Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

"Chú" Ái

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





êm tháng ba lạnh cóng.
Ngọn đèn phòng không hắt ánh sáng vàng ệch xuống cái phố lúc này đã thưa người qua lại. Những chiếc lá vàng khô bị bứt khỏi cành lăn xào xạc trên đường. Cả cây bàng trước sân nhà giam nữ lúc này cũng chỉ còn trơ lại những cành gầy guộc, khẳng khiu.
Cả nhà giam cũng im ắng đến rợn người, sau cái đêm sấm sét ùng oàng đánh gục đối thủ, bọn lính Nhật không còn mấy tin vào lính khố xanh. Chúng tự thay nhau đi tuần tra. Tuy nhiên trong cái im ắng rợn người ấy, lúc này vẫn như có ngót chục người đàn bà đang dò dẫm từng bước trên cái mái nhà đã bị tốc gần hết ngói sau mấy trận bom vừa qua. Cứ mỗi giây phút trôi qua, lòng họ lại lo lắng, bồn chồn đến tức thở.
Trong số họ người trẻ nhất chưa quá hai mươi, hầu hết chưa chồng, người lớn tuổi nhất mới tròn bốn mươi lại góa chồng, lại đã qua những thử thách đầy ải, cam go nhất tưởng như người phụ nữ bình thường khó có thể vượt qua. Chị em thường ngày vẫn thân mật kính nể gọi vui là “chú” Ái hay o Ái.
Chị em quý nể o vì o rất hiền, o nói giọng miền Trung ấm áp, o là linh hồn của trại tù chính trị nữ. Cả trại hiểu nhiều về o, coi cuộc đời o như một huyền thoại.
O đã từng rời bỏ quê hương, làng Bích Khê nghèo khó để nghe tiếng gọi thiết tha theo anh em đánh đổ thằng Tây cai trị để cho cuộc đời mẹ mình, em mình và bản thân mình khỏi khổ...

Đi vẽ ở chiến trường Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13

 





H





ằng năm, vào dịp hè hoặc tết Nguyên Đán, sinh viên mỹ thuật thường phải thực hiện bài ngoại khóa. Để không cho ra đời những bức tranh “salông”, chúng tôi phải đi thực tế tại cơ sở. Những sinh viên mặc áo lính như chúng tôi, lựa chọn duy nhất đúng là xuống với đồng đội của mình ở chiến trường, để chia sẻ với họ, và quan trọng hơn là nhận từ họ niềm tin yêu, trân trọng với những người lính mà vũ khí là bút vẽ bảng màu.

Giữ vững khí tiết của người Cộng sản

27/04/2022 lúc 09:13

 





N





guyễn Ba Sam sinh ngày 01/5/1907, tại làng Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, con ông Nguyễn Bá Diệu, làm nghề lang vườn (thầy thuốc đông y ở thôn quê) và bà Lê Thị Bảng làm nghề nông.

Đi tìm xuất xứa câu vè "Văn chương Xuân Mỵ"

27/04/2022 lúc 09:13






L





àng Xuân Mỵ thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh là một trong những làng quê một thời nổi tiếng về truyền thống hiếu học ở Quảng Trị. Theo sử sách chép lại thì dòng họ nào ở Xuân Mỵ cũng hiếu học và ở thời nào Xuân Mỵ cũng có người học hành, thi cử đỗ đạt để rồi được bổ nhiệm làm chức tước vinh sang. Thời xưa còn có người còn được bổ làm quan trở thành quần thần thân tín của triều đình, được vua quan hết lòng trọng vọng, kính nể. Và ngày nay nhiều con em làng Xuân Mỵ có học hàm học vị cao cũng đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong các trường Đại học, các Viện nghiên cứu. Có một điều hết sức đáng quý, đó là từ thời xưa cho đến thời nay, những người thi cử đỗ đạt “công thành danh toại” ở làng Xuân Mỹ, dù ở phẩm hàm nào, chức vụ nào thì họ cũng một lòng một dạ đem hết trí tuệ, tài năng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân.
Có một bài vè được truyền tụng từ hàng đời nay ở vùng đất này, trong đó có câu: “Văn chương xuân Mỵ”. Mới thoạt nghe, người ta dễ lầm tưởng Xuân Mỵ là một vùng đất văn chương hoặc có nhiều tài năng văn chương. Đi tìm nguồn gốc phát tích câu vè này và cả nhìn nhận trong thực tế hiện nay ở làng Xuân Mỵ thì cái sự “lầm tưởng” trên cũng đã có phần đúng. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định một sự thật hiển nhiên đó là Xuân Mỵ không phải là làng có nhiều tài năng thuộc lĩnh vực văn chương. Ông Nguyễn Đức Lợi năm nay 72 tuổi là cán bộ hưu trí ở làng Xuân Mỵ có bốn người con, cả bốn đều đỗ đại học và cao đẳng. Ông còn am hiểu khá tường tận về gốc gác...

Nhớ giọng ngâm thơ Châu Loan

27/04/2022 lúc 09:13






N





ăm 1954, cuộc kháng chiến trường kỳ suốt chín năm chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta đã kết thúc.
Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, từ tháng 7.1954, nước ta tạm chia hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Kể từ đó, cầu Hiền Lương trở thành nơi tiếp giáp, đối mặt giữa hai lực lượng ta với địch, giữa hai chế độ xã hội chủ nghĩa với thực dân đế quốc nô dịch.
Thuở ấy tôi và các bạn cùng lứa lên tám, chín tuổi nghe người lớn từ giới tuyến ra kể: nào là cầu gỗ Hiền Lương 7 nhịp sơn hai màu, hai đầu cầu có hai cột cờ cao vút. Trên cột cờ phía bắc Hiền Lương lá cờ đỏ sao vàng to hàng trăm mét vuông thật vĩ đại và hoành tráng. Trông lá cờ phần phật tung bay, trong lòng ai cũng phơi phới tình yêu Tổ quốc, tin ngày Nam Bắc sum họp. Còn bờ phía Nam, cờ “ba que” của Mỹ ngụy nhìn mà đã ghét, bởi nó là biểu tượng của lũ bán nước, hại dân, chia cắt giang sơn. Chúng tôi nghe người lớn tả lại hệ thống phóng thanh của hai bên đều phát cực mạnh bằng những chùm loa cỡ bự để tuyên truyền. “Tiếng nói Việt Nam” phát từ radio thì tôi nghe nhiều rồi nhưng nghe qua chùm loa lớn như thế thì quê không có. Hấp dẫn nhất là nghe kể cảnh hai đầu cầu Hiền Lương có hai người công an đứng gác: một bên là công an nhân dân một bên là lính tay sai của giặc Mỹ. Hình ảnh đối mặt của hai “phe” có súng đạn trong tay mà không bóp cò vào đầu nhau, khiến lũ trẻ thường đánh trận giả dưới đêm trăng như chúng tôi cứ thắc mắc hoài “Tại sao lại như thế” và chúng tôi giả định: “Nếu mình có súng đạn trong tay như chú công an kia thì dứt khoát phải “đòm” ngay vào đầu thằng giặc, chứ đứng yên sao được? Nghe tranh luận vậy, cha mẹ chúng tôi giải thích cặn kẽ rằng: đó là quy ước của hai bên và có ủy ban Quốc tế giám sát...

Phục hồi và phát huy di tích chiến tranh góp phần làm giàu cho Quảng Trị

27/04/2022 lúc 09:13






C





húng tôi rất vui mừng được cùng Bộ Quốc phòng tham gia với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo Du lịch Quảng Trị với chủ đề “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội” tại đây hôm nay.
Đây là lần thứ hai trong vòng đúng một năm tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thảo về du lịch.
Lần trước là du lịch Quảng Trị với “Nhịp cầu xuyên Á”, bàn về phát triển du lịch rất toàn diện, có tính liên vùng, liên quốc gia với sự tham gia của đại biểu đến từ năm nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc. Hội thảo đã rất thành công, có tiếng vang trong ngành du lịch, trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Qua theo dõi chúng tôi thấy lãnh đạo tỉnh đã triển khai nhiều việc trên cơ sở kết quả của hội thảo và những vấn đề hội thảo đặt ra
Lần này, tỉnh Quảng Trị có sự hỗ trợ, phối hợp của Bộ Quốc phòng, của Tổng cục du lịch chủ trì hội thảo, đi sâu hơn vào một chủ đề rất quan trọng của du lịch Quảng Trị là Du lịch thăm lại chiến trường xưa.
Lời đầu tiên, thay mặt lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, chúng tôi xin hoan nghênh, đánh giá cao và cám ơn Bộ Quốc phòng; Thượng tướng thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch; các tướng lĩnh quân đội; Các bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí đã quan tâm đến Du lịch Quảng Trị và Du lịch Việt Nam.
Tôi mới đi công tác về chưa kịp chuẩn bị bài phát biểu, trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi xin khắc họa một số nét mà dưới giác độ du lịch, chúng tôi cho là quan trọng và tâm đắc.
Trước hết, cho phép tôi thay mặt lãnh đạo ngành du lịch bày tỏ sự kính phục và lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị, các tướng lĩnh, sĩ quan và chiến sĩ Quân đội nhân dân việt nam anh hùng, trong suốt 20 năm ròng rã, chiến đấu, hy sinh gian khổ trên tuyến lửa Quảng Trị, trong cuộc đương đầu nghiệt ngã với quân thù, lập nên chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh, để lại một Quảng Trị - bảo tàng sống với một hệ thống di tích chiến tranh cách mạng đồ sộ, độc đáo, mật độ giày đặc tới gần năm trăm di tích đã được kiểm kê, đánh giá , xếp hạng.
Chúng tôi nhất trí cao với cách đặt vấn đề của đồng chí chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Phúc, phát biểu của Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, của Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội và nhiều bản tham luận tại hội thảo chuyên đề về Du lịch thăm lại chiến trường xưa vào dịp rất có ý nghĩa này- nhân ngày 27-7, ngày Thương binh liệt sĩ.........

Có một Đài truyền thanh giới tuyến

27/04/2022 lúc 09:13






T





rên thế giới, có những giới tuyến cắt chia đất nước, từng diễn ra những cuộc chiến tranh khốc liệt, đối phương áp đảo lẫn nhau về quân sự, chính trị, kinh tế, qua đó mỗi bên đều tranh giành quyền lực, sự ảnh hưởng của mình trên trường Quốc tế. Trong những cuộc chiến tranh có sự can thiệp của thế lực bên ngoài ấy, có  giới tuyến không bao giờ hàn gắn được, trở thành bức tường ngăn cách lòng người trên cùng một dãy đất vốn lịch sử là một nước thống nhất.
Ở Việt Nam, từ khi hiệp định Giơ-Ne-Vơ được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đất nước tạm thời chia làm hai miền Nam- Bắc, chuẩn bị cho hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà. Đó là giai đoạn: miền Bắc thuộc chế độ xã hội chủ nghĩa, miền Nam tạm thời thuộc chế độ Mỹ-Ngụy.
Vĩ tuyến 17- Nơi có dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương thuộc địa phận khu vực Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc. Từ thời điểm hiệp định Giơ Ne Vơ có hiệu lực thì trên mãnh đất này: Dòng sông chia hai, nhịp cầu chia hai, một làng, một xã chia hai, có nhiều gia đình chia hai để chờ hai năm sau ( 20-7-1956) thống nhất Tổ Quốc theo hiệp ước. Hiệp định Giơ Ne Vơ vừa ráo mực đã bị bè lũ xâm lược và lũ bán nước bội ước. Giới tuyến quân sự tạm thời - Khu phi quân sự đã trở thành vĩ tuyến lửa, tọa độ của đạn bom hủy diệt, ngăn chia Việt Nam thành hai miền ngót hai mươi năm đắng cay, uất hận... 

Nghệ sĩ ưu tú Châu Dinh – một đời vì nghệ thuật Ca kịch và Dân ca Thừa Thiên – Huế

27/04/2022 lúc 09:13

NSUT. Châu Dinh tên thật là Nguyễn Thị Dinh, sinh năm 1942 tại Cửa Tùng, quê quán Triệu Hoà, Triệu Phong, Quảng Trị. Thời thơ ấu, Châu Dinh lớn lên và sinh sống ở Cửa Tùng, quê mẹ. Hồn dân ca từ vùng nông thôn yên ả trong những tháng ngày niên thiếu đã ươm mầm nghệ thuật cho cô bé đang độ tuổi 12,13. Châu Dinh kể rằng mỗi lần từ loa phát thanh công cộng cất lên những giai điệu dân ca, ca Huế là Châu Dinh thường chỏng tai nghe. Khi thì đang nấu nồi cơm hoặc nồi cám lợn, lúc thì đứng dựa cột chuối vườn nhà. Âm hưởng giọng ca Châu Loan đã len lỏi, thấm sâu rồi sống mãi trong tâm hồn Châu Dinh từ ấy. Bút danh Châu Dinh cũng khởi nguồn từ sự mến mộ tài hoa Châu Loan, người nghệ sĩ bà con chú bác lại.
Năm 1960, Châu Dinh đã được tiếp nhận vào đoàn Ca kịch Trị Thiên Huế khi đoàn đang đóng tại Ty Thông Tin Văn Hoá Vĩnh Linh. Thời gian này Châu Dinh đã có dịp trau dồi, rèn luyện các kỹ năng ca, kỹ năng sân khấu. Bà Kim Thao, là người đã công giúp Châu Dinh định hình tính cách, vai diễn về sau. Năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đang bắt đầu bước vào thế trận mới, Châu Dinh đã được Đài Tiếng nói Việt Nam mời thể hiện nhiều bài ca Huế, dân ca Bình Trị Thiên ngợi ca cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc. Thính giả trong cả nước biết đến tên tuổi Châu Dinh từ độ ấy.
 
Những năm 1970, trên miền đất XHCN, Châu Dinh đã có những tháng ngày tuyệt vời về sự ôn luyện học tập nghệ thuật ca kịch Huế. Từ phong cách biểu diễn đến kỹ thuật diễn, ca sĩ Châu Dinh đều cố gắng thể hiện để không làm phụ lòng các bậc thầy như Kim Oanh, Mộng Điệp, Minh Tâm...

Huyền Thoại về người mẹ động Voi Mẹp

27/04/2022 lúc 09:13






C





ả mười hai anh em cùng lứa, cùng quê, cùng vào học một trường đại học và đồng loạt viết đơn bằng máu để được nhập ngũ. Chúng tôi được phân vào đơn vị trinh sát của một sư đoàn chủ lực, được huấn luyện kỹ càng thuần thục nghiệp vụ.
Những ngày luyện tập ở hậu phương ai cũng mong chờ, háo hức đến lượt mình được lên đường ra trận.
Thế rồi cái gì đến nó sẽ đến. Cả phân đội chúng tôi được lệnh lên đường trinh sát tập đoàn cứ điểm Khe Sanh đúng vào đầu mùa mưa.
Sau những ngày chúng tôi băng rừng vượt núi, trèo đèo, lội suối từ hậu phương tiến vào tập đoàn cứ điểm để trinh sát, vẽ sơ đồ tình hình địch chuẩn bị cho đại quân của ta đánh lớn vào mùa khô.
 
Đêm ấy cả phân đội mới biết thế nào là giông bão Trường Sơn. Tất cả mắc võng ngủ đêm bên một con suối. Sau những ngày hành quân thấm mệt, bên cánh võng đung đưa dưới tán rừng già, tiếng gió thổi rì rào đã đưa chúng tôi vào giấc ngủ êm đềm. Được chừng nửa đêm một trận cuồng phong thổi từ phía tây Trường Sơn cuồng nộ ào ạt, tiếp đến là trận mưa dội xuống như trút nước. Khoảng một giờ đồng hồ thì chiến sĩ trực giác báo cáo phân đội trưởng là đã nghe thấy tiếng nước suối gầm gào phía thượng nguồn...

Bắp rang canh chắt chắt ở làng Lập Thạch

27/04/2022 lúc 09:13






K





hông hiểu món ăn này do tổ tiên làng mang từ Bắc vào năm trăm năm trước hay do sông Thạch Hãn ở đoạn cuối nguồn, sáu tháng nước lợ trong năm đã tạo môi trường cho con chắt chắt sinh sôi nảy nở để nuôi sống dân ở hai bên bờ sông, mà làng nào, nhà nào cũng biết cào đãi chắt chắt, ăn canh chắt chắt. Riêng có làng Lập Thạch là ăn canh chắt chắt với bắp rang thay cơm vào những tháng hè ơi bức, không phải họ thiếu cơm mà vì nghiện.

Ngày và đêm trên vùng đất giới tuyến

27/04/2022 lúc 09:13






S





au những trận đánh dữ dội vào Đầu Mầu, Cồn Tiên, Dốc Miếu... đại đội hai đặc công chúng tôi gần như xóa sổ. Trong những trận quyết chiến điểm ấy hầu hết anh em đều nằm lại trên các cao điểm. Trong trận Cồn Tiên các đồng chí: Thanh, Tâm, Chẩu Lục, Nguyễn Trọng Sen... trong Ban chỉ huy đều nằm lại trên đỉnh Cồn Tiên. Khi biết bộ binh và xe tăng của ta chưa vào kịp để cùng làm chủ các cao điểm. Trước cảnh bốn bề địch vây và cán bộ chiến sĩ đang nằm gọn giữa hai mươi ba lớp rào kẽm gai, với đủ thứ mìn gài, đủ bom pháo và đạn từ trên máy bay trút xuống. Lúc đó chiến sĩ thông tin mới nhận được điện của mặt trận B5: "Đơn vị nhanh chóng đưa thương binh, liệt sĩ ra ngoài" thì đã muộn. Số còn lại trở về với đồng bào nơi đóng quân như: Trần Quang Lộc, Nguyễn Thế Bỉnh, Nguyễn Văn Nguyên, Âu Dương Lâm và Trần Khắc Dương... các mạ, các chị mang quà đến thăm cứ hỏi: Mấy đứa mô cả rồi? Chúng tôi đành trả lời là: Các đồng chí đó đang ở lại trong bờ Nam hoặc đã chuyển đi đơn vị khác (để giữ bí mật thương vong, trước khi ra bắc Bến Hải anh em chúng tôi đều được quán triệt trả lời như vậy).

Câu chuyện về một bài ca

27/04/2022 lúc 09:13






L





àm văn nghệ trong những năm mịt mù khói lửa chiến tranh đã gặp những khó khăn ác liệt nào? Kinh nghiệm có từ những khó khăn ác liệt trong quá khứ, những ký ức đã qua có thể hâm nóng lại góp phần cho hành động ngày hôm nay chăng?
Tôi thường thơ thẩn như thế trước khi thấy hiện ra trong trí nhớ hình ảnh một rừng dương với ngọn gió nồm réo rắc trong đêm. Đêm ấy, Đoàn văn công Quân khu IV chuẩn bị rời rừng dương thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch (thuộc tuyến lửa Vĩnh Linh) chờ thuyền vượt biển ra đảo Cồn Cỏ, biểu diễn phục vụ cho một đơn vị đang bám đảo. 

Vĩnh Linh, quê hương thứ hai của cha tôi

27/04/2022 lúc 09:13






K





hi còn sinh thời cha tôi thường nhờ tôi viết lại bản thảo kịch bản cho ông. Ngồi bên cha tôi được nghe ông nói về Vĩnh Linh Quảng Trị thời đánh Mỹ... Những cái tên đã ghi vào lịch sử của dân tộc: Sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương một thời chia cắt dòng máu con lạc – cháu Hồng. Không riêng gì người dân Quảng Trị mà day dứt trong lòng biết bao người con đất Việt ngày ấy. Thời gian trôi qua kể từ năm cha tôi đặt chân tới mảnh đất – con người ở nơi tuyến lửa đã hai mươi ba năm. Mỗi lần nhắc đến nơi đây ông lại rơm rớm nước mắt. Vĩnh Linh – Quảng Trị là quê hương thứ hai của ông. 

Lễ hội rước hến ở làng Mai

27/04/2022 lúc 09:13

Mai Xá là một làng thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh được hình thành khá lâu đời trên vùng đất Quảng Trị. Ở đây có đủ các yếu tố tiêu biểu của một làng quê Việt Nam như: dòng sông, con đò, phiên chợ, cây đa, bến nước, đình làng... Do toạ lạc trên một vùng đất có nhiều cồn bãi, giữa một đồng bằng mênh mông, Mai Xá thuận lợi về giao thương đường thuỷ và khai thác nuôi trồng thuỷ sản.

Thượng thư Lê Trinh, người tôn vua Duy Tân và xử cho Phan Chu Trinh thoát khỏi án chém

27/04/2022 lúc 09:13

Quảng Trị là một miền quê có truyền thống khoa bảng, dưới thời phong kiến đã từng có nhiều người đỗ đạt và làm quan, có những người làm đến bậc đại thần. Có những vị đại thần đã tỏ được vai trò lương đống (rường cột) quốc gia của mình chứ không xu thời, xu phụ hoặc chỉ đơn thuần “giúp rập triều đình” theo chiếu lệ, nhất là khi đất nước nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, triều đình Huế mất dần vai trò và chỉ là bù nhìn. Đáng chú ý trong số đó có Phụ chính đại thần, Hiệp biện đại học sĩ, Thượng thư Bộ Lễ Lê Trinh.

Người đồn trưởng công an vũ trang Hiền Lương năm xưa

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi tìm đến nhà ông vào một buổi chiều mùa đông. Căn nhà cấp bốn vừa mới xây cất chừng hai muơi thước vuông nhưng đã thấm nước và ẩm ướt. Ông ngồi đó thẩn thờ nhìn ra cửa. Tôi bước vào nhà cất tiếng chào. Chiếc bàn đã quá cũ, ông chỉ gật đầu, đôi mắt hoang lạnh, cặp kính lão trễ xuống. Ông là Lê Thế Tri - nguyên Trưởng đồn Công an vũ trang Hiền Lương - người có quãng thời gian gần hai mươi năm gắn bó với đôi bờ sông tuyến.
Bây giờ...
Tôi thực sự bàng hoàng khi hay tin ông bị mất trí nhớ. "Tôi bây giờ quên hết rồi cháu ơi. Mới một tháng thôi mà chừ nói sau quên trước. Biết làm răng đây?!"
Căn bệnh tai biến mạch máu não tháng trước đã cướp đi của ông phần nửa sức khỏe và trí nhớ, sống lặng lẽ như một chiếc bóng nơi đầu làng. Chiến tranh, thời gian, bệnh tật và những tháng ngày vất vả mưu sinh đã làm sức ông cạn kiệt, đã phủ một màn sương đục mờ che khuất cuộc đời oanh liệt của ông. Bạn bè ai cũng ái ngại tiếc nuối cho ông. Khi đất nước vừa hết chiến tranh, ông tạm biệt đồng đội để trở về cày cuốc ai cũng bảo: Thế là hết - Lê Thế Tri dũng mãnh một thời!
 
Năm 1977 ông về nghỉ hưu. Vừa giã từ bộ quân phục với quân hàm thượng úy, ông gánh lấy trách nhiệm của người cha với đàn con nhỏ mà những năm tháng chiến tranh đã làm oằn lưng người vợ tảo tần...

Đông Hà ngày ấy trong tôi

27/04/2022 lúc 09:13






B





a tôi làm nghề chài lưới trên sông nên ông thường tha vợ và các con lênh đênh trên sông nước, theo con cá nước ròng, con tôm nước lợ, có lúc vì việc đánh cá, có khi vì bị động: động trời, động giặc.Mỗi lúc di chuyển thuyền từ nơi này qua nơi khác mẹ tôi thường cầm lái, ba chèo mũi. Tôi ngồi dưới đuôi thuyền ngay dưới chân của mẹ. Bởi thế, một chặng đầu tiên trong tuổi thơ của tôi gắn liền với một giải sông nước hai bờ Thạch Hãn từ Cửa Việt lên xã Triệu An quê tôi, lên thị xã Đông Hà và xa hơn nữa mãi trên chiến khu Ba Lòng. Ngồi dưới chân của mẹ, tôi mê ly nhìn hai phía bờ sông, cứ chảy lùi về phía đằng sau, liên tiếp trưng ra vô vàn điều kỳ thú.Dòng sông đột nhiên chẻ ra ba ở ngã ba Gia Độ. Một cồn cát vàng mơn man trải rộng giữa vô vàn những cơn sóng nhỏ. ở đấy có nhiều con chim cao chân, mỏ đỏ chạy lon ton ở sát mép nước, có khi sóng lùa đến ngực nhưng không khi nào nhấn chìm được nó. Kia là một ngôi mộ to bự lứ như một gò đất, có lẽ người chết dưới đó to đùng nên người ta mới dồn lên nhiều đất như vậy. Phía trước một con chim màu đen, cổ cao, bơi lặn giỏi hơn vịt. ................

Thu Hằng - ngân vọng những bài ca

27/04/2022 lúc 09:13






S





inh ra và lớn lên từ ngôi làng Như Lệ hiền hoà bên dòng sông Thạch Hãn, từ nhỏ Thu Hằng đã sống, đã được ấp iu trong không khí dân dã, nội đồng. Tiếng hát ru của mẹ, của bà con quanh vùng đầy ắp trong tâm khảm tuổi thơ Thu Hằng. Thu Hằng đã từng ước mơ có một ngày được hát ca trước đông đảo bà con làng xóm, được đắm mình vào những làn điệu ca Huế, dân ca.

« 3738394041 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground