Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Miếu Trảo Trảo trong tâm thức người dân Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong quá trình đấu tranh với các thế lực thù địch, chinh phục tự nhiên để từng bước ổn định dân tình, xây dựng vương quyền trên vùng đất mớ, bên cạnh việc sử dụng vũ lực thì chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã dùng một phương sách, một chiến lược an dân, thu phục nhân tâm, đặt nền tảng cho việc xác lập một ý thức hệ trên vùng đất mới. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi thử phân tích sự hình thành và tồn tại của miếu Trảo Trảo trên đất Quảng Trị ở thế kỷ XVI.
Miếu “Trảo Trảo phu nhân” nằm trên một bãi cát ven sông Thạch Hãn về phía Tây, thuộc địa phận của làng Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía Đông. Địa điểm này nằm cách không bao xa khu vực Dinh Ái Tử của chúa Nguyễn Hoàng. Miếu thờ một vị nữ thần gọi là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch tướng Hựu phu nhân.
Năm 1558, để tránh khỏi lưỡi gươm oan nghiệt của người anh rể Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hoá mang theo câu tham vấn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” trong ý đồ phân lập và cát cứ của mình. Khi đến tại vùng đất mới, chúa Nguyễn Hoàng đã đóng Dinh ở Ái Tử. Sự kiện đáng chú ý là ngay từ buổi đầu đến đất Ái Tử mưu nghiệp lớn của Nguyễn Hoàng, đã được thiêng hóa bằng câu nói những tưởng đơn giản của ông cậu - vị quân sư đầy tài ba là Thái phó Nguyễn Ư Dĩ/Kỷ, "ấy là điềm trời cho nước ấy", khi các cụ bô lão làng Ái Tử dâng lên vị trấn thủ bảy vò nước, như một lời tiên tri đồng thời cũng chính là sự gởi trao niềm tin, hy vọng về một xu thế mới của người dân; để rồi, đến năm 1570 chúa kiêm quản luôn xứ Quảng Nam...

Bước qua

27/04/2022 lúc 09:13






C





ó lẽ cái nắng, cái gió mặn mòi của biển đã làm cho anh Mai Văn Dàn già đi nhiều so với tuổi của mình. Nhưng bên trong nước da rám nắng ấy là cả một tấm lòng nhân hậu cao cả mà người đời phải ngã mũ cảm phục, quí mến và trân trọng bởi anh đã bước qua “lời nguyền” của ngư dân biển để giành lại mạng sống cho không ít người bị đuối nước trên vùng biển Cửa Việt – Gio Linh – Quảng Trị.
Anh Mai Văn Dàn được nhiều người cảm kích, coi là ân nhân có vóc người vừa phải, nước da ngăm đen, nhưng phong thái hoạt bát. Bằng giọng nói rắn rỏi chân chất miền biển pha chút hài hước của một cựu binh trong quân ngũ, anh Mai Văn  Dàn xúc động kể cho chúng tôi nghe câu chuyện… anh bước qua lời nguyền của ngư dân biển:
 Anh Dàn sinh ra và lớn lên ở thôn Hà Lộc (nay là khu phố 7 thị trấn Cửa Việt). Cũng như những đứa trẻ nơi miền quê cát trắng chỉ có thể bám lấy nghề đi biển mà sống, sau những buổi cắp sách đến trường làng, anh theo bố tập tềnh đi biển, rồi trở thành ngư dân rường cột của gia đình. Đến tuổi quân ngũ, gác lại nghề biển để gia nhập lính Bảo vệ Thủ đô, rồi một năm sau anh tình nguyện lên mặt trận biên giới ở Bắc Giang.
Lật lại ký ức hai mươi lăm năm về trước, khi đang ở mặt trận biên giới Bắc Giang, anh phải nuốt nước mắt khi hay tin người cha và chú ruột đã bị cơn “cuồng phong” bất ngờ ập đến cướp đi sinh mạng tại vùng biển quê nhà. Nếu không vì quan niệm “thần biển”, hay còn gọi là “hà bá” đã “kêu” ai thì người ấy “dạ”, ai đến cứu nghĩa là chống lệnh “bắt người” của “hà bá” thì… người thân của anh không ra đi mãi mãi...
 
 

Màu xanh trên vùng đất khó

27/04/2022 lúc 09:13






T





rên cơ sở điều kiện đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho các loại cây trồng có giá trị cao, những năm qua huyện Hướng Hóa đã có nhiều chính sách đầu tư phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng vốn có của địa phương. Huyện đã tập trung chỉ đạo khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn với tiêu thụ nông sản và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến; góp phần mở ra hướng đi mới trong suy nghĩ, canh tác của người nông dân trên địa bàn trong chọn lựa cây trồng phù hợp để xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. 
Tập trung tái canh, trồng mới cà phê
Là một trong những cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện, cà phê ở Hướng Hóa bấy lâu vẫn giữ vững thương hiệu trong mấy chục năm qua. Để duy trì tốt loại cây này, huyện đã triển khai nhiều biện pháp tích cực trong việc quản lý canh tác, thu hoạch và chế biến cà phê.
Trường hợp anh Hà Ngọc Dương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã Hướng Phùng là một trong những người vươn lên thoát nghèo nhờ trồng cà phê. Năm 2005 anh đầu tư trồng 2ha cà phê, sau 3 năm vun trồng, năm nào anh cũng bội thu. Bên cạnh đó, năm nào, anh cũng tự tay ươm từ 40-50 nghìn cây giống cà phê để trồng dặm. Hiện anh đang sở hữu hơn 4ha cà phê, trong đó hơn 3 ha cà phê đã cho thu hoạch, trừ chi phí, tổng thu nhập của gia đình anh trên 100 triệu đồng/năm. Cao điểm đến vụ cà phê thu hoạch, anh tạo điều kiện cho hơn 10 lao động nhàn rỗi trong và ngoài địa phương có việc làm với tiền công hơn 3 triệu đồng/người/tháng. Hay gia đình ông Hồ Thô (thôn Bút Việt), xã Hướng Phùng đầu tư và chăm bón gần 3,5 ha cà phê, trừ tất cả chi phí, mỗi năm gia đình ông lãi gần 100 triệu đồng…. Nhờ trồng cây cà phê mà tỷ lệ hộ nghèo ở Hướng Hóa ngày càng giảm mạnh, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng...

Giai điệu Khe Sanh ngày mới

27/04/2022 lúc 09:13






K





he Sanh của 45 năm trước từng vang lên dòng giai điệu sử thi, ngùn ngụt hào khí chiến thắng:
“Khe Sanh rực cháy bốt đồn giặc tan
Đồn Làng Vây hôm nao nơi đây quân giặc phơi thây
Trời Tà Cơn reo vui khắp nơi bóng cờ sao bay”
Đúng như lịch sử đã ghi nhận, ngày 9/7/1968, sau 170 ngày đêm chiến đấu anh dũng, mưu trí và kiên cường, lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân Giải phóng miền Nam kiêu hãnh tung bay trên sân bay Tà Cơn. Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường – quê ở Triệu Phong, Quảng Trị - là một người luôn đau đáu với quê hương, từng viết: “Hoa là giấc mơ của Đất. Âm nhạc là khát vọng của Đất. Văn học nghệ thuật đều ẩn chứa khát vọng của con người nhưng sách vở hoặc tranh vẽ quảng bá tới được công chúng rộng rãi không phải là dễ dàng, còn tiếng hát thì theo gió, theo khí trời mà vang động tận cõi lòng của muôn người. Mảnh đất nào dồn nén âm ỉ những khát vọng thì trước hết, đấy là mảnh đất sinh dưỡng của âm nhạc vậy”.
Bằng khát vọng của Đất, giấc mơ của Đời, Khe Sanh – Hướng Hóa đã vươn lên bằng nội lực và sức sống bền bỉ của mình, nỗ lực xây dựng huyện nhà thành một “Huyện miền núi kiểu mẫu” theo lời dạy của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn...

Thạc sĩ mê mắm ruốc và duyên nợ với quê nhà

27/04/2022 lúc 09:13






T





ừ chiếc thuyền nan lam lũ của cha ngày ngày cần mẫn với nghề chài lưới trên sông Thạch Hãn kiếm tiền nuôi các con ăn học, Đào Thị Hằng đã nỗ lực giành được tấm bằng thạc sỹ về chuyên ngành “Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững” tại Đại học Adelaide (Úc).Tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ,nhưng vìduyên nợ với mắm ruốc đã theo mình từ thuở ấu thơ mà Đào Thị Hằng đã trở vềđể thực hiện mơ ước của mình, cùng bà con xây dựng thương hiệu mắm ruốc Thuyền Nan.
Làm chiếc cầu nối nhỏ...
Những ngày này, Đào Thị Hằng tất bật, bận rộn đi về giữa thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị. Tham dự các hội thảo, làm thủ tục kiểm định chất lượng các loại mắm, thiết kế nhãn mác, quảng bá hàng hóa....Hằng hầu như không có nhiều thời gian để thăm nhà. Mở đầu câu chuyện về những bước ngoặt đáng nhớ trong cuộc đời mình, Hằng bảo cô biết ơn rất nhiều những người đã giúp đỡ, chắp cánh cho cô được thỏa nguyện ước mơ ngồi trên giảng đường đại học. “Nhà tôi nghèo lắm, trong nhà chưa khi nào có đủ 500.000 đồng nên tôi thấy tủi thân khi nghe các bạn bàn tán thi trường này, trường kia, còn tôi chỉ tính học xong đi làm lò gạch hoặc đi làm thợ may.Thi năm đầu tiên tôi trượt, ở nhà làm lò gạch, nhưng sức con gái yếu, tôi xin ba mạ ôn thêm năm nữa. Năm sau tôi đỗ thủ khoa vào Đại học Nông lâm (Huế) với 26 điểm. Tôi may mắn nhận được học bổng Tiếp sức đến trường và học bổng Thủ khoa của Nhật nên có tiền chi phí trong năm học đầu tiên”. Vào đại học, Hằng lại đeo đuổi ước mơ được đi du học. Hành trình học tiếng Anh, xin học bổng của Hằng rất gian nan. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, cô đã vượt qua 1.000 hồ sơ trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương để trở thành một trong 20 người của Việt Nam nhận được học bổng Năng lực lãnh đạo trị giá 112.000 USD của Bộ Ngoại giao Úc. Theo học thạc sĩ về chuyên ngành “Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững”, vừa hoàn thành luận án, Hằng tiếp tục nhận được một học bổng tiến sĩ. “Tôi luôn đặt câu hỏi mình sống trong đời để làm gì? Danh hiệu tiến sĩ quan trọng, tiền tài cũng quan trọng, nhưng được giúp đỡ nhiều người với tôi còn quan trọng hơn. Và, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về nước của tôi là ý kiến của ông bà Dương Quang Thiện. Ông từng du học ngành máy tính ở Pháp, làm việc cho IBM, lấy vợ tây, nhưng ông quyết định trở về nước với quan niệm đất nước mình còn nghèo và cần ông hơn là các nước phát triển”. Hằng nhớ lại quãng thời gian trăn trở giữa việc ở lại tiếp tục làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ hay trở về quê hương. Trong lần trao đổi với ông  Dương Quang Thiện về cách thức để giúp đỡ nhiều người dân Quảng Trị, Hằng đặc biệt tâm huyết và hứng thú với ý tưởng khôi phục lại nghề mắm truyền thống, và quyết định trở về để“tự mình làm chiếc cầu nối đưa mắm quê mình ra thị trường rộng lớn”...

Từ thương trường đến cửa Phật

27/04/2022 lúc 09:13






C





hị Nguyễn Thị Loan, Giám đốc Công ty TNHH Yên Loan, có trụ sở giao dịch tại 95A quốc lộ 9B Thành phố Đông Hà: Hai lần (2009, 2010) được tặng cúp “Bông hồng vàng” (giải thưởng cao quý do Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam bình chọn - là giải thưởng cao quý tặng cho cộng đồng doanh nhân); Năm 2009, được diện kiến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Năm 2010, được tham gia đoàn doanh nhân Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Trung Quốc do phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu; được UBND Tỉnh Quảng Trị, tổng cục thuế và nhiều cơ quan đoàn thể khác tặng  bằng khen, giấy khen. Nếu đem tất cả cúp vàng, bằng khen, giấy khen, kỹ niệm chương, chị và công ty chị được tặng, treo lên, sẽ phủ kín một bức tường lớn trong ngôi biệt thự của gia đình chị.
Từ năm đầu đất nước mở cửa, chuyển qua kinh tế thị trường, chị đã xin thôi việc ở công ty thương nghiệp, quyết chí thực hiện khát vọng kinh doanh của mình. Chị suy nghĩ: ........
 

 Câu chuyện về gia đình ông Hồ Tri Tân vào hoạt động Cách mạng ở Nam Kỳ

27/04/2022 lúc 09:13






V





ào những năm 1929-1930 phong trào cách mạng sôi sục ở tỉnh Quảng Trị, mật thám Pháp và Nam triều thẳng tay đàn áp, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, tra tấn dã man, dân ta lâm vào cảnh có một cổ hai tròng. Trong hoàn cảnh đó, ở thôn An Lộng (nay xã Triệu Hòa), anh cả là Hồ Tri Tân đã được giác ngộ cách mạng cho là vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) nơi dân chủ có nới lỏng hơn nên năm 1931 quyết định đưa cả gia đình vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm ăn và hoạt động cách mạng. Cùng đi là hai em trai Hồ Trị Hạ (Hồ Thẻo) và Hồ Ngọc Chiểu.
Ông Tân mở một xưởng gỗ có vài công nhân để che mắt mật thám trong là cơ sở cách mạng, lập chi bộ Đảng có 3 đảng viên là Tân, Lạng và Phạm Ngọc Cừ (bí thư), quan hệ với giới thợ thuyền và các nhóm cách mạng khác. Khi tình hình đã tốt lên, ông tổ chức hội thề với các nhóm cách mạng ở chùa Châu Viên (Bà Rịa - Vũng Tàu), thề tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, giữ bí mật, hoạt động theo từng nhóm để đạt mục đích chung... như treo cờ Đảng, khẩu hiệu trong các ngày lễ lớn của Pháp để cổ vũ phong trào cách mạng v.v... Trong cuốn hồi ký của Hồ Tỵ có những đoạn như sau:
...
 

Nữ thiện xạ số một ngày ấy bây giờ

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ặt chân đến Trung Hải Gio Linh khi nắng chiều đã xuồi xuội vàng trên những triền cỏ ven sông. Ngôi nhà nhỏ sâu hun hút phía cuối làng Xuân Long đang soi mình hiền hòa xuống dòng sông Bến Hải. Vùng quê bình dị yên hàn như bao vùng quê khác giữa một huyện Gio Linh ngút ngàn màu xanh cây trái đang phát triển từng ngày. Nhưng với tôi lại có lý do để đến nơi đây một lần nữa. Bởi trước đó, trong một lần cùng đồng nghiệp đi thực tế được ông Bí thư Đảng ủy xã giới thiệu khá đặc biệt về một nữ y tá thôn gần bốn mươi năm chữa bệnh cứu người, 9 lần được Đảng và Nhà nước phong tặng Dũng sĩ diệt Mỹ và nhiều Huân, Huy chương khác… Vâng! Người tôi muốn nhắc đến đó là bà Hoàng Thị Chẩm nữ xạ thủ số một bên bờ sông tuyến năm xưa.
Tuổi nhỏ nhưng chí lớn.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình  giàu truyền thống cách mạng; cha bị bọn địch bắt ở tù, mẹ làm cơ sở nuôi dấu cán bộ cách mạng, hai chú ruột hy sinh trong kháng chiến và cô ruột là bà mẹ Việt Nam anh hùng.........
 

Ký ức sơn tràng

27/04/2022 lúc 09:13







V





ừa chuyển phát nhanh cái hợp đồng xuất bản đầu sách “Làng nghề truyền thống Quảng Trị” ra cho Văn phòng dự án công bố tài sản Văn nghệ Dân gian Việt Nam thì nhận được cú điện thoại của bố tôi hỏi, gửi chưa? Tôi bảo, gửi rồi và chẳng thấy ông dặn dò gì thêm nữa. Nhưng ngày hôm sau ông bảo: Tiếc quá, ngoài 24 làng nghề truyền thống tiêu biểu đã viết, vẫn còn một số làng nữa. Có những nghề đã thất truyền nhưng không ghi chép nó lại vẫn thấy như mình là người có lỗi. Tôi buột miệng hỏi: Còn nghề gì nữa? Ông bảo: Sơn tràng, đóng cối xay…Và chỉ chờ có thế, ông lệnh cho tôi đi viết bổ sung.
Tôi có chút may (mà nói xui cũng được), là hầu hết bản thảo các đề tài, hết đề tài này đến đề tài nọ (trong đó có 24 làng nghề truyền thống kia) ông đều giao cho tôi vi tính. Có làng nghề ông đi thực địa hai, ba lần; có làng ông đi trong một buổi, sau chỉ thấy ông bổ sung tư liệu trên điện thoại bàn. Các thầy ở học viện báo chí dạy chúng tôi rất kỹ 3 công đoạn để ra một bài báo là đọc, đi và viết. Tôi thấy viết cái gì bố tôi cũng đọc rất kỹ, rất nhiều nguồn tư liệu đã có, song cái việc đi và viết của ông thì chớp nhoáng quá, tài tử quá. Biết việc đi viết bổ sung thêm vài làng nghề lần này là không từ chối được nên tôi đánh liều hỏi: Tư liệu ở đâu? Ông nói gọn lỏn: Vô làng! Và ông bổ sung thêm vào 3 công đoạn sản xuất ra một bài báo mỗi một từ “định hướng”: đọc cũng định hướng, đi cũng định hướng, viết cũng định hướng. Suốt ngày ngồi đọc lung tung trên mạng thì được cái gì; đi thực tế mà thiên tung mang nai thì rồi sẽ đi đâu về đâu, và viết “dây cà ra dây muống” thì chẳng viết cho ai, viết để làm gì cả!...Tôi đã về làng trong tâm thế như vậy.                                                
Làng tôi có cái tên Nôm rất kêu là làng Đại, nay là KP. Đại Áng, P. Đông Lương, Tp. Đông ........
 

Nghề làm giấy ở làng Phổ Lại

27/04/2022 lúc 09:13

Làng Phổ Lại nằm bên bờ Nam của Hói Sòng, trên địa phận hành chính thuộc xã Cam An, huyện Cam Lộ; phía Đông giáp làng Kim Đâu; phía Tây giáp làng An Bình; phía Bắc giáp làng An Xuân và Cẩm Thạch; phía Nam giáp làng Cam Lộ. Phổ Lại là một làng được hình thành khá muộn so với nhiều làng vùng Cam Lộ, Đông Hà vào khoảng giữa thế kỷ XVI. Công lao khai khẩn, dựng đặt hương hiệu thuộc về họ Nguyễn có gốc từ vùng Hải Dương ngoài Bắc.

Một lần nữa gọi tên Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13

LTS: Từ ngày 7 đến 29 -5 -2011, nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl (tác giả Sau mưa thôi nã đạn, Nguyễn Phan Quế Mai biên soạn và chuyển ngữ, NXB Trẻ 2010) sẽ trở về Việt Nam để giao lưu và nói chuyện về văn chương đương đại Mỹ ở một số trường đại học.
Trong hơn 20 năm qua, giáo sư Bruce Weigl đã giới thiệu cho hàng ngàn sinh viên và công chúng Mỹ về văn hóa, lịch sử và văn học Việt Nam với mong muốn mở rộng góc nhìn của họ về đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa.
Giáo sư Bruce Weigl đã được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật ViệtNam và Hội Nhà văn Việt Nam trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật” (2010).
Ngày 25 tháng 12 năm 2010, giáo sư Bruce Weigl đến Quảng Trị và sau chuyến đi ông đã có bài viết này. CV trân trọng giới thiệu bài viết của ông





C





hiếc xe buýt cồng kềnh lao đi trong màn đêm, bỏ lại sau lưng tôi Hà Nội và những ngôi nhà sáng choang ánh đèn, những dòng người hối hả.
Màn đêm xung quanh dần tối thẫm, chỉ trừ ánh đèn mờ trên xe, đủ cho tôi thấy những khuôn mặt bình thản ngái ngủ của những người Việt Nam. Lòng tôi bồn chồn lo lắng. Tôi sắp phải đối diện với quá khứ đau đớn nhất của mình: Quảng Trị.
Gần bốn mươi bốn năm trước, vào năm 1967, tôi đã đặt chân đến Quảng Trị cùng với những người lính Mỹ trong Lữ đoàn kỵ binh bay số 1. Là một chàng trai 18 tuổi, tôi không nghĩ nhiều đến chiến tranh và cái chết. Tôi đến Việt Nam với một ý nghĩ giản đơn rằng sẽ sớm trở về nhà nếu tôi cẩn trọng và khi tôi trở về, quân đội sẽ trả tiền cho tôi học tiếp.
......
 

Đi tìm o Diệp Gio An

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong phương ngữ quê tôi, người ta dùng từ o (cô) để xưng hô lễ phép đối với một phụ nữ đứng tuổi (chưa già nhưng không còn trẻ). Lại cũng có một cách dùng thân mật hơn, đó là xưng gọi với các em gái, bạn gái thân thiết. Bởi thế, tôi cảm cái cách gọi o Diệp của CCB Đặng Ngọc Sỹ trong mẩu hồi ký ngắn, chân thật và cảm động của anh về nữ du kích Gio An.
Khi nhận được mẩu  hồi ký do anh gởi đến, tôi đã đọc rất chăm chú, và đọc đến mấy lần, tình cảm của người lính sâu sắc và cảm động, tấm gương hy sinh tuổi xuân của các o du kích tuyến lửa hiện lên chân thành mà lạc quan…
"…Chúng tôi vượt bến Cẩm Sơn lúc chập choạng tối, tiếng ùng oàng của pháo nổ gần xa không ngớt. Mùi thuốc nổ trộn lẫn với mùi lá cây tươi dập nát, mùi bùn đất mới lật lên, mùi khét của bom na-pan... hỗn hợp khó chịu. Cách sông Bến Hải phía Nam thượng nguồn chừng 500m, trung đội tôi được bổ sung 2 cô du kích dẫn đường. Dưới ánh trăng mờ, mọi người đều thấy 2 cô mặc bà ba đen, cũng ba lô con cóc, súng AK, thắt lưng mắc lựu đạn, băng đạn, bi đông nước và túi vải đựng cơm vắt; người nhỏ gọn, tiếng nói nhẹ nhàng, rất trẻ làm tôi quên đi mọi nỗi nhọc nhằn của cả tháng hành quân xa. Mới 17-18 tuổi thôi, nhưng ở đây, nơi chiến trận, các cô đã quen phòng tránh, già dặn những kinh nghiệm chiến đấu với quân thù trên đất quê hương.
Sau khi "B trưởng" giới thiệu, một trong 2 cô nói nhanh: "Em tên là Diệp, còn o ni là Lễ, vào đây gần địch rồi mấy eng nghe tụi em. Không được ở đây lâu vì địch hay dùng bom tọa độ và cối từ đồn bắn cầm canh vu vơ. Mỗi người cách nhau 5 mét! Đi theo chúng em! Nào ta bắt đầu!”.
Chúng tôi lại xốc ba lô, đeo súng đạn lên người. Diệp còn nói thêm: "Nếu gặp địch, bọn em có nổ súng, mấy eng mới được đánh nghe!".
Thế là chúng tôi lại hành quân. Qua làng An Nha, chúng tôi đến địa điểm chốt. Nói là làng nhưng kẻ địch đã đốt trụi nhà cửa. Trâu, bò, lợn, gà chạy cả vào rừng. Dân chúng một số chạy ra Vĩnh Linh, số còn lại bị chúng nhốt vào các ấp chiến lược ở tuyến trong. Tất bật suốt đêm đào bới, mờ sáng chúng tôi đã có hầm được ngụy trang cẩn thận chờ địch. Trước lúc trở lại dẫn đường cho đơn vị khác, Diệp và Lệ còn đi từng hầm bắt tay và chúc chúng tôi lập công diệt cho được giặc Mỹ trên mảnh đất này. Cầm tay Diệp ấm áp, mảnh mai, tôi biết mình đang lớn.
…Chiến tranh kết thúc đã gần 40 năm, tôi đã được điều trị, an dưỡng, mang trên mình thương tật 81%. Cũng như nhiều thương binh khác, về quê hương tôi có tổ ấm gia đình, có vợ hiền đảm đang, có con ngoan chăm học. Được nhìn đất nước tự do, đổi mới, tôi bắt đầu tìm kiếm đồng đội sau chiến tranh, những tình cảm đã bên mình theo Đảng từng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nhiều đồng chí đã ngã xuống trên quê hương Quảng Trị anh hùng mà mãi cho đến nay chúng tôi không sao quên được những phút giây bồi hồi thương xót. Những anh chị ấy để lại danh thơm cho đất nước. Số bị địch bắt tù đày, số bị thương như tôi, số anh em nguyên vẹn thì như hạt gạo trên sàng, thành cán bộ, sĩ quan, thành công nhân viên chức nhà nước. Mỗi người mỗi ngả, khắp mọi miền của Tổ quốc thống nhất. Mỗi khi được gặp mặt trong ngày truyền thống của đơn vị anh hùng năm xưa, gặp đồng chí nào của thời kỳ “ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam”, tôi cũng hỏi:
- Có nhớ Diệp Gio An ngày ấy không?
 ( Đi tìm o Diệp Gio An, Đặng Sỹ Ngọc)
Tôi hiểu trách nhiệm của mình là… tìm ra o Diệp, để hoàn tất chuyến "đi tìm..." của người CCB - thương binh nặng ấy, với sự đồng cảm và tri ân đối với những người như o Diệp và các anh.

Trong tài liệu lưu trữ của văn phòng UBND xã Gio An, huyện Gio Linh, tôi tìm thấy danh sách của những người dân quân, du kích qua các thời kỳ hiện còn sống,  nhưng không có tên o Diệp....
 
 
 

Xin thầy cô hãy dạy cho em viết đúng chính tả tiếng Việt

27/04/2022 lúc 09:13






M





ột thực trạng chung trong nhiều năm qua kéo dài cho đến hôm nay, đối với người Quảng Trị, đó là lỗi viết sai chính tả tiếng Việt. Không phải tất cả, nhưng đa số người Quảng Trị đều mắc lỗi này, đến nỗi có người nói vui hễ cứ đọc bài nào sai chính tả nhiều thì đó là của người Quảng Trị. Bài viết này không phải là chuyện “vạch áo cho người xem lưng” mà chỉ là góp ý kiến nhỏ cùng quý thầy cô đang làm công tác giảng dạy ở tỉnh nhà, âu cũng là một việc làm cần thiết nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hiểu theo nghĩa rộng.
1. Do đâu mà viết sai
Gần đây tôi có vào đọc bài của một số người Quảng Trị trong các forum (diễn đàn) và blog (nhật ký cá nhân), đây là hai dạng thức của thế giới mạng tin học (internet). Vào những trang đó, thấy bà con chúng ta viết sai lỗi chính tả quá nhiều. Đôi khi tôi ngồi tủm tỉm cười một mình, nhưng rồi lại thấy buồn.
Thời đi học ở trường làng, trường huyện, tôi và bạn bè thường viết sai chính tả, lúc đó cứ nghĩ sai là do mình mới học ít chưa biết. Nhưng đến mãi khi vào đại học thì cái sai này vẫn còn, nhiều người ra trường đi làm việc vẫn chưa khắc phục được. Lỗi viết sai chính tả cứ bám dùng dằng dai dẳng như con đỉa, mà đối với người Quảng Trị đi làm ruộng thì đỉa không phải là điều đáng sợ (!). Một nét tính cách thuần hậu đáng quý của người Quảng Trị đó là chịu đựng và chấp nhận. Nhưng cũng chính cái sự dễ dàng chấp nhận này mà lỗi chính tả, thành ra cũng “ừ thì kệ nó” luôn.
Lỗi sai chính tả dễ thấy nhất đó là viết nhầm giữa dấu hỏi với dấu ngã (dấu thanh). Cái sai này là sai chung của người Việt mình, nhưng Quảng Trị vẫn nặng hơn cả. Có người viết tên tỉnh Quảng Trị thành ra Quãng Trị, viết tên sông Thạch Hãn thành Thạch Hản, viết tên di tích lịch sử Nghĩa Trang Trường Sơn thành Nghỉa Trang Trường Sơn... Cái sai này đã chạm vào những tên riêng thiêng liêng của quê hương. Thiết nghĩ, viết như thế là đáng trách.
Bây giờ ra đường, nhìn các biển hiệu ở quán xá dịch vụ, ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều lỗi chính tả. Đấy là những cái sai ngờ nghệch, ngớ ngẩn, buồn cười, thậm chí thô thiển. Chẳng hạn có nhiều quán sửa chữa xe máy đề biển “sữa Honda”. Giả sử có một người khách nước ngoài tra từ điển, chắc sẽ thốt lên là ở nước Việt có một loại sữa uống mang hiệu Honda. Hoặc nhiều quán đề biển “sữa chửa”, thì nó có nghĩa là sữa của bà mẹ đang mang thai.
Có lần tôi đọc được câu văn thế này trên trang blog của một người Quảng Trị: “Tôi rất quý mến nhà văn Hoàng Phũ Ngọc Tường”. Quý mến nhau mà thế à? Quý mến nhau mà đến cái tên người ta có mỗi một dấu chữ cỏn con cũng để sai. Ai cũng biết chữ “Phủ” (dấu hỏi) có một nghĩa rất đẹp mà có lần Nguyễn Trọng Tạo thắc thỏm thì Hoàng Phủ trả lời rằng chữ “Phủ” đó đại khái là một cái nhà chứa sách hay tiền bạc gì đó. Còn khi viết chữ “Phũ” (dấu ngã) thì thành ra một nghĩa chẳng có gì hay ho, thậm chí là xấu. Cái sai này tuy không thiêng liêng như sai tên địa danh quê hương, nhưng lại chạm đến vấn đề tình cảm mà đôi khi rất dễ làm mếch lòng nhau. Trong các blog đều có phần viết góp ý và khổ chủ trả lời góp ý đó. Một hôm nhà thơ Hữu Kim vào trang blog của một người Quảng Trị mình, ông nhà thơ viết tên rõ ràng là Hữu Kim. Thế mà ngay kế đó khổ chủ trả lời lại viết “anh Hửu Kim thân mến!”. Thân mến mà thế à? Thân mến mà đổi luôn cái tên có vẻ sang trọng quý phái của người ta thành ta một chữ hình như chẳng có nghĩa gì cả....
 
 
 

Chị và em

27/04/2022 lúc 09:13






H





è 1968
Nhà mình ở Bố Trạch, Quảng Bình. Chiến tranh phá hoại do không quân Mỹ thực hiện ra miền Bắc ngày càng khốc liệt, sự sống được tính bằng ngày. Mạ và năm chị em sống trong một căn hầm chữ A làm bằng gỗ, tre tháo từ căn nhà lợp rạ cạnh căn hầm của Hội nhà báo tỉnh Quảng Bình. Mỗi lần bọn “Thần sấm”, “Con ma“ Mỹ nhào lộn ném bom xuống cầu sắt và cầu đường bộ bắc qua sông Dinh nối hai bờ Nam Trạch và Đại Trạch thì mạ và chị dồn các em vào một góc hầm rồi choàng tay ôm như muốn che chắn. Em chuồi  ra khỏi vòng tay mạ lao tới cửa phụ của căn hầm trồi người lên và đếm: hai quả, bốn quả!. Những quả bom đen trũi lao vun vút rồi một loạt tiếng nổ trầm đục cùng những đụn khói đen cuộn lên. Mạ nhào tới kéo chân em: “xuống đi, xuống đi con, mạ xin!” Chú Phan Văn Khuyến - nhà báo, qua hầm nhà mình nói: “Chị cho mấy đứa qua bớt hầm tụi em, như thế thì tốt hơn.” Lần nào mạ cũng phân trần: “không được mô chú, ông nhà  tui bộ đội ở xa, hai đứa lớn thì đang học trường học sinh miền Nam ngoài Bắc. Năm đứa ni ở với tui, mạ con phải ở chung một hầm. Nếu có phúc thì cùng sống, lỡ có xui thì cùng chết chứ chia ra không may mạ chết con ở với ai, còn nếu không may nữa  con chết, mạ sống làm chi, ngày ông nhà tui về, tui ăn nói làm răng?
Có lẽ ba rất hiểu mạ, nên từ Nam Đàn, Nghệ An nơi Bộ tư lệnh Quân khu Bốn đóng quân, ba nhờ các chú bộ đội có dịp ghé thăm và bàn với mạ bố trí cho chị và em ra Nghệ An với ba. Lúc này người dân Quảng Bình, Vĩnh Linh cũng đang lũ lượt sơ tán khỏi vùng đất "tọa độ chết" ra Tân Kỳ (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa)... Mạ đồng ý, vậy là em - lúc đó 12 tuổi và chị 18 tuổi đã có một chuyến đi bộ ra Hà Tĩnh, để từ Hà Tĩnh đi tiếp ra Nghệ An. Chuyến đi dưới bom đạn của tàu bay và pháo hạm Mỹ đầy nước mắt và khổ cực. Em còn nhớ cái buổi chiều chị em mình đi qua đèo Ngang, trời mưa lất phất, nhìn xuống bên tay phải, vực sâu hun hút nhìn lên bên trái vách núi dựng đứng. Một cây ổi mọc ngay lề đường với vài ba trái xanh, nhỉnh hơn ngón chân cái, em dừng lại hái, chị chạy lui kéo tay em “đi thôi em, đứng lại là chết, pháo Mỹ ngoài biển sắp bắn vô rồi” “em đói lắm chân em chảy máu không đi được nữa mô“, “vậy để chị cõng”, “nhưng chân chị cũng chảy máu tề, thôi để em đi”…
 Sau gần một tuần hai chị em cũng đã đến được Thạch Hà (Hà Tĩnh) và tạm trú ở đó chờ tin Ba. Những ngày thiếu thốn và đói khát "cơm vừng một bát" bắt đầu…
Xuân 1975
Ba đang là Đoàn trưởng Đoàn 200 – Quân khu Bốn, Mạ và ba em sau mấy năm ở Thanh Chương đã chuyển về Quỳnh Lưu - Nghệ An. Chị đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội và đang làm giáo viên ở Trường cấp 3 Thuận Thành, Hà Bắc. Cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn quyết liệt, ngày toàn thắng đang đến gần. Cả miền Bắc dồn hết sức người, sức của cho trận chiến đấu cuối cùng giải phóng miền Nam. Em đang là sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội viết đơn xin nhập ngũ với một tâm niệm cháy bỏng được tham gia giải phóng quê mình. Chị hay tin, tìm đến khu ký túc xá của trường Tổng hợp ở Thanh Xuân thăm em trước ngày em lên đường, đặt vào tay em một ít tiền và tờ giấy trắng có bốn câu thơ của chị:...
 
 

Đất rừng xanh thắm

27/04/2022 lúc 09:13






C





ánh đồng Già – Voòng của xã miền núi Vĩnh Trường, huyện Gio Linh trông giống như chiếc quạt xòe ra hai bên đại lộ Hồ Chí Minh chạy từ thị trấn Bến Quan huyện Vĩnh Linh vượt sông Bến Hải rồi vươn xa vào phía Nam. Ít ai đồ rằng trên những lối mòn lịch sử xuyên dưới những cánh rừng đại ngàn còn in dấu chân của các nghĩa sĩ Cần Vương hơn 100 năm trước, hay vết xích xe tăng của những binh đoàn chủ lực tiến vào giải phóng miền Nam nay đã trở thành một đại lộ thanh thang mang tầm cỡ thời đại. Những ngọn đồi bát úp với những tên gọi nghe huyền bí như tên gọi của một thời tiền sử như Xà Luộc, Leng Keng, Vơng Vơng… nay đã thức dậy với màu xanh bạt ngàn của cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, rừng nguyên liệu… Thấp thoáng trong sương sớm là nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - tượng đài bất tử của khát vọng thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam với hơn một vạn cán bộ chiến sĩ của khắp mọi miền đất nước về yên nghỉ giữa đất rừng của Vĩnh Trường. Xa hơn chút nữa là những thôn bản bình yên của đồng bào dân tộc Vân Kiều với những ngôi nhà ngói, nhà xây và những ngôi nhà sàn cất theo lối kiến trúc truyền thống của người xứ núi. Buổi sáng, tiếng chim quyên quy giục giã cỏ non nhú lá, mấy chú dê non tung tăng dưới ánh mắt trời. Trên khắp các ngã đường của thôn bản tấp nập các em học sinh người Vân Kiều cổ quàng khăn đỏ tung tăng cắp sách đến trường như vẽ vào bức tranh buổi sớm của xã miền núi Vĩnh Trường một gam màu mới…
 Cô giáo Hường – quê vùng sông nước Gio Việt, đến năm học 2010 – 2011 đã có năm năm thâm niên cắm bản. Năm 2006, tốt nghiệp Trường cao đẳng mẫu giáo mầm non Đà Nẵng, trở về Gio Linh cô tình nguyện lên nuôi dạy các cháu con em đồng bào dân tộc Vân Kiều xã Vĩnh Trường. Đến nay cô giáo Hường được xem là con em của dân bản, với thói quen chạy xe máy vượt đèo Kù Rang để vận động bà con dân bản cho con em đến trường, hoặc thăm nom các cháu bị ốm phải nghỉ học. Và hôm nay cũng như mọi ngày, cô giáo Hường lại chuẩn bị một ngày đến lớp trên chiếc xe máy đã tróc hết màu sơn. Trước cô giáo Hường đã có nhiều thế hệ giáo viên miền xuôi lên dạy cái chữ Cụ Hồ cho đồng bào dân tộc Vân Kiều của hai xã miền núi của huyện Gio Linh, trong đó có xã Vĩnh Trường. Nhiều người trong số họ đã mãi mãi nằm lại với đất rừng vì sốt rét ác tính, vì bom đạn còn sót lại của chiến tranh. Dân bản thường bảo:
- Người Vân Kiều học được cái chữ của Cụ Hồ như con chim bay giữa trời.
Quả đúng như vậy thật!
Nhờ học được cái chữ của Cụ Hồ nên nhiều đồng bào dân tộc Vân Kiều của xã miền núi Vĩnh Trường như ông Hồ Vê, Hồ Hà, Hồ Hằng, Hồ Pừng… không những nhận thức được lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên cường bám trụ đánh Mỹ đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, mà còn trở thành những cán bộ đảng viên gương mẫu được dân quý, dân tin. Sau ngày quê hương được giải phóng, được học cái chữ của Cụ Hồ, nhiều con em của dân bản như Hồ Văn Sơn, Hồ Thị Lam, Hồ Hải Sâm, Hồ Thị Mừng, Hồ Thị Hiền… không những trở thành điển hình sản xuất giỏi làm gương cho đồng bào dân tộc Vân Kiều noi theo mà còn trở thành những cán bộ chủ chốt của địa phương, lãnh đạo dân bản đổi mới sản xuất để xây dựng quê hương ngày một thêm giàu đẹp. Đặc biệt, nhiều con em của đồng bào Vân Kiều xã Vĩnh Trường còn phấn đấu thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Nhiều người trong số họ đã trở thành kỹ sư lâm nghiệp, giáo viên, nhạc sĩ. Trong lần về thăm quê hương, Hồ Thị Khai tốt nghiệp trường Cao đẳng văn hóa Hà Nội đã sáng tác bản nhạc nền cho điệu múa Tạc Xình truyền thống của dân tộc mình. Điệu múa Tạc Xình là tiết mục văn nghệ được cán bộ, đồng bào Vân Kiều các xã miền núi yêu thích nhất trong các buổi liên hoan văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân....
 
 
 

Nghĩ về nghề từ một chuyến đi

27/04/2022 lúc 09:13






N





hư một tất yếu: Khi đã cùng sống, cùng sẻ chia trong gian khó thì sự cảm thông và gắn bó thường rất sâu đậm. Ta gặp điều đó khi nhà thơ Hữu Thỉnh viết bài thơ tặng thầy mình nhân ngày 20 - 11, có đoạn:
… Đời mau quá, tóc thầy khói phủ
Giáo án mong manh, bão giật đời thường
Cây trước cửa, gió ở ngoài trang vở
Thầy một mình vật vã với văn chương
Đang mưa bão, đường về ngập nước
Giở trang Kiều thầy giảng, chạnh lòng đau!
Thương cái đau của Thúy Kiều, từ sự liên tưởng, nhà thơ “chạnh lòng đau” cho thầy mình giữa đêm lạnh “vật vã” với giáo án cùng những gian khó thường nhật. Tôi không có vinh dự được dạy nhà thơ nhưng cũng là thầy giáo ở thời điểm nhà thơ Hữu Thỉnh là học trò nên với những gì đã trải nghiệm, tôi hiểu được nỗi lòng của thế hệ học sinh “mang mũ rơm đi học trên đường dài” của bốn mươi sáu năm trước. Đúng là đã có “một thời bom đạn”, “khoai sắn qua ngày” mà tình thầy trò thật đẹp!
Tháng 11 năm nay, trong tâm trạng đó, tôi háo hức vượt hơn 700km để về dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập của trường cấp 3 Hạ Hòa – Phú Thọ. Đây là nơi tôi đã dạy và cũng đã học được rất nhiều điều quý giá. Với tôi đây là nơi gắn với hai sự khởi đầu to lớn: Khởi đầu nghề nghiệp với những kỷ niệm sâu sắc và khởi đầu cuộc sống gia đình với những kỷ niệm ngọt ngào. Vì vậy tôi xem mảnh đất trung du này là “quê hương thứ hai” hay nói như Chế Lan Viên:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn
Quả thật: Tình đồng nghiệp, tình thầy trò và tình dân đã là một tài sản tinh thần quý giá “kết tủa” trong tôi, một động lực cho tôi đi tới trong những năm tháng sau đó khi đi B, đi K và làm các công vụ khác nhau. Năm tháng đã không thể xóa nhòa kí ức đó.
Ở tuổi đời 50, trường đã có những đóng góp to lớn nên Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Từ mái nhà chung này, hàng vạn học sinh đã bước vào cuộc sống, không ít em đã trở thành cán bộ cao cấp, tướng lĩnh, nhà khoa học, danh nhân tên tuổi và biết bao em khác đang là cán bộ, chiến sĩ, người lao động xuất sắc, tin cậy trên các mặt trận. Nửa thế kỷ với một mái trường bị bom Mỹ đánh sập 1965, rồi mười năm phải vượt sông sơ tán vào tận chân núi và rồi mái trường cao tầng to đẹp hôm nay, có biết bao điều xúc động tại nơi này. Lễ kỷ niệm đã được tổ chức trang trọng và thấm đẫm nghĩa tình. Trong hai ngày lưu lại mái trường xưa, tôi được dự nhiều hoạt động và nhiều cuộc tiếp xúc. Đã có thật nhiều xúc động mà cho đến lúc cầm bút viết những dòng này vẫn còn nóng hổi trong tôi. Vì “Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi” nên tôi muốn thuật lại một số điều lắng đọng để bộc bạch với mọi người mà chủ yếu là với các đồng nghiệp và học sinh thân thiết của mình....
 
 
 

Tình đồng hương

27/04/2022 lúc 09:13






N





hững ngày cuối năm, trời Sài Gòn se lạnh. Mỗi sáng mai thức dậy, chợt thấy bồi hồi khi những vạt nắng ngoài sân đã pha màu tết, vàng hanh. Mỗi chiều, ngồi nhớ bâng khuâng theo lời gió xôn xao, trên những tàn cây trút lá bên hiên. Chợt buồn. Năm tháng lụn tàn!
Mới đó thôi, mà đã hơn nửa thế kỷ lưu lạc quê người. Trên bước đường trôi nổi khắp phương Nam, không biết bao lần tôi đã gặp những đồng hương để lại trong lòng mình những ân tình thấm đẫm, càng thêm gợi nhớ quê nhà.
Ngày đó, khi còn là chàng trai trẻ. Một hôm có việc phải về Cần Thơ, đến bến bắc Mỹ Thuận thì trời sẩm tối. Phà kẹt từ chiều bởi phải nhường ưu tiên cho đoàn xe nhà binh chuyển quân ra trận. Đang đứng bên cửa sổ, nhìn xuống lòng sông Tiền đục ngầu, mênh mông, nhạt nhòa trong cơn mưa cuối mùa. Bỗng một anh Trung sĩ từ trên một chiếc GMC nhảy xuống, tìm đến nói với người bán thuốc lá dạo: “Bán cho tui 3 đồng, 4 điếu ruby”. Rõ ràng là giọng Quảng Trị không lẫn vào đâu, tôi nghe mà lòng bồi hồi, vội gợi chuyện: “Trung sĩ là người Quảng Trị?”. Không trả lời, mà anh ta hỏi ngược lại: “Anh cũng người Quảng Trị?”. Tôi gật đầu, anh ôm chầm lấy tôi chẳng khác nào bằng hữu thân tình, cách xa lâu ngày mới gặp lại, nét mặt hớn hở như trẻ con:“Trật đi mô được, nghe giọng là biết đồng hương liền”. Anh đốt thuốc và chìa cho tôi một điếu. Rồi kể: “Tui học trường Nguyễn Hoàng, thi rớt tú tài nên bị động viên vào Đồng Đế. Ra trường, chẳng thân thế nên bị đưa về miền Tây làm lính trận”. Té ra, anh cũng cùng huyện Hải Lăng với tôi. Anh ở xã Hải Kinh, còn tôi Hải Dương, cách nhau một cánh đồng cò bay thẳng cánh. Chưa nói được gì thì phà cặp bến. Trước khi nhảy lên xe, hai chúng tôi bịn rịn ôm nhau một lần nữa, ước hẹn với nhau có ngày gặp lại ở quê nhà. Dạo đó làm gì có điện thoại di động như bây giờ, anh nhặt bao thuốc lá dưới sàn phà, xé làm đôi ghi địa chỉ của hai đứa. Tôi còn nhớ như in, anh tên là Trần Lợi, KBC 4496. Đoàn xe chuyển bánh, anh cố ngoái lại, vẫy tay chào tạm biệt đồng hương. Tôi bước lên cầu bắc mà lòng xao xuyến như vừa chia tay với một người ruột thịt, chẳng biết có còn gặp lại hay không! Trở về Sài Gòn, tôi viết thư cho Lợi ngay, trong thư toàn nhắc chuyện quê nhà với lòng hoài hương canh cánh. Tất nhiên, cuối thư tôi không quên cầu chúc cho anh bình an, chân cứng đá mềm. Hơn mười ngày sau, lá thư được chuyển trả lại cho tôi với dòng ghi chú trên phong bì: “Hoàn lại người gởi, người nhận đã tử trận!” Tôi nhớ, lúc đó mình đã cố nén, nhưng nước mắt cứ trào. Thế là Trần Lợi đã hồi hương, anh đã làm một chuyến trở về không hề hẹn trước.
Mười mấy năm trước đây, nhân một chuyến về Hà Tiên công tác. Lúc bấy giờ từ phía núi Tô Châu, nối liền với trung tâm thị xã, còn là chiếc cầu phao bập bềnh trên sóng nước. Buổi chiều, tôi từ khách sạn Đông Hồ thả bộ ra đầu cầu hóng gió thì gặp một anh xe ôm chào mời bằng giọng không Quảng Bình thì cũng Quảng Trị. Hỏi ra, thì đúng đồng hương. Quê quán anh ở làng Nại Cửu, huyện Triệu Phong. Năm 1979, đi nghĩa vụ quân sự, chiến đấu ở mặt trận 479 bên nước bạn Campuchia. Xuất ngũ, định ghé lại Hà Tiên chơi mấy ngày cho biết. Nào ngờ duyên số đẩy đưa, anh bén duyên với một người con gái nơi đây, rồi rứt ra không đành. Thế là thành vợ, thành chồng và ở lại luôn. Tên anh là Lê Trọng Tình, cái tên phản ảnh một cách chính xác với tính cách con người. Tôi rủ anh vào một quán cà phê ven sông lộng gió biển khơi. Anh rớm nước mắt khi nhắc đến thời thơ ấu quê nhà. Những lần sung sướng được mẹ cho đi theo lên chợ thị xã, đôi chân trần bé bỏng chạy lúp xúp sau gánh rau nặng trĩu của mẹ, thế mà lòng vẫn thấy háo hức vô cùng. Ngang qua chùa Tỉnh Hội, anh đã thẩn thờ vì lần đầu tiên được thấy một công trình đồ sộ đến thế. Trước sân chùa, dòng sông Thạch Hãn lượn quanh, trơ đáy những ngày hè rát bỏng ngọn nam Lào. Tình nói: “Ở đây ít đồng hương lắm, nên gặp anh, em mừng hết lớn. Dù anh em miềng mới gặp nhau lần đầu, nhưng em thấy chẳng khác nào ruột thịt. Quê miềng (mình) khổ lắm, nên tha phương mà gặp được đồng hương là không có chi bằng”. Giọng của Tình chân thật và rất đơn sơ. Nghe là nhớ củ sắn, củ khoai, mùi đất bùn đồng cạn. Là nhớ tiếng kẻo kẹt sau lũy tre còm, ngàn đời vang vọng nỗi nhớ không nguôi. Khi không còn giữ kẻ, Tình nói: “Anh cứ ở khách sạn cho thoải mái, nhưng còn ở đây ngày nào cứ ghé nhà em ăn cơm. Mỗi sáng, em sẽ ghé đón anh, muốn đi đâu, em chở đi. Không tiền nong chi cả. Thú thật với anh, trước đây vợ chồng em lo nuôi hai cháu cũng vất vả lắm. Trời thương, năm ngoái em trúng 5 tấm vé số đặc biệt, thế là đổi đời. Nhưng vẫn cứ giữ nghề chạy xe ôm như bình thường để tránh mắt thiên hạ. Có tiền, vừa rồi em đã đưa vợ con về thăm nội. Xây lăng, đắp mộ cho ông bà, không mả đố ả làm nên! Em cũng dựng lại mái nhà cho mẹ em ở với vợ chồng thằng út. Rứa cũng là phúc đức lắm rồi phải không anh”. Tình thật thà như đếm. Hôm đầu tiên ghé nhà anh ăn cơm, tôi có mua chút quà cho hai đứa nhỏ. Đứa con gái lớn được anh đặt tên là Lê Thị Nại Cửu, thằng út là Lê Triệu Phong, chắc là Tình nhớ quê lắm mới đặt tên con như vậy. Người Quảng Trị ở đâu cũng khó lòng mất gốc. Anh ghé vào tai tôi trách móc: “Anh cứ làm khách, anh tới ăn với vợ chồng em bữa cơm là em vui lắm rồi, bày chi quà cáp. Anh biết không, từ ngày lấy vợ đến nay, khách đến nhà em toàn là bà con bên vợ. Năm thi mười họa mới có một người bên mình, toàn là tha phương cầu thực. Chừ được đồng hương là nhà báo như anh đến thăm, em nở mặt nở mày với bên vợ lắm”....
 
 
 

Dư vị đất Sải

27/04/2022 lúc 09:13






N





hững ai đã từng đến chợ Sải chắc chắn sẽ không thể quên vị ngọt cay của kẹo ú, tiếng xèo xèo của bánh khoái, vị bùi béo của bánh đúc, chua ngọt của nem, đậm đà của chả, dẻo ngon của những cái bánh chưng, mùi thơm đặc biệt quyến rũ của nem lụi và cảnhvui nhộn trên bến dưới thuyền với những hàng tôm cá tươi chong. Đó là ký ức của những ngày một trăm đồng mua được mười cái kẹo ú trong tuổi thơ tôi!
Bao nhiêu thế hệ ở quê mình đã lớn lên, nếm được những dư vị của đất và làm nên tên đất. Những dư vị đã theo bao gánh hàng, thuyền buôn ùn ùn toả đi khắp nơi. Từ Triệu Phong vào Hải Lăng, ngược Ba Lòng, lên Cam Lộ, ra Vĩnh Linh, Quảng Bình.
Xưa hơn, chợ Sải còn là trung tâm buôn bán của rất nhiều mặt hàng phong phú. Từ sản vật của các địa phương lân cận như vật dụng làm bằng tre của Phương Ngạn, bún Linh Chiểu, bánh ướt Phương Lang, đậu mè, chuối, rau của Nại Cửu,.v.v. Đến những mặt hàng “xa xỉ” như vải vóc, đồ đồng, dép guốc của các nơi xa mang đến. .............
 

« 4041424344 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground