh dinh Thuận Hoá, một bộ phận dân chúng và quan lại từng được hưởng bỗng lộc của nhà Mạc nên còn “hoài Mạc”. Có người Thuận Hoá còn hận các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực vì người thân của họ từng chết thảm do lệnh của hai ông vua hiếu sát. Quân đội nhà Mạc thường vượt biển đánh vào Thuận Hoá. Vì thế chúa Nguyễn Hoàng cùng với cộng sự phải cố gắng rất lớn ở miền ác địa...

Một câu đối về các xã ở huyện Triệu Phong

27/04/2022 lúc 09:13






N





gày xưa các bậc nhà nho thường chơi câu đối. Có thể tự viết cho mình, hoặc tặng bạn bè trong các dịp được thăng quan tiến chức, trong phúng điếu, mừng thọ, nhà chùa. Nói chung câu đối thường để ca tụng khen nhiều, chê ít. Mà thường phần chê là câu đối truyền miệng, ít khi viết trên giấy, trên vải.
Cũng có câu mang tính địa phương rõ rệt. Ví dụ ở Quảng Bình, các cụ lấy mỗi chữ trong các làng nổi tiếng ở quê ghép lại thành câu đối. Lúc này câu đối lại mang một dạng khác, nhưng vẫn gợi một ý tốt đẹp, tự hào về quê hương. Đó là câu:
Sơn, Hà, Cảnh, Thổ
Văn, Võ, Cổ, Kim
Đại ý là nói về núi sông, đất nước, và văn võ xưa nay- nói theo từ ngữ bây giờ là “làng văn hóa”...

« 4243444546 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground