Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Xin hãy cứu bàu Thủy Ứ

27/04/2022 lúc 09:13

Nói đến bàu Thủy Ứ - một địa danh chắc hẳn đã không còn xa lạ với những ai đã từng sống, từng đến và từng biết về làng quê Vĩnh Tú. Bàu Thủy Ứ là mạch nguồn, là trái tim, lá phổi, là nguồn sống của người dân nơi đây. Và cũng là một trong những nguồn cội để bắt đầu câu chuyện trạng của ngày xửa, ngày xưa: con cá Đô làm bảy món, vảy cá chép để lợp nhà...
Phải nói rằng bàu Thủy Ứ là một trong những ưu đãi tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân Vĩnh Tú. Bao đời nay, Bàu thủy Ứ đã nuôi sống nhiều gia đình bởi nguồn thủy sản tôm, cá, dồi dào vô kể. Ngoài những nguồn lợi về thủy sản, bàu còn là một cảnh quan sinh thái tuyệt vời, khí hậu mát mẻ, trong lành. Hai bên bàu làng quê trù phú xanh tươi với phong cảnh sơn thủy hữu tình ít nơi nào có được. Nhiều thế hệ đã lớn lên trưởng thành từ con sông quê với cái tên mộc mạc, giản dị này. Nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhiều cơ quan, xí nghiệp như Bảo tàng, Xí nghiệp in, Đoàn nghệ thuật Bình Trị Thiên đã về đóng quân bên hai bờ bàu. Đây là nơi tiếp nhận thương binh từ tiền tuyến ra, và là nơi tạm nghỉ chân của lớp lớp đoàn quân chuẩn bị vào tiếp sức cho Miền Nam. Địa danh bàu Thủy Ứ dường như đã trở nên quen thuộc trong tâm trí của bao người. Bàu được gắn với những ký ức đẹp đẽ về một thời hào hùng, oanh liệt của cả dân tộc, cùng với những câu chuyện trạng hài hước và đầy sảng khoái mang khí chất của con người Vĩnh Tú, chiếc nôi của quê hương nói trạng Vĩnh Hoàng...

Luật tục và tri thức bản địa của người Pakô trong việc ứng xử với tài nguyên thiên nhiên

27/04/2022 lúc 09:13


Phần 1: Luật tục và tri thức bản địa:
Tri thức bản địa (hay kiến thức địa phương, kiến thức truyền thống: (Local Know Ledge ledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một địa vực cư trú cụ thể xác định; nó được hình thành từ trong thực tiễn quá trình lao động sản xuất và ứng xử với môi trường tự nhiên xã hội của các thành viên trong cộng đồng; nó được hoàn thiện dần và truyền từ đời này sang đời khác bằng truyền khẩu trong gia đình, làng bản qua hình thức ca hát, ngạn ngữ, trường ca, tập tục...; nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định của địa phương.
Kiến thức bản địa bao gồm nhiều nội dung đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống sản xuất và tổ chức cộng đồng xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số như kiến thức về quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phương pháp trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật đánh bắt, săn bắn và hái lượm)... Nó là một kho thông tin hết sức quý giá trong hệ thống tri thức dân gian, có giá trị thực tiễn sâu sắc, có khả năng thích ứng cao với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên môi trường ở miền núi, nơi mà hoạt động dựa trên nền tảng của chủ nghĩa kinh nghiệm; đồng thời nó phản ánh bản sắc văn hoá riêng của tộc người. Nó là sản phẩm của tập thể mang tính cộng đồng cao, là sự đóng góp của nhiều tầng lớp người trong cộng đồng, phản ánh sự sáng tạo, chọn lựa của các thành viên trong qúa trình lao động sản xuất, của mối quan hệ con người với tự nhiên trong qúa trình sản xuất. Chính từ trong quá trình lao động sản xuất, kiến thức bản địa được hình thành và phát triển trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm của hệ thống ứng xử mang tính đa dạng phù hợp, hài hoà với tự nhiên. Nó hình thành và biến đổi liên tục qua nhiều thế hệ trong một cộng đồng, một địa phương nhất định; nó tồn tại dưới dạng trí nhớ, qua các thể ca hát, hoặc ứng xử thực hành sản xuất. Trong quá trình lưu truyền (truyền khẩu, thực hành xã hội), nó được biến đổi dần và ngày càng được hoàn chỉnh...

Thuế khóa ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802 - 1885)

27/04/2022 lúc 09:13






Q





uảng Trị là một tỉnh nằm chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc và Nam Việt Nam. Phía Đông giáp biển Đông trên một chiều dài hơn 100km, phía Tây giáp tỉnh Savannakhet và Salavan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 208km đường biên giới, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình. Quảng Trị có tọa độ địa lý kéo dài từ 16018’ đến 17010’ độ vĩ Bắc và từ 106024’ đến 10702’ kinh độ Đông.
Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân, là một phần ngân sách quan trọng đảm bảo cho hoạt động của nhà nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp, cho nên nguồn thu ngân sách nhà nước được đóng góp chủ yếu là từ nông nghiệp. Việc thu thuế dưới triều Nguyễn được tiến hành rất sát sao, tỉ mỉ trong cả nước từ miền núi xuống đồng bằng.
1. Thuế đinh
Thuế đinh là nghĩa vụ của người dân đối với nhà nước, là một khoản thu nhập quan trọng của nhà nước. Năm 1803 vua Gia Long quy định: “Phàm dân hộ cung hạng hoặc đào hạng, còn dôi 9 suất thì chia làm 3 hạng: Tráng, quân, dân…như có 9 suất thì mỗi hạng 3 người, 8 suất thì quân 2, tráng và dân đều 3, 7 suất thì quân 3, tráng và dân đều 2; 6 suất thì mỗi hạng 3;5 suất thì hạng quân 1, tráng và dân đều 2, 4 suất thì quân 2, tráng và dân đều 1; 3 suất thì mỗi hạng 1; 2 suất thì một tráng; 1 dân, 1 suất là quân. Các đội nậu, dân biệt nạp và biệt tính, tiền thân dung hạng tráng coi như hạng quân, hạng lão tật thì nộp một nửa. Hàng năm thượng tuần tháng 4 thì thu, hạ tuần tháng 7 thì đủ, tháng 10 sửa lại sổ. Người chết thì năm ấy được xóa bỏ, người trốn thì chưa ghi vào sổ, thu đến 1 năm, sau mới được xóa”(1)...

Thêm một dấu ấn tình hữu nghị trong sáng thủy chung với nước bạn Lào

27/04/2022 lúc 09:13






T





hảng hoặc trên một số diễn đàn còn có ý kiến cho rằng: quá nhiều cuộc thi dẫn đến không thi thì không được mà thi thì cũng chẳng có ý nghĩa gì? Vượt qua những suy nghĩ thông thường đó, cuộc thi tìm hiểu “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam” là một minh chứng nếu cuộc thi thực sự có ý nghĩa, bổ ích, thiết thực lại được tổ chức công phu chắc chắn sẽ tạo được sự đồng thuận, sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Cuộc thi là dấu ấn tình hữu nghị trong sáng thuỷ chung.
          Với mỗi người dân Việt Nam và người dân của nước bạn Lào láng giềng thân thuộc hai câu nói nổi tiếng:“Việt - Lào, hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản kính mến đã khắc sâu vào tâm khảm.
Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, có nét tương đồng về các điều kiện dân cư, xã hội và lịch sử; đặc biệt trong tiến trình lịch sử, cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại xâm, trong đó có một thời gian khá dài cùng kẻ thù chung, cùng chung chiến hào để bảo vệ nền độc lập dân tộc của mỗi nước. Nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào may mắn và tự hào có người bạn láng giềng, vừa là đồng chí vừa là anh em, đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Người dân Lào thì coi nhân dân Việt Nam là “Bản cạy, hươn khiêng” nghĩa là “bản kề, nhà cạnh”. Đó chính là mạch nguồn tạo nên dòng sông lớn - mối quan hệ đặc biệt, hiếm có và trở thành một điển hình, một tấm gương mẫu mực về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung trong sáng và hiệu quả hai nước Việt-Lào...

Luật tục và tri thức bản địa của người Pakô trong việc ứng xử với tài nguyên thiên nhiên

27/04/2022 lúc 09:13


Phần 2: Quyền sở hữu và quan hệ sở hữu đối với tài nguyên rừng
Theo quan niệm cổ truyền của ông bà để lại thì tài nguyên rừng bao gồm các loại như: rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn, rừng khai thác sản xuất... Tất cả thuộc sự quản lý của cộng đồng, có nghĩa là thuộc sở hữu cộng đồng làng bản. Ở đó cá nhân với tư cách là thành viên của bản làng chỉ có quyền sử dụng khai thác ở một chừng mực nhất định đối với loại tài nguyên rừng được khai thác sản xuất và cấm tuyệt đối việc khai thác sản xuất đối với các loại rừng thiêng, rừng ma... Trong quan niệm của đồng bào núi rừng là cái nhà muôn loài; trong đó con dân làng là những người uống nước chung nguồn, ở cùng núi. Vì vậy việc phá rừng như phá nhà mình; đốt rừng như đốt nhà mình. Rừng chia ra làm nhiều loại như rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn là những nơi có các vị thần trú ngụ, ở đây cây cối rậm rạp, có nhiều cây cổ thụ lâu đời; lại là nơi đầu nguồn của các sông suối. Những khu rừng đó do các vị thần quản lý, nghĩa là nó không của riêng một cá nhân nào mà thuộc về cộng đồng dân bản. Ở đó cấm khai thác gỗ, cấm phát rẫy, không được chăn thả gia súc hay săn bắn thú bằng lưới với quy mô lớn và đặc biệt là cấm ngặt việc đốt lửa... Cá nhân nào vi phạm vào những điều cấm sẽ bị phạt nặng. Luật tục quy định, tội phá rừng Ma (Ktrưng), rừng Thiêng (Trừng xa) là tội nặng nhất về khía cạnh tín ngưỡng; sẽ bị phạt trâu, dê, lợn, gà, rượu... để cúng thần Rừng (Yang Arưih), thần Núi (Yàng Coh), thần Đất (Yang Cute), thần Trời (Yang Piloong). Trong tâm thức của đồng bào những khu rừng đó là của tự nhiên có các vị thần ngự trị và cai quản, chính các vị thần là chủ sở hữu tối cao. Những hành vi chặt phá xâm phạm trái phép đến rừng thiêng đồng nghĩa với sự xúc phạm đến các vị thần (Yang) là người nắm quyền cai quản những khu rừng và vì vậy thần sẽ trừng phạt trực tiếp dân làng bằng những hình phạt nặng nề như dịch bệnh, lũ lụt, mất mùa... Xét trên khía cạnh luật tục, việc lý giải và những quy định này đậm màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng, tức là “thiêng liêng hoá” nhưng về mặt tri thức bản địa lại có ý nghĩa, giá trị thực tiễn trong việc bảo vệ quyền sở hữu cho cộng đồng.      Đối với rừng đầu nguồn, chỉ được phép khai thác với tư cách là tập thể bản làng và phải sử dụng vào mục đích chung như làm cột đâm trâu, các công trình chung của bản làng như nhà Gươl (nhà sinh hoạt cộng đồng). Lúc đó làng phải làm lễ cúng trâu, dê, lợn... như một hình thức xin phép thần linh chuyển giao quyền sở hữu. Theo luật tục các thành viên trong làng phải có nghĩa vụ thực hiện, trách nhiệm bảo vệ những khu rừng đó khi có hành vi xâm phạm, phá hoại hay xâm lấn rừng. Luật tục cũng quy định một số trường hợp cho phép cá nhân được chặt gỗ ở rừng đầu nguồn, ví dụ như dùng để đóng thuyền, nhưng cá nhân đó phải là người tài giỏi trong nghề sông nước và cây gỗ đó tuyệt đối không được sử dụng vào mục đích khác như bán, cho, hoặc trao đổi, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Trong trường hợp dùng để làm nhà hay đóng quan tài phải xin phép chủ làng. Khi được sự đồng ý phải tổ chức lễ cúng với ý nghĩa chịu phạt. Đây là quy định có tính chất bắt buộc, với ý nghĩa là lễ đền bù xin thần linh tha lỗi. Loại gỗ này cá nhân cũng không được cho, trao đổi mua bán với ngoài bản nếu không sẽ bị làng phạt...

Triệu Trạch đoàn kết một lòng, đưa chương trình xây dựng NTM sớm về đích

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





i giữa màu xanh bạt ngàn của những đồi tràm tôi cứ ngỡ mình đang lạc giữa núi rừng Trường Sơn xanh biêng biếc. Hẳn ai cũng cảm nhận như tôi khi lần đầu tiên đặt chân đến vùng đồng bằng phía đông của xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong. Nơi tôi đứng là vùng đất được tỉnh Quảng Trị chọn một trong tám xã điểm của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Màu xanh của lá hòa cùng màu cát trắng bời bời tạo nên gam màu quyến rũ cuốn tôi vào cụm từ “xây dựng nông thôn mới” trên mảnh đất này. Huyện lộ 41ĐH nối từ tỉnh lộ 580ĐT từ Bồ Bản đến Triệu Sơn dài bảy km qua địa phận xã Triệu Trạch được rải thảm nhựa phẳng lì như một lát cắt xuyên qua mảnh đất này thành hai vùng riêng biệt. Phía đông là vùng cồn cát hoang hóa. Địa hình cồn cát có sườn dốc đứng quay về phía đất liền còn sườn thoải về phía biển với độ dày cát trắng từ 15 – 20 cm. Phía tây là vùng đồng trũng với đất cát pha lẫn đất phù sa được bồi đắp hàng năm bởi con sông Vĩnh Định chảy ngang qua, phù hợp với việc canh tác lúa nước. Địa hình này có hai loại đất cơ bản, đất mặn ít điển hình và đất phù sa, độ phì nhiêu không cao. Những vùng thấp thì trồng lúa hai vụ cho năng suất đảm bảo, vùng cao thì trồng lúa một vụ và hoa màu. Ngăn cách giữa hai vùng đất này còn có tuyến đê chắn cát dài khoảng chừng mười km làm nhiệm vụ chắn cát bảo vệ làng mạc và ruộng đồng như nạn cát bay, cát lấp khi khí hậu thay mùa...

Những giọt dầu thắp sáng ước mơ xanh

27/04/2022 lúc 09:13






M





ột lần đọc các tư liệu về Phật giáo, tôi đã gặp một câu chuyện thật xúc động. Chuyện xảy ra vào thời Đức Phật còn tại thế. Có một bà cụ già đi ăn xin nhưng rất nặng lòng hướng Phật. Vào một ngày lễ trọng, bà quyết tâm xin đủ tiền mua một chai dầu để dâng. Dù số tiền chưa đủ nhưng quá cảm kích trước lòng thành của bà, chủ hiệu đã tặng bà chai dầu đó. Khi lễ tất, các sư thổi đèn thì 99 đèn được thổi đều tắt nhưng cây đèn thứ 100 – cây đèn chứa dầu từ chai dầu của bà cụ - không sao tắt được. Đức Phật nói: “Các thầy không thổi tắt được đâu, vì ánh sáng ấy là tấm lòng thanh tịnh của người dâng”. Đức Phật hỏi bà về mong muốn ở kiếp sau, bà chân thật trả lời: “Con chỉ mong kiếp sau được giác ngộ để được đổi đời”. Và đúng như luật nghiệp báo, kiếp sau bà đã trở thành Phật Quang Đăng.
Giọt dầu là biểu trưng nhỏ nhoi và khiêm tốn nhưng tấm lòng thì thật to lớn và cao cả. Ngẫm lại 10 năm đồng hành với Tổ Phật tử Chính Tâm – Chùa Quán Sứ Hà Nội cùng làm khuyến học ở Quảng Trị, tôi thấy có một sự tương đồng thật đáng cảm kích.
Đạo phật giải thích mọi sự biến đổi của sự vật trong mối quan hệ: Nhân - Duyên – Quả và theo luật nghiệp báo, luân hồi: Nhân duyên hợp thì sinh, khởi; nhân duyên ly tán thì hoại, diệt. Vì nhân duyên hợp mà Tổ Phật tử Chính Tâm đã “kết” với Quảng Trị và cũng vì vậy mà Quảng Trị đã đón Tổ trong vòng tay thân thiết, tin cậy...

Công tác tuyên truyền lồng ghép qua chiếu phim lưu động

27/04/2022 lúc 09:13






C





hiếu phim lưu động phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa,… ở Quảng Trị (gọi ngắn gọn là chiếu bóng sự nghiệp) là mắt xích cuối cùng trong chương trình chấn hưng Điện ảnh của Bộ Văn hóa – Thông tin là một hoạt động được Nhà nước tài trợ nhằm truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại đến đồng bào các dân tộc vốn chịu nhiều gian khổ và thiệt thòi. Trong thời kỳ giao lưu và hội nhập với thế giới, hoạt động này trước tiên là góp phần cùng các phương tiện văn hóa khác tạo nên sự cân bằng tương đối trình độ dân trí của đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn; mặt khác, nhằm ổn định chính trị tư tưởng, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại một cách có hiệu quả nguy cơ “Diễn biến hòa bình” của các thế lực bên ngoài bằng văn hóa. Chính vì thế, trong nhiệm vụ chính trị-xã hội của mình, giữa thời kỳ kinh tế thị trường nhiều biến động, phức tạp thì công tác tuyên truyền chiếu phim lồng ghép phòng chống ma túy và tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh truyền nhiễm, qua hoạt động chiếu phim lưu động, đặc biệt là chiếu phim lưu động phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa ở Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng là một nhiệm vụ nặng nề cần phải gánh vác nhằm góp một phần nhỏ cùng các cấp ngành chức năng khác ổn định chính trị-kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh nhà...

Phát hành phim và chiếu bóng Quảng Trị - 60 năm nhìn lại

27/04/2022 lúc 09:13






C





ách đây 60 năm, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn cuối thì tại chiến khu Việt Bắc (Khu Đồi Cọ Bản Bắc, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), nơi căn cứ địa của đầu mối cách mạng đang hoạt động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 147/ SL thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam vào ngày 15/3/1953.  Đó là đơn vị doanh nghiệp đầu tiên của ngành Văn hóa ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, biểu dương và giáo dục nhân dân thông qua hai loại hình này.
Với sự ra đời đó, nước ta đã có thêm một thành viên trong đội ngũ những người xây dựng nền văn hóa mới của đất nước.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Điện ảnh Việt Nam đã tích cực hoạt động cùng với những ngành khác và đã có nhiều dấu ấn để lại. Thời chiến tranh cũng như lúc hoà bình và hiện nay trong giai đoạn đất nước từng ngày được đổi mới, ngành điện ảnh đã làm nên những thành tựu đáng tự hào, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thực sự là mũi nhọn trong lĩnh vực văn hoá và tư tưởng của Đảng...

Tri thức bản địa của người Pako trong việc ứng xử với tài nguyên sông suối

27/04/2022 lúc 09:13







Đ





ịa bàn cư trú của người Pako có một mạng lưới sông, suối dày đặc; trong đó lớn nhất là sông Dakrông, mùa mưa nước dâng cao và chảy xiết, mùa hè lại khô cạn tạo ra vô số khe suối nhỏ.
Loại tài nguyên sông suối này có đặc điểm khác thường là “tất cả đều chảy”. Xuất phát từ hiện tượng tự nhiên này người Pako quy định các quyền sở hữu cũng như các quan hệ sinh hoạt đối với các chủ thể khi tham gia thực hiện quyền hạn của mình. Trong phạm vi địa vực cư trú của bản làng, một khúc sông, đoạn suối hoặc khe chảy qua là sở hữu của tập thể bản làng đó, cá nhân không có quyền chiếm hữu mà chỉ có quyền khai thác sử dụng với nghĩa vụ bảo vệ chung. Đây là quy định mang tính chất nguyên tắc bất di bất dịch, khúc sông đoạn suối nào chảy qua làng bản đó thì đó tài sản của tập thể dân làng đó; nhưng do “tất cả các con sông đều chảy...”, không thể ngăn sông lại được nên luật tục gắn chặt tài nguyên “sông, suối” này trong mối liên hệ với nhiều làng. Điều này cho thấy vốn liếng tri thức bản địa ban đầu là mộc mạc thô sơ nhưng do tích trữ từ đời này sang đời khác mà họ chuyển hoá thành quy ước, thành luật tục theo một quy chuẩn rất hồn nhiên nhưng ai ai cũng thừa nhận được vì cái lý lẽ thô sơ ấy. (Tất nhiên là trừ yếu tố “linh thiêng hoá” như đã trình bày ở phần tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai)...

Quy hoạch ngành Xuất bản – In - Phát hành tỉnh Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






N





gày 29/01/2013, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản - In - Phát hành tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Mục tiêu của Quy hoạch là xây dựng ngành Xuất bản - In - Phát hành của tỉnh phát triển ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh đặt ra, phát huy lợi khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, chính trị, tuyên truyền các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị, bồi đắp nền tảng văn hoá thẩm mỹ, xây dựng lối sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đưa thông tin đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, giảm dần sự chênh lệch trong hưởng thụ thông tin trong tỉnh; phát triển các hoạt động xuất bản - in - phát hành phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, các đơn vị có sản phẩm chiến lược chủ lực, thị trường trong tỉnh ổn định và dần được mở rộng ra phạm vi ngoài tỉnh; đưa ngành Xuất bản - In - Phát hành của tỉnh tiếp cận trình độ của các tỉnh, thành phát triển trong nước và các nước phát triển trong khu vực.
Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản - In - Phát hành tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 gồm có 5 phần và kèm theo 13 bảng phụ lục chi tiết. Phần I đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở đó đánh giá tác động của các điều kiện này đến với sự phát triển của ngành Xuất bản - In - Phát hành tỉnh Quảng Trị. Phần II đề cập hiện trạng phát triển ngành Xuất bản - In - Phát hành tỉnh Quảng Trị đến năm 2012, nêu rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, bên cạnh đó đánh giá tác động của ngành Xuất bản - In - Phát hành đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phần III dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển ngành Xuất bản - In - Phát hành đến năm 2020. Phần IV nêu rõ quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển và nội dung quy hoạch cụ thể của từng lĩnh vực: Xuất bản, In, Phát hành. Phần V nêu những giải pháp và chính sách thực hiện Quy hoạch.

Nghệ sĩ Đình Hạp nỉ non sáo trúc, nhị cầm

27/04/2022 lúc 09:13






N





ghệ sĩ Đình Hạp sinh năm 1938 tại làng Tả Kiên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Từ nhỏ, Đình Hạp có năng khiếu âm nhạc khi được tiếp cận với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tế lễ tại các đình, đám ở trong làng, xã quanh vùng. Do gia đình có truyền thống hoạt động cách mạng, đã có nhiều cống hiến vào các phong trào kháng chiến chống Pháp nên tình yêu đất nước, tình yêu quê nhà cũng được nung nấu, hình thành trong tuổi thơ Đình Hạp cho đến lúc lớn khôn.
Năm 17 tuổi (1955) Đình Hạp đã cùng người anh ruột vượt tuyến ra Bắc với tâm nguyện góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân, giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Xuất phát từ niềm say mê âm nhạc, trong khi ông anh theo học ngành múa thì năm 1958 Đình Hạp thi vào ngành trung cấp nhạc dân tộc tại Trường Quốc gia Âm nhạc Việt Nam. Trong ba năm theo học ở nhà trường, Đình Hạp chuyên tâm rèn luyện hai loại nhạc cụ dân tộc là đàn nhị và sáo trúc, tập trung học hỏi phương pháp ký âm nhạc dân tộc...

Nhớ nhạc sĩ Trần Hoàn

27/04/2022 lúc 09:13

Tôi biết nhạc sĩ Trần Hoàn vĩnh biệt cõi trần vào lúc 5 giờ 6 phút ngày 23 – 12 - 2003 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội nhờ cú điện thoại của một nhà báo gọi đến đặt bài. Mấy hôm trước, biết ông hôn mê sâu, khó qua khỏi mệnh trời, nhưng khi nghe tin ông qua đời, tôi vẫn chưa tin là ông đã mất. Ông là một người sức vóc dẻo dai, yêu đời và say việc. Đã 75 tuổi, ông vẫn giữ trọng trách trong công tác quản lý (Chủ tịch UB TQLHVHNTVN), và những bài ca vẫn còn ủ lửa trong trái tim giàu sáng tạo của ông.

Đất và người Cam Lộ

27/04/2022 lúc 09:13






C





am Lộ trong dòng chảy lịch sử dân tộc là miền quê nằm ở trung tâm của  mảnh đất Quảng Trị từng được mệnh danh “Ô châu ác địa”. Suốt hàng mấy trăm năm, khi bước chân tiền nhân khai mở xứ Đàng Trong, nơi đây hứng chịu đằng đẵng nhiều cuộc chiến tranh và thiên tai. Đây cũng là vùng đất nắng gió khắc nghiệt đến nỗi một nhà thơ quê gốc ở vùng này từng thốt lên: Ơi gió Lào ơi, người đừng thổi nữa/ Những ruộng đói mùa những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người…
Tuy nghèo khó, nhưng chính sự gắn bó máu thịt với cả dân tộc trên từng chặng đã khiến cái tên Cam Lộ để lại dấu ấn trong tâm thức nhiều người về một vùng quê có bề dày văn hóa và giàu truyền thống cách mạng. Đó cũng là mạch ngầm nuôi dưỡng và khai phóng những tiềm năng trên mảnh đất này. Nếu ví thành phố Đông Hà như là tâm điểm trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị thì Cam Lộ chính là cửa ngõ phía tây bắc nối thành phố Đông Hà lên vùng cao Trường Sơn, nơi có cửa khẩu Lao Bảo thông thương với nước bạn Lào.
Cũng như nhiều miền quê khác trên đất Quảng Trị, việc hình thành những làng ấp đầu tiên ở đây là vào khoảng đầu thế kỷ 11 và do những cư dân xứ Đàng Ngoài theo các vị tướng công nam tiến mở mang bờ cõi. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cho rằng danh xưng Cam Lộ xuất hiện lần đầu vào năm 1553 trong tác phẩm Ô châu cận lục của học giả Dương Văn An. Trong tác phẩm này ghi rõ: Làng Cam Lộ là 1 trong 27 làng thuộc tổng An Lạc, huyện Đăng Xương.
Sau hơn 200 năm kể từ khi Ô châu cận lục có những dòng vắn tắt về làng Cam Lộ, năm 1776 Lê Quý Đôn lúc bấy giờ giữ chức Tham Hiệp trấn quân cơ Thuận Hóa đã có chuyến tuần du vùng Dinh Cát - tức Ái Tử ngày nay đã ghé qua Cam Lộ và ghi lại trong Phủ biên tạp lục, nội dung đại ý: Cam Lộ có đường núi đi sang Ai Lao, đường cũng bằng phẳng, dân cư liền nhau… Xã Cam Lộ huyện Đăng Xương ở thượng lưu sông Hiếu Giang, phía đông thông với Cửa Việt, phía tây giáp với các làng bản người Ai Lao; đường sá của dân Man đều quy tụ vào đây, xa thì có nước Vạn Tượng, phủ Trấn Ninh, châu Cung Hợp...

Những chữ Tâm trong nhà đồng chí Kim

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi vinh dự được cử đi cùng nhà thơ Đức Tiên đến tham dự “Trại sáng văn học của các tỉnh bắc miền trung.” - Tổ chức ở Tam Đảo - Trong những ngày đầu tháng 3/2013.
Vào lúc 04 giờ 05 phút, hai anh em xuống tàu ở ga Hàng Cỏ. Mấy ngày rồi trời oi nắng thế, mà khi đặt chân xuống Hà Nội thì lại có không khí lạnh tràn về.
Do vậy hôm nay, trời đã có mưa lất phất. Tuy là mưa không to lắm nhưng cũng đủ cản trở cho công việc đi lại vận hành.
Trong cái tiết se se lạnh của trời Hà Nội, chúng tôi phải mò mẩm tìm đến bến xe buýt, để mua vé lên Tam Đảo, theo như hướng dẫn.
 Xui một điều là: Bởi vì đang là đầu mùa Xuân, chưa có ai lên Tam Đảo du lịch vào những ngày này cả. Vậy nên tuyến xe buýt Hà Nội – Tam Đảo chưa đi vào hoạt động. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi không thể kiếm ra vé để kịp lên Tam Đảo.
Lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, hai anh em bối rối, đang định bàn nhau là liều mạng thuê một chuyến tắc xi để lên cho kịp ngày khai mạc Trại. Nhưng hỏi lui, hỏi tới, chả có xe nào chịu đi với cái giá dưới 900.000/đồng một cuốc cả...

none

27/04/2022 lúc 09:13






V





ề thôn Thủy Ba Đông - Vĩnh Thủy - Vĩnh Linh hỏi ông Nguyễn Quang Trung thì chỉ nhận cái lắc đầu kèm theo hai từ “không biết” của người dân nơi này. Nhưng khi nhắc đến “ông Trung rắn” thì người ta có thể chỉ đường đến tận ngõ nhà ông. Bởi cái tên người ta tự đặt và quen gọi mấy mươi năm qua vì ông đã giành lại mạng sống cho không ít người trước cửa tử thần khi bị rắn độc cắn để trở về cuộc sống đời thường.
Thách thức nọc độc rắn.
Ở vào tuổi tám mươi nhưng độ nhanh nhẹn khỏe khoắn của ông thì quả thực “xưa nay hiếm”. Từng động tác đi lại rót trà mời khách và giọng nói chắc nịch pha chút hài hước khiến tôi cảm giác như ông đang ở độ sáu mươi vậy. Biết ông đang bận việc hái thuốc trước lúc hoàng hôn xuống nên tôi vào chuyện ngay: Nghề này cũng lắm gian truân vất vả thưa bác? “Nghề nghiệp chi cháu, mình biết chút đỉnh thì cứu giúp người khác thôi chứ có bắt mạch bốc thuốc kê đơn chi mô mà gọi là nghề… Lá thuốc của đất trời ban cho hái mang về khi có người bị rắn độc cắn và nhờ đến bác chữa trị thì cứ thế mà làm, không lấy một đồng xu mô hết cháu à. Nếu lấy tiền thì chừ bác giàu to…” Rồi ông cười giòn tan sảng khoái mà hồn hậu biết bao. Nghe ông nói như “chuyện thường ngày ở huyện” vậy chứ kì thực không dễ dàng gì khi giành lại mạng sống một người trước cửa tử thần để trở về với đời thường. Phải là người “duyên nghiệp” được truyền  bí quyết nghề và hội đủ tố chất của một “thần y” thì mới làm được...

Lời cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Hải Chánh

27/04/2022 lúc 09:13

LTS. Thư của các gia đình liệt sĩ Nguyễn Hiền Yên gửi cho Ban biên tập Cửa Việt ghi: “Trước hết tôi xin tự giới thiệu, tên tôi là Nguyễn Nhải Hiền Thái, em trai của liệt sỹ Nguyễn Hiền Yên hy sinh ngày 2/6/1972 tại Hố Lầy Câu Nhi, Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị. Ngày 17/4 tôi cùng anh Nguyễn Thiện Lợi có vào quý cơ quan cảm ơn các anh chị với lý do là thông qua hồi ký “Nhật ký chiến trường” đăng 3 kỳ trên tạp chí tháng 4,5,6/1012 – chúng tôi đã lần tìm đường tác giả Nguyễn Thiện Lợi. Từ đó gia đình tìm thêm được nhiều đầu mối khác và kết quả là gia đình chúng tôi đã tìm được mộ anh, đưa anh về quê an toàn và được lãnh đạo địa phương hai nơi tổ chức trang trọng. Trong buổi truy điệu và tiễn đưa anh tôi về quê, anh Lợi có đọc một bài “Lời ảm ơn Cán bộ và Nhân dân xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” với nội dung ghi nhận công lao của lãnh đạo và nhân dân xã Hải Chánh, Hải Lăng… Tôi giữ được bài viết nói trên và đã xin phép tác giả được gửi các anh cho đăng bài này trên báo hoặc tạp chí. Rất mong Ban biên tập nghiên cứu, cho đăng ở một dạng nào đó vì tôi thấy bài viết cảm động; tôi xem đó cũng chính là lời cảm ơn của gia đình tôi với anh Lợi, với nhân dân Hải Chánh nói riêng và với nhân dân Quảng Trị nói chung...

Người trong cuộc chiến

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại ốc đảo Xuân Phiên Hà xã Triệu Phước. Cha tôi, anh ruột, chú bác ruột đều theo chủ trương của Đảng tập kết ra Bắc năm 1954. Đặc biệt bác ruột tôi Trương Quang Đăng là cán bộ tiền khởi nghĩa tỉnh Quảng Trị.
Mẹ tôi ở lại địa phương nuôi ba đứa con, vừa là một đảng viên liên lạc hòm thư  cho Tỉnh ủy Quảng Trị  và Huyện ủy Triệu Phong từ năm 1958 đến 1965. Đầu năm 1965 cán bộ cách mạng về xây dựng cơ sở hầm bí mật trong nhà tôi, nuôi giấu cán bộ cách mạng, tôi phụ trách đội thiếu niên tiền phong khu vực Xuân Phiên Hà gồm 23 đội viên, có những đội viên hiện ở còn sống và tham gia công tác như: Trương Hồng Tân, nguyên Tổng thư ký liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị. Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Campuchia- tỉnh Quảng Trị.Trương Văn Vệ, Chánh án tòa án thành phố Huế. Trương Ngọc Ứng trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị…
Năm 1968 cơ sở cách mạng bị lộ, địch đốt nhà, bắt hai mẹ con của tôi giam tù tại Lao xá Quảng Trị. Năm 1969 ra khỏi nhà tù của Mỹ ngụy tôi vẫn tiếp tục liên lạc hoạt động cho cách mạng, có những lúc phong trào đen tối địch khủng bố mạnh, tôi phải lẫn tránh đi nhiều nơi để làm ăn và hoạt động cách mạng. Năm 1971 tôi đúng tuổi quân dịch, bị địch bắt vào lính.
Tháng 3/1972 địch đưa tôi lên ở căn cứ Carol (cao điểm 241) đúng vào thời điểm cuộc tổng tấn công nổi dậy mùa xuân năm 1972 được khởi lệnh, cả nước đồng loạt ra quân từ Quảng Trị cho đến Mũi Cà Mau...

« 3940414243 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground