Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Góc nhìn từ một dòng sông

27/04/2022 lúc 09:13






T





ừ khai thiên lập địa của thời kỳ nguyên đại địa chất thứ hai. Trong cái địa thế cát lập ấy. Một nguồn nước được hình thành bởi những làn mưa mỏng ban đầu và những màn sương ngọt ngào từ trong sâu thẳm của thời gian, thấm đẫm dần thành những mạch nguồn âm thầm rả rích, rồi chung sức chảy thành một nguồn nước. Dần dần nguồn nước ấy có chiều kích thành một dòng sông vươn dài ra biển cả.
Năm tháng âm thầm đằng đẵng. Dòng nước cứ lặng lờ trôi qua các bờ bãi bình yên. Lắm lúc ào ạt, bứt phá, lao phóng xuống những ghềnh thác cheo leo hiểm trở. Bình trôi hay dữ dội; hung hãn hay đằm thắm âu cũng là tướng mạo và số phận cố hữu của một dòng sông không tên tuổi. Thế rồi, một sáng tinh sương giữa đất trời, con người men đến dòng nước để tìm tòi, khám phá và nương náu. Dòng nước trong lành ấy đã giúp con người có nước uống; cơm ăn; có phù sa bồi đắp bờ bãi; có nước trong tắm, tưới hoa màu. Dòng nước dâng hết sức mình cho hoa lá đôi bờ; cho cuộc sống con người tươi xanh để khỏi phụ lòng cha trời mẹ đất hào hiệp sinh ra. Tấm lòng hào phóng tận tâm ấy - con người vốn mang nặng ân tình - đã ban tặng cho dòng nước hiền thục mầu nhiệm với cái tên yêu quý là: Hiếu Giang(1).
Hiếu Giang, dòng sông thơm thảo hiếu tình, từ ngày ơn nặng sinh thành, như người con gái được về nhà chồng yêu quý, bâng khuâng hớn hở lạ thường. Tinh thần phấn chấn ấy đã sinh sôi bao điều, nâng tầm dòng sông lên mọi mặt. Dòng sông thao thức, trăn trở, vươn mình để bắt kịp với nhịp sống văn hoá văn minh vốn được con người khai hoá.
Quả vậy, cái ngõ ngách; cái thai nghén của các nền văn minh nhân loại được bắt nguồn và hình thành từ những dòng sông...
Hiếu Giang là một dòng sông nhỏ bé, không được như trường giang kỳ vĩ Amazone; không như sông Nil; cũng chẳng sánh nổi với “Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai”...
Hiếu Giang phát xuất ở triền Bắc “Động Sá Mùi” có độ cao 1.300m. Đây là “Tháp nước” trên mái nhà chung của Quảng Trị và Sêpôn của Việt Nam và nước bạn Lào.
Từ cội nguồn thoát thai: bôn ba, trôi nổi, bồng bềnh, lãng du để về hội ngộ với vạn sống trùng khơi; về chan hoà cái ngọt ngào, trong veo của mình với cái mặn mà chan chứa của biển Đông. Hiếu Giang còn được tiếp sức từ các phụ lưu: “Nác Rào” của dòng Rào Quán; của dòng Sébanghiêng; của dòng Sesamy. Lại càng mạnh mẽ và dạt dào hơn khi hợp với sông Trinh Hinh- phát xuất từ “”Động La Ruông” ở độ cao 1.139m; hơn thế nữa khi về đến ngã ba làng Gia Độ cách cầu Đông Hà trên tuyến đường Quốc lộ 1A về phía Đông khoảng ba cây số thì nhập dòng với sông Thạch Hãn rồi cùng nhau chảy về Cửa Việt. Trên đường về biển, sông còn có một chi hà chảy ra phía Bắc để bắt tay với hạ lưu sông Bến Hải. Nhờ thế, Hiếu Giang mới có một lưu vực rộng đến 460 cây số vuông...
Thầm nghĩ: Sông lớn đến mức nào; sông nhỏ đến độ nào đều có những tơ vương gắn bó, những dấu ấn trong tâm thức của dân sinh sống ven bờ.
Đêm nằm nghe bản trường ca thác đổ- đầu nguồn bên bờ sông Hiếu (Cam Lộ)- giữa đại ngàn thâm u hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn. Những màn trăng pha sương tắm gội cho ngàn cây, tràn qua kẻ lá, trôi nổi bồng bềnh, uốn khúc rồi vội vã thả vào cùng thác đổ. Nước chở trăng đi. Trăng cỡi nước về chơi dạo miền xuôi. Thật là thơ mộng! Thật là hoang dã! Đã những ngàn năm như thế - hùng thiêng vời vợi...
Cùng giữa thời gian không gian ấy, các cư dân bản tộc họ sống với nương rẫy, với suối sông một cách nhọc nhằn vất vả mà thấy họ vẫn an nhiên tự tại. Họ sống gần như nguyên bản cội nguồn. Cái dốc kia lên nương rẫy, cái hố nọ xuống thác ghềnh như bạn đời thân quen với họ. Một miếng thịt rừng, một con cá suối, một chồi măng non, lá cây lá rau rừng, một tai nấm mốc, một trái cây rừng như là lương thực cho người dân nơi này. Núi rừng hào phóng đã ban sẵn như vậy. Khi dồi dào dành dụm, lúc ít ỏi tự cung tự cấp. Họ cho thế là đủ, là thoả đáng những gì có được trong thực tại. Cuộc sống không mơ ước gì hơn vì chẳng lấy đâu ra, làm gì được trong bốn bức tường rừng núi. Họ sống gắn bó với núi rừng, khe suối; với muông thú như tim óc như máu thịt, như hơi thở của mình...
 

Hệ thống dẫn thủy cổ Gio An

27/04/2022 lúc 09:13






T





rong rất nhiều dấu tích, di tích người Chàm để lại trên đất Quảng Trị, Hệ thống khai thác và xử lý nước cổ ở xã Gio An còn lại khá nhiều và tương đối nguyên vẹn.
Hệ thống giếng cổ này bao gồm hơn 30 giếng nằm rải rác ở bắc nam đường 75 (Km 7,8) thuộc địa phận năm thôn: An Nha, An Hướng, Hảo Sơn, Long Sơn, Tân Văn...
Đây là những công trình khai thác nước ngầm, sử dụng phương pháp xếp, kè, đẽo đá rất điêu luyện của các thế hệ người Chàm, Việt trên vùng gò đông miền tây Gio Linh và một số nơi khác như Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đông Hà.
Đặc điểm kỹ thuật nổi bật của hệ thống khai thác nước là các công trình đều xây dựng theo phương thức xếp, kè và đẽo bằng đá bazan mà dân địa phương gọi là đá ong hay đá mồ côi.Chúng được sử dụng ở đây không chỉ là xếp, kè nhằm tạo ra các bể vách ngăn dưới dạng đá gốc hay tạo ra các máng dẫn, bi giếng, đá phiến lót thành giếng thông qua kỹ thuật chế tác gọt đẽo ở các bộ phận chính của giếng mà còn được dùng kè các bậc cấp, đường lên xuống, hệ thống mương dẫn và bờ ruộng bậc thang. Các công trình đều cùng một mục đích là khai thác nguồn nước ngầm để thực hiện hai chức năng: Cung cấp nước cho sinh hoạt và trồng trọt.
Về khái quát, hệ thống khai thác nước Gio An tập trung ba loại chính sau:
Loại thứ nhất: Là loại có cấu trúc hoàn chỉnh nhất. Đây là những công trình xây dựng qui mô, nhiều bộ phận kết hợp khá chặt chẽ, liên hoàn. Tất cả được phân thành ba hoặc hai bậc cấp với các bể chức năng khác nhau. Bậc cao nhất trên cùng là một bể lắng (hay bãi hứng) được xếp đá cuội, ở vách phía trên chừa các lỗ nhỏ cho nước thoát ra. Tiếp đó là bộ phận tràn và bể chứa, nước từ bể lắng chảy xuống bể chứa qua một bãi tràn có đặt các máng đá, máng đá này được chế tác từ đá bazan dạng nửa hình trụ bổ dọc, dài từ 1,3m - 1,5m, mặt trên có một đường rãnh chạy dọc dài theo thân để dẫn nước. Bể chứa hình tròn hoặc hình bầu dục được xếp đá xung quanh, phía ngoài có các đường cho nước thoát ra chảy vào các con mương. Bể chứa thường sâu từ 1-2m rộng từ 15 - 30m2. Đây vừa là nơi lấy nước sinh hoạt phục vụ ăn uống, vừa là nơi tắm giặt của con người. Cuối cùng là các kênh mương dẫn nhỏ được kè đá hoặc đắp bằng đất chạy ngoằn ngoèo, có nhiệm vụ nhận nước trực tiếp từ bể chứa rồi dẫn ra ruộng. Những giếng thuộc loại này tiêu biểu là: Giếng Đào, giếng Trạng (An Nha), giếng Côi, giếng Kình (An Hướng), giếng Máng (Long Sơn), giếng Gái (Hảo Sơn).
Loại thứ hai: Là giếng không có bể lắng, không có máng dẫn mà thường là các bể chứa nhận trực tiếp nước từ những mội nước (mạch nước) phun nổi có lưu lượng dòng chảy mạnh. Phía ngoài có cửa thoát nước ra mương dẫn hay chảy thẳng ra ruộng. Loại công trình này do chỉ có một bể chứa nên tất cả các sinh hoạt đều diễn ra ở trong lòng bể. Vì thế, để giữ vệ sinh người ta rải một số khối đá chắn ngang một phần ba phía trong với mục đích đào tạo ra một đường ranh giới qui ước, từ đó phần bên trong chỉ dành lấy nước ăn, phần bên ngoài là nơi tắm giặt. Những giếng thuộc loại này tiêu biểu là giếng Ông, giếng Tép (Hảo Sơn), giếng Nậy (Thanh Khê).
Loại thứ ba: Loại giếng này kết hợp giữa hình dạng giếng khơi cổ truyền ở vùng đồng bằng của người Việt và kỹ thuật xếp đá truyền thống tuân thủ theo nguyên tắc tự chảy của người Chàm. Giếng Pheo (Tân Văn) còn nguyên vẹn, được xây dựng ngay chân đồi bằng cách thả “bi giếng” xuống nơi có mạch nước ngầm tạo thành vách từ dưới đáy lên khỏi mặt đất, các bi giếng có hình trụ tròn, mặt ngoài khum, dạng hình tang trống cao chừng 0,4m, đường kính 0,5m dày 0,1m. Nền được xếp các phiến đá ong ghè đẽo sắc sảo. Mặc dù có sự khác biệt về cấu trúc đối với hai loại trên nhưng nó vẫn giữ nguyên tắc khai thác nước ngầm.
Hệ thống dẫn thuỷ cổ Gio An là một loại hình di tích độc đáo của Quảng Trị và cả nước, có giá trị về lịch sử, văn hoá và cả kiến trúc nghệ thuật. Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến các công trình dẫn thuỷ cổ này như: M.Colani, Trần Quốc Vượng, Lâm Mỹ Dung, Lê Duy Sơn... Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc, chủ nhân, niên đại... song giới nghiên cứu đều công nhận rằng đây là những sản phẩm văn hoá được hình thành bởi sự sáng tạo tuyệt vời của con người từ rất xa xưa.
 

Hòn ngọc giữa biển xanh

27/04/2022 lúc 09:13






Đ





ảo Cồn Cỏ có tên gọi là Hòn Cỏ, Hòn Gió, Thảo Phú, đảo Con Hổ... Cồn Cỏ cách Cửa Tùng 30km về phía Đông Bắc, cách thôn Vĩnh Mốc 25km về phía Đông. Từ huyện đảo Cồn Cỏ nhìn về phía Tây sẽ thấy rõ màu xanh của rừng ven biển Cửa Tùng, Vĩnh Thái. Phía Tây Nam là dãi bờ ven sông Bến Hải.
Huyền thoại về hình thành Đảo thật mộng mơ: Có ông Thồ lồ (khổng lồ) gánh đất đắp nên dãy Trường Sơn. Một hôm đất đá nặng quá, đòn gánh gãy hai đầu đất rơi xuống. Một đầu thành đồi Lò Ren (xã Vĩnh Thuỷ bây giờ). Đầu kia văng ra biển thành một hòn Đảo, cây cỏ mọc xanh, tên gọi Cồn Cỏ muôn đời.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Cồn Cỏ đã đánh 841 trận, bắn rơi 48 máy bay, đánh chìm 17 tàu chiến, vinh dự được nhà nước hai lần tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, xứng đáng được Bác Hồ 3 lần gửi thư khen ngợi và đề tặng câu thơ:
“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”
Cồn Cỏ không chỉ chiếm vị trí quan trọng về mặt chiến lược đối với An ninh Quốc phòng mà còn có giá trị lớn về sinh học và kinh tế. Những ngày đẹp trời từ Vĩnh Mốc trong tầm ngắm mắt thường, Cồn Cỏ như một con rùa khổng lồ đang ngoi lên mặt biển. Trên Đảo có các loại rừng nhiệt đới với nhiều tầng cây cỏ làm cho Cồn Cỏ thực sự là hòn đảo xanh với các thảm thực vật phong phú.
Đã có nhiều đoàn khảo sát liên hợp của các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học, chuyên gia của các nước... ra Cồn Cỏ khai quật khảo cổ, nghiên cứu khoa học và bảo tồn biển. Đoàn của cố giáo sư Trần Quốc Vượng và nghệ sĩ nhân dân Xuân Đàm ra Đảo từ tháng 7/1994. Tại đây đoàn đã tìm thấy đồ đá cũ trên dưới hai vạn năm ở vùng Bến Nghè và vùng Bến Tranh gồm các hiện vật thuộc các thời đại khác nhau như rìu đá mài nhọn cùng nhiều đồ sành sứ. Thực vật trên Đảo khá phong phú và những giống cây lạ mà đất liền không có. Ở Đảo có những loại cây thân vằn vèo nhiều đốt; cũng có cây giống như cây ổi nhưng to cao, gỗ cứng và nặng, khi xây xát nhựa chảy ra có màu đỏ gọi là cây “dầu máu”. Cây “dầu máu” dùng để ngâm rượu uống trừ phong rất tốt. Lại có loài khoai dại lá to hơn cả lá chuối, giúp người che nắng che mưa. Những rừng bàng vào mùa thu lá đỏ ối cả một vùng trên Đảo. Cây phong ba có sức kháng cự trước gió bão, đến mùa hoa nở trắng trông rất đẹp. Các loại cây đu đủ, chuối, bí... trồng ở đây lúc nào cũng xanh tốt. Thế giới động vật trên đảo không nhiều nhưng chủng loại khá độc đáo. Trên trời, những bầy chim én bay lượn gửi đến con người những tính hiệu bình yên. Dưới đất có nhiều loại rắn dùng làm được thuốc chữa bệnh rất tốt. Nhưng nổi tiếng vẫn là loài cua đá to bằng bàn tay, đã từng là món đặc sản cho lính biển những năm tháng chiến tranh. Bài hát “Con cua đá” của Ngọc Cừ và Phan Ngạn biểu hiện sự lạc quan của chiến sĩ Cồn Cỏ “Cồn Cỏ có con cá đua, là con cua đá - nó nằm trong đá, nó nằm trong khe, có tám cái que, có hai cái càng.... A... lính ta chiến đấu suốt ngày đêm. Có canh là canh cua đá - Càng bền sức trai...”
Đứng trên cao điểm 63,5m nhìn toàn cảnh Cồn Cỏ như một chiếc nón chụp xuống biển Đông. Có hai điểm cao là đồn Hải Phòng 63,5m, đồi cây Si 33m, còn lại là địa hình thoải xuống ven bờ đá và xen lẫn cát trắng, san hô. Nền đá mẹ là phím xuất basalte đệ tứ mà phần phủ ngoài đã bị phong hoá thành thổ nhưỡng lasalte gọi nôm na là đất đỏ. Cấu tạo địa hình Cồn Cỏ không khác gì các mũi đất ở Cửa Tùng, Mũi Si, Mũi Lay.
Vùng biển từ Mũi Lay đến Cồn Cỏ có độ sâu 30 - 40m, vùng Bắc và Đông Bắc Cồn Cỏ có độ sâu 50-90m quy tụ rất nhiều loại hải sản quý hiếm. Tháng 5/2005 đoàn công tác của Dự án bảo tồn biển tiến hành khảo sát và nghiên cứu bờ biển đảo Cồn Cỏ và phát hiện ở đây vùng san hô tốt nhất trong các đáy biển đã khảo sát ở Việt Nam. Ông Ponald Jmacintosh cố vấn trưởng Dự án đã nghiên cứu tại hai điểm Hà Nam và Bến Nghè ở độ sâu 8 - 10m có 45% là san hô lớn, đặc biệt có loại san hô màu đỏ rất quý. Tại Bến Nghè có hải sâm đen, sao biển xanh. Theo kết quả nghiên cứu Cồn Cỏ có 267 loại cá của 120 giống thuộc 69 họ, ngoài ra còn có các loại giáp xác, nhuyễn thể, cua, tôm hùm, ghẹ và cá thu, ngừ... có giá trị xuất khẩu cao...
 

Người bắc những nhịp cầu khuyến học

27/04/2022 lúc 09:13






C





on người tâm huyết và lý luận.
Mở đầu bài tham luận bác Nguyễn Đức Tảo nhấn mạnh “Dân tộc Việt Nam có nền văn hiến lâu đời, có tư chất thông minh, cần cù, chịu khó. Ấy thế mà do sự đô hộ, xâm lược của thực dân, phong kiến, đất nước Việt Nam có nền giáo dục chậm phát triển so với các nước khác”. Bằng sự hiểu biết Bác lập luận “Nhưng trong những đêm đen nô lệ ấy, không thiếu hình ảnh những người nông dân lao khổ tập đọc trên ruộng cày, tập viết dưới ánh trăng sao, hay lấy đom đóm làm đèn để đến với các lớp bình dân học vụ. Khắc phục mọi khó khăn, phát huy nguồn lực trí tuệ, trang bị cho mình những tri thức cần thiết, phá vỡ vòng cương toả của chính sách ngu dân của bọn xâm lược”. Xuyên suốt bài Tham luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học và khuyến học” (tại Trung tâm học tập cộng đồng ở xã Cam Hiếu), bác Nguyễn Đức Tảo luôn lấy tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh để mọi người noi theo. Kết thúc bài tham luận, một lần nữa Bác Tảo khẳng định “Học tập suốt đời, học tập thường xuyên, học tập cho mọi người là nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học và khuyến học, đây cũng là nội dung cốt lõi của khái niệm xã hội học tập mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng trong bối cảnh thế giới đang phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ của cách mạng thông tin”.
Bác Tảo say sưa nói với tôi về bài tham luận như đứng trước buổi toạ đàm hôm nào, Bác đưa ra nhiều chứng cứ về thực tiễn địa phương mình (xã Cam An) để minh chứng “Giáo dục, đào tạo là một sự nghiệp lớn, vĩ mô, chiến lược lâu dài”. Nhắc đến đây tôi nhớ đến câu nói của Bác Hồ: “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Quan điểm giáo dục được Bác Hồ cụ thể hoá khi Người đến với các trường học, các địa phương: như học tập để làm cho nước Việt Nam sánh vai cùng với các cường quốc năm châu; học tập không phải để đi làm quan mà để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân mà nhân dân đang đòi hỏi; phải “học đi đôi với hành”, “học tập kết hợp với lao động sản xuất”…Từ những tư tưởng giáo dục đó của Bác Hồ, xuất phát từ thực tiễn đất nước Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “Cả nước trở thành một xã hội học tập”; Văn kiện Đại hội X nêu rõ thêm “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Và tinh thần Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xác định “xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta…” đó là những quyết tâm thực hiện mong muốn của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…”.
Nhịp cầu khuyến học Cam An hôm nay.
Bác Nguyễn Đức Tảo kể lại: “Tốt nghiệp Cử nhân Anh văn, Bác vào quân đội năm 1963; Bác đã tham gia nhiều trận đánh lớn góp phần giải phóng quê hương đất nước. Năm 1984 bác được nghỉ hưu, nhưng với bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, với những tri thức của mình, Bác đã dạy kèm cho các em hiếu học trong xã, thôn về Anh văn mà không bao giờ Bác nhận thù lao. Rất nhiều em được Bác dạy bảo nay đã trưởng thành, lúc nào có dịp lại ghé về thăm thầy cũ”....
 

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM :

27/04/2022 lúc 09:13






N





gày 7 tháng 11 năm 2006, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"      
Tuy nhiên, tấm gương đạo đức của Bác thì chúng ta đã học từ lâu và sẽ học mãi mãi. Một trong những tư tưởng của Bác đã để lại cho con cháu là: "Kiên quyết không ngừng thế tấn công". Câu này Bác viết ở bài thơ "Học đánh cờ" trong "Ngục trung nhật ký" từ cuối năm 1942, khi bọn Tưởng Giới Thạch nghi cho Bác là Hán gian rồi bắt giam Bác và giải từ nhà tù này đến nhà tù khác. Tư tưởng "Kiên quyết không ngừng thế tấn công" của Bác không chỉ trong tấn công, mà cao hơn tấn  công, là trong phòng thủ. "Tấn công trong phòng thủ" vừa là khoa học vừa độc đáo và đã được kiểm nghiệm qua nhiều chiến dịch, đã trở thành một trong những tư tưởng nổi bật nhất trong Binh thư giữ nước của dân tộc ta.
Một trong những chiến dịch "tấn công khi phòng thủ" là lần quân dân Quảng Trị đánh bại liên tiếp 4 cuộc hành quân "Lam Sơn 72A", "Sóng thần 36", "Sóng thần 45", và "Sóng thần 18"  của Mỹ - ngụy vào mùa mưa năm 1972.
Là người được tổ chức phân công theo dõi diễn biến các cuộc hành quân này để viết bài cho "Tuần tin tức" của Bộ Tham mưu B2 (Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ), tôi xin kể lại sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy Mặt trận Trị - Thiên ngày đó để các bạn chưa sinh ra "khi nước nhà còn chia cắt" được rõ:
Ngày ấy; 16/9/1972, với nhiều lý do quân ta phải rút khỏi Thành Cổ, mà lý do chủ yếu là phải hấng chịu nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới  và lũ quét. Nước mưa cùng lũ trên nguồn đổ về trắng trời trắng đất, thị xã Quảng Trị và Thành Cổ bỗng chốc biến thành biển khơi, nước lũ cuốn đi tất cả những gì trên mặt đất. Tường Thành Cổ dày là thế mà cứ rùng mình rồi cùng nhau đổ rùng rùng xuống chiến hào của chiến sĩ ta chốt chặn. Lợi dụng " Thiên thời" ấy, Mỹ- ngụy đã tiếp tay cho bão tố bằng những trận ném bom hủy diệt mọi sinh linh trên mặt đất và dùng súng phun lửa quét ràn rạt vào lính ta khi ngoi lên khỏi chiến hào hết ngày này qua ngày khác. Trong hoàn cảnh này, những người trong cuộc mới  hiểu được giá trị trong câu "Thực tiễn là thước đo chân lý" mà Võ Tổng (theo cách gọi đầy khâm phục của Đoàn chuyên gia Trung Quốc đối với anh Văn) đã rút ra  trong chiến dịch Điện Biên lừng lẫy địa cầu. Sự quái ác của bão lũ đến đột ngột quá, buộc quân ta phải bỏ Thành Cổ rơi vào tay Mỹ -ngụy. Mất Thành Cổ, bỏ lại hài cốt đồng đội bên kia sông Thạch Hãn là cái uất mỗi khi nghĩ tới của Bộ chỉ huy Mặt trận Trị - Thiên, của các sư đoàn 308, 304, 316, 325, 324, 320B và lực lượng vũ trang địa phương.
Cái uất chặn ngang cổ họng mỗi khi đưa thỏi lương khô lên miệng. Vì sao vậy? Vì không thua giặc đất mà thua "giặc trời". Cái uất chưa hề nguôi ngoai thì mấy ngày sau khi quân ta rút khỏi Thành Cổ, Mỹ - ngụy lại mở cuộc hành quân "Lam Sơn 72A" nhằm tái chiếm phần đất "đã mất" trước ngày 1/5/1972, trong đó có cảng Cửa Việt. Mỹ - ngụy đã huy động 2 sư đoàn dự trữ chiến lược, 1 liên đoàn biệt động "dày dạn sa trường"của Ngụy quân Sài Gòn và được không quân, pháo binh, chiếm hạm của quân đội viễn chinh Mỹ chi viện cao nhất, dã man nhất. Mục tiêu của cuộc hành quân "Lam Sơn 72A" là cắt đứt đường dây chiến lược của ta từ Tây Trường Sơn tiếp sức cho Mặt trận Trị - Thiên bằng cách đánh bật các chốt của ta trên cao điểm 367, Động Ông Do…ra khỏi phía tây Quảng Trị: cho quân ngụy vượt hồ nước Tích Tường hất quân ta xuống sông Thạch Hãn; và chiếm bằng được vùng ngã ba Sông Hiếu rồi hợp nhau chiếm ái Tử - Đông Hà- Cửa Việt.
Đi "tiên phong" trong cuộc hành quân này là hai sư đoàn sừng sỏ nhất của quân ngụy Sài Gòn là sư đoàn "Thiên thần mũ đỏ",  sư đoàn "Cọp biển" và lợi dụng tối đa mưa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quét trong mùa mưa trắng trời trắng đất của miền Trung.
Như vậy, muốn giữ được chốt trên một chiến tuyến dài hơn 50km từ biên giới Việt -Lào tới đồng bằng huyện Triệu Phong, quân ta không chỉ phải phòng thủ giữ chốt mà quan trọng hơn là phải tiến công; tiến công vào hậu phương quân ngụy  và tiến công vào lũ quét."Tiến công vào lũ quét" là bài học rút ra từ cái uất khi quân ta phải rút khỏi Thành Cổ...
 

Đồng đội

27/04/2022 lúc 09:13

ĐÔNG ĐỘI
LÊ TRÍ DŨNG
 





T





ôi viết bài này trong buổi sáng rát như cắt, cái rét 100 năm nay mới có Cứ mỗi độ xuân về, lòng lại không khỏi trào lên nổi nhớ đồng đội. “Đồng đội”, hai chữ thiêng liêng đã nâng đỡ tôi qua bao nỗi khó của đời. Tôi không công thần, không “ăn mày dĩ vãng”, không nói mãi một việc “biết rồi…” Nhưng nói gì thì nói, ở nơi đó tôi đã tìm thấy tình người đích thực, thấy sự hy sinh cao cả… Và thế là tôi vẽ bức “Đồng đội”. Nền tranh đỏ một màu máu, chính giữa tranh là hai người lính đang cõng nhau tìm về đơn vị. Cây rừng và vách đá Trường Sơn, một mảnh trăng vắt ngang trời… có lẽ thế là đủ.
...........

Ngôi nhà hạnh phúc

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi nói không ngoa rằng, ngôi nhà số 185 đường Hàm Nghi, §«ng Hµ - Trụ sở của Hội Từ Thiện Qu¶ng TrÞ là ngôi nhà Hạnh Phúc. Ở nơi đây, sau hơn mười tám năm kể từ ngày thành lập (06/123/1990) đến nay đã trở thành địa chỉ tin cậy, là tổ ấm của người nghèo, người khuyết tật và những nạn nhân chiến tranh.
Tính đến nay có hơn chục ngµn hộ gia đình được Hội cứu trợ  vượt qua khó khăn đói khổ do hạn hán bão lụt gây ra. Hàng ngàn hộ có người khuyết tật, neo đơn bệnh hoạn được Hội cho vay vốn, sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc gia cầm, có thêm thu nhập để chạy chữa cho người bệnh, phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Hàng trăm người khuyết tật trong toàn tỉnh đã được Hội tổ chức thăm khám, tập luyện, phục hồi chức năng, nhiều người đã trở về hòa nhập với cộng đồng. Nhiều Trung tâm phục hồi chức năng được mở ra ở một số huyện thị, nhiều trường học cho con em người nghèo ở vùng khó được xây dựng; Mở các lớp tập huấn, đào tạo cộng tác viên về làm từ thiện, phục hồi chức năng…
Làm được những công việc đó chẳng dễ dàng chút nào nếu không có người đứng ®Çu ®Çytâm huyết, có tấm lòng nhân ái bao la, lúc nào cũng trở trăn, lo toan cho người khác. Ông Lê Văn Hoan - Chủ tịch Hội Từ thiện Quảng Trị là một người như thế. Ông là cán bộ lãnh đạo có uy tín của tỉnh. Nghỉ hưu, nhưng ông không chịu “về”. Ông cùng  một số đồng đội và bạn bè chí cốt đứng ra quyên góp, vận động lập quỹ và xin thành lập Hội Từ Thiện với mong muốn từ tâm góp phần giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, những nạn nhân chiến tranh, những cảnh đời bất hạnh và thân nhân các gia đình thương binh liệt sĩ gÆp khã kh¨n.
Hôm chúng tôi đến th¨m, ông đang bận rộn với các chương trình dự án hoạt động của Hội nhưng vẫn nhiệt tình tiếp chúng tôi. ¤ng th«ng b¸o víi chóng t«i nh÷ng c«ng viÖc ®· lµm cña Héi thùc sù cã ý nghÜa vµ cã cã hiÖu qu¶ thiÕt thùc nhê vµo t«n chØ, môc ®Ých hîp lßng d©n, ®óng chñ tr­¬ng, chÝnh s¸ch cña Nhµ n­íc. Với tiêu chí là một tổ chức nhân đạo xã hội, quy tụ những người hoạt động vì mục đích từ thiện. Tới tổ chức và hoạt động tự nguyện, tự quản, tự lo kinh phí, tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hội lấy mục tiêu tôn chỉ hoạt động là khơi dËy và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”… ở mọi nơi để tạo lập qũy và hoạt động cứu trợ cho những đối tượng bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn, xóa đi mặc cảm về số phận, tạo cơ hội hòa nhập cộng đồng. Vì thế đã thật sự giúp ích cho những ng­ời bất hạnh có cuộc sống tốt. Cũng qua kết quả đạt đ­ợc của Hội mà nhiều tổ chức từ thiện trong và ngoài n­ớc, nhiều nhà hảo tâm đã biết đến. Ví nh­ các tổ chức từ thiện phi chính phủ (N.G.O) và tổ chức Caritas, Schmitz của Cộng hòa liên bang Đức, Liliane Fond (Hà Lan), Tổ chức Từ thiện Giao Điểm Americares (Mỹ) đã giúp nhiều tỷ đồng để cứu trợ khẩn cấp khi đồng bào gặp thiên tai, bão lụt, hạn hán. Lập trại chăn nuôi gia súc gia cầm để lấy tiền lãi nuôi d­ỡng và chữa bệnh cho các bệnh nhân. Bà con Việt kiều ở nhiều n­ớc cũng gửi tiền về cho Hội Từ thiện. Rồi các Hội đồng h­ơng, các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh nh­ bà Cao Ngọc Nga, D­ơng Kim Bằng Nh­ Lan, Thích Trí Thuận, Lê Thế Thọ… nhiều lần về thăm và gửi tiền quà, về giúp....

Tết ở làng quê

27/04/2022 lúc 09:13






C





âu nói vui như TẾT có lẽ đúng hơn với làng quê, nơi quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng nương rấy, ít có ngày thảnh thơi sum vầy bên gia đình và họ hàng làng nước.
Quê tôi, một ngôi làng Việt nghèo với đồng lúa bờ tre, nương khoai bãi sắn, người dân chất phác hiền hoà từ cái ăn, cái mặc đến lời nói dáng đi, thân thương như lời mẹ.
Tôi lớn lên trong ngôi làng ấy để lại dấu ấn sâu đằm tâm tưởng, nhất là ngày hội tuổi thơ qua ba ngày Tết. Ôi! Sao mà thân thương quá đỗi. Làng quê, ngày Tết như bức tranh gà sặc sỡ sắc màu trong tranh làng Hồ dân dã mà không hề quê kiểng.
Tôi còn nhớ như in, hàng năm khi ngọn gió heo may lim tắt, đồng lúa vừa mới cấy xong chưa bén bùn, le te vàng nhạt thì ngọn nêu được dựng lên đầu làng báo hiệu làng đang vào hội.
Tiếng trông sân đình đổ hồi rồi tiếng chiêng ngân vang xa thẳm dội vào thinh không giục giã hối thúc lòng người trở về nguồn cội mà lo sắm sanh lễ vật dâng tiến ông bà trong ba ngày Tết.
Thềm nhà ai cũng sáng lên bởi được rắc cát trắng tinh tươm gợi lên nét tươi tỉnh ngõ nhà quang đãng hơn khi cỏ xanh đã xới đi. Hàng chè tàu trước ngõ đượng cắt xén thẳng tắp dọn đường cho dân làng thăm thú lẫn nhau mừng năm mới một năm mưa thuận gió hoà, an bình thịnh vượng. Hi vọng, chính vì niềm hi vọng ngày mai tốt đẹp hơn đã trở thành ý niệm người xưa truyền lại sau bao nhiêu cay đắng cơ cực của nhà nông từ ngàn đời để tin vào ngày mai tươi đẹp làm động lực vươn tới mới có hôm nay.
Quê tôi nghèo lắm, nếu không có ý niệm tương lai thì làm sao nói được câu ca rằng
Đừng than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Trong khó nghèo nên ngày Tết còn có ý nghĩa đời thực là Tết mới có miếng ăn ngon “Giàu nghèo cũng ba ngày Tết” trẻ con trong làng thuộc làu câu hát:
Cu kêu ba tiếng, cu kêu
Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè
Mới tới ngày 23 tháng chạp, sau khi tiễn đưa ông Táo về trời, nhiều nhà mới đưa đồ thờ tự bằng đồng ra cọ rửa. Để lư đèn sáng loáng trong như mới, thường các cụ sai đám trẻ lấy tro bếp trộn với vỏ trấu thấm nước rồi kỳ cọ nhiều lần. Kỹ hơn, nhiều nhà còn lấy quả khế chua cọ trước rồi mới cho đánh bóng. Việc này, thủơ nhỏ tôi cũng đã từng làm dưới sự giám sát kỹ lưỡn của ông nội tôi! Ông bảo kỳ thật mạnh vào cho nó phát ra tiếng trèo trẹo mới ăn thua! Tô cọ đến nổi ngón tay cái móm mép như dầm nước lâu ngày nên rát rạt. Những đồ thờ bằng gỗ được lau chùi bằng lá chuối khô cho thật bóng. Kinh nghiệm dân gian đôi khi còn hơn nhiều trang viết khoa học.
Bàn thờ là nơi tôn nghiêm nên các cụ chăm bẳm hơn bất cứ chỗ nào trong nhà. Chỉ riêng một việc thay cát vào lư hương cũng đã thấy công phu đến nhường nào! Cát được lấy từ những nơi tinh sạch mang về nhà lọc đãi rồi đem phơi nhiều nắng để cát trắng tinh mới thay vào lư. Việc làm này phải tự tay các cụ ông mới làm được, còn bọn trẻ vô tình làm cẩu thả một chút là bị quất roi mây ngay lập tức! Những chân nhang cũ phải đốt cho bằng hết không để vương vãi làm thất lễ ông bà....
 

Mặt trận văn nghệ Tết năm ấy

27/04/2022 lúc 09:13






N





gày 27 tháng 1 năm 1973 Mỹ và chính quyền miền Nam lúc bấy giờ đã chịu ký kết hiệp định Pari, ngừng bắn vô điều kiện trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam. Vào thời điểm này tỉnh Quảng Trị đã được giải phóng, nhưng còn một số địa phương, bộ đội của ta và địch đang tạm thời giữ nguyên vị trí đóng quân của mỗi bên theo thế cài răng lược.
Ở huyện Triệu Phong có những tuyến chốt giữa ta với địch chỉ cách nhau gang tấc, gọi là vùng “xôi đậu”. Cụ thể ở tuyến chốt Long Quang xã Triệu Trạch, có nơi bộ đội của ta và địch dùng chung một giếng nước, đi chung một con đường, một nhịp cầu tre bên ni bên nớ sớm chiều lại qua, có khi một bánh lương khô cùng chia nhau một nửa, điếu thuốc cùng châm lửa mời nhau hút.
Tôi còn nhớ rõ ngày Quốc Khánh mồng 2 tháng 9 năm 1973 lúc ấy tôi phụ trách đội văn nghệ cùng với anh Trương Văn Cẩn phó ban văn hoá tuyên truyền xã Triệu Phước. Được sự đồng ý của cấp trên, do ông Dương Vĩnh Quang - Bí thư huyện uỷ, ông Lê Ánh trưởng phòng văn hoá thông tin huyện Triệu Phong. Chúng tôi đưa đội văn nghệ xã Triệu Phước vào tiếp cận tuyến chốt Long Quang xã Triệu Trạch, để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và làm công tác binh vận, kêu gọi binh lính trong hàng ngũ của địch, thực hiện đúng hiệp định Pari, bỏ súng trở về với gia đình, quê hương. Toàn thể đội văn nghệ vỏn vẹn 10 người, tôi phụ trách đội trưởng, kiêm kỹ thuật âm thanh, sáng tác hò bình vận, lời kêu gọi. Anh Quốc Dũng đàn măng đô lin, anh Trần Nhơn Quang đàn ghi ta. Người lớn tuổi nhất là mẹ Đờn 60 tuổi hò binh vận và nhỏ tuổi nhất là em Thuý Diễn 8 tuổi hát múa. Đội văn nghệ chúng tôi tiếp cận chiến hào của địch, chọn một mô đất rộng khoảng 16m2 , tạm thời sử dụng làm sân khấu để biểu diễn. Một phong màn trắng được căng lên, chương trình văn nghệ nhanh chóng được mở màn, những tiết mục đặc sắc ca, múa, hò binh vận liên tục diễn ra một cách hấp dẫn, các anh lính Sài Gòn lúc bấy giờ, kéo nhau đến xem càng lúc càng đông giữa ban ngày, họ dùng chiếc mũ đồng kê ngồi xem văn nghệ một cách say sưa và vỗ tay cổ vũ, tán thưởng nhiệt tình.
Mẹ Đờn có câu hò binh vận, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in:
- “Con nghe ai mà hoá ngây hoá dại,
Con nghe ai mà phản lại giống nòi,
Đêm mằm nghĩ kỹ mà coi,
Con đi hướng đó chẳng khác thể rước voi đạp mồ”.
- “Hoà bình rồi sao con còn đi mãi
Cha mẹ đã già trăm tuổi nay mai
Vợ hiền nét sắc tàn phai
Trẻ thơ mong đợi con theo ai không về”.
Mẹ Đờn nay đã tròn 95 tuổi hiện đang sống ở làng Cao Hy xã Triệu Phước.
Em Thúy Diễn hát bài: Ánh trăng hoà bình, bài hát có câu: “Bóng trăng tròn lướt qua rặng tre/ Trăng lấp lánh ánh vàng xóm quê/ Trong trăng thanh sáng ngời em hát cười/ Trăng trông em đang múa hát trăng cũng cười...” Trước micarô lời em hát cứ thánh thót vang lên một cách ngọt ngào, trong sáng và những lời kêu gọi đầy quyến rũ đối với những người cha đang lầm đường lạc lối, đứng bên kia chiến tuyến hãy mau mau trở về với vợ con, gia đình, quê hương. Trong lời kêu gọi có câu: “Hoà bình rồi sao ba còn đi mãi, không về với con, ngoài vùng giải phóng, ngày đêm mẹ và các con đang mong đợi ba từng phút, từng giờ, ba hãy về với các con. Các con nhớ ba nhiều lắm...”
Em Thuý Diễn hiện nay đã 43 tuổi đang làm ăn sinh sống ở làng Dương Xuân xã Triệu Phước.
Thông qua các tiết mục văn nghệ của mẹ Đờn và cháu Thuý Diễn, có nhiều anh lính Sài Gòn hình như đã đồng cảm, vừa chú ý lắng nghe và nét mặt đăm chiêu, hằn nỗi buồn trên khoé mắt, gương mặt. Hẵn các anh ấy cũng nhớ mẹ già, vợ hiền và các con thơ dại nhiều lắm! Hơn 30 phút văn nghệ trôi qua hai bên chiến hào bắt tay nhau thân mật giữa những anh bộ đội giải phóng và các anh lính Sài Gòn, họ mời nhau ăn từng bánh lương khô, mời nhau những điếu thuốc Sa Lem, Tam Đảo, Điện Biên. Vài anh lính Thuỷ quân lục chiến của địch có tính tò mò hỏi: - “Sao máy phóng thanh của các anh chỉ có một micarô, một đàn ghi ta, một đàn măng-đô-lin , mà âm thanh người hát lẫn tiếng đàn đều được vang lên hay đến vậy?” Tôi vui vẻ trả lời: - Do yêu cầu cơ động thuận tiện, máy phóng thanh được chúng tôi cải tiến từ một máy thông tin C10 của các anh lính Sài Gòn, công suất chạy bằng hai con sò, đủ sức phóng thanh cho hai loa sắt, được hàng ngàn người nghe rõ; còn micarô được buộc vào cần đàn ghi ta, do vậy mà cùng một lúc giọng hát tiếng đàn được chuyền vào một micarô, âm thanh hoà quyện vang lên nghe rất hay chẳng khác gì đàn ghi ta điện tử....
 

Tiểu đội đánh chìm tàu chiến Mỹ trên biển Cửa Tùng năm ấy

27/04/2022 lúc 09:13






X





ã đội trưởng Nguyễn Mễ đang ngồi đó. Vóc dáng khắc khổ và cái bệnh gout kinh niên đang làm ông già đi trước tuổi 70 của mình. Nhưng cái chân chất quê mùa của người cựu chiến binh thì vẫn tươi rói, vẹn nguyên những năm tháng gian khổ của chiến tranh, đầy khí phách của người lính năm xưa. Ông Mễ nhớ lại...
... Dạo đó là tháng 5 năm 1968, sau tết Mậu Thân cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đi vào giai đoạn ác liệt nhất. Xã Vĩnh Quang bị giặc Mỹ hủy diệt nặng nề. Quê hương ông thành một vành đất đỏ, loang lỗ hố bom đạn pháo của địch. Kể sao hết những mất mát, hy sinh mà con người phải chịu đựng. Không ngày nào bom trên trời không trút xuống, đại bác từ Cồn Tiên, Dốc Miếu bắn ra. Tàu chiến Mỹ thì liên tục áp sát vùng biển Vĩnh Quang, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch chặn đường tiếp tế của quân dân trực dân Vĩnh Linh cho Đảo Cồn Cỏ.
Là xã đội trưởng dân quân trực chiến xã Vĩnh Quang, Mễ nổi tiếng là một cán bộ dũng cảm, lì lợm. Ở đâu có bom đạn là ở đó có ông. Ngày đêm chứng kiến giặc Mỹ gây tội ác trên quê hương, Mễ như có muối xát. Cách nào diệt được tàu địch mà khỏi bị máy bay trinh thám OV.10A phát hiện. Dùng DKZ đánh tàu thì khoảng cách khá xa? Nhiều đêm Mễ thao thức không chợp mắt. Đang đêm, từ gốc hầm chỉ huy, Nguyễn Mễ bật dậy, ông kéo Hồ Đề, Nguyễn Hược, Lê Nghị vào ngồi cạnh, chỉ vào quyển sổ đánh dấu tọa độ vùng biển, tàu chiến Mỹ thường hoạt động, ông quả quyết:
- Phải dùng vũ khí tiếp cận tàu địch để diệt chúng theo cách đánh của bộ đội Hải quân 1A ở Cửa Việt thôi.
Một thoáng suy tư, Đề gật đầu:
- Ý tưởng táo bạo đó, nhưng lấy đâu ra thủy lôi loại vũ khí kỹ thuật hiện đại ấy, rồi việc tiếp cận tàu địch, độ sâu của làn nước để thuỷ lôi dễ kích nổ?
Biết tâm trạng của đồng đội, Mễ mĩm cười:
- Ta với 1A là đơn vị kết nghĩa. Phải nhờ bạn thôi. Họ có khí tài kỹ thuật, cả kinh nghiệm đánh địch nữa!
Ý kiến của xã đội trưởng Nguyễn Mễ nhanh chóng được anh em đồng tình và được đồng chí Trần Tình khu đội trưởng Vĩnh Linh chấp nhận. Buổi làm việc đối với đơn vị 1A được diễn ra suôn sẽ. Bạn giúp trang bị khí tài và phương pháp lắp ráp vũ khí, kinh nghiệm, kỹ thuật đánh tàu. Nhưng rồi kế hoạch được triển khai không như ý muốn. Chuyến ra quân lần đầu đã bị tổn thất. Kíp lắp khí tài của đồng chí Hược, Nghị, Đề và một chiến sỹ Hải quân do sơ suất thuỷ lôi phát nổ, 4 chiến sỹ hy sinh.
Đang họp ở khu đội, nghe tin Mễ lặng đi, ruột gan ông như đau thắt. Trở về đơn vị mai táng xong cho đồng đội, Mễ triệu tập họp rút kinh nghiệm. Lần này Mễ báo cáo với đơn vị Đảng uỷ xin trực tiếp đi chiến đấu. Kế hoạch được chuẩn bị chu đáo và kỹ càng hơn. Tiểu đội ông phụ trách có thêm hai chiến sỹ là Hồ Phòng, Trần Chơ.
Đêm ấy từ bến đò A Cửa Tùng, hai quả thuỷ lôi có trọng lượng 1000kg được chuyển sát mạn thuyền lắp kíp nổ rồi xuất bến. Chiếc thuyền chậm rãi lướt đi trong đêm, dưới ánh sáng chập chờn của những ngọn pháo sáng phía Hoà Lý. Hơn ba giờ đồng hồ ngâm mình dưới nước, tổ chiến đấu dắt thuỷ lôi đến nơi mai phục toạ độ đã được xác định.
Một đêm..., rồi hai đêm trôi qua. Tàu chiến Mỹ vẫn lãng vãng ngoài khơi. Cả tiểu đội nóng lòng chờ đợi. Chập tối ngày 25/08/1968, tổ trực ban phát hiện tiếng rì rầm của tàu chiến. Tiếng máy tàu nghe mỗi ngày mỗi gần, có cả đèn pha chiếu ở mũi tàu. Đạn cối và đạn 14,5 ly ở tàu bắn như mưa vào bờ. Đúng hai giờ từ toạ độ X, một luồng lửa loé lên ở thân tàu và một tiếng nổ to vang trong đêm.
Từ đài quan sát, Hồ Phòng reo lên:
- Thuỷ lôi đã nổ, tàu chiến Mỹ bị đánh trúng rồi!
Tin được báo về Ban chấp hành xã đội. Nguyễn Văn Mễ phấn khởi ra mặt, nhưng ông vẫn bán tính bán nghi. Mãi 7 giờ sáng điện từ đài quan sát của bộ đội 1A báo về: Một tàu chiến Mỹ bị thuỷ lôi đánh chìm tại vĩ độ 16,80, kinh độ 107,40. Bên Cát Sơn đơn vị bạn báo cáo là có một số phao bơi, tư trang dạt từ biển dạt vào. Thế là rõ....
 

Thầy và bạn tôi năm ấy

27/04/2022 lúc 09:13

Tháng giêng năm 1970
Còn tuần nữa là hết năm âm lịch. Trường có việc ở Hà Tĩnh. Tôi phải đi.
Thật phấn khởi! Hai mươi năm rồi tôi mới có dịp về Can Lộc thăm thầy cũ và tìm bạn bè cùng lớp ngày nào...
...
Lần mãi tôi cũng đến được nhà thầy. Hai cây cau còn đó. Giếng nước vẫn như xưa. Chỉ cây ổi góc vườn quen thuộc với chúng tôi không còn nữa.
Tôi vào nhà, không có thầy. Cô đã già, vẫn cái khăn nhung đen vấn tóc. Nhà chỉ mình cô. Thầy mất rồi, một em đi bộ đội B, một em làm trên huyện, em gái lấy chồng. Chuyện một hồi cô mới nhớ:
-   À! Ra là cậu! Tôi nhớ rồi, còn cậu Hiệu nữa. Cái ngày ấy các cậu mười bốn, mười lăm tuổi thôi mà!
Tôi đã chuẩn bị quà thăm thầy nhưng bầy giờ phải đặt cả lên bàn thờ. Đốt mấy nén nhang, tôi đứng yên khấn nguyện. Tôi biết cô buồn, nhất là những ngày áp tết gió mưa... Biết làm sao, tôi đốt thêm tuần nhang và xin cô đi tiếp...

Đồng chí Trần Mạnh Quỳ khôi phục, xây dựng Đảng ở Nghệ An

27/04/2022 lúc 09:13






S





au khi phát xít Đức nổ súng xâm lược nước Ba Lan, Chính phủ Pháp và Anh tuyên bố tuyên chiến với Đức. Bắt đầu tham chiến, Chính phủ Pháp thi hành chính sách phát-xít giải tán Đảng Cộng Sản và các tổ chức dân chủ ở trong nước và ngoài nước thuộc địa.
Tại Đông Dương thực dân Pháp điên cuồng tấn công vào các Đảng Cộng Sản và các đoàn thể quần chúng của Đảng. Báo chí tiến bộ bị đóng cửa. Các tổ chức dân chủ và các quyền lợi của quần chúng đã dành được đều bị xoá bỏ.
Tại Nghệ An, nhất là ở Vinh, Bến Thuỷ, với lực lượng mật thám dày đặc và chúng đã dùng tên phản bội Đinh Văn Di (từng làm Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, là Bí thư liên tỉnh ủy Thanh-Nghệ-Tĩnh) đã bắt hầu hết cán bộ chủ chốt trong Đảng bộ Nghệ An. Chỉ tính từ tháng 9 đến tháng 12 – 1939 có 258 đảng viên, cán bộ bị bắt, trong đó có nhiều chính trị phạm đã được ân xá. Số không bị bắt thì bị quản lý chặt chẽ, đêm phải đến ngủ điếm canh, hàng tháng phải đến trình hào lý. Các tổ chức Đảng khắp nơi đều bị phá vỡ.
Cuộc hội nghị tại Huế, Trần Mạnh Quỳ được bổ sung vào Thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ. Thực hiện Nghị quyết T.Ư lần thứ 6 (11-1339) Trần Mạnh Quỳ được phân công phụ trách hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh...

Đội ngũ doanh nhân cần lớn mạnh về mọi mặt trước biển lớn hội nhập

27/04/2022 lúc 09:13






N





hìn lại những năm qua, đặc biệt là từ 4 năm trở lại đây kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là ngày “Doanh nhân Việt Nam”, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ở tất cả các loại hình trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng. Thành quả đáng mừng đó đã góp phần quan trọng vào mục tiêu ổn định, tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… Tuy nhiên, để đạt được thành công hơn nữa trong thời kỳ hội nhập sâu rộng này, vấn đề tháo gỡ những vướng mắc và xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về mọi mặt, tạo động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển là một yêu cầu đặt ra hết sức cấp thiết.
Năm 1999, sau khi được Quốc hội ban hành, Luật Doanh nghiệp đi vào thực tiễn cuộc sống đã tạo môi trường ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh. Luật Doanh nghiệp được đánh giá là đã tạo bước đột phá vÒ cải cách hành chính, nâng cao hơn nữa tÝnh nhất quán, thống thất, minh bạch và bình đẳng trong khuôn khổ pháp lý về kinh doanh ở nước ta. Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể việc đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghịêp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép và quy định pháp luật không cßn phù hợp đã tạo điều kiện cho môi trường hoạt động kinh doanh được thông thoáng vµ sát thực hơn với môi trường của thế giới nói chung. Tiếp nối tinh thần cởi mở đó, năm 2005...

Đôi nét về làng cổ Bích La và phiên chợ Đình duy nhất trong năm

27/04/2022 lúc 09:13

Bích La là một làng quê có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời. Sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An biên soạn năm 1553 đã đề cập đến làng Hoa La (nay là Bích La), là một trong 49 làng cổ thuộc huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong. Làng Hoa La do ngài Bổn thổ Khai khẩn Cai tri Phó tướng Doãn Lộc Hầu - sắc phong Dực bảo Trung hưng linh phò tôn thần - nguyên quán làng Hoa Duệ thuộc Hoan Châu lãnh mệnh lệnh của triều Lê vào trấn thủ 2 xứ Tân Bình và Thuận Hoá, đã chiêu mộ lưu dân khẩn hoang ruộng đất, thành lập tổng, xã, cùng đi có 14 vị ở lại Thuận Hoá để lập làng.

Chuyện kể về một người lính

27/04/2022 lúc 09:13






S





au hoà bình lập lại, để thích nghi với sinh hoạt của từng khu vực, địa phương, Bộ Quốc phòng quyết định: Số anh em Nam Bộ về các đơn vị Nam Bộ, Khu 5 về các đơn vị khu 5, tôi được chuyển về các đơn vị khu 4 Bình Trị Thiên. Về lại với các đơn vị ở Trị Thiên, tôi gặp một số cán bộ, chiến sĩ là lính của đơn vị Ông. Một trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến đánh Pháp. Hôm nay tôi viết về những mẩu chuyện nhỏ về Ông, người Đại đội trưởng bộ đội địa phương huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, Thân Trọng Một.
 Ông có ba anh em trai, Một, Sáu và Bảy đều là lính cả. Có hai người làm Đại đội trưởng tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, chẳng được học hành làm Đại đội trưởng mà chữ ký của mình cũng chưa viết được sành sỏi, cũng như đồng chí Tiểu đoàn trưởng Hồ Thị Bi “131, Một trăm ba mốt” là chữ ký của Bà, Ông Một cũng vậy, nhưng đánh giặc thì vô cùng gan dạ, dũng cảm, táo bạo, khiến kẻ địch phải kinh hoàng, sau đây là những mẫu chuyện nói về Ông.
MỘT ZÊ RÔ
Đầu năm 1947 một chiếc máy bay hãng Thái Lợi (buôn) bay từ Sài Gòn ra Hà Nội bay qua Huế. Núi Trò - một hòn núi rất cao phía trên Huế, vì buổi sáng sương mù còn dày đặc, chiếc máy bay va vào sườn núi rơi xuống, phi công và người trong máy bay đều chết cả. Đơn vị Ông ở gần đấy lên tiếp thu và lấy được rất nhiều vải vóc...

Mẹ

27/04/2022 lúc 09:13






N





ói về Mẹ. Tôi đoán chắc không ai trong chúng ta trái tim không khỏi rung lên niềm cảm xúc biết ơn vô hạn và lòng yêu thương vô bờ. Nhất là những người đã từng mặc áo lính. Cho dù có đi đến chân trời góc bể, cho dù thành bại vô thường thì những khi yếu lòng ta vẫn muốn ngả đầu vào lòng mẹ như thuở ấu thời… mà khóc.
Mẹ bạn tôi (anh là một người lính xe tăng) vừa qua đời! Hôm đưa mẹ về Cõi, không ai bảo ai chúng tôi đều tề tựu đông đủ như ngày nào đóng quân tại nhà mẹ. Trong cuộc chống Mỹ, mẹ đã cho bốn người con nhập ngũ trong các quân binh chủng anh hùng. Thế nhưng, ít ai biết được một điều bí mật: Mẹ còn có một người con lớn, theo chồng cũ di cư vào Nam, là lính thuỷ quân Lục chiến của quân đội Việt Nam Cộng hoà (VNCH). Sau ngày 30/4/1975 tôi qua thăm mẹ, thấy mẹ đối xử với anh không khác các con khác… Lại hình như có phần thương hơn. Sau này anh qua Mỹ, làm biên tập một tờ báo và viết sách. Cuốn tiểu thuyết hồi ký “Tháng 3 gãy súng” chính là của anh. Tôi đọc, thấy những đoạn tả đơn vị anh đóng quân trong làng, gần giống bọn tôi. Tôi vẫn muốn một ngày nào đó, anh về thăm quê hương, bọn tôi sẽ mời anh ra Hồ Tây uống bia đàm đạo về văn nghệ… và cả những ngày quân hai bên chạm súng ở Quảng Trị…

Trận "Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu" 40 năm nhìn lại

27/04/2022 lúc 09:13






T





hời gian cứ trôi qua, những gì thuộc về quá khứ có thể bị mờ dần hoặc lãng quên theo năm tháng. Nhưng với truyền thống của dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội đặc công, bộ đội chủ lực (Sư 320) với những người đã trải qua những mùa chiến dịch, những trận đánh ác liệt trên chiến trường Bắc Quảng Trị, Gio – Cam – Hà, đặc biệt là Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu mà đối thủ là Hải quân Mỹ, cơ giới Mỹ, pháo hạm Mỹ, không quân Mỹ mạnh nhất chủ chủ nghĩa đế quốc thì tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 và trận Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu là ký ức lịch sử địa phương không thể nào quên được.
Những sự kiện xung quanh trận Bạch Đằng Giang diễn ra cách đây tròn 40 năm:
Tháng 6/ 1996, Bộ Chính Trị quết định mở Mặt trận Đường 9 – Bắc Quảng Trị, gọi tắt là mặt trện B5, bao gồm một vùng từ vĩ tuyến 17 đến sông Thạch Hãn, giếu Giang, từ Cửa Việt – Đông Hà đến Khe Sanh – Hương Hóa. Mục đích là thu hút, giam chân, phân tán lực lượng Mỹ ngụy, tiêu diệt địch tạo điều kiện cho các chiến trường khác mà trược tiếp là đồng bằng Trị Thiên hoạt động, làm cho địch bị động lại càng bị động hơn, ngăn chặn âm mưu của chúng mở rộng chiến tranh trên bộ ra miền Bắc, đặc biệt là quân khu 4...

Gọi thầm hai tiếng "ba ơi"

27/04/2022 lúc 09:13






T





ôi sinh ra ở Vĩnh Linh, mảnh đất trước kia trong thời kỳ chống Mỹ đã từng chứng kiến cuộc đối đầu lịch sử khốc liệt nhất của một đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền.
Cũng như bao đứa trẻ khác, mới bảy tuổi đầu, tôi đành phải xa gia đình ra miền Bắc sơ tán, để cha mẹ yên lòng cùng bà con lằng xóm bám trụ kiên cường quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong những năm xa quê. Mặc dù đã được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ hết sức quan tâm lo cho từng miếng cơm, manh áo, sách vở học hành và được sự yêu thương của đồng bào miền Bắc. Nhưng nỗi nhớ quê hương, gia đình, người thân vẫn luôn gặm nhấm trong tâm hồn non trẻ của tuổi thơ tôi. Thế rồi, chẳng hiểu từ đâu cái câu ca truyền miệng “Chanh chua thì khế cũng chua/ Sang năm bảy mốt thì đua nhau về” đã ám ảnh tôi và bạn bè cùng trang lứa để từ đó chúng tôi dại dột rủ nhau trốn về thăm quê trong cái thời kỳ ác liệt nhất của cuộc chiến. Hành trang mang theo chúng tôi không ngoài chiếc ba lô màu xanh công nhân, lèo tèo mấy bộ quần áo học sinh, không một đồng xu dính túi. Ba đứa trẻ: tôi mười một tuổi, Hoà và cái Xiêm mười hai tuổi đã dám trốn thầy cô, trốn gia đình nuôi dưỡng đi bộ vượt hàng mấy trăm km từ Ninh Bình về Vĩnh Linh thăm quê...

« 4243444546 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground