Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Người nữ biệt động thành và nỗi nhớ quê hương

27/04/2022 lúc 09:13






C





ái xóm nhỏ ấy có một người phụ nữ nói trọ trẹ giọng miền Trung. Chuyện đó không có gì là lạ, bởi cũng đã từng có nhiều cô gái ở các tỉnh trong ấy lấy chồng về vùng đất này rồi. Nhưng, lạ là ở chỗ người phụ nữ ấy năm xưa đã từng là một nữ chiến sĩ biệt động thành dũng cảm mà cuộc đời chị còn chất chứa bao nỗi buồn đến tận bây giờ chưa dứt. Người phụ nữ đó là chị Lê Thị Giỏi, ở khu 9, làng Vĩnh Tường, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao -  Phú Thọ.
 
Khi tôi đến, chị Giỏi đang xách thùng tưới cho những luống rau trước nhà. Ở cái tuổi gần sáu mươi, chị vẫn giữ được phoóc người cao lớn và đường bệ khác thường. Một vóc dáng ít thấy ở người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé khác. Nhìn thân hình cao lớn ấy của chị, tôi thầm nghĩ: phải thế thì chị mới có thể đối đầu ngang dọc được với bọn Mỹ - ngụy chứ. Thế nhưng tôi cũng được biết rằng cái thân hình oai vệ ấy hiện đang phải mang bao nhiêu vết thương từ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến tận bây giờ. Mặc dù cao lớn nhưng chị Giỏi lại rất duyên. Duyên từ cách nhìn cho đến cách nói chuyện. Duyên đến mức ai cũng muốn ngồi nghe chị nói mãi. Dù mái đầu đã bạc nhưng nét duyên ấy vẫn còn phảng phất nơi chị. Vừa nói chuyện với tôi, chị Giỏi vừa ôm đầu kêu đau. Những hôm thời tiết thay đổi mảnh đạn trong đầu lại không để chị yên. Chị Giỏi bảo: "Nếu mổ sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên đành phải để nguyên như thế!"...

Lễ hội chợ đình Bích La: Một vài luận bàn và kiến nghị

27/04/2022 lúc 09:13

            Lễ hội cổ truyền luôn là bản thông điệp giàu sức chuyển tải các giá trị nhân bản, nhân văn, giàu ý nghĩa về tín ngưỡng tâm linh và văn hoá, mang tính thẩm mỹ cao, sức lan toả lớn, đóng góp tích cực vào truyền thống bản sắc nhân văn của từng cá nhân và cộng đồng.
Do điều kiện hoàn cảnh sống, do nền tảng môi trường nên đa phần lễ hội dân gian Quảng Trị là các lễ hội nông nghiệp. Hầu hết các hội làng đều phản ánh cuộc sống nông nghiệp, mang bóng dáng của nhà nông. Tìm hiểu lễ hội nông nghiệp là góp phần tìm hiểu diện mạo cuộc sống của tổ tiên ta, tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc, quê hương hàm chứa trong các lễ tục, là khai thác những giá trị tinh thần tốt đẹp trong quá trình dựng nước ở những con người nhà nông lam lũ sáng tạo chịu khó chịu thương nặng nghĩa nặng tình với quê hương xứ sở.

Quảng Trị với du lịch hoài niệm về đồng đội và chiến trường xưa

27/04/2022 lúc 09:13






D





u lịch hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa – tinh thần… Xã hội càng phát triển, nhu cầu du lịch của con người càng tăng lên. Phát triển du lịch là xu thế khách quan của xã hội hiện đại khi chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được cải thiện, nâng cao và tốt hơn. Ngày nay, du lịch có vai trò quan trọng – được coi là “Ngành công nghiệp không khói”. Có mức tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm, góp phần to lớn, đáng kể cho nền kinh tế quốc dân và sự phát triển của nhiều quốc gia.
Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, có  tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và nhiều phong cảnh đẹp, có lịch sử, văn hóa lâu đời, độc đáo, đặc sắc – một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất, đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ ở thế kỷ XX, giành độc lập, tự do, thống nhất ,đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo về vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhân dân Việt Nam rất yêu hòa bình, cần cù, thông minh, sáng tạo và mến khách. Đó là yếu tố, điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển mạnh mẽ du lịch, đưa du lịch trở thành một nền kinh tế mũi nhọn tương xứng với thế mạnh và tiềm năng nhiều mặt của cả nước cũng như mỗi vùng, miền, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế...

Về với giọng hò Như Lệ

27/04/2022 lúc 09:13

“...Một giọng hò nhớ nhớ thương thương
Quê hương ơi tha thiết giọng hò...
Nghe câu hò đất mẹ, thấy dáng hình quê hương
Quê em đây miền Quảng Trị...”





B





ài hát “Giọng hò thương nhớ” của nhạc sĩ Lê Anh đã lay động tâm hồn tôi, và có lẽ cũng gợi lại bao nỗi niềm khắc khoải cho những ai dằng dặc xa quê! Cứ mỗi lần nghe giọng hát ấy, vẫn những lời quen thuộc ấy nhưng sao lòng tôi cứ nôn nao, thẫn thờ nghĩ về một miền quê sông nước hay một vùng đất lắng sâu bao kỷ niệm vui buồn, nhớ nhớ thương thương không thể nguôi ngoai trong ký ức.
Tôi đã từng nghe giọng hò sông Mã của Thanh Hóa, với những “dô tả, dô tà” vượt qua bao ghềnh thác, nghe điệu “hò khoan” Lệ Thủy nhắn gửi bao nỗi niềm tha thiết của miền quê sông nước Kiến Giang, sông Gianh, Nhật Lệ cùng với những chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình. Tôi cũng đã từng say đắm điệu hò ......

Gắn bó máu thịt với đồng bào miền Tây

27/04/2022 lúc 09:13






M





ột đêm hè năm 1955, ở thôn Rò Ró, xã Avao, miền tây Quảng Trị. Rừng đại ngàn im gió, hơi nóng hầm hập từ những tảng đá lớn bị hun nóng buổi ngày chưa tản đi hết, trời oi bức như sắp sửa có cơn giông. Ba trăm bà con Pa Cô lặng lẽ di chuyển dưới những tán lá đen sẫm như những chiếc bóng âm thầm. Quân lính Ngô Đình Diệm chưa đặt châm đến các bản làng nam Hướng Hóa, nhưng không khí căng thẳng, khẩn trương đang trùm lên khắp đời sống đó đây. Chiến dịch Phan Chu Trinh của Mỹ- Diệm trả thù tàn bạo những người kháng chiến cũ đang chà xát vùng đồng bằng. Tuy còn cách xa hàng mấy ngày đường nhưng những mẫu tin đầy lo âu cứ truyền lan đi xa tưởng chừng những tiếng súng giết người của địch, những tiếng kêu thét căm hờn của người dân lương thiện đang hòa trộn vào những tiếng réo của thác nước dòng sông Đa-Krông hiền hòa.
Bỗng ngọn lửa bùng lên, soi rõ hàng trăm dân bản .............
 

Cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ đảo Cồn Cỏ và những bất ngờ trong công tác tư tưởng

27/04/2022 lúc 09:13

 





Đ





ảo Cồn Cỏ là vọng gác tiền tiêu, là con mắt của Vĩnh Linh – Khu Vĩnh Linh là tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN), là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam; do đó đảo Cồn Cỏ có vị trí vô cùng quan trọng, mặc dù diện tích chỉ có 4km2. Mất Cồn Cỏ miền Bắc XHCN trực tiếp bị uy hiếp, nhất là vào lúc nguỵ quyền Ngô Đình Diệm không ngớt hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến: đế quốc Mỹ từng trắng trợn tuyên bố biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17.
Mục tiêu của địch là muốn huỷ diệt Vĩnh Linh mà trước hết là huỷ diệt Thị trấn Hồ Xá nơi trung tâm văn hoá, chính trị tiêu biểu cho mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Vĩnh Linh hòng làm tê liệt cả khu vực; đánh phá nơi tập kết chân hàng để chi viện cho miền Nam; đánh phá huỷ diệt hoặc chiếm bằng được đảo Cồn Cỏ; chiếm được đảo, địch sẽ dễ dàng cắt đứt đường tiếp tế biển từ miền Bắc vào miền Nam; đồng thời dùng Cồn Cỏ làm bàn đạp chiếm đánh Vĩnh Linh lúc có điều kiện v.v...
Ngày 8/8/1964, địch bắt đầu đánh phá đảo Cồn Cỏ. Lúc 1 giờ sáng 30 Tết ất Tỵ (2/2/1965), chúng cho tàu biệt kích vòng vèo thám thính vùng biển Vĩnh Linh, khiêu khích bắn phá dọc bờ biển xã Vĩnh Thái.
..............
 

Một lòng chung thủy

27/04/2022 lúc 09:13

 (Kính tặng hương hồn Mẹ Trợ Tân)





V





ào hè những năm 1920- 1925, ở xóm làng phía nam thị xã Quảng Trị, người, vật, cây cỏ đang hứng chịu những đợt gió Lào khắc nghiệt, cát bụi mịt mù, có lúc tưởng như bão lửa, cháy da cháy thịt, nhưng dân ở đây chịu đựng một sự khắc nghiệt còn lớn hơn nhiều, đè nặng lên cuộc sống của họ: bị áp bức bóc lột, sưu cao thuế nặng, làm không đủ ăn phải bán vợ đợ con cho đủ tiền đóng suất thuế thân... nếu không bị bắt bớ đánh đập. Làng xóm bị bóp nghẹt trong luỹ tre đằng ngà, chó không chui lọt, một đường độc đạo trước làng có điếm canh hai đầu, ngày đêm tuần đinh canh gác. Ai không có thẻ “bài chỉ” (như chứng minh, được cấp khi đã đóng thuế thân) không thể đi làm ăn ở làng khác, hoặc nghi làm loạn (cách mạng) bị bắt, bị cùm xai ngay tại điếm canh (cổ chân đút vào tấm ván có khoét lổ tròn tuần đinh nêm chặt).
Ở làng An Thái, phía Nam thị xã Quảng Trị ba km có một hào phú, nhà to cửa lớn nhiều lúa, lắm tiền, một phần do ông cha để lại. Hai vợ chồng ông Cương ăn ở tốt bụng với dân làng, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo, nhất những tháng giáp hạt.
Vợ chồng hiếm muộn, hai lần sinh không nuôi được, sau chỉ có một mụn con gái đặt tên Nuôi. Lớn lên, là con một, nhà giàu có, chỉ được học biết đọc biết viết rồi thôi học, làm việc nhà và chờ gả chồng...

Cái chết bất tử của người nữ du kích tuổi 20

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ó là Lê Thị Thỏn sinh năm 1926 (cách đây 80 năm) nhưng cho tôi được gọi chị. Bởi lẻ đúng là nếu không có hoạ xâm lăng của thực dân đế quốc, thì nay Lê Thị Thỏn đã ở tuổi cố tuổi bà. Nhưng vì quê hương đất nước, chị đã anh dũng hy sinh khi mới ngoài 20 tuổi. Mà người chết thì không già. Nghĩa là chị vẫn mãi mãi tuổi 20.
Hãy ngược thời gian tìm về bối cảnh những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, ở làng Liêm Công Tây (xã Vĩnh Hoà - Vĩnh Linh - Quảng Trị) nay là hai làng Hoà Bình và Hiền Dũng có một người con gái nết na hiền thục. Đó chính là Lê Thị Thỏn, người nữ du kích đáng kính của chúng ta. Từ nhi đồng rồi thiếu niên Dân Chủ, Thanh Niên cứu quốc, tháng 6 năm 1945 chưa đầy 19 tuổi chị xin gia nhập phân đội dân quân tự vệ, rồi tiểu đội trưởng, tiểu đội nữ dân quân làng.
Ngày 23/8/1945 chị cùng các đồng chí trong bản chỉ huy quân đội dẫn đầu đoàn biểu tình, gậy gộc giáo mác tiến về Thừa Lương (Cửa Tùng) cướp chính quyền từ tay thực dân phong kiến.
Nhưng hưởng cuộc sống độc lập tự do chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ 2, toan cướp đi thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã tốn không biết bao nhiêu công sức xương máu mới giành được...

Con kênh quê hương

27/04/2022 lúc 09:13






Q





uê tôi, mùa nắng hạn cháy lưng người, cha tôi thường đi về giữa mùa toóc khô lầm lũi, nhìn cánh đồng không nước, nhìn những đứa con đói nheo nhóc bát cơm trộn đều khoai sắn vẫn không đủ ấm dạ khi trở mình. Bao trằn trọc đã hằn sâu nếp nhăn trên khuôn mặt người cha thân yêu, mong muốn thay đổi cái nghèo cái khó nhưng đành buông tay vì không tìm đâu ra nguồn nước để sản xuất thay đổi cuộc sống. Cái ngày 8 tháng 3 năm 1978, công trình đại thuỷ nông Nam Thạch Hãn được khởi công, cha tôi hăm hở dậy từ sáng sớm hòa cùng dòng người “lao động xung kích” đi làm thuỷ lợi, khơi dòng nước về tưới mát đồng quê.
Giấc mơ có thật...
Cha tôi cũng giống như bao người dân nơi đây, cứ ngỡ chuyện đùa như thật không tin vào mắt mình, nhưng đó là giấc mơ có thật... bà con ở xã Triệu Phước cứ kháo nhau chỉ cần “ chai bảy nước ra tận ruộng họ” là quá đủ. Có ai ngờ, nay lại đi làm công trình thuỷ lợi để kéo nguồn nước về tưới tắm cho đồng ruộng quê hương, thay đổi cuộc sống của họ...

Thơ viết về Đông hà - Trong vài thập niên trở lại đây

27/04/2022 lúc 09:13

...





T





rong khuôn khổ phần văn học thành văn, qua khảo sát, chúng tôi đề ra mục tiêu khiêm tốn là giới thiệu được một đội ngũ tác giả trực tiếp viết về Đông Hà và chỉ giới hạn trong hơn nửa thế kỷ trở lại đây (với thơ muộn hơn). Nửa thế kỷ hào hùng, bi thương, tàn khốc bởi khói lửa đạn bom, cắt chia và ly tán. Ở đâu có đạn lửa chiến tranh, ở đó mọi sự sống đều bị huỷ diệt hoặc thiên di. Cái thị trấn Đông Hà nhỏ nhoi thời tạm chiếm này chịu đựng, chi phối bởi cả hai đặc điểm là huỷ diệt và thiên di. Chính hiện thực nóng bỏng, khốc liệt của chiến tranh này trào dâng bao nhiêu khát vọng: một là chiến thắng kẻ thù chung của dân tộc ngày đêm đang gieo rắc tội ác lên đầu người dân vô tội và hai là ngay cả sự thiên di cũng trĩu nặng ân tình đối với quê hương xứ sở. Có thể coi đây là chủ đề thứ nhất của văn học thành văn viết về Đông Hà, chủ yếu ở thể loại văn xuôi. Chủ đề thứ hai là khát vọng hồi sinh từ khi thị xã Đông Hà bắt tay vào công cuộc tái thiết, xây dựng quê hương thời kỳ đổi mới. Đan xen giữa hai chủ đề nói trên, viết về Đông Hà còn có nhiều tác giả hoài cố hương, hoài cố nhân, nhớ về những mảnh làng, cảnh cũ người xưa, thời vàng son quá vãng... ở thể loại thơ, thể loại chứa đựng nhiều cung bậc yêu thương, hờn giận, hào sảng... phản ánh đan xen cả hai chủ đề sau.
   Nhà thơ Lê Thị Mây có một thời gian khá dài sinh sống, công tác ở Đông Hà khi tỉnh nhà lập lại. Trước khi chị ra Hà Nội đã in khá nhiều tập thơ: "Những mùa trăng mong chờ", "Tặng riêng một người", "Du ca cây lựu tình", "Khúc hát buổi tối", "Phố còn hoa cưới"... Thơ chị từ cách cảm, cách nghĩ thiên về khái quát và diễn đạt thiên về ấn tượng với nhiều biểu tượng đa diện. Nói như nhà thơ Vũ Quần Phương thơ Lê Thị Mây có "những nét nhoè". Người thơ cũng như cuộc đời thực của chị, dai dẵng chịu đựng nổi ám ảnh về thân phận người phụ nữ trước hạnh phúc lứa đôi sau  chiến tranh: Những bão giông số phận, chông chênh kiếp người, những éo le cảnh ngộ, đợi chờ cay đắng, mất mát dở dang... Chị khá thành công trong việc diễn đạt nhiều tâm trạng phức điệu của con tim; vừa cảm nhận vừa khái quát thực tại, kiểu "lý trí nằm ngay trong cảm xúc". Nhiều bài thơ chị viết về Đông Hà đều nằm trong mạch cảm xúc như thế: Phố giờ đông người bán mua tấp nập /Chỉ riêng em nhớ ai cầm nón lỡ quên chào/Trái tim đập nghiêng theo vườn trĩu quả/Em biết mình yêu vừa phóng túng xanh xao/Khi ra chợ một mình mua một giá...

Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở huyện Đakrông

27/04/2022 lúc 09:13






V





ăn hoá dân gian, lễ hội, tín ngưỡng của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô chủ yếu tương đồng về ý niệm tâm linh nhưng hình thức tổ chức thì rất khác nhau, cụ thể: dân tộc Pa Kô có các làn điệu: A Dền, Cha Chấp, Ka Lơi, Xiêng, nhạc cụ truyền thống đặc biệt như Khèn Bè, Atôôc, A Bel, Ămprech, Xar, Ta ngạc.. còn người Vân Kiều có các làn điệu dân ca: Sa Nớt, Oát, Ta Oải và các nhạc cụ đặc sắc như: Sáo Khui, Pih, Ta Ril, A Mam...Về lễ nghi, người Vân Kiều gọi lễ cúng ma cũ là lễ Ra Doác, còn người Pa Kô gọi là lễ A Riêu Ping; lễ cúng thần lúa của người Vân Kiều là Tứk A Bôn, người Pa Kô là Tả A Da. Có rất nhiều lễ hội tương đồng giữa hai dân tộc Vân Kiều, Pa Kô nhưng các lễ hội không giống nhau về hình thức tổ chức, chỉ có điểm giống nhau là trong văn hoá truyền thống của hai dân tộc này thì hình thức “Lễ” nhiều hơn “Hội”. Một nét chung nữa là phong tục đón khách của người Vân Kiều, Pa Kô giống nhau, khi khách đến nhà dù quen hay lạ họ đều được đón tiếp chân thành, chu đáo, ngoài việc dùng cơm thân mật với gia đình thì khách còn được mời uống rượu với thịt gà, nếu ân cần, trọng khách hơn nữa thì khách được mời uống rượu cần và hát làn điệu Sa Nớt(Vân Kiều), làn điệu A Dền (Pa Kô).
Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô có những đặc điểm riêng biệt không thể lẫn lộn với bất cứ dân tộc nào. Người Vân Kiều, Pa Kô cư trú theo bản, trong bản chủ yếu là bà con dòng tộc nội, ngoại, rất ít người ngoại lai. Người Pa Kô sống trong một ngôi nhà dài truyền thống được chia theo từng phòng, mỗi phòng là một gia đình, mối quan hệ trong ngôi nhà dài là những người anh em họ hàng thân thuộc. Người Vân Kiều thì sống chung một bản và chủ yếu là anh em họ hàng nội ngoại. Khi nghe tin nhà nào có khách ở lại thì bà con sẽ mang cơm với thức ăn để chủ nhà mời khách, tình cảm chân thành đó diễn ra cho đến lúc nào khách về thì thôi. Ngoài ra, trong trường hợp săn bắt được thú rừng thì họ đem chia đều cho mỗi nhà mỗi phần, hộ nào có khách ở lại thì được chia thêm một phần để đãi khách. Trong hoạn nạn, người Vân Kiều, Pa Kô có cách ứng xử riêng, ví dụ nhà nào có người thân mất thì cả bản đến chia buồn cho đến khi chôn cất. Sau đó, dân bản còn đến ngủ tại nhà có người mất trọn mười ngày đêm để gia chủ vơi bớt nỗi buồn. Khi đến ngủ họ mang theo lương thực để nấu ăn, mang khèn để thổi làm xua tan không khí u uất trong nhà, trong bản…

Tâm nguyện của người anh hùng

27/04/2022 lúc 09:13






T





hường ngày rất dễ thấy anh khi thì một mình cùng chiếc xe lấm lem bụi đường, lúc lại ngồi đòn ăn bún mắm ở quán cóc vệ đường, có khi nghe anh cười nói ồn ào cùng bạn bè ở góc quán nào đó nơi phố thị Đông Hà (Quảng Trị)… Phải đến khi gặp anh trong trang phục chỉnh tề, ngực gắn đầy Huân chương trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND tôi mới ngạc nhiên và khâm phục về tính cách của một người anh hùng. Đó chính là anh Trương Đức Hai.
Anh hùng Trương Đức Hai sinh ra ở làng Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh nằm bên bờ nam sông Bến Hải. Tuổi thơ anh phải trải qua những năm tháng nhọc nhằn và chứng kiến bao tội ác dã man của Mỹ- ngụy với quê hương. Vì vậy, năm 16 tuổi anh tham gia lực lượng vũ trang, tiếp nối truyền thống của người cha thân yêu lên đường đánh giặc. Từ một du kích, sau hai năm chiến đấu anh trở thành trung đội trưởng rồi lên xã đội trưởng. Năm 18 tuổi anh được tăng cường về xã Gio Lễ, một xã nằm trên tuyến hàng rào điện tử Mac-Namara nên địch thường xuyên kềm kẹp, bắt bớ tra tấn những cơ sở cách mạng. Được lãnh đạo huyện tin tưởng giao nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng anh luôn hoàn thành. Chính trong khó khăn gian khổ và đầy bất trắc hiểm nguy đã tôi luyện anh sớm trưởng thành. 
Năm 19 tuổi, anh Hai lúc đó đang là xã đội trưởng được tăng cường lên xã Gio Sơn. Đây là xã vùng trắng, toàn bộ dân vào khu tập trung Quán Ngang nên rất khó hoạt động. Đến năm 1972, anh cùng đơn vị C4 bộ đội địa phương Gio Linh đánh vào chi khu Quán Ngang để đưa dân ra khỏi khu tập trung. Sau khi giải phóng, anh được cử về làm Chủ tịch xã Gio An để đưa dân về vùng trắng xây dựng lại cuộc sống. Lúc đó anh chỉ mới 21 tuổi nhưng đảm trách cương vị chủ chốt của xã để tổ chức lại lực lượng khai hoang, phục hóa, tổ chức sản xuất đảm bảo nguồn lương thực nuôi sống người dân...

Thử phác thảo về một không gian tâm linh đôi bờ Thạch Hãn

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong dịp thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp “Khúc tráng ca về một dòng sông”, lấy bối cảnh tại thị xã Quảng Trị, một Biên tập viên của VTV3 đã có phát hiện gây xúc động khi cho rằng, Quảng Trị hiện có 2 nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia là Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Quảng Trị còn có hai nghĩa trang không bia mộ là Thành Cổ và dòng sông Thạch Hãn.
Từ các thung lũng và bồn địa giữa núi đồi, những dòng suối nhỏ ngang dọc đã tích hợp thành nguồn của các con sông lớn đổ về đồng bằng, trong đó có dòng chủ lưu đã tạo nên nguồn Hàn, con sông trở thành một trong những biểu tượng thiêng liêng của quê hương Quảng Trị: sông Thạch Hãn. 
Thành Cổ Quảng Trị là một công trình kiến trúc quân sự dưới thời quân chủ phong kiến, nơi có một thị xã duyên dáng, thanh bình nép mình bên bãi ngô, ruộng lúa, bờ sông và hàng hàng phượng vĩ đỏ thắm. Thành Cổ Quảng Trị từng chấn động dư luận thế giới và lay động lương tri loài người khi được lịch sử lựa chọn làm “quyết chiến điểm” trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Trên diện tích chưa đầy 2 km2 của Thành Cổ Quảng Trị đã phải gánh chịu hàng ngàn tấn bom đạn của kẻ thù trút xuống với sức tàn phá vô cùng khủng khiếp. Thành Cổ Quảng Trị tạc vào lịch sử đấu tranh thống nhất nước nhà những trang bi tráng và hào hùng, nơi ý chí bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ Quân giải phóng được khắc ghi với những chiến công đi vào huyền thoại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thành Cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn là nơi yên nghỉ của hàng vạn người con mọi miền Tổ quốc, vì miền Nam, vì Quảng Trị, vì độc lập tự do của cả dân tộc mà nằm lại, hóa thân thành màu xanh cỏ cây, đất đai, sông nước đất này...

Một ngày hành hương về Thành Cổ

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong ánh bình minh sớm mai, những giọt sương non đang còn đọng lại trên những cánh hoa phượng vĩ đầu mùa.Dọc các con đường dẫn vào thành cái nắng đã lóa mặt người. Những dòng người hướng về mảnh đất thiêng này càng đông hơn, làm cho cuộc sống nơi này rộn ràng và nhanh hơn thường lệ.Có đoàn hàng chục người trong bộ đồng phục được đính lô gô tên một công ty trách nhiệm hữu hạn. Có đoàn chọn những chiếc mũ xinh xắnđínhthương hiệu một mặt hàng tiêu dùng nổi tiếng, với lễ vật hương hoa cùng cán bộ thuyết minh tiến về đài tưởng niệm. Có đoàn vài chục em học sinh dã ngoại tham quan hành hương với những giờ học lịch sử không bàn ghế, bục giảng, thầy cô để nghe về lịch sử cuộc chiến 81 ngày đêm anh dũng kiên cường của quân và dân ta bảo vệ Thành Cổ. Các em chăm chú say sưa đến lạ. Có những đoàn khách nước ngoài cũng “nhập gia tùy tục”, khi nghe người phiên dịch thuyết minh về sự khốc liệtcủa chiến tranh trên mảnh đất thiêng này họ đã cảm nhận được những đau thương mất mát mà con người Việt Nam đã gánh chịu trong cuộc chiến chống Mĩ. Trong những đoàn người hành hương ấy dễ nhận ra nhất là những người đã từng trực tiếp hay gián tiếp chiến đấu bảo vệ Thành Cổ trong 81 ngày đêm. Bởi họ trong sắc phục màu lính lặng lẽ đi bên nhau không nói gì, chỉ đôi mắt như những ống kính quay phim “lia” về bốn phía tường thành. Rồi bỗng dừng lại với những kí ức như những thước phim quay chậm về một thời chiến đấu hào hùng oanh liệt, người mất người còn và những giọt nước mắt lăn dài trên gò má...

Đôi điều về Nghĩa Trũng Đàn và nhân vật lịch sử Hoàng Hữu Xứng

27/04/2022 lúc 09:13






P





hải đến những năm 90 của thế kỷ trước, từ Tây nguyên chuyển công tác về Quảng Trị quê nhà tôi mới phát hiện ra có một nghĩa trang có tên gọi là Nghĩa Trũng đàn ở thị xã Quảng Trị. Từ bờ Nam sông Thạch Hãn đi hết con phố Quang Trung, vượt qua kênh đại thuỷ nông Nam Thạch Hãn, rẽ trái ra cánh đồng làng Thạch Hãn cũ chừng 300m đã đến Nghĩa Trũng đàn. Đã bao đời nay, nghĩa trang này có hai làng thờ cúng chăm sóc, đó là họ Hoàng ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong và dân làng Thạch Hãn nay thuộc thị xã Quảng Trị. Hai làng cách nhau chừng 6km.
Sở dĩ có biệt lệ này là vì trước đây họ Hoàng- Bích Khê thiếu đất đã bỏ tiền ra mua đất của làng Thạch Hãn để làm nghĩa trang. Họ Hoàng- Bích Khê có nghĩa vụ đóng tiền của vào để tu bổ nghĩa trang và mua sắm lễ vật cúng tế vào rằm tháng Bảy và lễ Tảo mộ hàng năm. Lễ cúng tế ở Nghĩa Trũng đàn bao giờ cũng có các trưởng làng, quan đầu tỉnh, các tộc trưởng của hai làng cùng đông đảo dân làng Thạch Hãn tham dự và cùng thừa thần chi huệ. Ngược lại làng Thạch Hãn, quanh năm có nghĩa vụ chăm sóc khói nhang trên đàn. Một lần đi dự lễ tạ ở đàn này vào năm 1996 (23 năm sau ngày giải phóng con cháu họ Hoàng mới có điều kiện đóng góp tiền của trùng tu tôn tạo lại Nghĩa Trũng đàn vì sau chiến sự 81 ngày đêm khốc liệt ở Thành cổ, Nghĩa Trũng đã bị san thành bình địa), tôi rất lấy làm ngạc nhiên trước phát kiến của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường rằng, Nghĩa Trũng đàn cũng là một trong những nghĩa trang quốc gia đầu tiên ở Quảng Trị!..Được bật mí, chúng tôi không thể không sục vào ngôi làng Thạch Hãn (nay cùng một khối phố); không thể không về  ngôi làng  Bích Khê để xác tín...

Kế hoạch K15

27/04/2022 lúc 09:13

Như chúng ta đã biết ở vào thời điểm sau khi Quảng Trị được giải phóng hoàn toàn vào ngày 1 - 5 - 1972 thì cuộc chiến đấu của nhân dân ta, mà trực tiếp là các lực lượng vũ trang chống chiến dịch tái chiếm của địch, diễn ra hết sức quyết liệt, ngoài lực lượng bộ binh, kẻ địch đã dùng các loại pháo từ các căn cứ lớn phía trong và từ hạm đội, loại pháo đạn, các loại máy bay, nhất là máy bay B52 đánh phá liên tục, dữ dội cả ngày lẫn đêm vào vùng giải phóng trong tỉnh, kể cả Gio Linh, Cam Lộ đã được giải phóng trước đó.

Ký ức mãi một thời động lại...!

27/04/2022 lúc 09:13






T





hời gian cứ xuôi chảy về phía trước như dòng sông nhưng con người có lúc chảy ngược về phía sau bởi những ký ức một thời. Giữa những ngày Quảng Trị náo nức kỷ niệm 40 năm giải phóng, khi các đoàn giáo viên đi B ở miền Bắc mặn mà về thăm lại chiến trường xưa, những người giáo viên tại chỗ như chúng tôi lòng xao xuyến nghĩ về một thời không thể nào quên.
1 – Tất cả chúng tôi rất trân trọng và cảm ơn Hội cựu giáo chức khi tổ chức xã hội này đã có ý tưởng tốt đẹp và vượt qua nhiều khó khăn để chu toàn cho cuộc gặp gỡ với quy mô 120 giáo viên đi B đang ở tại tỉnh. Tôi đã ở tuổi “nhớ nhớ - quên quên” nhưng nếu không nhầm thì đã có 11 đợt giáo viên miền Bắc chi viện cho Quảng Trị.
Trước ngày Quảng Trị được giải phóng (01/ 5/ 1972) đã có 5 đợt:
Đợt I vào năm 1959 – 1960; đợt II vào năm 1964 – 1965; đợt 3 vào năm 1968 – 1969; đợt IV vào năm 1970 – 1971; đợt V đầu năm 1972 (trước ngày giải phóng). Tổng số cả 5 đợt khoảng 120 người. Gần một phần tư trong số họ đã anh dũng hi sinh trong quá trình làm nhiệm vụ trên mảnh đất Quảng Trị thân yêu.
Đây là những người phải chịu gian khổ hi sinh nhiều nhất trong số những giao viên đi B. Nếu nói về công trạng thì họ chính là những người “khai sơn phá thạch” có công đầu trong việc đặt nền móng cho giáo dục Quảng Trị. Rất đáng mừng là trong số họ có một số trở thành cán bộ chủ chốt của tỉnh như anh: Nguyễn Kham; Lê Hải Hà; Dương Tú Anh…

Ẩm thực quê nhà

27/04/2022 lúc 09:13






C





ũng trong vùng Thuận Hoá nhưng cố đô Huế do tác động của sinh hoạt cung đình nên ẩm thực hiện nay vẫn mang tính cầu kỳ, còn Quảng Trị quê ta vẫn giữ cốt cách rặc dân dã của mình. Rất dễ nhận ra đặc tính ăn uống quê ta là chuộng gumạnh. Thiên nhiên khắc nghiệt khô cằn, nóng rát nhưng người dân lại thích ăn cay, ăn mặn; hút các loại thuốc có gu nặng; uống các loại rượu có độ cồn cao, điển hình như “Kim Long mỹ tửu” ở Hải Lăng, nay lại có thêm “Tân Long” do một bộ phận người Kinh đi xây dựng quê hương mới ở Hướng Hóa nữa mới gờm. (Ở bài này chúng tôi chỉ nêu một số đặc trưng)
Có thể nói, chặt to kho mặn là đặc trưng bữa cơm thường ngày. Nhiều lắm cũng chỉ vài ba món: canh, cá kho, rau luộc hay mắm muối. Trừ  khi có giỗ chạp, tiệc tùng, cưới xin, khao vọng,... bữa cỗ được chuẩn bị chu đáo hơn. Giỗ chạp thường có mâm cỗ với hàng chục món ăn được chế biến từ thịt, các loại rau, quả theo cách kho, xào, thấu, trộn, ram, nướng. Hầu hết các món ăn đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp: nhiều loại rau quả, gia vị, các loại thủy sản, các loại thịt... Ví dụ như món canh cũng đã có hàng chục loại canh khác nhau với sự kết hợp của nhiều loại rau, giữa rau với quả, giữa rau với cá, giữa rau quả với thịt, với  tôm, cua, ốc,... và hàng chục các loại rau thơm, gia vị... (như canh thập tàng, canh cá, cua, tôm, tép nấu với khế chua, me, hành, ngò...). Tương tự như vậy, các món kho, xào, rim, ninh, tần, hầm, nộm... bao giờ cũng có cá, thịt, rau, quả, củ, rau thơm, gia vị... và rất ít khi món chỉ có cá không, thịt không. Dù là món ăn đơn giản là rau muống luộc, nước chấm, canh hến, ốc xào... đều được tạo ra từ nhiều nguồn nguyên liệu. Nó tổng hợp lại với nhau, bổ sung cho nhau để tạo thành những món ăn có đủ mọi chất như đạm, béo, bột, chất khoáng, chất bổ... Món ăn vì thế không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn cho ta những hương vị độc đáo; vừa mặn, béo, cay, chua, ngọt, bùi, vừa tỏa mùi hương hoa cây cỏ...

« 3839404142 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground